Một vài suy nghĩ về

TƯƠNG LAI GIÁO DỤC VIỆT NAM

 

                                                                                                                                              Nguyễn Đức Tuyên

 

 

                                                               

The ills of education are the ills of society and cannot be cured until society itself is healed.

Những căn bệnh của giáo dục là những căn bệnh của xă hội và không thể chữa trị được cho tới khi chính xă hội được chữa lành.

Vô Danh

  

Ở quốc gia nào cũng vậy, một trong những ưu tư của nhà cầm quyền và mọi tầng lớp xă hội là vấn đề giáo dục v́ giáo dục đóng vai tṛ quan trọng bậc nhất trong xă hội đương thời và nhất là trong tương lai của dân tộc. Một quốc gia có một nền giáo dục lạc hậu th́ dân trí sẽ thấp kém, kéo theo sự sa đọa của xă hội và sự chậm tiến về phương diện kinh tế. Một quốc gia có một nền giáo dục tân tiến sẽ nâng cao dân trí và nâng quốc gia lên hàng tân tiến và phát triển, nhờ đó dân giầu nước mạnh.

Cải tổ giáo dục là ưu tư hàng đầu của một quốc gia. Cải tổ nhằm sửa chữa những sai lầm trong giáo dục; cải tổ c̣n nhằm thâu nhận những kiến thức mới mà sự tiến bộ của xă hội ngày nay, từ lănh vực tư duy đến lănh vực khoa học kỹ thuật, dường như đang đi hia vạn dặm hàng ngày, hàng tháng và hàng năm.

Muốn cải tổ giáo dục, phải xét lại toàn bộ của nền giáo dục, t́m ra nguyên nhân và dám quyết tâm sửa chữa. Nhiều khi việc cải tổ phải khởi sự từ những bước căn bản. Đàng khác trong thế giới tin học và sự giao thông tiện lợi ngày nay, việc nghiên cứu, t́m hiểu, so sánh nền giáo dục quốc tế giúp cho những nhà giáo dục, nếu bỏ công sưu tầm, cũng dễ thâu thập được nhiều dữ kiện hữu ích.

Có rất nhiều phương cách tiếp cận để tŕnh bầy về tương lai giáo dục Việt Nam. Người ta có thể khảo sát và nhận định về nền giáo dục hiện tại, nghiên cứu một số nền giáo dục Đông Tây, phân tích và so sánh, làm bối cảnh để phác họa ra một nền giáo dục khả thi trong tương lai. Khi đề cập đến nền giáo dục tương lai, theo lư thuyết, trước hết người ta phải tŕnh bầy quan niệm về triết lư giáo dục làm chỉ tiêu hướng dẫn cho một nền giáo dục. Bước kế tiếp có lẽ là bàn đến tổ chức giáo dục, chương tŕnh giáo dục, sách giáo khoa, tổ chức thi cử, vấn đề nhân sự và việc giảng dậy v.v… Đây phải là một công tŕnh tập thể và cần tới một thời gian khả thi; một cá nhân thường không làm được, một phần v́ kiến thức chỉ có giới hạn, phần khác là không ai có đủ khả năng trên nhiều lănh vực chuyên môn và đa dạng trong giáo dục thông suốt từ Tiểu học, Trung học, Đại học tới chuyên nghiệp.

Với kiến thức hạn hẹp, chúng tôi chỉ dám có đôi điều liên quan tới tương lai giáo dục Việt Nam qua mấy điểm sau : đường hướng giáo dục, giáo dục giá trị đạo đức, một vài điểm liên quan tới tổ chức giáo dục, chương tŕnh, vấn đề nhân sự và việc giảng dậy.

 

I.    Đường Hướng Giáo Dục

 

Quốc gia nào cũng có một đường hướng giáo dục, có nơi được viết ra thành văn bản, được mệnh danh là triết lư giáo dục. Cũng có những quốc gia, như Hoa Kỳ chẳng hạn, đường hướng giáo dục chỉ đơn giản thể hiện qua các trường sư phạm, chương tŕnh giảng dậy và sách giáo khoa. Đối với Việt Nam, thiết nghĩ nên có một đường hướng giáo dục rơ ràng để hướng dẫn giáo chức, học sinh, sinh viên và cả phụ huynh để hiểu rơ những vấn đề căn bản trong việc đào tạo con người mới, gần hơn là đào tạo công dân mới, để kiến tạo một xă hội tiến bộ và một nền kinh tế phát triển. Sở dĩ vấn đề giáo dục Việt Nam cần tới một đường hướng căn bản v́ ba lư do : trước hết, Việt Nam đă trải qua một trận chiến kéo dài 30 năm mà ở đó ḷng người ly tán, hai ba thế hệ phải sống trong một xă hội bất thường, thứ hai là sự phân chia 2 miền Nam Bắc với 2 ư thức hệ, cho dù đă trải qua 30 sau chiến tranh cho tới ngày đổi mới giáo dục thực sự chưa biết xẩy ra lúc nào, thứ ba là t́nh trạng giáo dục Việt Nam có rất nhiều bất cập so với thế giới.

Trong khi suy nhĩ về đường hướng giáo dục, chúng tôi mạo muội đề nghị 5 chủ điểm : Dân tộc, Nhân bản, Khai phóng, Đại chúng, và Đa văn hóa.

1.      Dân tộc : Đường hướng giáo dục Việt Nam trước hết phải lấy dân tộc làm tiêu chuẩn. Trải qua cuộc hành tŕnh trên bốn ngàn năm, dân tộc ta đă cùng chung sống trên một bờ cơi và cùng chia sẻ một  bề dầy lịch sử với phong tục, tập quán, triết thuyết, truyền thuyết, văn hóa và ngôn ngữ tạo thành tinh hoa truyền thống và sắc thái riêng biệt. Dân tộc Việt đă có “một đời sống nội tâm phong phú, một bản chất giầu t́nh cảm, một đầu óc tổng hợp và dung nạp, một ḷng yêu nước mănh liệt phối hợp với t́nh gia đ́nh mặn nồng”[1] Cùng với các sắc dân chung giải giang sơn trong ư niệm “con rồng cháu tiên”, lấy sự thái ḥa làm lẽ sống. Giáo dục dựa trên ư niệm dân tộc giúp cho con em biết ơn tiền nhân đă dầy công dựng nước, biết trân quư và bảo vệ tổ quốc, biết ǵn giữ bản sắc dân tộc và biết dùm bọc lẫn nhau.

2.      Nhân bản : Giáo dục nhân bản là một nền gíao dục lấy con người làm gốc với tất cả phẩm gía của Con Người. Nhân bản là một danh từ mang nhiều ư nghĩa tùy theo trường phái triết học, nhằm thẩm định con người, nhờ kinh nghiệm và tri thức về con người như là chủ thể; có khi lưu tâm đến đời sống con người và t́m phương cách giải thoát con người do chính con người gây ra; có khi nhấn mạnh đến nhu cầu và lợi ích của đời sống con người qua nhân tính, nhân sinh, nhân vị, nhân văn và nhân đạo. Nhân bản được nói tới ở đây không mang ư nghĩa triết học, kể cả các trường phái triết học nhân bản; chỉ đơn thuần nhằm đề cao giá trị con người – nhân linh ư vạn vật - trong sự tự do, b́nh đẳng, công bằng, trong sự liên hệ giữa con người với nhau, cùng với chiều kích tâm linh vũ trụ. Chính v́ con người thường bị tước đoạt hầu hết nhân phẩm, nhân cách, bị tước quyền làm người và chỉ được coi như phương tiện sản xuất cho nên giáo dục nhân bản nhằm giúp học sinh, sinh viên ư thức về ḿnh và về Con Người với sự cao trọng trân quư.

