Kỹ Sư Bùi Đức Hợp

Qua Những Cuốn Hồi Kư

 

 

Nguyễn Đức Tuyên

 

 

Nếu có những hồi kư, sau khi gấp cuốn sách, c̣n để lại trong tâm tư người đọc những khắc khoải, những cảm phục, chính là những ǵ Bùi Đức Hợp đă trang trải ra trong 4 cuốn Hồi Kư của ông ấn hành những năm 2001, 2004, 2006 và 2008.

Kỹ sư Bùi Đức Hợp sinh năm 1935 tại Xuân Bảng, Xuân Trường, Nam Định, trong một gia đ́nh nho giáo, học tiểu học tại Nam Định, Thái B́nh, học trung học Hồ Ngọc Cẩn, Trung Linh. Năm 1954, một thân một ḿnh di cư vào Nam. Tốt nghiệp kỹ sư công chánh, ra làm việc tại nhiều tỉnh, và nhiệm sở chót là Sở Công Chánh Saig̣n. Năm 1975 ông bị kẹt lại Việt Nam. Năm 1979 vượt biên trong một chuyến đi thập tử nhất sinh. Sang Hoa Kỳ, ông điều chỉnh lại bằng kỹ sư trong một thời gian kỷ lục, trở lại nghề cũ ở New Orleans, bang Louisiana. Ông xin nghỉ hưu sớm, để làm thiện nguyện. Cuộc đời tâm linh, có một chuyển biến lớn lao nơi ông. Năm 1990 ông tin theo Công giáo với một niềm xác tín lạ lùng. Trong suốt cuộc đời, nhất là những năm sau này, ông đă làm được những việc có thể nói là không ai sánh kịp, thể hiện một t́nh yêu vô vị lợi, cho đi đến đồng tiền cuối cùng, hy sinh một cách tận hiến, không màng tới sức khỏe và gian nguy.

Ngoài 4 cuốn Hồi Kư mang tên: Hai lần chỗi dậy, Sứ giả t́nh thương, Cảm tạ Trời cảm tạ người, và Lên đường ở tuổi 72. Ông c̣n viết 10 cuốn sách chuyên môn bằng tiếng Việt và Anh ngữ.

Xin được ghi lại đôi điều liên quan tới 4 cuốn Hồi Kư và sự nghiệp của Bùi Đức Hợp như một tâm t́nh của một người bạn dành cho người bạn rất hiếm quư.

 

Thời của Thánh Thần và Nguyễn Kỳ Vọng

 

Ngày 03 tháng 9 năm 2008, đài BBC loan tin về một cuốn tiểu thuyết viết về những đổ vỡ của một ḍng họ suốt nửa thế kỷ, đă bị thu hồi sau khi ra mắt được vài ngày. Đó là tác phẩm Thời của Thánh Thần của nhà văn Hoàng Minh Tường, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; sách dầy 648 trang, được một tờ báo mạng khen ngợi là “tiếng nổ của văn xuôi”. Chuyện xoay quanh số phận của ḍng họ Nguyễn Kỳ suốt mấy chục năm từ Cách mạng tháng Tám đến ngày nay. Người cha, cụ Cử Phúc,  có cảm t́nh với kháng chiến, đến hồi cải cách ruộng đất, bị quy là địa chủ, cụ Lư Phúc phải tự sát. Ba người con trai ruột của ông có số phận khác nhau. Nguyễn Kỳ Khôi trở thành cán bộ cao cấp ngành tuyên huấn. Người thứ hai, Nguyễn Kỳ Vỹ, nhà thơ có tài, ban đầu được đưa lên làm ngọn cờ thơ ca cách mạng. Nhưng sau v́ nói thật, dám chê thơ của một cán bộ cao cấp, nên ông bị thất sủng, đi tù mấy năm, trở nên buồn chán, bất lực. Người thứ ba, Nguyễn Kỳ Vọng, di cư vào Nam, trở thành phó giám đốc sở Công chính Sài G̣n. Sau khi thống nhất, ông ở lại nhưng bị o ép, chịu không nổi đă vượt biên sang Mỹ.

*

Nhờ một người quen kiếm cho cuốn tiểu thuyết “Thời của Thánh Thần”, đọc đến nhân vật Nguyễn Kỳ Vọng càng ngày càng thấy giống Bùi Đức Hợp, tôi đâm ra thắc mắc, bèn lục lại Hồi Kư của ông. Có nhiều đoạn giống y nguyên. Tôi thắc mắc, nhưng không tiện hỏi ông. Không lẽ đây là cuốn truyện viết về gia đ́nh ông. Măi sau này, khi đọc xong cuốn truyện và t́m hiểu thêm, tôi mới biết, ông chỉ là một “nguyên mẫu” cho một nhân vật mà người viết chọn lựa để xây dựng nhân vật của ḿnh. Trong tiểu thuyết, một nhân vật có thể được phóng tác từ một nhân vật có thật ở đời, có khi được cấu tạo từ ba bốn nhân vật gom lại theo ư muốn của người viết, cho nên Nguyễn Kỳ Vọng chỉ là phóng chiếu một phần của một Bùi Đức Hợp trong đời thực.

 

Hồi Kư Bùi Đức Hợp

 

Bây giờ ta trở lại Bùi Đức Hợp với “người thật, việc thật”.

Trong cuốn Hồi Kư I với tiêu đề “Hai lần trỗi dậy”, như ông viết, nhằm trả lời những thắc mắc của cháu chắt ớ Việt Nam : Nửa thế kỷ này, chú ở đâu? Năm 1954, chú di cư vào Nam có một ḿnh ? Nghe nói chú sang Mỹ năm 1979 ? Và nhiều câu hỏi khác về gia đ́nh, về các em v.v. C̣n các cháu ở nước ng̣ai lại muốn biết cuộc sống sau năm 1975 và những sinh hoạt của tác giả khi tới Hoa Kỳ.

Đó là những động lực thúc đẩy ông viết tập Hồi Kư I “Hai lần trỗi dậy”, hai lần tay trắng mà làm nên sự nghiệp, ra đi trong nước mặt và trở về trong gánh lúa thơm, trải dài trong 3 chương sách: Trỗi dậy lần thứ nhất, Trỗi dậy lần thứ hai, và Tuổi vàng. Kèm một phụ bản: “Nhật kư 35 ngày vượt biên và 6 tháng ở đảo”.

Hồi Kư II mang tiêu đề “Sứ giả t́nh thương” ghi lại 59 ngày công tác tại làng Việt Nam ở Phi Luật Tân, từ ngày 7.1.2003 đến 7.3.2003, với những suy tư của tác giả. Hồi kư gồm 13 chương, 23 phụ chương và 3 phụ bản.

Vào năm 1998, ông t́nh nguyện về hưu sớm, sang Phi giúp xây dựng làng Việt Nam, nơi đă được Hội đồng Giám mục Phi thực hiện với sự tiếp trợ của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ. Thời gian này, ông đă sử dụng kiến thức chuyên môn giúp bà con xây cất một Trung Tâm Văn hóa và một số công tŕnh khác. Đầu năm 2003, ông trở lại làng Việt Nam theo yêu cầu của dân làng để giúp thực hiện Dự Án tưới tiêu đợt I. Trong thời gian này, xuất hiện một sáng kiến và nỗ lực đưa bà con tị nạn ở Phi qua định cư tại Mỹ.

Vào thời điểm lúc đó, có thắc mắc, nếu đồng bào được định cư ở nước khác th́ công tŕnh xây dựng Làng Việt Nam sẽ ra sao, ông Bùi Đức Hợp đă trả lời là mong ước nơi đây sẽ được hiến tặng cho nhân dân Phi để biến thành một Trung Tâm Du Lịch.

Hồi Kư III, ấn hành năm 2006 để “Cảm tạ Trời, Cảm ơn Người”. Sách gồm 17 chương và 1 phụ bản, mở đầu là chương 1 ghi lại 25 năm lạo động trên xứ người, tiếp theo là : Sống vui với bệnh tật, Niềm tin tôn giáo, Thoát hiểm, Các chuyến về Viện Nam, Du ngoạn Úc, Âu, Canada và California, Gia đ́nh mừng thọ, đặc biệt là công tác xây cất 7 thánh đường ở Yên Bái mà ông gọi là “7 ḍng suối”. Sau hết là công tác “Xin cho em một lần sáng mắt”- công tác mổ mắt cho 600 đồng bào - với câu nói của đại sư Chantideva:” Tất cả niềm vui có trên đời đều do muốn an lành cho kẻ khác, và tất cả dau khổ trên đời này đều do muốn hạnh phúc cho ḿnh”. Cuốn hồi kư kết thúc bằng chương 17 “Niềm vui hội ngộ” như chính ông viết:” tất cả dự án thiện nguyện, dù lớn hay nhỏ, đều hoàn tất một cách tốt đẹp, trước khi tôi về hưu thực sự vào hè 2006. Nó giống như một cuộc hành tŕnh dài của một đời người “ra đi trong nước mắt” và “trở về trong gánh lúa thơm”.

