D̉NG SÔNG NINH CƠ

Nguyễn Đức Tuyên

 

Phát nguyên từ đất mẹ Bách Việt, nay đă bị người Tàu chiếm ngự, Sông Hồng vừa là khởi nguyên vừa là hướng đạo cho cuộc đông nam tiến của tổ tiên ta trải rộng một vùng phù sa tam giác, tài bồi qua năm tháng lấn chiếm một vùng biển Đông. Sông Hồng đi tới vùng Xuân Trường ngày nay th́ v́ địa thế đất đai hay v́ một cơ duyên huyền bí nào đó, mở ra một con sông nhánh là Sông Ninh Cơ, giống như cánh tay dàiø của người mẹ yêu thương vươn ra che chở, bao bọc và tưới mát một vùng đất ph́ nhiêu, khởi đầu là hướng bắc nam, rồi cũng như đời người chuân chuyên, phải rẽ sang hướng đông bắc-tây nam, ở vùng Trung Linh, măi tới Ninh Cường lại thêm môt lần chuyển hướng bắc nam rồi xuôi ḍng ḥa nhập vào đại dương ở cửa Lạch Giang. Tổ tiên chúng ta cũng theo ḍng sông xây dựng ḍng đời, truyền lại gia tài đất dai cho con cháu.

Trong những ngày xa xưa, sông là phương tiện di chuyển cốt yếu đểû chuyên chở người, vật liệu và thổ sản từ vùng này sang vùng khác và trong những chuyến đồ xuôi ngược ấy đă tạo ra biết bao mối t́nh thơ mộng, mộc mạc và chất phác mà ngày nay ta không thể t́m thấy nơi xứ lạ quê người. Con đ̣ dọc sông Ninh Cơ biết đâu cũng đă nên duyên vợ chồng cho nhiều đôi trai gái miền quê, nhưng cũng từ con đ̣ trên sông đó hẳn đă gây nên bao mối t́nh câm, bao nỗi khóc thầm của những hoàn cảnh éo le, thương mà thương chẳng trọn.

Con sông chia ngả đôi bờ, một bên là Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng và bờ bên kia là Xuân Trường, Giao Thủy và Hải Hậu. Cuộc sống ở đây thời xa xưa được coi là êm đềm, chất phác, nghèo nàn, ngoại trừ một vài làng khá giả hơn như Hành Thiện, Trung Lao. Đôi bờ hai ngả được nối kết với nhau bằng những con đ̣ ngang nhỏ nhắn mộc mạc qua lại: đ̣ Cựa Gà, đ̣ Sồng, đ̣ Lạc Quần, đ̣ Ninh Cường, đ̣ Ninh Mỹ và đ̣ Giáo Lạc. Hai bên bến đ̣ thường là một vùng đất đỏ thoai thoải như nửa cái ḷng chảo vĩ  đại chúi xuống mé sông. Đây đó một căn lều xơ xác với cô thôn nữ chít khăn mỏ qụa, ngồi sau chiếc bàn gỗ xiêu vẹo, trên để mấy cái chén và b́nh nước chè xanh hay nước vối mầu nâu xậm. Đ̣ không có cái tấp nập như bắc Mỹ Thuận chẳng hạn. Đ̣ ngang là “nhịp cầu” duy nhất đưa khách sang sông. Nhưng cô lái đ̣ hoặc ông lái đ̣ lại là người không biết giữ đúng giờ, khi sớm khi muộn, lúc nhặt lúc khoan; đ̣ chở không phải theo giờ giấc nhất định mà tùy chuyến, nhiêu khi tùy theo có khách hay không. Không có khách ta chẳng sang sông, cho nên lỡ đ̣ là chuyện sảy ra thường xuyên. Đợi măi không thấy đ̣ sang, ta chỉ c̣n cách bụm hai bàn tay làm loa “gọi đ̣” để gọi măi sang bên kia sông. Ngang sông tuy không rộng lớn nhưng nhiều lúc nước chảy xiết, đánh bạt con đ̣ trôi xuôi cả nửa cây số, khi vào gần bờ đ̣ phải bơi ngược lại. Có lẽ những hoàn cảnh như vậy tạo cho con người Việt Nam biết kiên nhẫn, không màng tới thời gian, riết rồi thành thói quen đi trễ cả 2 giờ đồng hồ như ta thấy trong những tiệc cưới ngày nay chăng.