3.   Khai phóng : Giáo dục Việt Nam phải mang tính khai phóng. Một đàng ta giữ ǵn bản sắc dân tộc, đàng khác ta biết mở rộng tầm nh́n để hiểu biết về thế giới bên ngoài. Stiến bộ về khoa học thuần túy, nhận thức mới về khoa học nhân văn, nhất là sự bùng nổ của tin học ṭan cầu đă đóng góp phần quan trọng trong biến chuyển giáo dục. Thông tin ṭan cầu, giúp con người hiểu biết nhiều lănh vực mà trước đây chỉ có một số nhỏ có cơ hội học hỏi và ngày nay nhờ ṭan cầu hóa mà dân trí cao hơn và xă hội cũng phát triển mau lẹ hơn. Ṭan cầu hóa giúp con người có nhăn quan mới, tư tưởng mới về mọi lănh vực khoa học, xă hội, kể cả ư niệm tự do dân chủ. Mặt khác, ṭan cầu hóa cũng đem lại sự đồng dạng văn hóa : đó là văn hóa tiêu thụ, văn hóa vật chất, và văn hóa cá nhân. Từ đó bản sắc dân tộc bị xói ṃn và đe dọa, kể cả ngôn ngữ khi mà Anh văn ngày càng phổ biến. Sau hết, trên con đường khai phóng, có một yếu tố rất quan trọng là sự đón nhận sự đóng góp của những tinh hoa của người Việt đang sinh sống ở hải ngoại.

4.    Đại chúng :  Tính cách đặc thù của nền giáo dục mang tính đại chúng không ǵ khác hơn là cung cấp cơ hội giáo dục đồng đều cho mọi tầng lớp xă hội, đặc biệt là những người kém may mắn. Nền giáo dục phục vụ ưu tiên cho một tầng lớp xă hội nào đó hiển nhiên là thiếu tính chất đại chúng. Giáo dục đại chúng hướng vào thành phần căn bản và lớn lao nhất của xă hội là lớp người b́nh dân, họ thường là những người không có tiếng nói, bị áp bức ở mọi thời đại và trong mọi chế độ. H́nh như một nhà Marxit Việt Nam có nói, đại chúng hóa chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa ĺa đông đảo quần chúng. Ngày nay, trong thực tế, nền giáo dục Việt Nam ở nông thôn thuộc vùng sâu và vùng xa, đang là đông đảo quần chúng chịu thiệt tḥi và bất công nhất, mất hẳn tính cách Đại chúng. Hơn nữa, trong khi đề cập tới giáo dục đại chúng, người ta không thể không lưu tâm đến ư niệm dân chủ, tự do, công bằng và nhân ái trong giáo dục.

5.     Đa văn hóa : Việt Nam là một quốc gia có tới 52 sắc tộc mà sắc tộc nào cũng có những nét đặc thù của văn hóa, dầu rằng đa số là sắc dân Việt. Trái với chủ trương đồng hóa, giáo dục đa văn hóa tôn trọng sự khác biệt đồng thời duy tŕ ngôn ngữ, giá trị, thái độ, niềm tin, văn hóa của những nhóm sắc tộc như những động lực tích cực trong xă hội Việt Nam. Giáo dục đa văn hóa chấp nhận phương cách mà con người truyền đạt và quan hệ với những người khác, nh́n nhận sự khác biệt của học sinh và phát triển khả năng, giá trị và thái độ của mỗi em tuỳ theo nếp sống văn hóa riêng biệt và suy nghĩ riêng của mỗi em. Trong giáo dục đa văn hóa người ta không đánh giá cao thấp của một nền văn hóa mà là nh́n nhận sự khác biệt. Cái nh́n về đa văn hóa không phải chỉ áp dụng cho những nhóm sắc tộc trong nước mà rộng hơn, đó c̣n là cái nh́n về các nền văn hóa khác, nó giúp ta biết tự trọng mà không mặc cảm.

 

II. Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức

 

Một vấn đề đặt ra là có nên giáo dục đạo đức trong học đường hay không, nếu không có lẽ là v́ người ta nhân danh sự tự do tư tưởng mà nếu có th́ v́ sao và đâu là những chuẩn mực đạo đức.

Chúng tôi thiển nghĩ rằng xă hội nào cũng cần đề cao giá trị đạo đức v́ nó là cốt lơi, là căn bản của xă hội; nó duy tŕ cho cuộc sống cộng đồng được hài ḥa, thăng tiến và hướng thượng. Chuẩn mực của đạo đức không thể đóng khung trong một số ư thức hệ mà là những điểm phổ quát, được nhiều thành viên trong cộng đồng chấp nhận. Trái với pháp luật có tính cách cưỡng chế, giá trị đạo đức là những tấm gương, những gợi ư giúp con người thăng tiến mà cũng là phương cách giúp cho xă hội bảo tồn và phát huy văn minh tiến bộ đích thực. Trong mấy chục năm qua các trường học tại Việt Nam người ta dạy, hay nhắc tới, một thứ đạo đức gọi là “Đạo đức Cách Mạng”, một thứ đạo đức sặc mùi đấu tranh và đóng khung trong ư thức hệ Cộng Sản chủ nghĩa.

Đối với xă hội Việt Nam, cuộc sống đạo đức được coi như đang xuống giốc : tham nhũng, lường gạt, măi dâm, ma tuư, vô luân, sa đọa, học giả bằng thật v.v. Tại học đường, học sinh, sinh viên thiếu hẳn những đức tính căn bản để trở nên người công dân tốt. Ngay trong phạm vi học tập, tính tự trọng, tự lập, kỹ năng giải quyết vấn đề, óc tự lập, sáng tạo v.v.. đều thiếu vắng. Nguyên nhân chính là căn bệnh xă hội chồng chất từ thời Pháp thuộc được “tài bồi” gấp bội từ 1945 đến nay. Kiến nghị của Nhóm Nghiên cứu Cải cách Giáo dục, Hà Nội, Việt Nam ghi :”Dân trí thấp, biểu hịên trên lối sống và suy nghĩ, tập quán, tác phong, tư tưởng, ư thức... Đạo đức bị xói ṃn, thói gian dối, thiếu trung thực đang tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống xă hội.” [2]

Thiết nghĩ, xă hội nói chung và học đường nói riêng cần học hỏi và thực hành một số giá trị đạo đức tiêu biểu. Ta hăy thử coi xem các xă hội khác giải quyết vấn đề đạo đức tại học đường như thế nào và đâu là những điểm then chốt.

Chúng tôi xin thu thập một vài kinh nghiệm sau đây để cùng suy tư về vấn đề giáo dục đạo đức. Chúng tôi cũng không dám khai triển từng tiêu đề mà chỉ ghi ra những danh mục như là một gợi ư, bởi v́ nếu khai triển cho có ngọn nguồn th́ cần tới cả cuốn sách.

Tại Âu Châu, Gaston Berger trong: Education dans un monde en accélération[3] đă đề cập tới 6 đức tính chủ yếu (vertus cardinals) mà nhà giáo dục cần huấn luyện cho con em, đó là : đức trầm tĩnh (le calme), óc tưởng tượng ( l’imagination), sự hăng say (l’enthousiasme), tinh thần tập thể (l’esprit d’équipe), ḷng dũng cảm (le courage) và ư thức về phẩm giá con người ( le sens de l’humain).

Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, Wayne Dosick[4] nêu ra  “10 giá trị đạo đức” mà học đường và phụ huynh cần dậy bảo con cái, đó là : sự kính trọng (respect), lương thiện (honesty), tính công bằng (fairness), trách nhiệm (responsibility), ḷng trắc ẩn (compassion), ḷng biết ơn (gratitude), t́nh thân hữu (friendship), ḥa b́nh (peace),  sự chgín chắn (maturity) và niềm tin (faith).

