|
Lịch sử văn minh nhân loại theo nhăn truyền thông
|
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn |
LTS: Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn là giáo viên thỉnh giảng trường Đại học Tổng Hợp TP. HCM, khoa Ngữ văn Báo chí và từ 16 năm nay, linh mục dạy ở khoa Kỹ thuật In trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM. Sau 18 năm làm việc tại Nguyễn Bá Ṭng Ấn loát Công ty (NAC) từ 1975 và Liên hiệp Khoa học Sản xuất In (LIKSIN), linh mục đang phụ trách Bản tin Hiệp Thông của HĐGMVN. Bài này giới thiệu những kiến thức cơ bản về truyền thông phần lớn đă được ghi trong giáo tŕnh Kỹ thuật Chữ do NXB Giáo dục xuất bản năm 1996. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc.
Nhập đề
Truyền thông, hay "truyền đạt thông tin", gồm nhiều hành động như thông báo, phổ biến, chia sẻ, trao đổi với nhau từ những ǵ thuộc về vật chất như miếng bánh, bữa cơm, tài nguyên cho đến những ǵ thuộc về tinh thần như mẩu tin, ư tưởng, t́nh cảm và cao cả nhất chính là truyền đạt ḿnh cho người khác. Người ta đă chia truyền thông thành hai loại: cá nhân và xă hội. Trong khi truyền thông cá nhân thu hẹp vào việc trao đổi một thông điệp nào đó giữa người này với người khác th́ truyền thông xă hội bao trùm những thông điệp trao đổi qua lại giữa các nhóm người hay giữa cá nhân với một nhóm người. Các phương tiện truyền thông cũng được phân loại theo tiêu chuẩn này. Nếu ngày trước hai người nói chuyện với nhau hay viết thư cho nhau được kể là truyền thông cá nhân, th́ ngày nay, câu chuyện bằng điện thoại giữa hai người có thể được ghi âm hay được in thành sách, hoặc phát lên mạng Internet để truyền đi khắp thế giới và trở thành loại truyền thông xă hội. Hiện nay, người ta chú ư nhiều đến truyền thông xă hội với những phương tiện nghe nh́n như sách báo, truyền thanh, truyền h́nh đủ loại hay với mạng thông tin toàn cầu (internet). Trong thực tế truyền thông cá nhân lại được coi là cơ bản và nền tảng v́ nếu cá nhân không chia sẻ cách chân thành những ǵ cao đẹp, đúng đắn cho nhau th́ việc truyền thông xă hội kể như đă hư hỏng ngay từ gốc của nó. Trong phạm vi bài này, chúng tôi giới thiệu vài nét cơ bản về lịch sử văn minh con người theo nhăn quan truyền thông. Xét theo lĩnh vực thông tin, chúng ta có thể chia lịch sử văn minh loài người thành 4 thời kỳ: tiếng nói, chữ viết, ấn loát và thông tin.
1. THỜI KỲ TIẾNG NÓI (40.000 B.C. - 4.000 B.C.)
1.1. Con người biết suy tư (homo sapiens) xuất hiện cách đây khoảng 40.000 năm trước Công nguyên (B.C.: Before Christ - trước Đức Kitô). Con người lúc đó đă biết dùng ngôn ngữ như một phương tiện để diễn tả những tư tưởng, ước muốn, t́nh cảm của ḿnh. Thật ra, tiếng nói có ngay từ khi con người xuất hiện trên mặt đất, và càng ngày càng được cải tiến để từ những tiếng kêu, tiếng la như thú vật, con người sáng tạo ra ngôn ngữ để chia sẻ những thông điệp của ḿnh cho người khác hay cho cộng đồng. V́ thế, ngôn ngữ được định nghĩa như một hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau. 1.2. Hiện nay, nhiều sắc dân trong các rừng rậm Nam Mỹ, châu Phi, châu Úc vẫn c̣n ở trong giai đoạn của tiếng nói sơ khai v́ ngôn ngữ của họ chỉ đủ để diễn tả đời sống b́nh thường chứ chưa diễn tả những t́nh cảm phức tạp, tư tưởng sâu sắc như ngôn ngữ của các dân tộc văn minh. Các nhà ngôn ngữ học đếm được khoảng 3.000 ngôn ngữ c̣n tồn tại và 4.000 đă biến mất. Trong số đó chỉ có khoảng hơn 100 ngôn ngữ được ghi lại bằng chữ viết (x. P. Breton và S. Proulx, l'Explosion de la communication, NXB La Découverte Boréal, Paris-Montréal, 1993. Bản dịch Tiếng Việt, NXB Văn hoá Hà Nội, 1996, tr. 14). 1.3. Ngôn ngữ là phương tiện truyền thông đầu tiên của con người. Muốn cho thông điệp có giá trị, nó phải mang 4 yếu tố của bất cứ loại truyền thông nào là chính xác, trung thực, kịp thời và định hướng tích cực. V́ thế những lời nói phóng đại, dối trá, không đúng lúc và tiêu cực đều tạo ra những hậu quả xấu trong truyền thông, gây nên sự ngăn cách giữa người truyền và người nhận. Muốn cho việc truyền thông có hiệu quả tích cực, lời nói không phải chỉ ở bờ môi chót lưỡi nhưng phải bắt nguồn từ tâm hồn trong sáng và tốt đẹp. 1.4. Con người ngày nay thích loại truyền thông nghe nh́n, ít sử dụng loại truyền thông tiếng nói nên dần dần không phát triển ngôn ngữ giao tiếp bằng miệng. Người ta có thể ngồi hàng giờ để nghe nhạc, xem phim mà không nói với nhau hoặc chỉ nói những lời ngắn gọn khiến cho sự hiệp thông giữa con người ngày càng bị giới hạn. Truyền thông luôn luôn đi đôi với hiệp thông và trở thành mục đích của truyền thông. Tuy nhiên, tiếng nói của con người bị giới hạn trong không gian và thời gian. Người ta không thể nói cho nhiều người ở xa nghe và nói suốt cả ngày v́ sức lực có hạn. Chữ viết có khả năng vượt qua các giới hạn này.