Bùi Đức Hợp có về hưu hay không, xin đọc tiếp Hồi Kư IV với “Lên đường ở tuổi 72” in tháng 10 năm 2008, với lư do: gia đ́nh và bạn bè hối thúc viết thêm cuốn nữa, đặc biệt là (1) chuyến đi vượt 16,000 dặm xuyên bang Hoa Kỳ, (2) 115 ngọn đèn dầu bừng sáng, (3) chuyến về quê năm 2007 để hoàn tất công tác xây nhà thờ Tổ và thiết lập giải Khuyến Học. Thực ra, không phải chỉ có vậy.

Trải dài trong 4 cuốn Hồi Kư, ta có thể nhận dạng ra Bùi Đức Hợp qua những công tŕnh ông đă dâng hiến cho đời: một con người có nhân cách, có kiến thức, một tín hữu Công giáo sống linh đạo dấn thân và chứng nhân, với những đóng góp vượt bực qua việc xây dựng cộng đồng, xây dựng thánh đường, xây làng Việt Nam, chương tŕnh đem lại ánh sáng cho trên 700 người khốn khổ bị mù mắt ở Việt Nam, v.v.

 

Hai lần trỗi dậy

 

Hè năm 1954, Bùi Đức Hợp đỗ tú tài I và cũng là thời điểm ông mất liên lạc với gia đ́nh, ông phải làm gia sư để mưu sinh. Hiệp định Genève 20.7.54, chia đôi đất nước, ông phải chọn giữa hai con đường “đi hay ở”. Cuối cùng, ông chọn ra đi, một phần v́ tính thích mạo hiểm. Lang thang đây đó trên các vỉa hè Saigon, sau được một người bạn tốt bụng cho về ở chung. Sau đó được chuyển xuống trại học sinh di cư Phú Thọ, được vào học Chu Văn An, rồi lên đại học theo ban MPC (tóan lư hóa). Sau dó, chuyển lên ở đại học xá Minh Mạng và chuyển ngành học Cao đẳng Công chánh. Từ đây, có học bổng và chuyên tâm học hành. Sau 4 năm đèn sách, năm 1959 ông tốt nghiệp Kỹ Sư Công Chánh.

Bùi Đức Hợp được giáo dục bởi một gia đ́nh lấy đạo đức và lễ nghĩa làm nền tảng. Ông thấm nhuần sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư giống như người Kitô thấm nhuần Thánh Kinh. Ông thuộc ḷng những bài như: Gọi dạ bảo vâng, Anh em như thể chân tay, Học hành phải siêng năng, Con trâu với người đi cầy, Bổn phận làm con đối với cha mẹ, Kính mến ông bà, Thờ phụng tổ tiên, T́nh bằng hữu, Cách đối xử với kẻ ăn người ở, Bổn phận đối với chính ḿnh, học đường, xă hội, Bài học khôn ngoan cũng như cách xử thế khôn khéo v.v.

Ra trường, ông được bổ nhiệm về Long An, rồi Phước Long, B́nh Long, Phước Tuy, Long Khánh, cuối cùng là Saigon. Ngạch trật sau cùng là Kỹ sư Công chánh Đặc hạng với 15 huy chương danh dự. Làm việc ở đâu ông cũng tỏ ra mẫn cán, liêm chính và thân t́nh với nhân viên dưới quyền.

Cuộc đời đang b́nh yên th́ ngày 30.4.1975, sẩy đến. Ông tŕnh diện và tiếp tục làm việc tại cơ quan cũ. Ông tùy phái cũ của ông trở thành xếp mới về mặt tư tưởng. Ông được cắt cử phân phối đồ tiếp tế: bó rau, miếng thịt. Ông thủ trưởng thường tỏ ra thân mật:”Hôm nay ông Hợp rút thăm được miếng lạc hay miếng mỡ ? -Thưa thủ trưởng, miếng mỡ ạ.”

Ngày 2.4.1979, ông vượt biên trên con tàu nhỏ bé rộng 4m, dài 13 m, chở 172 dân tỵ nạn lênh đênh trên biển cả, bị hải tặc cướp 4 lần, vào Thái, bị đuổi ra, tới Mă Lai bị bỏ đói, đuổi đi. Cập bến Nam Dương ngày 7.5.1979. Tổng cộng 35 ngày vượt biên và 6 tháng ở đảo.

Đến Hoa Kỳ giáp Giáng Sinh 1979, đêm đầu tiên tại Mỹ, ông không tài nào ngủ được, mặc dầu đă đếm cả  ngh́n sao sáng. Ông thao thức cả đêm, một phần v́ thời tiết, giờ giấc thay đổi, phần khác v́ ám ảnh quá khứ hăi hùng. Được miễn thi bằng kỹ sư (EIT) nhưng phải thi PE (Professional Engineer). Thông thường phải cần thời gian 2 năm học mới có thể đâu PE. Với Bùi Đức Hợp, chỉ có hơn 3 tháng, ông thi một lần và đậu vào tháng 8 năm 1980.

Trong suốt 25 năm lao động tại Hoa Kỳ ông đă trải qua 6 tai nạn lưu thông, và đă may mắn thoát hiểm trong gang tấc.

Năm 1998, 15 năm làm việc với Thành phố New Orleans, ông được Hội Đồng Thành Phố tuyên dương công trạng trong việc hoàn thành hành lang lưu thông Tchoupitoulas và những công tác khác. Hành lang Tchoupitoulas chạy dọc bờ sông Mississippi của thành phố New Orleans, là trục lộ chuyên chở hàng hóa xuất nhập cảng nơi hải cảng lớn nhất Hoa Kỳ với ngân khoản 75 triêu đôla, gồm tái thiết 5 dặm xa lộ, tân trang 5 dặm xa cảng, kiến tạo 7 dặm đường sắt và tân tạo bức tường chống lụt. Dự án kéo dài trong 6 năm. Từ 15 năm qua, chưa có một người nào, kể cả hàng giám đốc, khi về hưu mà được nhiều người mến mộ và được khen thưởng đặc biệt như thế.

Giữa năm 2000, Bùi Đức Hợp nhận được huy chương Saint Louis do Đức Giám mục Schutte trao tặng tại vương cung thánh đường Saint Louis, New Orleans.

Ông nói, sau hai lần trỗi dậy, ông học được những bài học quư giá: Hiếu học, Hoài băo, Mạo hiểm, Thận trọng, Khiêm tốn, Thành tín, Nhân ái, Quan niệm sống và Niềm tin.

 

Hoạt động cộng đồng

 

Hàng ngày chứng kiến những sự kỳ thị bất công đối với người Việt, ông dấn thân vào sinh hoạt cộng đồng để xoa dịu phần nào những khổ đau mà đồng bào phải gánh chịu. Ông đi khắp đây đó, đến với nhiều hội đoàn để làm quen, thuyết phục việc liên kết và khởi sự bằng Hội Cử Tri Người Mỹ Gốc Việt với tờ báo Sức Mạnh và các lớp luyện thi quốc tịch. Sau khi tạo được sự đồng thuận của 2/3 tổng số Hội Đoàn, bước kế tiếp là tiến tới Đại Hội và h́nh thành Ban Chấp Hành đầu tiên Cộng Đồng Việt Nam. Sau 20 năm âm thầm vận động, ngày 10.2.1995 là ngày ra mắt Ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam tại Bang Louisiana. Nhiệm vụ đối với Cộng Đồng kể như xong, ông chuyển sang hỗ trợ các Cộng Đoàn, đặc biệt là việc xây cất các cơ sở vật chất làm nơi sinh hoạt lâu dài, là chuyên môn và thẩm quyền của ông. Ông ghi lại một số cơ sở tiêu biểu:

- nhà nguyện các Thánh Tử Đạo tại New Orleans East,

- nhà thờ và trung tâm Sinh Hoạt Văn Hóa của Cộng đoàn Hưng Đạo,

- thánh đài Đức Mẹ tại Avondale,

- linh đài Đức Mẹ La Vang cùng với một đoạn đường mới đi thẳng vào nhà thờ,

- cống thóat nước tại Chùa Bồ Đề,

- thánh thất Cao Đài,

- nhà thờ Giáo xứ Thánh Tâm tại Dallas, Texas.

- đền thờ Quốc Tổ tại New Orleans.

Trước khi từ giă New Orleans ông c̣n thành lập hội Cao niên để giúp đỡ và an ủi người già.