Trở về Đông phương và Việt Nam, ta cũng bắt gặp những giá trị đạo đức độc đáo như : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, hiếu, đễ, công b́nh, bác ái, từ bi, hỷ xả v.v…

Ngoài luật pháp xă hội và luật lệ học đường, gương sáng của người lớn và người thầy tạo cho con em thói quen đạo đức nhuần nhuyễn đến mức “tự động”, thấm sâu vào huyết quản, lúc đó học đường và xă hội mới được coi là tiến bộ.

Chỉ nh́n đại đa số người dân Hoa Kỳ tôn trọng luật lệ giao thông ra sao, giáo chức Hoa Kỳ đến trường, ra khỏi trường đúng giờ, không đem về nhà một cây viết ch́ và đại đa số học sinh, sinh viên có tinh thần tự giác, tự trọng, không gian lận, không đi trên cỏ, luôn luôn xếp hàng, tôn trọng ưu tiên, thứ tự, không chen lấn, không mánh mung, biết tôn trọng của công v.v…ta mới thấy thế nào là giá trị đạo đức như thấm vào huyết quản. Nói như vậy không có nghĩa là xă hội Hoa Kỳ không có những vấn đề tiêu cực, sa đoạ, lường gạt và bạo lực v.v… Đó là mặt trái của xă hội, ở đâu  cũng có. Vấn đề là cá biệt hay phổ quát.

 

III. Tổ Chức Giáo Dục

 

A. Giáo dục nước ngoài

Muốn đề ra đôi điều về tổ chức giáo dục Việt Nam trong tương lai, thiết tưởng nên nh́n vài đặc điểm giáo dục của vài quốc gia, từ đó ta rút ra được một bài học cụ thể. Tổ chức giáo dục trên thế giới rất đa dạng, muốn làm một cuộc nghiên cứu, cần tới thời gian, và thiết lập những biểu đồ so sánh v.v. Ở đây chúng tôi chỉ tóm lược một vài nét tượng trưng :

1. Giáo dục Thụy Sỹ : Giống như nước Mỹ, Thụy Sĩ trong cách tổ chức chính trị và hành chánh, là một Liên bang ( Confédération ), bao gồm nhiều Bang khác nhau, ngoài 2 lănh vực ngoại giao quốc tế và quốc pḥng, mỗi Bang đều độc lập. Riêng trong địa hạt giáo dục, mỗi Bang đều có những chương tŕnh và những cơ cấu tổ chức đặc thù, tùy vào điều kiện kinh tế của ḿnh.

Tiểu học từ 6 tuổi và Trung học từ lớp 6 đến 12 : Bắt buộc và hoàn toàn miễn phí cho mọi trẻ em và thanh thiếu niên. Riêng trẻ chậm phát triển, có lớp đặc biệt bắt buộc và miễn phí. Thêm vào đó, trẻ chậm phát triển, từ khi vào trường đă có thể hưởng một số tiền được gọi là an sinh xă hội để trang trải mọi chi phí di chuyển và trị liệu đặc biệt ngoài học đường.

Các Đại học quan trọng và danh tiếng hoàn vũ của Thụy sĩ là : Genève thuộc Bang Genève, Lausanne của Vaud, Fribourg, Bern,  và Zurich.

Bang Vaud có Lausanne là thủ phủ, có một Đại học quan trọng có đủ mọi phân khoa : Thần học, Văn chương, Khoa học kỹ thuật, Nghệ thuật, Sinh ngữ, Y khoa, và Thương măi. Để vào đại học, sinh viên phải đậu bằng tốt nghiệp bao gồm hai loại tú tài Bang và Liên bang. Với tú tài Liên bang, sinh viên có thể đến học trong một đại học của Bang khác. Thụy Sĩ sử dụng 4 ngôn ngữ chính thức : Pháp, Đức, Ư và Romanche ( giữa tiếng Ư và tiếng Latinh, có pha trộn một số từ Đức). Học sinh từ trung học đă học 2 sinh ngữ : một sinh ngữ đang được sử dụng trong Bang và một sinh ngữ khác trong 4 sinh ngữ của Thụy Sĩ. Tại đại học, sinh viên phải lưu loát 2 sinh ngữ. Hiện tại đang có dự án chọn tiếng Anh làm một sinh ngữ thứ ba. Nhưng quốc hội Liên bang chưa muốn đem vào nghị tŕnh.

2. Giáo dục Canada : Giáo dục Canada thuộc trách nhiệm của mỗi Tỉnh, do đó tổ chức giáo dục ở mỗi Tỉnh đều khác nhau. Giáo dục từ Mầm non (Nursery  School or Head Start), Tiểu học đến hết lớp 12 đều miễn phí và mọi con em đều bị cưỡng bách giáo dục đến 16 tuổi. Khoảng 1/10 người Canada không học hết bậc trung học; có khoảng 1/7 có bằng cấp đại học và đây là một tiến bộ v́ thị trường lao động đ̣i hỏi công nhân phải có bằng trung học hoặc đại học.

Canada chi khoảng 7% ngân sách dành cho giáo dục. Can thiệp của chính quyền Liên bang vào hệ thống giáo dục là vấn đề song ngữ Anh văn và Pháp văn, đặc biệt Tỉnh Quebec bắt buộc học sinh phải học Pháp văn. Canada có hệ thống giáo dục Đại học 3 năm lấy bằng Cử nhân (Bachelor’s degree) hoặc 4 năm lấy Honours Bachelor’s degree, tuy nhiên cũng có những ngoại lệ. Học phí Đại học cao hay thấp tùy theo tiền tài trợ của chính quyền địa phương.

Canada có cơ sở giáo dục tư thục bậc tiểu học và trung học, thường là những trường nổi tiếng. Cho đến nay chưa có trường Đại học tư thục, măi tới năm  2006 mới có Đại học Sea to Sky ở Tỉnh British Columbia.

3. Giáo dục Đức : Hệ thống giáo dục Đức được cải tổ toàn diện từ năm 1990, tuy nhiên giáo dục ở khu vực đông Đức c̣n nhiều dị biệt.

Giáo dục tiểu học, ngoài hệ thống công lập, có 5 hệ thống tư thục thuộc : Waldorfschule, Montessorischule, Freie Alternativschule, Lutheran và Công giáo. Giáo chức có cùng tŕnh độ, nhưng phụ huynh phải tr thêm phụ phí nếu muốn cho con học trường tư.

Sau bậc Tiểu học 4 năm, học sinh có thể chọn một trong 4 hệ thống Trung học : (1) học 9 năm Gymnastium theo chương tŕnh phổ thông; (2) học 2 năm hướng nghiệp rồi học 6 năm Realschule ngành kỹ thuật; (3) hoặc sau 2 năm hướng nghiệp học 5 năm Hauptschule ngành huấn nghệ. Cách khác là (4) học Gesamtschule tức là chương tŕnh phổ thong hỗn hợp từ lớp 5 theo hệ thống đông Đức cũ. Tuy vậy, những hệ thống ở bậc Trung học nói trên rất phức tạp, thay đổi theo từng Tiểu bang.

Đại học Đức khá độc đáo, có những lọai trường sinh viên chọn chương tŕnh học cho riêng ḿnh và giáo sư chọn môn giảng dậy cũng như nghiên cứu riêng, không giống như các nơi khác, có một chương tŕnh duy nhất mà sinh viên và giáo sư phải theo. V́ vậy không có các lớp nhất định để sinh viên cùng theo học và cùng tốt nghiệp. Sinh viên thường thay đổi trường Đai học tùy theo sở thích và uy tín của trường. Nhiều khi sinh viên theo học 2 hay 3  đại học khác nhau về một môn học. Sự di chuyển này khác hẳn với hầu hết các đại học trên thế giới. Cũng v́ vậy sinh viên thường ra trường trễ hơn so với hệ thống b́nh thường.