2. THỜI KỲ CHỮ VIẾT (4.000 B.C. - 1.000 A.D.)
2.1. Chữ viết được định nghĩa là những kư hiệu ước định của ngôn ngữ để diễn tả những tư tưởng, t́nh cảm, ước muốn của con người. Nhờ chữ viết, con người có thể "nói" cho nhiều người ở nhiều nơi khác nhau và nói được lâu hơn. Thí dụ: một bức thư viết cho nhiều người ở xa biết được tin tức. Khởi đầu chữ viết là những h́nh vẽ cụ thể trên vách đá, nền đất để thông báo cho nhau tin tức về đoàn thú hay về các bộ lạc khác. Người ta t́m thấy những h́nh vẽ đó trong nhiều hang động của những người tiền sử cách đây khoảng 30.000 năm B.C. ở châu Âu. Nhưng những h́nh vẽ đó chưa phải là chữ viết theo đúng nghĩa kư hiệu ngôn ngữ. 2.2. Vào khoảng năm 4.000 B.C., con người mới khám phá ra những chữ tượng h́nh (pictograph) thay v́ vẽ những h́nh ảnh cụ thể để thông tin cho nhau. Ta thấy các chữ tượng h́nh đó trong các kim tự tháp Ai Cập hay các bia mộ cổ ở Trung Quốc. Vào khoảng năm 1.200 B.C., một nhóm nhà buôn Phênixi (ở miền Phoenicia, nay là phần đất thuộc nước Syria, vùng Tiểu Á) phát minh ra một số dấu hiệu diễn tả ư tưởng thay v́ h́nh ảnh, gọi là chữ diễn ư (ideograph). Thí dụ: Chữ Aleph (chữ cái đầu tiên) thay v́ chỉ con ḅ, bây giờ chỉ lương thực và chữ Beth (chữ cái thứ hai) thay v́ chỉ cái nhà, bây giờ chỉ chỗ ở. 2.3. Sự phát triển của kư hiệu ngôn ngữ: vào khoảng năm 900 B.C., người Phênixi khám phá và cải tiến các dấu hiệu ngôn ngữ của họ. Thay v́ dùng để diễn ư về con ḅ hay lương thực, các kư hiệu này biểu thị một âm trong ngôn ngữ và được ghép liền nhau để tạo thành một từ. Thí dụ: từ "Abba - người cha" gồm 4 từ aleph + beth + beth + aleph. Như thế là một hệ thống kư hiệu ngôn ngữ đă bắt đầu h́nh thành, trong khi ở Trung Quốc các chữ tượng h́nh là những âm rời, không thể ghép nhiều âm với nhau thành từ được. Trong bảng chữ cái của người Phênixi chỉ có khoảng 20 phụ âm, chưa có nguyên âm và người ta đă có thể tạo ra hàng chục ngàn từ. Trái lại, trong chữ viết Trung Quốc người ta cần đến 214 bộ chữ đơn, từ 1 nét đến 17 nét, để ghép thành các từ với nhau. Điều này cho ta thấy sự ưu việt của các kư hiệu ngôn ngữ người Phênixi dựa trên âm vị. Vào khoảng năm 403 B.C., người Hy Lạp chính thức công nhận hệ thống kư hiệu phiên âm của người Phênixi sau khi đă đưa thêm 5 nguyên âm và đổi tên các chữ cái. Aleph đổi thành Alpha, Beth đổi thành Beta và h́nh thành bảng chữ cái (alphabet). Khoảng 100 năm sau đó, người Roma mượn bảng chữ cái Hy Lạp, bỏ bớt vài chữ không thích hợp, thêm vào vần F và Q thành 23 chữ cái Latinh. Bảng chữ cái này giữ nguyên khoảng 1.200 năm và là "mẹ" của tất cả các bảng chữ cái Âu Mỹ hiện nay (x. "Người đưa tin Unesco", Nguồn gốc chữ viết, số 4-1995). Vào khoảng năm 1.000 (A.D., Anno Domini: năm của Chúa) sau Công nguyên, chữ U và W được thêm vào, đến khoảng