 

Tác phẩm kỹ thuật

 

Qua quá tŕnh nghiên cứu, Bùi Đức Hợp đă viết một số sách kỹ thuật như sau:

- Kỹ thuật làm đường sỏi đỏ (1971)

- Phúc tŕnh khả thi dự án canh tân Liên Tỉnh Lộ 50 (1974)

- Kiểm kê cầu đường bộ (1974)

- A practical solution to street design and construction (1997)

- Street design and construction feature in the city of New Orleans (1997)

- Designing, building, and maintaining New Orleans streets to achieve their design life (1997)

- Lessons from the Tchoupitoulas corridor project (1998)

- Traffic volume in New Orleans, LA (1988)

- A          various number of research publications: Soil subsidence, Influence of vibrating equip-ment on adjacent properties, Backfill on utility lines, Edgedrain, Coldmilling, Base repair on rehabilitation project, Cracking & bucking on N.O. streets, A practical solution to subgrade compaction, ect (1983-1998)

- Ứng dụng vải và lưới kỹ thuật trong xây dựng công tŕnh (2000)

 

T́nh bằng hữu và thân tộc

 

Theo lời ông kể, gia đ́nh ông đă một lần đổ vỡ, và ông coi đó như là một “mầu nhiệm đau khổ”. Ông có hai người con gái mà ông hết mực yêu thương. Con ông học hành thành tài, một bác sỹ y khoa, một thạc sỹ giáo dục. Cả hai đều không chịu an phận thủ thường như đa số mọi người mà, trông gương ông, dành th́ giờ và tiền bạc, chia sẻ cho những người nghèo khó ở khắp nơi, măi tận Malawe (Phi châu), Columbia (Nam Mỹ) và Taipei (Đài Loan).

H́nh như ông c̣n 3 người anh đă lớn tuổi mà sự quyến luyến trong đại gia đ́nh của ông rất mực “nho giáo”. Ông dành th́ giờ chia sẻ với các anh, mời đi du ngoạn, thăm viếng đó đây, cũng là dịp để anh em gặp nhau, bù lại nửa thế kỷ xa cách. Mỗi dịp thuận tiện và cảm hứng, các anh ông đều làm thơ thù tạc.

Trong lần đầu về quê, khi thấy các cháu thuộc 3 thế hệ ở chung trên thổ cư mà cụ thân sinh đă cấp cho anh ông, ông nẩy ra ư định quy hoạch nông thôn, phổ biến các mẫu nhà tầng đơn giản, những kiểu cầu tiêu tự hoại 2 ngăn. Đất mỗi ngày một chật, người mỗi lúc một đông, không thể xây nhà một tầng như hiện nay.

Năm 2002, ông dùng nhiều th́ giờ đi thăm bà con. Ông ghi lại buổi gặp gờ người cháu tên Thêu, thật cảm động:”Chợ Văn Thánh mới xây cất, ồn ào, đông đúc. Đi ṿng quanh hàng rau, tôi không thấy ai có khuôn mặt tựa như cháu tôi, 50 năm về trước. Tôi hỏi cụ già bán ớt tươi đầu dẫy: Cụ có biết ai tên Thêu bán rau ở đây không? - Có phải cô Thêu 2 ngà không? Có lẽ vậy, nhưng sao lại gọi là cô Thêu 2 ngà? - V́ cô búi tóc giống như 2 cái sừng trên đầu.

Nh́n theo tay trỏ của cụ, tôi thấy một chị ngồi xổm, búi tóc 2 ngà, nứơc da bánh mật. Đứng lặng hồi lâu, tôi lại gần chị: Ông mua ǵ? - Rau muống có non không bà? Nh́n tôi hồi lâu, cháu ̣a lên khóc: Có phải chú là chú Hợp, chú trông giống chú Châu. T́nh gia đ́nh là t́nh cảm cao quư, thiêng liêng, nó ràng buộc những người cùng huyết tộc. Không cầm được nước mắt, tôi khóc theo, khiến các bạn hàng sửng sốt”.

Năm 2003, cùng ḍng tộc, ông góp công vào việc thiết lập thư viện Bùi Đức Hâu, tên thân phụ  ông tại một tầng lầu nhà người cháu là K.S Bùi Đức Nùng ở Hà Nội. Thư viện gồm 2 dẫy tủ kính cao, chứa đựng nhiều sách khoa học, kỹ thuật, sách văn học trong nước cũng như ngoài nước, lưu trữ các văn bằng Tiến sĩ, Cử nhân của con cháu trong ḍng họ. Thêm vào đó, hệ thống máy vi tính nối mạng được sử dụng miễn phí.

Năm 2005, gia đ́nh và họ hàng tổ chức lễ mừng thọ 70 cho ông môt cách trang trọng. Thăm họ hàng, làng mạc, ông cảm thấy buồn v́ tên làng đă bị thay đổi. Đối với ḍng tộc:” Trải qua những đợt cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ, tôi tưởng ḍng họ bị nhận ch́m, nhưng không, các cháu tôi vẫn hiên ngang trỗi dậy. Thật là không hổ với danh xưng ‘Sơn Nam Vọng tộc’ của tổ Bùi Huy Bích”.

Với những người quen biết và bạn bè, Bùi Đức Hợp có một ḷng ưu ái thân t́nh hết mực. Ông viết thơ, đăng tin mời bạn tới du lịch và luôn thể đến nhà ông ăn nghỉ rồi đưa bạn đi đây đó một cách ân cân, niềm nở hiếm có. Ông dùng nhiều th́ giờ thăm viếng bạn bè và người già cả trong bệnh viện cũng như viện dưỡng lăo. Ông kể tên từng người với những bệnh trạng ngặt nghèo và những cảm xúc mạnh mẽ. Ông việt:” Như cỗ xe, tôi lăn không biết mệt mỏi, từ nhà thương tới viện dưỡng lăo, từ trung tâm tàn phế đến pḥng mạch. Càng đi, đau thương càng chồng chất ! Mỗi người đều có lư do “bệnh tật” để trở về với cát bụi. Niềm đau của bạn bè, thân nhân cũng là nỗi đau của chính tôi vậy !”

“Ngắm Thánh Giá treo trên tường, tôi cảm nhận được sự mầu nhiệm của sự đau khổ. Tôi phải tập quên đi cái quá khứ đau thương và bắt đầu cuộc sống mới”.

 

Những chuyến về thăm Việt Nam và du lịch

 

Kỹ sư Bùi Đức Hợp đă có mấy chuyến về Việt Nam dể thăm bà con, khích lệ con cháu và làm công tác xă hội.

Năm 2000, ông về Việt Nam thăm 3 người anh và họ hàng làng nước và cũng là dịp rà soát lại bản thảo cuốn sách “Vải và lưới kỹ thuật trong xây dựng công tŕnh” in tại Việt Nam, để giúp cho các sinh viên công chánh hiểu biết thêm về mặt kỹ thuật.

Trong chuyến thăm viếng Ḥn Gai, ông gặp một chuyện bất ngờ. “Giữa cái lặng thinh, cháu Hằng ngỏ ư: Cháu muốn đươc rửa tội. - Tại sao? - Cháu đă thấy những việc làm tốt đẹp của bác. -V́ có ít nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, tôi bảo cháu:”Ngày mai, cháu đưa bác đến gặp ông Tr.” Trước khi gặp, tôi cũng không quên tạt xuống phố mua chai rượu và phong bánh tặng ông, gọi là “miếng quà làm đầu câu chuyện”. Ông hứa sẽ hướng dẫn cháu học giáo lư. Ông hỏi tôi, liệu chồng có bằng ḷng cho cháu theo đạo không? Đối với tôi, việc thuyết phục này không khó, v́ chồng cháu là dân Vạn Lộc, có ít nhiều máu công giáo trong người. Khi về Hoa Kỳ, tôi được tin vui “Hằng đă được rửa tội”.

Năm 2002, ông về Việt Nam để dời hài cốt thân mẫu, người đă vào Saigon ở với ông sau 1975, từ Nam ra Bắc và tổ chức lễ giỗ 55 của thân phụ. Tận dụng những thời gian xen kẽ, ông đi thăm họ hàng và những thắng cảnh của quê hương.

Năm 2005, ông về Việt Nam để đưa các anh chị đi nghỉ mát Tam Đảo, Cửa Ḷ và về làng, và đặc biệt là tham gia xây 7 nhà thờ mới ở Yên Bái và kiểm tra số người mù bị đục thủy tinh đă được giải phẫu.

Năm 2007, ông về Việt Nam dự lễ giỗ thứ 60 của thân sinh, xây nhà thờ tổ, thực hiện thêm 115 ca mổ mắt và các công tác thiện nguyện khác.

Ông cũng dành th́ giờ du lịch nhiều nơi và ngay cả nước Mỹ vừa để du ngoạn, mở rộng tầm nh́n vừa là dịp thăm viếng bà con và bạn bè mà ông hết sức trân quư.

Năm 2000, ông dành 15 ngày thăm Trung Quốc bằng con đường xuyên Việt qua Ải Nam Quan bằng một ghi nhận: “Tại Ải Nam Quan (nay gọi là Hữu Nghị Quan), Tầu đă lấn sang đất nước ta khoảng 100m. Cột cây số 0+000, nơi có trồng một cây đa sâu vào nội địa nước ta khoảng 100m (cây đa này do một nhân sỹ VN trồng khi trở về cố quốc).