4. Giáo dục Nhật Bản :  Giáo dục được đánh giá cao tại Nhật Bản. Có 3 con đường để học sinh Nhật học tập : trường công lập, trường tư thục theo chương tŕnh của chính phủ và một loại tư thục không theo chương tŕnh b́nh thường. Nước Nhật chỉ cưỡng bách giáo dục đến hết bậc Trung học cấp 1 nhưng 90% học sinh theo học hết bậc Trung học và khoảng 2.5 triệu sinh viên theo học Đại học. Ở bậc trung học, cấp 1 từ lớp 7 đến lớp 9 và cấp 2 từ lớp 10 đến lớp 12.

Giáo dục Trung học ở Nhật có khuynh hướng chuẩn bị vào Đại học. Những học sinh không có ư định vào Đại học thường theo học chuyên ngành sau cấp 1 Trung học.

Nhật Bản có Luật cải tổ giáo dục vào năm 1998, tiếp theo là việc cải tổ chương tŕnh vào năm 2002. Nước Nhật rất nổi tiếng về giáo dục và văn hóa đại chúng nhờ cuộc cải cách kỹ nghệ. Có tới trên 80% nam giới và khoảng 70% nữ giới biết đọc biết viết và toán học nhờ 14,000 trường học B́nh dân tổ chức tự nguyện và miễn phí.

Trái với trường học tại Hoa Kỳ có nhiều môn học đặc biệt và một đội ngũ quản trị đông đảo, trường học Nhật Bản chỉ chú tâm vào những môn căn bản và việc quản trị trường chỉ có một hiệu trưởng và một giám học.

Học sinh tiểu học Nhật học môn khoa hoc xă hội và khoa học thiên nhiên chung với nhau. Bắt đầu từ lớp 3 đến hết Trung học, về ngành nhân văn, có những môn riêng về công dân, địa lư, lịch sử Nhật Bản và lịch sử thế giới, xă hội học và kinh tế chính trị. Nhiều người Nhật tin rằng trường học không những chỉ dậy những kỹ năng học vấn mà phải giảng dậy cả nhân cách nữa, giống như quan niệm xưa của Việt Nam là “tiên học lễ hậu học văn”. Tóm lại học sinh Nhật đuợc học nhiều về môn giáo dục luân lư, toán, khoa học, khoa học kỹ thuật, khoa học nhân văn, Nhật ngữ và văn chương, ngoại ngữ, âm nhạc, và thể dục.

V́ có đông đảo thí sinh nên Đại học Nhật Bản phải tổ chức kỳ thi nhập học. V́ các hăng xưởng có khuynh hướng tuyển chuyên viên theo danh tiếng của từng trường Trung và Đại học nên sự ganh đua của sinh viên khi chọn trường cũng trở nên gay go hơn. Sinh viên Nhật mỗi năm học 6 tuần nhiều hơn sinh viên Mỹ.

5. Giáo dục Hoa Kỳ : Giáo dục Hoa Kỳ áp dụng hệ thống tản quyền từ ngân sách đến chương tŕnh và v́ vậy việc hoạch định dành cho các Ủy Ban Giáo Dục địa phương. Tiêu chuẩn giáo dục được ấn định bởi mỗi Tiểu bang. Chính quyền Liên bang, qua Bộ Giáo dục, chỉ cung cấp ngân khoản và chỉ kiểm soát những chương tŕnh có liên quan tới việc cấp ngân khoản mà thôi. Việc chứng nhận uy tín của trường học được thực hiện bởi những Tổ chức tự nguyện từng miền thuộc những định chế giáo dục khác nhau.Tại Hoa Kỳ, việc cưỡng bách giáo dục đến lớp 12. Phụ huynh có thể gởi con em theo học trường công hay trường tư tùy ư. Chương tŕnh học không nhất thiết chặt chẽ và đồng nhất như nhiều quốc gia.

Ngoài các lớp Mầm non, có Mẫu giáo và bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 hay lớp 6. Trung học cấp 1 thường từ lớp 6 đến lớp 8, hay từ lớp 7 đến lớp 9 tuỳ theo Học khu. Trung học cấp 2 khởi sự từ lớp 9 hay 10 đến lớp 12.

Các môn học để tốt nghiệp Trung học gồm có : Khoa học (sinh vật học, hóa học và vật lư học), Toán học ( đại số học, h́nh học, lượng giác học và calculus), Anh văn, Khoa học xă hội ( lịch sử trong nước và thế giới, tổ chức chính quyền, kinh tế học, và Thể dục ( mỗi ngày một tiết). Có nhiều Tiểu bang thêm môn Hướng dẫn sức khỏe. Ở cấp Trung học, có nhiều môn nhiệm ư để học sinh tùy sở thích lựa chọn như : Nghệ thuật tạo h́nh (điêu khắc, hội họa, chụp ảnh), Nghệ thuật tŕnh diễn (kịch nghệ, ḥa nhạc, vũ, ca nhạc), Xưởng thợ ( mộc, hàn, sửa xe), Vi tính ( word processing, programming), Thể thao ( túc cầu, dă cầu, bơi lội, thể dục, thủy cầu, tract and field ). Tại Hoa Kỳ, giáo sư Trung học mỗi môn dạy ở nguyên trong lớp của ḿnh và học sinh phải di chuyển theo từng tiết, khác với Việt Nam, giáo sư di chuyển đến lớp cố định của học sinh.

Muốn vào Đại học phải trải qua kỳ thi SAT và ACT để căn cứ vào điểm thi trường sẽ chấp nhận hay không tùy theo trường và tùy theo ngành. Phần đông khi vào các Đại học phổ thông không phài qua kỳ thi nhập học. Đại học Hoa Kỳ có loại 2 năm, có loại 4 năm. Tốt nghiệp 2 năm có bằng AA hay AS, 4 năm có bằng BA hay BS. Hậu Đại học có bằng MA hay MS, sau đó là Ph.D. Muốn theo học Hậu Đại học phải qua kỳ thi GRE (tổng quát), LSAT (ngành luật), GMAT (ngành thương mại), và MCAT ( y khoa).

Hầu hết giáo chức Tiểu học và Trung học có bằng Cử nhân Anh văn hay Giáo dục. Song song với bằng cử nhân phải học thêm các môn sư phạm. Nếu muốn dậy Tiểu học, phải học các môn tổng quát (all subjects), nếu muốn dậy Trung học, phải học chuyên ngành (single subject). Ngoài các môn học bắt buộc, phải trải qua kỳ thi bằng hành nghề. Giáo chức ngành Đại học phải có MA, MS hay Ph.D.

Phương pháp giáo dục Hoa Kỳ thiên về tinh thần dân chủ, tự do, sáng tạo và thực dụng.

B. Vài đề nghị về tổ chức giáo dục Việt Nam

Mỗi quốc gia có một hoàn cảnh nhân văn và địa lư khác nhau, mặt khác c̣n tùy thuộc vào hiện trạng giáo dục, phương tiện và nhân lực, cho nên tổ chức giáo dục của một quốc gia này cho dù có nhiều ưu điểm cũng không nhất thiết áp dụng cho quốc gia khác mà vấn đề là sự lựa chọn.

1. Giáo dục chính quy : Về mặt tổ chức, v́ Việt Nam là một quốc gia tương đối nhỏ bé, lại trải qua một cuộc phân ly, quan điểm khác biệt trong một thời gian dài, thiết nghĩ tổ chức giáo dục cần tập trung và đồng nhất. Sự tản quyền nếu có sẽ ở giai đoạn sau này,  chừng 10, 15 năm.