năm 1.500, chữ J mới được thêm vào để phân biệt với chữ I. Chẳng hạn như ta thấy trên thập giá Đức Giêsu có chữ INRI v́ đây là chữ viết tắt của Jesus Nazarenus Rex Judeorum vào thế kỷ I. 2.4. Chữ của người Việt. Trong nhiều thế kỷ từ thời vua Hùng đến thế kỷ XIX, người Việt dùng chữ viết của người Trung Quốc để truyền bá văn hoá, giao dịch trong các giấy tờ hành chính như là chữ chính thức. Đó là chữ Hán hay c̣n gọi là chữ Nho. Ngay từ thế kỷ XIII, với ư thức độc lập dân tộc, người Việt đă sáng tạo ra chữ Nôm, làm chữ riêng của người phương Nam đối với chữ của người Tàu ở phương Bắc. Loại chữ này lấy h́nh chữ Hán rồi thêm vào một đôi nét hay cả một chữ khác nhưng khi đọc lại dùng âm tiếng Việt nên cùng một chữ mà có thể có 2,3 cách viết khác nhau. Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, Lục Vân Tiên, Truyện Kiều được viết bằng loại chữ Nôm này. Chữ Quốc Ngữ ta đang dùng là chữ viết ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh. Đây là chữ được các linh mục ḍng Tên như Joăo Ruis, Gaspar Louis, Cristoforo Borri, Gaspar d'Amaral, Alexandre de Rhodes với sự cộng tác âm thầm của nhiều người Việt như Igesico Văn Tín, Bento Thiện đă sáng tạo ra trong những năm 1620-1659. Trong số đó Alexandre de Rhodes nổi bật nhất với những tác phẩm in bằng tiếng Việt ở Roma, năm 1651 như Từ điển Việt Bồ La, Phép Giảng Tám Ngày. 2.5. Sau khi khám phá ra chữ viết, loài người dùng các kư hiệu này để thông tin, phổ biến tư tưởng, văn hoá, tôn giáo,.. Muốn sao chép một đoạn văn, người ta dùng những người khéo tay viết lại bản văn đó trên những tấm đất sét, rồi nung lên cho cứng như người ta t́m thấy "thư viện" loại này của vua Sargon ở Ninive, thủ đô của đế quốc Assyria vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Năm 1929, Schaeffer t́m thấy ở miền Bắc Syria các viên ngói loại này thuộc thế kỷ 14 trước Công nguyên. Tiếp theo, người ta khắc chữ trên những tấm đồng, miếng da cừu và sau khi t́m được cách làm giấy, người ta ghi lại bản văn một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn. Người ta đă t́m thấy các bản văn Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo ghi trên các mảnh da vào thế kỷ thứ I sau Công nguyên. Một tác phẩm như quyển kinh, muốn nhân ra thành nhiều bản, người ta tự chép tay hay thuê mướn những người viết chữ đẹp chép giúp. Tuy nhiên, người sao chép các thủ bản (manuscript) không thể sao chép ra thật nhiều bản văn v́ sức người có hạn. Hơn nữa, mỗi người viết lại có một kiểu chữ riêng, khi mệt mỏi họ có thể quên sót ḍng chữ, làm sai lạc bản văn, v́ thế có câu: "Tam sao thất bổn". Do đó, số sách sao chép ra rất hạn chế, chỉ dành cho người quyền quư, giàu sang, chứ chưa phổ biến cho quảng đại quần chúng. Việc khám phá ra phương pháp in sẽ khắc phục các giới hạn trên đây.