Năm 2002, Bùi Đức Hợp thăm Âu châu trong đó có Paris, Đông Đức, Lộ Đức. Tại Lộ Đức, ông ghi:”Bầu không khí trang nghiêm và huyền diệu nơi đây khiến tôi thất thần, tưởng như lạc vào nơi tiên cảnh. Tại hang đá, nợi Đức Mẹ hiện ra, hàng vạn người hành hương, đủ mọi quốc tịch, tề tựu đông đủ, trong số đó có những bệnh nhân ngồi trên xe lăn hoặc được khiêng trên cáng cùng tham dự thánh lễ. Tôi khóc v́ linh cảm được rằng Đức Mẹ đang hiện ra trước đám đông”.

Cuối năm 2003 và đầu năm 2004, ông thăm Úc châu trong hơn 2 tháng trời rong ruổi; ông đă đi hầu hết bang New South Wales, lănh địa thủ đô Canberra và bang Victoria. Ông cũng đi thăm hầu hết các cộng đồng người Việt miền Đông Úc châu, tham dự nhiều lễ hội, các sinh hoạt tôn giáo, văn hóa và xă hội. Ḥa ḿnh vào ḍng người cùng huyết thống, ông nói, “đi để t́m hồn thiêng sông núi và tinh hoa dân tộc”.

Năm 2004, Bùi Đức Hợp chu du Canada. Theo ông, trong suốt chuyến đi, luôn luôn gặp may, tưởng như lúc nào cũng có quư nhân phù trợ.

Năm 2004 và 2006, ông thăm Columbia, nơi con ông dậy học. Ông thăm viếng nhiều nơi, truyện tṛ với nhiều giới, nhận xét và phân tích nhiều mặt. Điểm sau cùng ông ghi nhận: Columbia có nhiều cái giống Việt Nam như cây bàng lá đỏ, công tư sở đóng cửa nghỉ trưa từ 12-2 giờ, món ăn thông dụng là cá rán, rau sống, cơm nấu nước dừa; họ chú trọng đến đời sống gia đ́nh, hiếu khách v.v.

Tại Hoa Kỳ, ông dành ra 3 tháng trời, vượt đúng 10,000 dặm đường thăm thắng cảnh, bà con và bạn bè, khởi sự từ San Jose, California, thăm Nam California, Austin, rồi Houston và Dallas (Texas), New Orleans (Louisiana), Minneapolis, Saint Paul (Minnesota), Fortsmith (Arizona), Albequerbe (New Mexico), Denver (Colorado), Salt Lake City (Utah) và Lake Tahoe (California). Ông tả tỷ mỷ về cảnh đẹp hùng vĩ thiên thiên, đặc biệt là các địa điểm linh thiêng và công viên quốc gia cùng ghi lại những t́nh cảm mà bà con và bạn bè dành cho ông và kết thúc bằng 3 đề mục: kiến thức, tu đức và tâm linh.

 

Yêu mến Tổ quốc và Quê hương

 

Bùi Đức Hợp là người ham sử sách và cội nguồn dân tộc. Ông cho rằng, “triều đại Hùng Vương kéo dài hơn 2000 năm là một thời đại thanh b́nh, toàn dân được hưởng một nếp sống an vui hoan lạc. Được như vậy là nhờ tổ tiên ta đă dầy công xây dựng một nền triết lư, đạo lư vô cùng tinh vi khoa học, vượt hơn cả những Triết học Đông Tây kim cổ. Tâm thức dân tộc ta đă thăng hoa lên hàng đạo giáo. V́ vậy chúng tôi dùng danh từ Quốc đạo để chỉ nền đạo giáo cổ truyền” Quốc đạo ấy dựa trên Thái ḥa, Thờ Trời, Kính người.

Quốc đạo là đạo chung của mọi tôn giáo. Đạo Phật có nhiều tương đồng với Quốc đạo như từ bi, hỷ xả, Phật tại tâm v.v. Thiên Chúa giáo cũng có nhiều tương đồng với Quốc đạo như thờ Chúa, yêu người, trung với nước, hiếu với cha mẹ, thờ kính tổ tiên v.v. Từ ư niệm Phật tại tâm đến quan niệm thân xác con người là đền thờ Chúa Thánh Thần, cách diễn tả khác nhau, nhưng bản chất là một.

Trong cuốn Hồi Ky IV, ông dành hẳn chương I viết về những nét chính trong lịch sử nước ta: Cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng, Cuộc khởi nghĩa của bà Triệu, Ngô Quyền chiến thắng Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đập tan quân xâm lược Nguyên Mông, Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh, Quang Trung phá giặc Thanh.

Ông về thăm đất Tổ từ ngày 20.7.1975, đến các nơi: di tích đền Hùng, Băi cọc Bạch Đằng, Ải Chi Lăng, Ải Nam Quan, cố đô Hoa Lư, chùa Một Cột, Văn Miếu, đền thờ Hai Bà, đền Kiếp Bạc, bến B́nh Than, đền Cửa Ông, đền Côn Sơn.

Những lần sau ông đă thăm viếng nhiều di tích lịch sử khác như: Kiếp Bạc, đền thờ Đức Trần Hưng Đạo nằm bên sông Phả Lại, đền thờ Nguyễn Trăi, chùaYên Tử, chùa Trúc Lâm thuộc tỉnh Hải Dương, nhà thờ Trà Cổ, nhà thờ Phát Diệm, khu du lịch Tuần Châu, huyện đảo Côtô thuộc tỉnh Quảng Ninh, đền Chúa Thượng Ngàn ở Tam Đảo, khu lưu niệm Nguyễn Du, nhà thờ Nguyễn Công Trứ vùng Nghệ An, Ṭa Giám mục Hưng Hóa ở Sơn Tây, thắp hương trước mộ liệt sĩ Nguyễn Thái Học.

Đối với ông, “cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn”.

 

Con đường theo Đức Kitô

 

Từ nhỏ, Bùi Đức Hợp sống trong một làng Phật giáo toàn ṭng, chung quanh là những làng Công giáo với những tháp chuông cao vút. Lớn lên, ông theo học trung học Hồ Ngọc Cẩn, ở Trung Linh, Nam Định; các Chủng sinh công giáo đều học chung với học sinh bên ngoài. Ông nói, có lần ông tâm sự với mấy Chủng sinh sau này trở thành linh mục :”Nếu cho tôi thấy phép lạ tôi sẽ theo đạo ngay” Họ đều khuyên ông:” Anh hăy cầu nguyện, phép lạ sẽ đến với anh”. Trải qua Hai lần trỗi dậy, t́nh cờ vào năm 1988, ông đọc một câu trong Tân Ước:”Phúc cho những kẻ không thấy mà tin”. Lời Ngài như đánh động tôi. Tôi không cần phép lạ nữa. Từ đó, tôi bắt đầu t́m hiểu đạo.”

Như ông đă kể trong Hồi Kư I, cuộc hành tŕnh t́m Đức Tin đ̣i hỏi nhiều suy tư, dằn vặt và bắt đầu từ óc xuống tim. Những câu hỏi mà thuở thiếu thời ông chưa t́m được giải đáp như: Người ta bởi đâu mà ra? Sống trên đời để làm ǵ? Chết sẽ ra sao? Làm thế nào để có hạnh phúc đời này?

Ông quan sát vũ trụ và sự vận hành kỳ diệu rồi đem ra kết luận:’Những sự kiện trên cho ta thấy một trật tự kỳ lạ trong vũ trụ, nhất nhất đều có định luật chi phối, từ cái to cho đến cái nhỏ. Ai đă làm ra định luật đó, nếu không phải là Đấng Tạo Hóa, đấng quyền phép vô cùng.”

Ông trao đổi với nhiều bạn bè về niềm tin tôn giáo và đón nhận một cách cởi mở và ông tâm sự:” Để tạo hạnh phúc cho đời này cũng như đời sau, mỗi người chúng ta tự đốt đuốc đi t́m niềm tin. Đức tin không những phải sống động mà c̣n chứng minh qua những cảm nghiệm của ḿnh trong cuộc sống. Nếu chưa cảm nghiệm được th́ không thể hiểu thấu được Chân Lư của đức tin”.

Bùi Đức Hợp nhận phép Thánh Tẩy ngày 27.7.1990 trong bầu không khí đơn sơ, trước sự chứng kiến của một số thân hữu, tại nhà nguyện giáo xứ Nữ Vương Việt Nam, New Orleans. Ông viết:”Tôi mănh liệt tin rằng kể từ giờ phút này mọi tội lỗi của tôi sẽ được tha thứ. Trong phút xuất thần, tôi thấy mắt (Đức) Mẹ như lóe sáng. Giọt nước thống hối lăn trên g̣ má tôi.”