Nhà tôi không ở bên sông Ninh Cơ, nhưng khi lên mười, tôi đă mất cha, và đi trọ học bên ḍng Ninh Cơ. Lúc đó tôi không thấy buồn nhưng rất nhẫn nhục, lủi thủi theo thời khắc biểu, theo kỷ luật khắt khe của nhà trường, tôi cũng không có vẻ ǵ bất măn hay nổi loạn. Ít nhất một tuần một lần, chúng tôi có dịp dạo mát trên con đê tả ngạn Ninh Cơ. Kỷ niệm c̣n trong tôi là một ḍng sông hiền ḥa, phẳng lặng, hai bên bờ cỏ và tre mọc chen nhau, tạo nên một màu xanh úa vàng lồi lơm, cao thấp. Cho tới năm 1945, đất trời nổi sóng. Tôi đă chứng kiến cảnh đói Ất Dậu với những thân người tiều tụy, xác xơ. Tôi nhớ mỗi tuần chúng tôi có đem theo mỗi người mấy nắm cơm để gọi là cứu trợ nhưng có thấm tháp vào đâu.

Lần thứ hai, trở lại đi học trung học sau một thời gian đi làm, tôi lại có dịp ngày ngày qua một đoạn đường ngắn trên sông Ninh Cơ và nhiều lần qua lai đ̣ Cựa Gà hoặc đi đ̣ dọc đến Nam Đinh qua sông Ninh Cơ và sông Hồâng nhưng kỷ niệm lúc đó là những lo âu. Sông Ninh Cơ lúc này như người mẹ hiền chứng kiến cảnh ngoại xâm mưu toan thôn tính nước ta một lần nữa, cảnh lũ con ngỗ nghịch phá nhà phá xóm, tạo cảnh đồng không nhà trống mà ḍng sông trong xanh thuở nào đă chất chứa thây con mẹ, bồng bềnh không người thừa nhận.

Mới đây tôi mới nghe về một câu chuyện rất thương tâm trên ḍng sông Ninh Cơ thời trước 1945. Theo phong tục nhiều làng thời đó, hễ con gái chửa hoang, tức là không có chồng chính thức mà có bầu, dân làng sẽ họp lại, tra vấn, nhiếc mắng trăm điều xỉ nhục rồi cuối cùng là nghị án thả bè trôi sông. Dân làng sẽ kết một chiếc bè bằng cây chuối, cột chân tay người con gái bất hạnh lại, lấy nhựa đường trét kín miệng, rồi thả xuống sông, cho đến chết. Những chuyện này, thời đó tôi chỉ nghe kể lại. Măi tới tháng tư năm nay, khi sang Úc, nhân nói về những tục lệ xa xưa, ông NVK ở Melbourne có nói với tôi là khi c̣n ở miền GL chính mắt ông đă thấy xác một người con gái bất hạnh trôi vào vùng sông Ninh Cơ nơi ông cư ngụ. Ông c̣n nhớ câu chuyện thương tâm ấy xẩy ra ở một làng X, và bất hạnh thay, người con gái ấy đă mang bầu với một viên chức trong làng, và chính những viên chức trong làng X, dầu biết rơ người gây ra cái bầu, vẫn nhẫn tâm thi hành bản án vô nhân đạo đó dựa theo phong tục phép vua thua lệ làng. Tôi cứ bị ám ảnh về những người con gái xấu số như vậy. Tôi tưởng tượng ra h́nh ảnh một người con gái bị cột dây, phơi nắng, trôi sông, cho tới chết với nỗi niềm oan trái của họ. Câu chuyện xẩy ra trên Sông Ninh Cơ, nhưng con sông hoàn toàn vô tội. Con sông chỉ đem đến sức sống và nguồn nước cho con người, cho cỏ cây, cho đồng lúa. Tội chính là ở con người.