Về cơ cấu, có lẽ cũng không ra ngoài thông lệ và phổ thông, tức là ngoài các lớp Mầm non, qua bậc Tiểu học 5 năm, Trung học cấp 1, bốn năm và Trung học cấp 2, ba năm. Tại bậc Đại học, nên có loại 2 năm, 4 năm sao cho phù hợp với nhu cầu của đất nước và hoàn cảnh của sinh viên, và những năm hậu Đại học tùy theo ngành.

Về giáo dục Đại học thiết nghĩ cần có những Đại học thực dụng và cần thiết cho nhu cầu phát triển xứ sở theo tầm nh́n và nhu cầu quốc gia hơn là đào tạo những người thiếu khả năng, sau khi tốt nghiệp không biết làm ǵ, không kiếm ra việc. Tới cuối năm 2004, Việt Nam có khoảng 70 trường Đại học đủ loại, chia ra 39 trường ở miền Bắc (35 công lập và 4 dân lập), 8 trường ở miền Trung (7 công lập và 1 dân lập), và 23 trường ở miền Nam ( 20 công lập và 3 dân lập). Nh́n chung số lượng th́ nhiều nhưng phẩm chất được coi là yếu kém. Muốn cải tổ giáo dục Đại học, thiết tưởng cần một tầm nh́n sâu rộng, rút kinh nghiệm của các nước tân tiến, nhất là các nước Á châu, nghiên cứu từng trường mới giải được bài toán đại học Việt Nam, mà nhiều nhà giáo dục ở trong nước gọi là Trung học cấp 4.

2. Giáo dục chuyên nghiệp : Một khía cạnh khá cấp thiết đối với hoàn cảnh Việt Nam là thiếu thợ chuyên môn và chuyên viên trung cấp. V́ vậy, việc giáo dục tráng niên và chuyên nghiệp phải được coi là quan trọng. Ngay từ Trung học cấp 2, ngoài một hệ phổ thông để chuẩn bị vào Đại học, nên có mấy ngành Trung học cấp 2 chuyên nghiệp để đào tạo chuyên viên sơ cấp cho thị trường nhân lực. Điều này phải phù hợp với kế hoạch kinh kế và nhân dụng toàn quốc.

Ở Việt Nam đang có một trào lưu trọng bằng cấp; người ta phải bon chen bằng đủ mọi mánh lới để đạt mảnh bằng. Khi lănh được mảnh bằng rồi, ngoài việc bon chen trở thành cán bộ nhà nước trong một bộ máy công quyền khổng lồ vô hiệu năng, người ta không biết làm sao kiếm ra việc để nuôi sống ḿnh và góp phần vào sự hưng thịnh quốc gia v́ “lỡ thầy lỡ thợ”. Ở đâu cũng vậy, thị trường công việc không có chỗ cho những người kém tay nghề và học vấn kém là hậu quả thất nghiệp.

 V́ vậy, giáo dục trung cấp và cao đẳng chuyên nghiệp 2 năm cần được lưu tâm và phải có một chương tŕnh học thực dụng, đáp ứng đúng nhu cầu thiết thực của các hăng xưởng, đặc biệt là ngành điện tử, cần tới những chuyên viên trung cấp. Theo kinh nghiệm của các nước tiền tiến như Nhật Bản và Hoa Kỳ, những chuyên viên trung cấp này, trong khi làm việc có thể tiến lên hàng kỹ sư qua kinh nghiệm không cần qua bằng cấp.

3. Giáo dục đại chúng : là giáo dục thành phần đông đảo nhất trong xă hội ở tuổi trưởng thành và đă đi làm : phụ nữ, thanh niên, cao niên, công nhân, nông dân, công tư chức v.v…mỗi giới có nhu cầu học vấn riêng biệt.

Trước hết, giáo dục đại chúng nhằm thanh toán nạn mù chữ, rồi đến việc nâng cao tŕnh độ học vấn về văn hóa tổng quát và kiến thức chuyên môn; mục tiêu khác là giúp những người học dở dang có cơ hội tiếp tục học thêm để thâu đạt những văn bằng cao hơn. Trong hoàn cảnh Việt Nam, giáo dục công dân trong việc giáo dục đại chúng cũng trở nên cần thiết v́ trong nhiều năm người dân chỉ biết đến “tuyên truyền”, “cuộc đời hai mặt” hơn là cách sống và hành xử của người công dân chân chính.

4. Giáo dục tư thục : Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, ngân sách quốc gia không được dồi dào, v́ vậy chính quyền cần tới sự tiếp tay của các tổ chức tôn giáo và tư nhân trong lănh vực giáo dục. Việc khuyến khích tư nhân chia sẻ gánh nặng giáo dục với chính quyền là điều cần thiết, đặc biệt là các lớp Mầm non và Đại học. Dù muốn hay không trong quá khứ tư thục đă đóng góp nhiều cho công cuộc giáo dục chung của xứ sở. Chính quyền cần có biện pháp nâng đỡ trường tư bằng cả tinh thần lẫn vật chất đồng thời chính quyền cũng cần kiểm soát tư thục để bảo vệ phẩm chất cho học sinh, sinh viên tránh khuynh hướng thương mại hóa giáo dục.

 

IV.  Chương Tŕnh Giáo Dục

 

Chương tŕnh giáo dục phải thể hiện đường hướng dân tộc, nhân bản, khai phóng, đại chúng và đa văn hóa và chính sách của quốc gia. Việc soạn thảo chương tŕnh giáo dục đ̣i hỏi thời gian và nỗ lực tập thể. Ở đây chúng tôi chỉ xin nêu ra môt số gợi ư như là những tiêu chuẩn của chương tŕnh:

A. Chương tŕnh:

Một cách tổng quát, giáo dục lấy con người làm cứu cánh, lấy đạo đức làm chỉ tiêu và việc giáo dục, nói theo John Dewey, nhằm vào ṭan diện đứa trẻ, nói cách khác là nền giáo dục chủ yếu nhắm vào đứa trẻ ( child-centered education) với một số chủ điểm[5] :

1.      Mọi con em đều được học hỏi đầy đủ và lưu tâm đặc biệt đến các thành phần yếu kém, khuyết tật.

2.      Các em xứng đáng được hưởng nền giáo dục đồng đều về chất lượng, không phải chỉ là số lượng.

3.      Chất lượng của nền giáo dục mà phụ huynh mong ước cho con em ḿnh là nền giáo dục tốt nhất.

4.      Nền giáo dục tốt nhất là sự chuẩn bị để giảng dậy trong môi trường sống và nhà trường được lượng giá về phẩm chất trong việc chuẩn bị và thực hành.

5.      Ba điều nền giáo dục cần chuẩn bị cho học sinh, sinh viên là : một kế sinh nhai xứng hợp, một công dân tốt, và  một đời sống tốt đẹp.

6.      Nguyên nhân chủ yếu của việc học tập đúng đắn là họat động của chính trí óc người học, đôi khi nhờ sự giúp đỡ của người thầy, hành xử như là nguyên nhân cộng tác và thứ yếu.

7.      Ba lọai giảng dậy cần có ở học đường là : giảng dậy giáo khoa về môn học, huấn luyện kỹ năng học hỏi, và dùng phương pháp vấn đáp trong cuộc tranh luận hội thảo.

8.      Kết qủa của ba lọai giảng dậy kể trên phải là : thu nhận kiến thức được hệ thống hóa, đào tạo thói quen của kỹ năng trong việc dùng ngôn ngữ và tóan học, và tăng trưởng hiểu biết về những ư tưởng và phát biểu của trí tuệ.