Nhớ lại, vào tháng 4 năm 1998, trong lễ an táng nhà thơ Nguyên Sa tại thánh đường Polycarp, Orange, linh mục Phạm Ngọc Hùng có kể lại đêm ban phép Thánh Tẩy cho giáo sư Trần Bích Lan, tôi không nhớ nguyên văn, đại để như sau:” vào một buổi tối đă khuya, một thanh niên đến gơ cửa xin linh mục đi làm phép Thánh Tẩy cho một bệnh nhân muốn tin nhận đạo Công giáo. Linh mục lật đật lên xe đi theo người thanh niên. Trên đường, linh mục mới được biết người bệnh đó là nhà thơ Nguyên Sa. Thật xúc động v́ không ngờ được làm phép Thánh Tẩy cho một nhà thơ nổi tiếng lẫy lừng mà linh mục hằng ngưỡng mộ. Gặp nhà thơ Nguyên Sa trong một căn pḥng của bệnh viện, linh mục Hùng nói, thưa bác, bác c̣n đang đau yếu, xin bác cứ ngồi trên ghế để Con làm phép Thánh Tẩy cho bác. Nhà thơ trả lời, để tỏ sự kính trọng đối với một bí tích, xin cha cứ để con quỳ xuống, không sao.

Bùi Đức Hợp cảm nhận rằng các tôn giáo khác đều được cứu rỗi bằng cách này hay cách khác. Theo ông, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đă nói:”Sự thật là tín đồ các tôn giáo khác có thể nhận lănh ân sủng của Thiên Chúa và được cứu độ ngoài những cách thông thường mà Chúa đă thiết lập”. Đây là một vấn đề thần học, vả lại, nếu ta tin có một Ông Trời th́ Ông Trời đó phải là của mọi người, không riêng của một tôn giáo nào, cho dù con người ta có tin nhận Ngài hay không.

Càng t́m hiểu về tôn giáo ông càng thấy nhiều tương đồng hơn dị biệt. Riêng về đạo Hiếu và Thiên Chúa giáo, theo ông, cả hai đạo này có cùng một luân lư và tín lư, chỉ cách diễn tả và cảm nghiệm có đôi chút khác nhau.

Ông có một cái nh́n thông thoáng và cởi mở về tôn giáo trong tinh thần đại kết, ḥa đồng. Về Thiên Chúa giáo, niềm suy tư được thể hiện qua bài viết “Đâu là bến bờ hạnh phúc”, “Khoảng trống đong đầy”; về Phật giáo, qua bài “Cực mà vui”; về đạo Tổ Tiên, qua bài “Ông Trời trong tín ngưỡng dân tộc”; về Hồi giáo qua bài “Một vài nét son của Hồi giáo; về đạo Baha’i qua bài “Một ước mơ tôn giáo”.

Đối với ông, chỉ có: một Thượng Đế, một Tôn giáo, một Nhân loại. Ông mơ ước :”biết đâu 1,000 năm sau, các nhà thờ, chùa chiền, thánh thất, đền đài sẽ là nơi duy nhất thờ phượng Thượng Đế, nơi hiệp thông của t́nh yêu”.

Bùi Đức Hợp viết:”Tóm lại, phạm trù tôn giáo bao gồm thế giới vật chất (nó là đối tượng của khoa học thực nghiệm) và những thế giới vô h́nh mà chúng ta thấy được qua vô số sự kiện đă xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày, qua lương tri, qua tuệ giác, qua phép lạ, qua mặc khải. Nói khác đi, tôn giáo và khoa học không hề mâu thuẫn với nhau, cả hai có sự ḥa hợp thiết yếu. Khoa học c̣n giúp ta xóa bỏ những mê tín dị đoan, những định kiến do dốt nát ngu tối sinh ra”.

 

Xây làng Việt Nam

 

Dầu năm 1999, Bùi Đức Hợp sang Palawan giúp xây Làng Việt Nam. Ông từ chối tiền trợ cấp 4,000 Pesos một tháng của CADP. Làm việc 12 giờ một ngày để thực hiện dự án 6 tháng:

Cải tạo hệ thống thoát nước mưa và nước dơ.

Thiết lập công viên Văn Lang.

Xây cất Trung Tâm Văn hóa.

Chỉnh trang các cơ sở tôn giáo.

Mở 2 lớp xây dựng cơ bản cho nhân viên và đồng bào.

Bầu cử Hội Đồng Đại Biểu

Niềm ưu tư của ông là làm thế nào để làng có thể tự lực cánh sinh trong 3 năm, dựa theo bối cảnh lúc đó là phải ở lại lâu dài trên đất nước Phi. Ông soạn thảo tập sách “Làng Việt Nam, một trung tâm du lịch lư tưởng”. Sách được phổ biến trên internet và báo chí hải ngoại.

Đầu năm 2003, ông góp nhặt thêm được một số tiền và trở lại Làng Việt Nam lần thứ hai để hoàn tất một số công việc, đặc biệt là công tác cải tạo 2 ngọn suối Nam, suối Bắc, tân tạo 2 cây cầu bê tông. Ngoài ra, dặm vá đường làng bị xuống cấp. Khi tới làng, ông được cấp một căn nhà ở cuối làng, phía trái là chùa Vạn Pháp; qua khung cửa sổ, tượng Phật Bà, một tay cầm cành dương liễu, một tay cầm lọ nước Cam Lồ, hiện ra như một bức tranh huyền diệu. Ông c̣n làm nhiều việc khác nữa, tỷ dụ như ông sinh hoạt với Ban Trị sự chùa Vạn Pháp, lo tu bổ chùa, và ông ghi:”chúng tôi mải miết đục gơ cho tới khi chim trời quang quác gọi nhau về tổ. Trả lại đồ nghề, tôi trở về nhà, nhà tôi ở bên kia cầu chùa”.

Ngày 1.3.2003 họp với Ban Đại Diện để tường tŕnh về 59 ngày công tác và hy vọng kỹ sư Rolly, người phụ tá của ông sẽ hoàn tất phần c̣n lại. Và ông viết:” Khóm trúc sau đ́nh phe phẩy lá như thầm cảm ơn tôi đă bảo vệ chúng khỏi gầu sắt của máy xúc sát hại. Ngồi bên đập mới xây, dưới tàn cây phượng tím, tôi mường tượng nước chảy róc rách vào mùa khô năm tới mà cảm thấy thơ thới trong ḷng.”Khi về tới Hoa Kỳ, Bùi Đức Hợp nhận được nhiều cánh thư, trong đó có đoạn thư của chị Minh Hậu:”Rồi đây, dân làng có nơi nghỉ ngơi bên ḍng suối mát, nghe tiếng suối róc rách th́ thầm kể chuyện ngày mà đôi chân ông bước đi trong gian khổ. Cả viên đá cũng hối tiếc đă làm rướm máu chân ông. Cầu xin Mẹ Maria giúp em, cho em giống ông một chút xíu, chỉ một chút xíu thôi, cũng đủ cho em vững tâm mạnh dạn trên đường tiến về nhà Cha”.

Công tác xây hồ Tĩnh Tâm để chứa nước, xây 4 đập để chắn nước và đào một kinh thoát nước nằm phía đông nam làng với kinh phí dự trù 70,000 đôla c̣n bỏ lại. Công tác có thể thực hiện làm nhiều đợt tùy theo khả năng tài chánh cho phép. Biến cố định cư thường trú năm 2004, làm cho công tác phải ngưng lại.

Đây là một giai đoạn cố gắng giúp đỡ đồng bào tại Phi của Bùi Đức Hợp, nhưng nó cũng là giai đoạn ông mang họa v́ những hiểu lầm, những toan tính, những đe dọa. Lúc đó, không ai biết chắc tương lai của đồng bào Việt tại Phi sẽ ra sao. Sự cố gắng giúp họ có cuộc sống ổn định, được hiểu như là muốn cản trở nỗ lực vận động dịnh cư ở các nước khác.

Năm 2003-2004 là năm sóng gió của đồng bào thuyền nhân ở Phi Luật Tân về chuyện ở hay đi. Chuyện t́m đến một nơi chốn tốt hơn để định cư là ước nguyện chính đáng, nhưng nó cũng gây nên bao nhiêu phiền muộn cho Bùi Đức Hợp v́ sự hiểu lầm. Ông đă nhận được những cú điện thoại, đại loại:”Mày ăn bao nhiêu tiền của bà Sơ để viết bài xuyên tạc. Ra đường, mày sẽ bị xe tông. Sang đảo, mày sẽ bị thủ tiêu v.v.”Không chỉ có ông mà Giáo Hội Phi cũng bị vạ lây v́ ḷng bao dung khi thấy thuyền nhân Việt Nam“trước giờ tuyệt vọng”. Ông viết:”Ôi chua xót thay ! những ân huệ mà Giáo Hội dành cho thuyền nhân đă thành nguyền rủa, oán hờn.”