Sông Ninh Cơ cũng đă chứng kiến bao cảnh xót xa v́ nghịch cảnh của đất nước. Nếu toiâ nhớ không lầm th́ năm 1946 con sông Ninh Cơ đă chôn xác nhà văn Khái Hưng. Lúc đó anh Nguyễn Tường Triệu con ruột của nhà văn Nguyễn Tường Tam, cùng nội trú với tôi ở Trung Linh, sát ḍng Ninh Cơ. Anh được nhận làm con nuôi ông Khái Hưng nên lấy tên là Trần Khánh Triệu. Chuyện ông Khái Hưng bị nhốt ở Lạc Quần bên ḍng Ninh Cơ, anh em chúng tôi, dù c̣n nhỏ tuổi, nhưng đều biết rơ. Tới một đêm vào cuối tháng 12 năm 1946 th́ phải, chúng tôi thấy Trần Khánh Triệu mặt mày đỏ gay, chạy rầm rầm đập bàn xô ghế la hét. Hỏi ra th́ được biết cha nuôi của anh đă bị giết ớ Lạc Quần. Tôi nhớ h́nh như chúng tôi lặng thinh và rồi sau đó mấy ngày, không thấy anh c̣n ở nội trú nữa. Con Sông Ninh Cơ trong thời gian 1945 không phải chỉ đưa xác một nhà văn lẫy lừng một đời hiến dâng cho văn học nghệ thuật và hiến ḿnh cho dân tộc, mà c̣n là mồ chôn biết bao người v́ dân tộc mà phải bỏ thây tủi nhục ở nhiều nơi, kể sao cho xiết.

Ḍng sông đă chứng kiến bao cảnh tang thương vật đổi sao rời. Những huy hoàng của một giáo phận công giáo thời trước với sự suy tàn xơ xác hôm nay; cảnh sắt máu của thời cải cách ruộng đất với biết bao tủi nhục oan hờn của nhiều người, cả đời cần mẫn làm ăn, bỗng một ngày được dựng đứng lên là cường hào ác bá; ḍng sông đón nhận tin mừng thống nhất đất nước năm 1975 trong cảnh chia ĺa tưởng chừng như vĩnh biệt của nhiều người thân ở trong Nam khi họ rời xa đất nước tới một nơi vô định; rồi ḍng sông hân hoan vui mừng gặp lại những người thân xa cách nhau một nửa thế ky,û ở xa nhau nửa qủa địa cầu về làng gặp gỡ, thăm hỏi ân cần và sự trợ giúp tương như trong giấc mơ bằng những số tiền bạc triệu Việt Nam mà cả một đời người không sao có được.

Tôi giă biệt ḍng Ninh Cơ vào một ngày hè ảm đạm 50 năm về trước. Rồi v́ cuộc sống ở miền Nam và nhiều năm sống ở Hoa kỳ, có thể nói là tôi đă quên bằng ḍng sông thân yêu đó. Cho đến đầu năm 1999 khi có dịp trở lại ḍng sông qua cây cầu nổi bắc ngang sông ở Lạc Quần, rồi đi dọc lên miệt Trung Linh, Bùi Chu, Ngọc Cục, ḍng sông trở lại với tôi giống y như h́nh ảnh người chị tôi, sau 50 năm gặp lại. Già nua, cằn cỗi nhưng hân hoan vui mừng và đầy sức chịu đựng phi thường. Tôi trở về miền đất hứa trong tâm tư vui mừng, hồi hộp, ngỡ ngàng. Ḍng sông Ninh Cơ như người mẹ ǵa nua c̣n đó, cô quạnh với nụ cười héo hắt ngó nh́n tôi, ḷng rộn ră nhưng không nói lên lời, bởi v́ trong thâm tâm c̣n muôn điều muốn nói nhưng nghẹn ngào.

Đồng bằng sông Ninh Cơ trong những năm 1945, chỉ cưu mang những gia đ́nh gồm có 2 vợ chồng, ngày nay, những gia đ́nh ấy, như gia đ́nh chị tôi, đă tăng lên 94 người gồm con cái cháu chắt, mà số ruộng không gia tăng. Đi trên vùng Tam Cốc, Ninh B́nh, tôi đưọc vợ chồng anh chị lái đ̣ chỉ cho những mảnh ruộng được chia phần cho mỗi gia đ́nh thật tội nghiệp, có lễ chỉ lớn hơn mảnh đất gia cư b́nh thương ở đây, để nuôi sống một gia đ́nh khoảng 4 người, chưa kể sưu cao thuế nặng mà người nông dân phải gánh chịu.. Kế hoạch hóa gia đ́nh của nhà cầm quyền, nếu giảm thiểu được nhân số th́ đẫ giết chết biết bao nhiêu là sinh linh. Người ta phá thai như cơm bữa, không một chút xót xa, Mặt khác, những người công giáo thuần thành, sống theo giáo huấn của các chủ chăn thủ cựu, họ không biết thế nào là ngừa thai, đă sinh sản không kiểm soát, cho nên đời sống vật chất so với người không công giáo, các gia đ́nh công giáo có phần khó khăn hơn.