9.      Thâu đạt kết quả của mỗi học sinh, sinh viên phải được lượng giá về khả năng học hỏi của họ.

10.  Hiệu trưởng và giáo chức tự ḿnh phải tích cực cam kết liên tục học hỏi.

Bàn về môn học, có thể nêu ra một vài tiêu chí đặc biệt :

1.      Về khoa học nhân văn nói chung, tôn trọng kiến thức quốc tế và đề cao dân tộc tính.

2.      Về khoa học lịch sử, tôn trọng tính khách quan và vô tư, loại bỏ thứ lịch sử tuyên truyền và sử gia cung đ́nh.

3.      Về văn chương, đánh giá cao mọi khuynh hướng văn học nghệ thuật trên khắp nước. Nhà văn, nhà thơ cũng như tác phẩm phải thể hiện đích thực chân tài và giá trị nghệ thuật được đại chúng thẩm định.

4.      Đề cao toán học v́ tóan học là cửa ngơ bước vào khoa học và lư luận.

5.      Về khoa học thực nghiệp phải bắt kịp những tiến bộ của xă hội về mọi phương diện.

6.      Về kỹ thuật điện tử và tin học phải theo sát phát minh và tiến bộ “đi hia bẩy dặm”của thời đại.

7.      Về ngọai ngữ, phải chọn lựa những ngôn ngữ thông dụng và áp dụng phương pháp giảng dậy và học hỏi linh động, thực tiễn để sử dụng nhuần nhuyễn cả ba khía cạnh viết, nghe và nói.

8.      Cần đề cao giáo dục thể chất và giáo dục sức khỏe.

Sau đây là một số quan điểm liên quan tới bậc Đại học :

1.      Giáo dục về giá trị đạo đức, giáo dục con người và giáo dục công dân phải được đặt lên hàng đầu với những ư niệm căn bản như : dân tộc, nhân bản, khai phóng, khoa học, công bằng, nhân ái, dân chủ, tự do v.v..

2.      Nguyên tắc tự trị Đại học phải được tôn trọng gồm có : quản tri, bổ nhiệm nhân sự, tuyển sinh, cấp phát văn bằng.

3.      Giáo dục Đại học phải xây dựng lại từ gốc bằng chủ trương hiện đại hóa, phù hợp với văn hóa dân tộc và tiến bộ của thế giới, đồng thời giữ vai tṛ chủ đạo trong việc phát triển đất nước.

4.      Cần phải thay đổi tư duy giáo dục cách trung thực và sáng tạo; thay đổi nội dung chương tŕnh sao cho thực tiễn, nhẹ nhàng mà hữu hiệu, phương pháp sao cho linh động, tránh từ chương, phát triển cá tính và tinh thần tự học, thực học, chú tâm vào việc nghiên cứu và sáng chế, và tổ chức hợp lư, gọn gàng, dân chủ, đọan tuyệt với lề lối quan liêu đảng đ̣an.

5.      Nội dung các môn học và chương tŕnh chuyên ngành, các trường Đại học nên chú tâm vào xu thế ṭan cầu và thực trạng đất nước. Ng̣ai các môn nhân văn, tóan học, khoa học, ngọai ngữ,  đặc biệt chú tâm đến các môn  kinh tế, thương mại, internet, công nghệ thông tin, điện tử, nghiên cứu khoa học và giáo dục thể chất.

6.      Phải cải tổ ṭan diện việc thi cử sao cho hữu hiệu trong đó có việc áp dụng hệ thống tín chỉ, kiểm tra theo từng cá nguyệt hay học kỳ, thay v́ chỉ có kỳ thi tốt nghiệp.

7.      Phải có chương tŕnh đào tạo hậu đại học theo tiêu chuẩn quốc tế, với tinh thần tự trọng, đề cao phẩm chất, và chống gian dối.

8.      Đại học sư phạm giữ vai tṛ chủ yếu trong giáo dục v́ là nơi đạo tạo những nhà giáo dục trên ba phương diện : giáo dục đạo đức nghề nghiệp, giáo dục chuyên ngành và kỹ năng sư phạm. Trường Sư phạm phải là một trung tâm nghiên cứu giáo dục.

9.      Vấn đề nhân sự trong giáo dục là điểm then chốt : làm sao có một đội ngũ có khả năng và nhiệt tâm, làm sao mời gọi được sự cộng tác của các nhà giáo dục ở trong nước và ng̣ai nước kể cả người ngọai quốc, làm sao có một chính sách đăi ngộ giáo chức để họ yên tâm chăm lo cho giáo dục.

B. Sách giáo khoa :

Sách giáo khoa phải được sọan thảo theo sát chương tŕnh do những nhóm tư nhân đảm trách; tư nhân được sọan thảo tự do. Cùng một cấp lớp và cùng một môn học có thể có nhiều nhóm sọan thảo khác nhau. Sách sử dụng được tuyển lựa bởi một cơ quan  trung ương hoặc các cơ quan địa phương. Sách giáo khoa Đại học do Đại học quyết định.

C. Học cụ :

Trường học phải được cung cấp học cụ, đặc biệt là máy computer  để cho bài học được thực tiễn và linh động.

D. Một trường hợp điển h́nh:

Để có một thí dụ cụ thể, xin nêu ra vài điểm liên quan đến Luật giáo dục năm 1994 của Hoa Kỳ với những mục tiêu cụ thể cho năm 2000:

1.      Mọi con em sẵn sàng học tập khi tới trường  (Ready to Learn)

2.      Tỷ lệ tốt nghiệp trung học sẽ tăng lên ít nhất 90% (High School Completion)

3.      Mọi học sinh học hết lớp 4, 8, và 12 phải chứng tỏ khả năng về những môn học bao gồm Anh văn, toán, khoa học, ngoại ngữ, công dân giáo dục và chính quyền, kinh tế, nghệ thuật, sử kư và địa lư, và mỗi trường tại Hoa Kỳ phải bảo đảm rằng mọi học sinh học hỏi biết dùng trí óc tốt, để các em chuẩn bị thành những công dân có trách nhiệm, học hỏi cao hơn, và nghề nghiệp có năng xuất trong nền kinh tế hiện đại của quốc gia. (Student Achievement and Citizenship)

4.      Học sinh sẽ dẫn đầu thế giới về sự thành đạt môn toán và khoa học. (Mathematics and Science)

5.      Mọi tráng niên đều biết đọc biết viết, có sự hiểu biết và khả năng cần thiết để tranh đua trong nền kinh tế toàn cầu và hành xử quyền và bổn phận công dân. (Adult Literacy and Lifelong Learning)

6.      Mỗi trường học sẽ tránh khỏi nạn nghiện hút, bạo lực, súng đạn và rượu chè, đồng thời được cung ứng một môi trường kỷ luật dẫn tới việc học hành tốt. (Safe, Disciplined, and Alcohol, and Drug-Free Schools)

7.      Cơ cấu giảng dậy của quốc gia tiếp cận với những chương tŕnh để tăng tiến liên tục những kỹ năng chuyên nghiệp và tạo  cơ hội để thủ đắc sự hiểu biết và kỹ năng cần thiết hầu giảng dậy và chuẩn bị cho mọi học sinh hướng về thế kỷ tới. (Teacher Education and Professional Development)

8.      Mọi trường học sẽ cổ vơ sự phối hợp để tăng gia sự dấn thân và tham dự của phụ huynh trong việc khích lệ sự thăng tiến xă hội, suy tư và học hành của con em. (Parental Participation).