Đối với Bùi Đức Hợp, Làng Việt Nam không chấm dứt ở đó. Công việc ông chưa hoàn tất, vần được tiếp tục; thơ ngày 9.4.2005, mục sư Phạm Thanh B́nh viết:” CADP sẽ tiếp tục dự án tưới tiêu đợt II của chú. Thành phố Puerto Princesa đang giúp làng ủi sâu và rộng hồ Tĩnh Tâm, thành phố giúp xe ủi và tài xế, c̣n làng chịu tiền xăng dầu và tiền ăn. Khi nh́n lại những việc đă làm, những người có ḷng với làng luôn luôn ghi nhớ ơn chú. Chú không những bỏ quá nhiều công sức mà c̣n cả tiền bạc…”

Ông vẫn theo dơi và giúp đỡ những người từ Phi đến Hoa Kỳ một cách sốt sắng, tận t́nh. Xin ghi tâm sự giữa ông và một gia đ́nh vừa tới California:”Những người nghèo lấy tiền đâu lên Manila để gặp phái đoàn. Tôi hỏi. –CADP cấp cho mỗi đầu người 5,000 Pesos dùng làm lộ phí ăn ở di chuyển, cháu nghe nói số tiền bỏ ra lên tới 9 triệu Pesos”.

Trong thời gian trên, ông đi thăm các gia đ́nh tỵ nạn khác đến Mỹ. Đi tới gia đ́nh nào, ông cũng đều tặng 3 túi quà.

 

Xây dựng các thánh đường

 

T́nh cờ đọc trên internet, Bùi Đức Hợp được biết giáo xứ Nhân Nghĩa thuộc tỉnh Yên Bái có 33 trong số 34 thánh đường hư nát. Phần lớn nhà thờ mái lợp bằng lá cọ, vách đất hoặc gỗ hư mục. Giáo xứ thuộc giáo phận Hưng Hóa, gồm 25.000 giáo dân với 34 họ đạo nằm rải rác trong 4 huyện, chạy dài 100 km. Linh mục Nguyễn Văn Thái là linh mục duy nhất của giáo xứ, nếu mỗi ngày làm một lễ, cha chỉ có thể cử hành thánh lễ một tháng một lần cho mỗi họ đạo!

Ông ngỏ ư muốn giúp giáo xứ sửa chữa 7 trong số 33 nhà thờ cần sửa gấp.  LM Thái đề nghi làm mới thay v́ sửa chữa với lư do cột kèo siêu vẹo, mối mọt, những nhà thờ có tên dưới đây:

1) Cẩm Ân, huyện Yên B́nh                    

2) Xuân Ái, huyện Văn Yên

3) Lang Thip, huyện Văn Yên

4) Yên Hợp, huyện Văn Yên

5) Hoàng Thắng, huyện Tân Yên

6) Tân Long, huyện Trấn Yên

7) Tân Hợp, huyện Văn Yên.

Linh mục đề nghị mỗi nhà thờ xây 5 gian rộng 9m x 20m, với móng, cột bằng bê tông cốt thép, kèo, xà bằng gỗ, mái lợp tôn hoặc ngói. Riêng nhà thờ Yên Hợp xin làm 10 gian v́ số giáo dân lên tới 2000. Chi phí ước lượng cho một nhà thờ 5 gian là 55 triệu đồng VN, trong đó ông Hợp đóng góp 50%, họ đạo đóng góp phần c̣n lại dưới h́nh thức nhân công và vật liệu địa phương như sỏi, cát vàng lấy từ sông Hồng hoặc vật liệu thu hồi từ nhà thờ cũ.

Ông thật sự lo lắng v́ số tiền quá lớn lao so với dự tính ban đầu. Dù có dốc tất cả số tiền dành dụm trong suốt 25 năm lao động cũng chỉ đủ 2/3; số c̣n lại ông phải kiếm việc làm thêm. V́ Chúa, ông liều lĩnh đánh canh bạc cuối cùng về “Phó thác và trông cậy”.

Đồng ư với đề nghị của LM Thái, ông chỉ xin 3 điều: Ông phải coi tất cả họa đồ nhà thờ, cần xem xét địa điểm xây cất trước khi khởi công, và tham gia giám sát thi công.

LM Thái bày tỏ sự tán thành và viết :”Bác ơi! Con làm linh mục mà không biết có hy sinh bằng bác, con tự hỏi ḿnh như  thế?”.

Sáng sớm ngày 26.5.05, ông đáp chuyến xe lửa LC3, khởi hành từ ga Hà Nội. Cha xứ và ban Hành Giáo đă chờ sẵn tại sân ga, và đưa về nhà xứ. Cha dành cho ông một căn pḥng 3m x 6m, vách đất mái tranh, trong đó kê một giường chiếc, một bàn làm việc.

Buổi chiều cùng ngày, ông tới họ đạo Tân Hợp với 500 giáo dân. Nhà thờ là một ngôi nhà 5 gian, 2 chái, mái ngói siêu vẹo.

Ngày hôm sau, đáp tàu chợ đi Lang Thíp, nằm sát ranh tỉnh Lào Cai, quy tụ 500 giáo dân. Nhà thờ là một ngôi nhà 5 gian, kèo cột bị mối ăn siêu vẹo.

Qua những ngày kế tiếp, ông đi thăm họ đạo Tân Long với 400 giáo dân. Nhà thờ là một ngôi nhà gạch 5 gian xây từ năm 1933, xiêu vẹo v́ mối mọt.

Từ Tân Long, qua phà sông Hồng, dùng xe ôm tới Hoàng Thắng, có 500 giáo dân. Nhà thờ là kho cũ do nhà nước bán lại, có thể sụp đổ gây tai nạn chết người qua cơn gió mạnh.

Rời Hoàng Thắng, đi thăm họ đạo Xuân Ái với 1700 giáo dân. Đó là ngôi nhà thờ gạch xây từ năm 1964, xiêu vẹo và mối đục.

Sau đó, đến họ đạo Yên Hợp với 2000 giáo dân. Nhà thờ là một ngôi nhà 8 gian, lợp bổi, tường gỗ, cũng bị mối đục. Ngày chót đi thăm họ đạo Cẩm Ân với 500 giáo dân.

Đi đến họ đạo nào, ông cũng đều tŕnh bày 2 điều căn bản: Ông không phải là triệu phú hay Việt kiều giầu có ǵ. Chỉ đủ khả năng đóng góp 50% chi phí xây dựng nhà thờ, phần c̣n lại xin đồng bào đóng góp dưới nhiều h́nh thức. Công tŕnh xây dựng phải có tuổi thọ tối thiểu là 50 năm, v́ vậy móng cột phải tốt, nhà thờ phải dự trù đất để có thể nới rộng trong tương lai thêm 3 gian nữa, chung quanh nhà thờ phải có đường rước kiệu. Sau cùng, ông mời tất cả các ông Trùm, Trưởng Ban Kiến Thiết, thợ mộc, thợ hồ của 7 họ đạo về tham dự khóa học Xây Dựng Cơ Bản được tổ chức tại giáo xứ. 

Việc xin giấy phép gặp muôn vàn khó khăn đối với công tác tái thiết nhà thờ, mặc dầu đă được ban Tôn Giáo tỉnh xác nhận “nhà sắp sập, có thể gây tai nạn chết người”.  Muốn có giấy phép, nhà nước đ̣i hỏi đủ thứ. Sau khi hội đủ các điều kiện trên, giấy xin phép phải có ư kiến thuận của xă, huyện, ban Tôn Giáo, rồi mới tŕnh lên tỉnh cứu xét.  Qua bao nhiêu cửa ải, chỗ nào cũng bảo chờ cứu xét xem có vi phạm pháp lệnh tôn giáo của chính phủ không?  Chả thế mà 6 tháng trôi qua, giáo xứ chỉ xin nổi 2 giấy phép.

Ngày 3.8.05, ông trở lại giáo xứ để kiểm tra thi công các ngôi thánh đường do ông đóng góp xây dựng. Cùng với ban Kiến Thiết, ông xem xét kỹ càng từng bộ phận công tŕnh, từ móng tới cột, từ cửa tới tường. Tại một họ đạo ông thấy có điều khác thường. Với con mắt chuyên môn, ông thấy ngay nhà thờ đă làm rộng hơn, cao hơn, khác với mức dự trù. Quay sang ông Trùm, ông hỏi:

- Sao không lợp nóc cho xong?

- Thưa Cố! V́ thiếu hụt ngân sách.

- Có phải thiếu hụt v́ cái này, cái này.  Tôi chỉ theo chiều ngang, chiều cao của kiến trúc.

- Dạ phải!

- Thưa cha, thiếu hụt bao nhiêu?

- 32 triệu. Giáo xứ chỉ có thể lo 10 triệu; c̣n 22 triệu, xin bác giúp chúng con.

- Tôi không dám hứa ǵ. Về Mỹ, nếu tôi kiếm được việc làm như vẽ nhà, quăng báo, tôi sẽ chuyển tiền về. Thưa cha! tôi đă dâng tất cả số tiền dành dụm cuối cùng lên Chúa, tôi chẳng c̣n ǵ nữa, vô sản hoàn toàn, cha ạ!”

Trong suốt thời gian lưu lại Yên Bái, ông hân hạnh được ban Công An cử cán bộ đến vấn an và bí mật “dàn chào”, mỗi khi đi công tác xa. Bạn bè thấy vậy, lo ngại cho sự an nguy của ông. Ông an ủi họ:”Cùng lắm là tử v́ đạo!”