Diện tích toàn vùng Ninh Cơ khoảng 1,350 cây số vuông với dân số khoảng 1,200,000 người, mật độ 888/km2, so với diện tích toàn quốc là 330,991 cây số vuông và dân số 77,000,000, mật độ 233/km2. Nói một cách khác, mật độ vùng Ninh Cơ gấp 3.8 lần toàn quốc và ngoài nông sản ra không có một khu công kỹ nghệ nào.

Nạn cường hào ác bá là một cơn ác mộng ở nông thôn do cơ chế chính quyền thống trị và toàn trị trên người dân, với nạn tham nhũng, những sắc thuế phụ thu tùy tiện, kiểm soát hộ khẩu v.v. ngày nay gấp bội thời Pháp thuộc. Nếu ngày xưa phép vua thua lệ làng đựơc nhà vua làm lơ th́ ngày nay để địa phương quản lư được chính quyền công nhận và khuyến khích. Làm ǵ cũng được miễn là củng cố chính quyền. Bởi vậy mới có vụ Thái B́nh. Đường sá có khang trang hơn, có điện, có điện thoại, có xe gắn máy nhưng qua mùa gặt, chỉ c̣n đứng ngồi nh́n nhau cho qua ngày với bữa no bữa đói. Không có việc để làm, một số phải ra thị thành kiếm việc tạm bợ hay phải chấp nhận nhng việc làm mất nhân phẩm.

Cả huyện Xuân Trường với dân số 180,000 người chỉ có hai trường Trung học cấp ba, mỗi năm thu hút 900 học sinh. Có dự án xây thêm 2 trường chi nhánh nữa, gọi là phân hiệu, một ở Xuân Bảng là trụ sở mới của huyện và một ở Xuân Đài, nhưng chưa có ngân khoản. Vấn đê là đa số con em nhà nghèo đều thất học v́ trường công cũng thu học phí. Không nói chi bậc trung học, ngay bậc tiểu học, đa số gia đ́nh nghèo không có cơ hội cho con học tới hết lớp ba. Trong số anh em thân hữu Hồ Ngọc Cẩn, có anh TVB đă làm được một vịêc đáng ca ngợi. Mỗi năm anh dành dụm được 2,000 mỹ kim để cấp học bổng cho 100 học sinh trong làng anh gồm tiền học phí, sách vở và một bộ quần áo. Ngày nay, chỉ con cái cán bộ mới có cơ hội đi học, c̣n con thường dân th́ không. Theo tôi nghĩ, 25 năm nữa, thanh niên nông thôn b́nh thường, trong đó có thanh niên công giáo, không sao ngóc đầu lên được. Tôi có trả lời cảm tưởng của tôi với mấy người bạn sau 50 năm xa cách rằng, ở nông thôn Việt Nam “con săi chùa vẫn quét lá đa” như thời xưa. Vấn đề là thân phận nông dân thời nào cũng vậy thôi.

*

Sông Ninh Cơ mong có một ngày nào cuốn trôi đi những rác rưởi của hận thù, đàn áp, khống chể của con người áp đặt trên những con người thống khổ, cả một đời không biết đến tự do là ǵ.. Hăy rửa sạch ḍng sông cho nước sông trong sáng, sạch sẽ, cho thế hệ trẻ thơ biết vui đùa vô tư bên ḍng sông, cho thế hệ thanh niên dám ngẩng mặt nh́n trời, không sợ sệt, không dối trá. Ḍng Ninh Cơ mong có một ngày nhà nhà yên vui, con cái được cắp sách đến trường, có bát cơm ngon, có bộ quần áo lành lặn. Ḍng Ninh Cơ ước mong hạnh phúc đến sớm cho mọi người.