 

V.  Vấn Đề Nhân Sự và Việc Giảng Dậy

 

1.      Giáo chức.

Trong việc giáo dục, vấn đề nhân sự là yếu tố quyết định sự hữu hiệu và thành đạt của con em. Vấn đề nhân sự hiện nay là một vấn để phức tạp, trước hết là v́ giáo chức không đuợc huấn luyện đồng đều theo một tiêu chuẩn nhất định. Nếu có nhiều giáo chức có khả năng nhờ học hỏi đến nơi đến chốn ở trong nước hay ng̣ai nước và có công trau dồi nghề nghiệp và nghiên cứu th́ cũng có giáo chức chưa có đầy đủ kiến thức theo tiêu chuẩn tối thiếu nhưng đă được giảng dậy và điều hành giáo dục các cấp, nhờ “mánh mung”, học giả bằng thật, nhờ thành tích “cách mạng” thành tích “đ̣an, đảng”, nhờ “học tại chức”, nhờ có bằng “hữu nghị” v.v..

Trên đây chỉ mới đề cập tới vấn đề học vấn. Trong ngành giáo dục c̣n một vấn đề nữa là đạo đức chức nghiệp. Người thầy cho dù có tài mà thiếu lương tâm chức nghiệp, thiếu đạo đức người thầy, không thể làm giáo dục được. Ở Việt Nam từ thời xa xưa, mọi ngành nghề khác đều được gọi là nghề, chỉ có ngành giáo dục được coi là sứ mệnh, “sứ mệnh giáo dục”, sứ mệnh dẫn dắt con em, nó là một thiên chức thiêng liêng, đáng quư trọng. Môt người thầy, tự thâm tâm, gian dối với chính ḿnh, dậy một đàng, làm một nẻo, không tin chính những điều ḿnh truyền đạt cho con em, làm sao có thể xứng đáng đứng trên bục giảng dậy. Đó là chưa kể tới người thầy dậy học sinh, sinh viên ḍ xét, tố khổ cha mẹ, canh chừng những người thầy khác.

Người thầy c̣n là tấm gương cho học sinh, sinh viên noi theo. Một người thầy lợi dụng học sinh bằng mánh lới dậy thêm, quà cắp mới cho điểm tốt, thậm chí nghiện hút, bê tha v.v. làm sao có thể đào tạo được lớp công dân tốt cho mai hậu.

Trong công tác cải cách giáo dục, vấn đề “gạn đục, khơi trong” phải dược đặt lên hàng ưu tiên. Nếu không có cách ǵ để tái kiểm nhận văn bằng th́ một số giải pháp phải được đặt ra : Trước hết là thiết lập chứng chỉ hành nghề. Giáo chức mọi cấp phải thi bằng hành nghề theo một văn kiện lập quy chi tiết. Sau khi có chứng chỉ hành nghề mới được tái bổ dụng. Để khuyến khích việc học hỏi liên tục, mỗi 5 năm chẳng hạn phải thi lại bằng hành nghề. Tới một thời gian nào đó, chẳng hạn sau 10 năm mới được cấp bằng hành nghề vĩnh viễn.

Việc kiểm sóat giảng dậy phải thực hiện hàng năm. Người thầy được tự do thiết lập giáo án, không bị bó buộc cứng nhắc và vô hồn như hiện nay.

2.      Học sinh sinh viên :

Chúng tôi xin miễn bàn về nhân sự trong việc quản trị và học tập; chỉ xin nêu ra một điểm là nên có tổ chức Hiệu đ̣an trong ư hướng đ̣an ngũ hóa học sinh trong mục đích huấn luyện thanh thiếu niên thành những công dân tốt, chỉ với mục tiêu giáo dục. Tại đại học, nếu có việc đ̣an ngũ th́ vấn đề tự trị của sinh viên cần phải đặt ra v́ sinh viên đă trưởng thành. Trong trường học, không thể có một đảng phải nào được phép đ̣an ngũ hóa học sinh, sinh viên nhất là tổ chức đó lại có mục đích chỉ huy và khống chế giáo dục từ tư tưởng đến lănh đạo, c̣n tạo nên một giai cấp bất b́nh đẳng trong học đường.

Một khi giải tán cơ chế đẳng, đ̣an trong học đường người ta hy vọng cắt bỏ một cơ chế rườm rà vô ích, giảm thiếu ít nhất từ 7% đến 10% ngân sách giáo dục để dùng vào những việc cần yếu hơn trong giáo dục.

 

VI.  Thay Lời Kết Luận.

 

Trong khi kết thúc bài này, chúng tôi không thể không nghĩ tới bể học mênh mông và tương lai đất nước v́ chính sách giáo dục ngày hôm nay có ảnh hưởng tới ít nhất hai thế hệ kế tiếp. Chúng tôi nghĩ tới một xă hội đang đổi thay nhanh chóng làm cho con người phải ứng phó với những đổi thay đó, kể cả những nghề nghiệp sẽ biến mất đi và những nghề nghiệp mới gia nhập thị trường. Xă hội càng tiến nhanh, giáo dục dậm chân tại chỗ th́ khỏang cách tụt hậu ngày càng rộng lớn. Sau hết cải cách giáo dục gợi lại vài suy tư về hạnh phúc của con người và thân phận làm người.

1. Cải cách giáo dục là một nhu cầu thiết yếu của quốc gia.

Theo ư kiến của nhiều tầng lớp và khuynh hướng xă hội khác nhau, cải đổi, ngay cả cách mạng giáo dục là giải pháp cấp bách cho con bệnh trầm kha của xă hội Việt Nam. Nguyên cớ chính là một quan niệm lỗi thời về giáo dục, dựa vào một chủ thuyết ngọai lai, phủ nhận dân tộc tính và một bộ máy đảng trong cơ cấu giáo dục. Khi đề ra một vài gợi ư về tương lai giáo dục, chúng tôi chưa biết việc cải cách sẽ sẩy ra ở thời điểm nào và bằng cách nào. Nếu việc cải cách sẩy ra sớm được ngày nào th́ vạn phúc cho dân tộc ngày đó. Hơn nữa cuộc cải tổ sẽ sẩy ra cách nào, do chính nhà cầm quyền đương thời nhận chân được tầm quan trọng và giá trị của việc đổi mới “cởi trói” cho giáo dục, trả giáo dục về cho giáo dục thuần túy. Có thể sự đổi thay giáo dục sẩy ra trong một cuộc đổi thay chính trị từ từ hay đột biến. Tất cả c̣n là những ẩn số.

Riêng trong hoàn cảnh Việt Nam, do một biến cố sẩy ra từ năm 1975, nay đă có hàng ngàn vạn chuyên viên đủ mọi ngành ở khắp năm châu bốn bể, trực tiếp tham dự vào mọi lănh vực xă hội, đă chứng nghiệm về sự tiến bộ của xă hội họ đang sinh sống, hẳn sẽ giúp vào sự tiến bộ của Việt Nam khi hoàn cảnh cho phép. Trong lănh vực giáo dục ở các quốc gia tân tiến, những người Việt tham gia vào ngành giáo dục từ tiểu học, trung học đến đại học là một con số rất đáng nể trọng. Ở bậc đại học chẳng hạn, người ta thấy có nhiều giáo sự Việt nổi tiếng, nhiều khoa trưởng, viện trưởng sánh vai với người địa phương. Tại Trung Tâm NASA chẳng hạn, ngay từ thập niên 60 và nhất là hiện nay, ta đă thấy có sự hiện diện của những nhà khoa học và những chuyên viên Việt Nam lỗi lạc. Làm sao tạo cơ hội cho những chuyên viện Việt ở khắp nơi góp phần vào tương lai giáo dục Việt Nam.

2. Tương lai xă hội ḷai người là khả năng tư duy.

Bước vào thế kỷ 21, thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt. Cuộc sống, xă hội và nền kinh tế đă trở nên đa dạng và phức tạp hơn.