Visa sắp hết hạn, ông phải trở về My. Tiễn chân tới sân ga Mậu A, cha xứ  ân cần nhắc:

- Chúng con mời bác sang cắt băng khánh thành nhà thờ Hoàng Thắng và Tân Long vào dịp lễ Giáng Sinh tới.

- Cám ơn cha, con chỉ có tấm ḷng dâng lên Chúa, chính Đức Cha, Cha và giáo dân thuộc giáo xứ Nhân Nghĩa mới là người xứng đáng hưởng vinh dự này.

Kết quả là 5 nhà thờ được tạo dựng trong ṿng 12 tháng.

Ông thích con số 7, nó tượng trưng 7 phép bí tích của Giáo Hội Công giáo, hay 7 sự thương khó của Đức Mẹ. Ông nói:”Ao ước cuối đời của tôi là được tham gia xây dựng 7 nhà thờ tại những vùng đèo heo hút gió,  ít người biết đến.  Tôi tin rằng ở những nơi đây, ḷng sùng đạo “mến Chúa yêu người” được thể hiện tới cao độ”.

Tuy hoàn thành xong 7 nhà thờ, nhưng giáo xứ c̣n 3 nhà thờ mục nát là Yên Thái, Yên Phú và Mậu Đông, và 4 họ đạo chưa có nhà thờ là Quế Thượng, Quế Hạ, Đông An và Viễn Sơn. Ông đă tính chấm dứt, nhưng rồi ông lại cầu xin Chúa soi đường dẫn lối để ông thực hiện 7 nhà thờ c̣n lại, vị chi là 14 nhà thờ.

Năm 2007, ông đến kiểm tra 5 nhà thờ đang xây cất đợt II: Mậu Đông, Đông Cường, Quế Hạ, Khe Sấu và Viễn Sơn, đồng thời thăm 2 địa điểm dự trù xây cất đợt III: Quế Thượng và Yên Phú. Tiền xây cất 2 nhà thờ này do anh chị Lữ, người quen ông Hợp đóng góp. Lúc đầu ông yêu cầu anh chị liên lạc trực tiếp với LM Thái, anh chi trả lời:”nều chú không nhận trông coi, tụi cháu sẽ không tham gia”.

Xin có vài ḍng ghi chú về Hưng Hóa.

Hưng Hóa là một giáo phận có diện tích lớn nhất miền Bắc và đúng ra là lớn nhất Việt Nam, bao gồm 10 tỉnh: Hà Tây, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Ḥa B́nh, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, và Diện Biên, với tổng diện tích 54.500 km2 tức bao gồm trọn vùng Tây Bắc Việt Nam và một phần trung du Bắc Việt. Phía Tây Bắc giáo phận Hưng Hóa giáp Lào và Trung Quốc, phía Đông giáp Lạng Sơn, Bắc Ninh và Hà Nội, phía Nam giáp Thanh Hóa.

Hưng Hóa nằm trong vùng sông Hồng, sông Đà, sông Lô và sông Chảy mà linh mục Trần Phúc Long ví như 4 cây nến lớn cắm trên một chân đèn h́nh tam giác, là châu thổ, có góc chóp đỉnh là Việt Tŕ và 2 góc cạnh duyên hải là Ninh B́nh và Quảng Yên. Hưng Hóa có Đỉnh Phan Si Pan là ngọn cao nhất của dăy Ḥang Liên Sơn, có dăy núi Voi và núi Ba V́, có khu nghỉ mát nổi tiếng Sa-pa, có quốc lộ 2 đi từ Hà Nội, Phúc Yên, Tuyên Quang và Hà Giang, và quốc lộ số 6 đi từ Hà Nội, qua Ḥa B́nh, Sơn La, Lai Châu.

Giáo phận Hưng Hóa có tới 20 sắc tộc mà sắc dân cao nhất là người Mèo (H’Mông) và Thái, tiếp theo là người Mường, Mán, Tày v.v...

Hưng Hóa là vùng đất của các vị anh hùng liệt nữ: Phú Thọ có Đền Hùng, Sơn Tây có núi Ba V́, nơi mang huyền thọai Sơn Tinh và Thủy Tinh, có đền Ngô Quyền và đền Hai Bà Trưng.

Ṭan giáo phận có các giáo xứ và họ đạo, phần lớn tập trung tại tỉnh Phú Thọ (50%) và Yên Bái (30%). 14 họ đạo mà ông Hợp giúp đỡ nằm trong tỉnh Yên Bái.

 

Lập Quỹ T́nh Thương

 

Tại Yên Bái, để giúp đỡ các gia d́nh túng thiếu vay vốn làm ăn, ông thiết lập một quỹ t́nh thương, có Nội Quy đàng hoàng, gồm 6 Chương và 14 Điều, với số vốn ứng trước là 50 triệu đồng. Mục đích cuả Quỹ là củng cố tinh thần tương thân tương trợ của toàn thể bà con giáo dân trong họ đạo và giúp bà con vay vốn làm ăn để thăng tiến đời sống. Tiền vay mỗi lần không quá 2 triệu rưỡi; thời gian vay là 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm; tiền lăi phải trả bằng 50% tiền lăi ngân hàng.

 

Công tác thiện nguyện mổ mắt

 

Dù xây chin bậc phù đồ,

Không bằng làm phúc thí cho một người

Cuối năm 2002, Bùi Đức Hợp về làng, ông tới thăm người thím, đă 80, tóc bạc phơ, mù ḷa gần 30 năm. Bà ôm chầm lấy ông, nước mắt chảy thành ḍng, hai bàn tay gầy guộc sờ soạng từ đầu tới cổ ông. Bà cầu Trời khấn Phật chữa lành đôi mắt để một lần nh́n thấy con cháu, họ hàng, bà con làng nước…rồi nhắm mắt cũng cam ḷng.

Ông cảm thấy những tiền bạc, thuốc men mang về tặng bà không làm vơi đi những sầu muộn chất chứa trong ḷng. Ông nghĩ, phải làm hơn thế nữa, trả đôi mắt về cho bà. Lạy Chúa, xin chỉ đường dẫn lối cho ông đi, như Chúa đă làm cho người mù thành Giêrikhô sáng mắt.

Bỏ ư định mua xe mới. Đồng tiền ông dành dụm giống như đồng tiền của bà góa trong Thánh Kinh, nó quá bé nhỏ so với những bất hạnh lớn lao của đồng bào “tật nguyền” như thím ông.

Thăm ḍ giá cả phẫu thuật bên Mỹ hầu có thể t́m phương cách giúp người thím. Các bác sỹ chuyên môn đều cho biết : khám bệnh lần đầu 150 mỹ kim, chi phí mổ khoảng 2,500 mỹ kim. Đó là chưa kể những phí tổn khác như ăn ở, di chuyển, bảo lănh v.v..

Một hôm, t́nh cờ bấm một đài truyền h́nh địa phương, đang chiếu một thiên phóng sự của Hội Giúp Người Mù ở Việt Nam, lời xướng ngôn viên: “chỉ cần một khoản tiền 500,000 đồng VN, một khoảng thời gian 15 phút, cuộc đời của một người mù do bị đục tinh thể thay đổi hoàn toàn”.

Sáng ngày 6.10.2004, ông xin gặp vị chủ tịch Hội Giúp Người Mù ở Việt Nam, tại San Jose, được ông chủ tịch xác định đúng số tiền 500,000 đồng mỗi ca mổ mắt và Hội đă thực hiện được 1,000 ca. Ngoài ra, ông chủ tịch c̣n cho biết nếu cá nhân hay hội đoàn nào đóng góp một số tiền, Hội sẽ đóng thêm một số tiền tương đương, tất cả để dùng vào việc làm sáng mắt người mù tại quê nhà.

Bùi Đức Hợp xin Hội thực hiện công tác tại 3 huyện trong tỉnh Nam Định là quê của ông. Ông xin đóng góp 10,000 mỹ kim, Hội bỏ ra thêm 10,000 mỹ kim nữa. Chiều ngày 24.11.2004, ông hân hoan trao tận tay cho Hội chi phiếu 10,000 mỹ kim, hy vọng sẽ đem lại nguồn ánh sáng không những cho thím ông, mà là 600 đồng bào mù ḷa khác trong 3 huyện thuộc Nam Định.

Ca phẫu thuật đầu tiên dành cho thím ông Hợp và 10 bệnh nhân khác. Sau 24 giờ, bác sỹ tháo băng cho cụ bà 80 tuổi. Cụ nh́n rơ con cháu và cả gia đ́nh ôm lấy cụ mà khóc. Những người góp phần vào chương tŕnh “khơi nguồn ánh sáng” hầu hết là bà con của Bùi Đức Hợp trong nhóm Sơn Nam. Tính tới ngày 31.5.2005, đă có 118 người được mổ đợt đầu tại 2 huyện Xuân Trường và Giao Thủy. Gặp Bùi Đức Hợp, có cụ tâm sự:”Từ ngày vào đời đến giờ, tôi tưởng như mơ mà thật, nhà tài trợ không những cho tôi sáng mắt, mà c̣n cho quà nữa”. Cụ khác nói:”Trước đây, lăo khổ sở, đơn độc lắm ông ạ, Mù ḷa có thấy ǵ đâu, xuống bếp phải sờ soạng. Giờ đây, lăo có thể làm lấy một ḿnh, kể cả việc ra ao tắm”. Một cụ khác: “Lăo thích đi thăm bà con lối xóm; giờ đây, lăo đi nhà thờ đọc kinh, ra ao tắm rửa một ḿnh, không cần đến con cháu.  Cảm ơn Chúa, cảm ơn Đức Mẹ, cảm ơn quư ông!”

Tính tới ngày 31.5.2006, số người đă được mổ mắt tại 3 huyện:

Xuân Trường:  237

Giao Thủy:       241

Hải Hậu:          122

Cộng:               600

Bùi Đức Hợp chia sẻ:”600 ngọn đèn dầu bừng sáng chưa đủ, quê tôi c̣n cần thêm nhiều ngọn khác để biến những túp lều dầy đặc bóng tối thành những tổ ấm gia đ́nh chan ḥa ánh sáng và t́nh thương.  Để có dầu, tôi dự định đi làm trở lại, sau gần 10 năm về hưu”.

 “Từ thuở vào đời đến giờ, tôi chỉ lấy hạnh phúc tha nhân làm lẽ sống, chỉ muốn cho đi mà không muốn nhận. Tôi đă t́m thấy hạnh phúc trong sự yêu thương người khác. Hàng ngày, tôi đón nhận biết bao ân sủng, ngay cả lúc gian nan thất vọng, càng cho đi càng nhận được nhiều.”

 

Những nét đẹp trong 4 cuốn Hồi Kư

 

Nhiều lần trong Hồi Kư, Bùi Đức Hợp vẫn nói ḿnh không phải nhà văn, ông chỉ biết diễn tả tâm t́nh ḿnh bằng những lời lẽ đơn sơ, mộc mạc, nhưng Bùi Đức Hợp đă gây cho người đọc nhiều ngạc nhiên và thích thú. Từ cách diễn tả đến lối hành văn, ông đă tỏ ra rất “văn chương”.

Bùi Đức Hợp có lối kể chuyện đảo lộn thời gian, hồi tưởng không gian xen kẽ, phản ảnh tâm lư b́nh thường của con người trong suy tưởng, đang chuyện này nhảy sang chuyện khác một cách tự nhiên, nhưng đó chính là nghệ thuật hành văn trong tiểu thuyết ở một mức cao độ, không dễ áp dụng, nó có thể làm cho câu chuyện lạc lơng, nếu không khéo sử dụng. Những đoạn hồi tưởng của ông mang những nét đẹp.

Đoạn viết về tuổi thiếu niên mang đậm nét thời đại: “Con đường cái quan từ Xuân Bảng lên Lục Thủy dài gần 8 cây số, phải qua Trung Linh, Bùi Chu với những ụ, hố chằng chịt ngoằn ngoèo. Trên con đường này, ngày hai buổi, tôi cuốc bộ tới trường. Mùa đông, nón lá, áo tơi, chân đất, để chống lại gió bấc mưa phùn. Mùa hè, đôi bàn chân bỏng rát v́ đá dăm và đường nhựa. Cả cuộc đời trung học của tôi gắn liền với Trường Hồ Ngọc Cẩn cho tới ngày di cư vào Nam“

Tả chuyến ra đi rời Hà Nội năm 1954, ông viết: “Xe tải chở tôi và một số đồng bào tới phi trường Gia Lâm trong lúc dân Hà Thành c̣n ch́m trong giấc ngủ. Tôi mở to mắt nh́n tháp Rùa, hồ Gươm một lần cuối, biết bao giờ mới gặp lại. Liễu vẫn rủ bên hồ, cột sáng muôn màu lấp lánh dưới mặt hồ. Trong thinh lặng vô t́nh của tạo vật, tôi buột miệng kêu: “Mẹ ơi! Con giă từ đất Bắc”.

Và đây là tâm trạng ngày 30 tháng tư:“Đêm 30 tháng 4, bên ngọn nến bập bùng trong pḥng tắm đóng kín, tôi đốt từng giấy khen, từng bằng tưởng lệ, từng huy chương. Mỗi lần ngọn lửa bùng lên, tim tôi thắt lại. Cả sự nghiệp là đây! Tiếng thở dài năo nùng từ pḥng ngủ vọng đến khiến ruột gan tôi càng tan nát. Chẳng mấy chốc công danh sự nghiệp tan như khói đen bay lơ lửng trên trần nhà.”

Trong “Khoảng trống đong đầy” có đoạn ghi lại một ngày tĩnh tâm (retreat) ở Mission Viejo, California:”Về nhà, một ḿnh trong ngôi nhà vắng vẻ, tôi kéo tất cả màn che phía nam, bầu trời cuối thu phẳng lặng. Hàng cọ cao vút chen lẫn với những cây phong tím, vàng. Trong bối cảnh êm đềm và đầy thi vị, tôi mở thư của thánh Phaolô gửi các tín hữu Philipphê ra đọc. Philipphê xưa là thành phố sầm uất, nay chỉ c̣n là đống gạch hoang tàn. Cảnh vật, ḷng người thay đổi theo thời gian, chỉ có T́nh Yêu là tồn tại”.

“Nh́n lá vàng rơi rụng, tôi cảm nhiệm sâu xa thế nào là sống gửi thác về. Tôi đắm ḿnh trong cầu nguyện:” Chúa đă yêu con. Chúa đă sống trong con. Ôi! T́nh yêu nhiệm mầu”. Mờ tối, tôi mới trở về nhà, kết thúc một ngày “làm việc”, hôm qua cũng như hôm nay và ngày mai trong suốt thời gian tĩnh tâm”.

Thăm Palais Royal tại Paris, Bùi ĐứcHợp viết:”Lâu đài ngoảnh mặt ra công viên tươi mát. Hai hàng cây natane chạy dài, cắt tỉa công phu, đan kết vào nhau, tạo thành một bức tường xanh ngăn cách khuôn viên với phố phường nhộn nhịp. Nh́n hàng giờ trên ghế đá, nh́n chồi non e ấp nở, tôi muốn ôm cả cảnh vật vào trong ḷng”.

Những áng văn như vậy, cộng với những mẩu đối thoại ư nhị và cách diễn tả có vẻ như đơn sơ nhưng sâu sắc và tế nhị, rải rắc trong Hồi Kư của Bùi Đức Hợp.

*

Về mặt ấn loát, cả 4 cuốn Hồi Kư đều được tŕnh bầy trang nhă, h́nh ảnh đẹp, tuy nhiên v́ ít chú trọng đến kỹ thuật chuyên môn nên nh́n chung, toàn bộ cuốn sách không được đẹp mắt.

Trong phần cảm nghĩ của họ hàng và bạn bè viết cho Bùi Đức Hợp, được trích đăng trong phần cuối mỗi cuốn Hồi Kư, mọi người đều đồng t́nh ca ngợi văn chương trong sáng và t́nh người vô lượng của ông trải dài trên những trang giấy một cách đơn sơ, chân t́nh biểu lộ một tấm ḷng hết mực “mến Chúa và Yêu người”. Điều quan trọng ghi nhận được là ngôn từ và hành động của Bùi Đức Hợp đă đánh động rất mạnh vào người đọc ông, nhất là với họ hàng, ông đă trao được một thông điệp có giá trị mà nhiều người gọi là cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư mới.

Chị Nguyễn thị Thu Trang, hiện ngụ tại Saigon, trong lá thư gửi cho Bùi Đức Hợp ngày 12.11.2004, in trong Hồi Kư III, có một câu thật chí lư:”Trong bác có một tâm hồn của một thi sỹ, lương thiện của một tu sỹ và hành động của một hiệp sỹ”.

Sau khi đọc cuốn Hồi Kư IV môt cách say mê, tôi quyết định đọc lại cả ba cuốn đầu, tổng cộng đúng 1,300 trang, để viết về một người bạn từ thời trung học mà cũng có thể nói là bạn suốt đời với tấm ḷng nể trọng và kính phục. Bản tính vốn đơn sơ và chất phác, Bùi Đức Hợp không cần đến một lời “tâng bốc”. Vả lại, đó cũng không phải là thói quen của tôi. Một điều may mắn khác nữa là Hồi Kư của Bùi Đức Hợp không bầy bán trong tiệm sách nên cũng không có nhu cầu “quảng cáo” dầu ở h́nh thức hay mức độ nào. Những ǵ được viết ra, phát xuất từ một cảm nhận và cảm phục rất chân t́nh.

Linh đạo (the spirituality) mà kỹ sư Bùi Đức Hợp đă sống thật tuyêt vời, khó có người sánh kịp. Ông xứng đáng là một chính nhân quân tử, một chứng nhân của Đức Kitô.