Kiến thức khoa học và kỹ thuật thay đổi không phải hàng năm mà là hàng ngày. Năm năm trước, một con “chip” điện tử đă có thể vận hành 4 tỷ lần trong một giây (4 billionths of the second), ngày nay nó có thể vận hành tới 200 tỷ tỷ lần (200 trillionths). Bấm một nút máy điện tóan, trong một vài giây, E-Mail đă chuyển dữ kiện, có khi là cả cuốn sách ngàn trang, từ nơi này sang nơi khác, cách xa ngàn dặm. Cả một bộ Bách khoa tự điển 30 cuốn đuợc lưu trữ trong một “fiber” bằng sợi tóc. Kỹ thuật vệ tinh đă giúp cho hàng tỷ người trên khắp hành tinh có thể biết được những biến cố trên ḥan cầu vừa sẩy ra trong ít phút; người ta dù ở cách xa ngàn dặm, có thể theo dơi một trận thể thao quốc tế hay cuộc bầu cử Giáo Ḥang Công giáo. Máy truyền h́nh của một gia đ́nh có thể coi tới 100 tầng số, mai này có thể lên tới 500 tầng số. Qua mạng lưới điện tóan người ta chỉ cần ngồi ở nhà tham khảo mọi lọai tài liệu lưu trữ ở những thư viện lớn, những đại học, những cơ sở truyền thông, và nhiều nguồn tài liệu khác tỷ dụ như Google. Điện thọai cầm tay, máy “fax”, “voice mail”, là những nhu cầu chóng mặt trong lănh vực truyền thông. Nên nhớ rằng, tất cả những ǵ sẩy ra trong cuộc cách mạng điện tử chỉ mới được coi là bắt đầu.

Tất cả những điều đó có ư nghĩa ǵ cho chúng ta và con cháu chúng ta? Đâu là tương lai giáo dục phù hợp với một xă hội đổi thay với một tốc độ chóng mặt ? Trong một thế giới đổi thay như vậy, liệu những tuyên truyền, khẩu hiệu, áp chế sẽ giúp ǵ vào sự thăng tiến con người trong thế kỷ 21 ? Giải pháp phải chăng là một phương pháp giảng dậy và học hỏi tuyệt hảo, một sự suy nghĩ phân tích, suy nghĩ sáng tạo, sự tự tin và khôn ngoan trong giáo dục. Một tấm gương suy tư và sáng tạo đă đem đến kết quả cho cá nhân và thay đổi bộ mặt thế giới là Bill Gates về Microsoft rất đáng cho mọi người quan tâm.

3. Phải chăng cần có một quan niệm rơ rệt về hạnh phúc của con người?

Suy  tư sâu xa về yếu tính của giáo dục, một vấn đề căn bản khác được đặt ra, phải chăng đó là cần tới một quan niệm rơ rệt về hạnh phúc đích thực của con người, về những điều kiện sinh sống xứng  đáng của con người. Cuộc khủng hỏang xă hội trầm trọng do nền văn minh cơ khí, điện tử và tin học gây nên tại nhiều quốc gia ngày nay cùng những công tŕnh nghiên cứu của ngành môi sinh học, hâm nóng địa cầu, cạn dần tài nguyên v.v… đă giúp chúng ta thấy được những mối tương giao thiết yếu giữa con người với đồng lọai và vũ trụ chung quanh. Những tiện nghi và phương tiện kỹ thuật với cơ cấu tổ chức xă hội văn minh thực sự đă đem đến cho con người một sự thỏai mái, đă giải thóat con người được phần nào ra khỏi sự nặng nhọc của sức cần lao, đă giúp con người làm chủ được sự sản xuất của ḿnh và tạo đựơc đôi chút bảo đảm an ṭan cho bản thân. Nhưng các điều kiện sinh sống đó cũng là mối đe dọa thường xuyên đưa con người đến lệ thuộc vật chất và hủy diệt t́nh nghĩa con người trong xă hội.

Xă hội Việt Nam trong những năm cởi trói về mặt kinh tế thị trường, lại tạo nên nỗi bất công xă hội ngày càng trầm trọng mà lớp người nghèo, kém may mắn, cả thế kỷ qua, vẫn là “con săi chùa cả ngày quét lá đa” kéo theo những tệ nạn xă hội ngày thêm trầm trọng. Hố cách biệt quá rơ rệt giữa thành thị và nông thôn là chốn nghèo khổ, thiếu thốn và áp bức càng gia tăng. Vấn đề là làm sao thực hiện được giấc mơ công bằng xă hội và giải phóng con người.

Một nền giáo dục dân tộc, nhân bản, khai phóng, đại chúng và đa nguyên có đáp ứng cho tương lai dân tộc hay không. Những điều cốt lơi đó nằm trong trách nhiệm của các nhà giáo dục như là một thách đố của thời đại.

 

_____________________________________________

 

Tài Liệu Tham Khảo 

- Đại Học Quốc Gia Hà Nội Web, 144 Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

- Giáo Dục và Thời Đại Web, Cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Hướng Về Giáo Dục, trang Web chính thức của Nhóm Nghiên Cứu Cải Cách Giáo Dục, Hà Nội.

- Talawas Forum Web, Tổng Biên Tập : Phạm Thị Hoài.

- Thanh Niên Online, Diễn Đàn của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, 248 Cống Quỳnh, Quận 1, Saigon

- Tuổi Trẻ Online, Cơ Quan của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, 60A Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận  Phú Nhuận, Saigon.

- Việt Nam Net, (VNN.VN) Công ty phần mềm và truyền thông VASC. Cơ quan chủ quản : Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.

- Việt Nam News Network (VNN), 15568 Brookhurst St., # 247, Westminster, CA 92683, USA.

- Vụ Đại Học Web.

- Education by country on Intelipedia Web.

- BBC

- RFA

- RFI

- VOA

- Tư liệu

- Colin Rose & Malcom J. Nicholl, “Accélérated Learning for the 21st  Century, Delacorte Press, 1997

- Dương Thiệu Tống, “Văn hóa giáo dục Việt Nam”, NXB Trẻ, 2000

- Jeanne Gough, “Education Source Book”, Ommigraphics, Inc., Detroit, MI, 48226, 1997

- Kim Định, “Nhân Chủ”, Thanh Niên Quốc Gia xuất bản,

- Marvin Cetron & Margaret Gayle “Educational Renaissance”, St. Martin’s Press, New York, 1991

- Mortimer J. Adler, “Reforming Education”, Geraldine Van Doren, Collier Books, New York, 1990

- Nguyễn Sỹ Tế, “Tiểu luận văn hóa và giáo dục” Trúc Lâm, 2000

- Thái Dịch Lư Đông A, “Huyết Hoa”, Nhóm nghiên cứu văn hóa dân tộc Việt, 1986

- Thomas Sowell, “Inside Américan Education”, The Free Press, New York, 1993

- Trần Hồng Châu, “Dăm ba điều nghĩ về văn học nghệ thuật”, Văn Nghệ, 2001

- Xuân Diệu, “Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc” NXB Chính Trị Quốc Gia, 1994

- Wayne Dosick, “Golden Rules”, Harpe San Francisco, 1995

 


 

[1] Nguyễn Sỹ Tế, “Tiểu luận văn hóa và giáo dục” Trúc Lâm 2000, USA

[2] Kiến Nghị của 23 trí thức trong Nhóm Nghiên Cứu Giáo Dục, Hà Nội, tháng 9 năm 2004

[3] trích lại từ Kim Định, “Nhân Chủ”, Thanh Niên Quốc Gia, trang 149, 150

[4] Wayne Dosick, “Golden Rules”, Harpe San Francisco, 1995

[5] phỏng theo gợi ư của chương tŕnh Paideia, Institute Philosophical Research thuộc University of North Carolina, USA