3. THỜI KỲ ẤN LOÁT (1.000 - 1.900)
3.1. Ấn loát hay in là phương pháp thể hiện lại chính xác bản văn, h́nh ảnh với số lượng lớn. Các thủ bản do các người sao chép cần cù được thay thế bằng các ấn phẩm có tính đồng nhất: cả trăm, ngàn bản đều giống nhau. 3.2. Các nhà sử học vẫn chưa thống nhất về niên hiệu của ngành in trong lịch sử, nhưng đều đồng ư rằng chính người Trung Quốc đă đi bước đầu trong ngành in với các bản in khắc gỗ từ thế kỷ thứ VII. Cuốn sách cổ nhất in bằng phương pháp này c̣n giữ được là cuốn Kinh Kim Cương, in năm 868. Từ thế kỷ thứ X đă có một số lượng sách in rất lớn ở Bắc Kinh (x. Sự ra đời của chữ viết, Réunion des Musées nationaux, Paris, 1994). Năm 1041-1048, Tất Thăng (Pi-Sheng), người Trung Quốc đă biết in trên giấy bằng các bộ chữ rời làm bằng gỗ hay bằng gốm để bớt giờ cho công việc chế tạo khuôn chữ in, sau đó làm được các chữ rời bằng ch́ hay bằng đồng. Tuy nhiên chính ông Johann Gutenberg (1397-1468), người Đức, được cả thế giới công nhận là người phát minh ra ngành in nổi, gọi là in typo khi ông lập ở Strasbourg cơ sở in đầu tiên với việc đúc các con chữ ch́, sắp các con chữ thành bản văn và in trên bàn ép bằng gỗ với công suất 100 tờ/giờ. Liền sau đó người ta t́m ra phương pháp in lơm (in helio), năm 1446 để in các bản văn có h́nh ảnh với các nét đậm nhạt khác nhau. Năm 1789, A. Senefelder phát minh ra phương pháp in phẳng gọi là in lito, mở màn cho ngành in offset. Phương pháp in thứ tư gọi là in mạng hay in lụa để in trên cả những vật phẩm không có mặt bằng phẳng như trên chai lọ, cặp da, vải… 3.3. Ngành in ở nước ta do người Trung Quốc truyền sang từ rất lâu, nhưng được phát triển vào cuối đời vua Lê, chúa Trịnh với chúa Trịnh Cương, Trịnh Giang. Ông Lương Như Học, được coi là ông tổ ngành in ở nước ta v́ nhân dịp đi sứ ở Trung Quốc đă học được nghề in và về phổ biến ở làng Liên Chàng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Hưng. Cuốn sách cổ nhất c̣n giữ được ghi niên hiệu Lê Chính Hoà (Lê Huy Tông), năm 1680. 3.4. Sự phát triển của ngành in: Do những thay đổi trong xă hội, báo chí ra đời và đ̣i hỏi in nhiều hơn, nhanh hơn dẫn đến việc phát minh ra các máy in cơ khí vào đầu thế kỷ XIX. Công suất máy in lúc đó đạt được 800 tờ/giờ. Năm 1866, Jeptha Wilkinson sáng chế máy in cho tờ Times ở London, Anh Quốc với công suất 14.000 tờ/giờ. Ngày nay, các máy in một màu, hai màu, bốn màu, thậm chí có 6 hay 8 đơn vị in cùng một lúc với công suất trên 10.000 tờ/giờ cho máy in tờ rời và các máy in cuốn (rotary) với công suất 45.000 tờ/giờ, có hệ thống điện tử kiểm tra tự động, đă giúp cho việc in ấn sách vở, báo chí ngày càng nhanh chóng, dễ dàng với h́nh ảnh chính xác, màu sắc tươi đẹp. Trước khi in, người ta phải thực hiện công đoạn chế bản (phục chế bản mẫu) bằng cách đánh máy lại bản văn qua việc sắp chữ và chụp lại h́nh ảnh với việc phân tích màu để làm thành khuôn in. Cuối thế kỷ XIX, người ta thay việc sắp chữ thủ công bằng sắp chữ cơ khí với các dạng máy Linotype do ông Mergenthaler phát minh năm 1884 và máy Monotype do ông T. Lanston sáng chế năm 1887, để sản xuất ra các khuôn chữ bằng ch́. Từ 1955 trở đi, nhiều cơ sở in sắp chữ thành những bản phim theo phương pháp chụp ảnh với các máy Linophoto, Monophoto. Ngày nay, việc sắp chữ, chụp h́nh được thực hiện trên các hệ thống điện tử dùng tia sáng Laser từ năm 1975, giúp cho việc chế bản nhanh chóng, nhẹ nhàng và chính xác, nhất là trên các máy tách màu điện tử Chromagraph hoặc khắc màu điện tử Hélio - Klischograph do công ty Hell của Đức phát minh. Tiếp đó người ta dùng các máy tạo h́nh điện tử (imagesetter) để lồng ghép các h́nh ảnh một cách sáng tạo và đa dạng. Các phát minh của ngành in làm cho chữ viết vượt qua được những hạn chế của sức người, của không gian và thời gian để giúp cho truyền thông bằng sách báo được lan rộng, khoa học kỹ thuật phát triển.
4. THỜI KỲ THÔNG TIN (Thế kỷ XX trở đi)
4.1. Thời kỳ này khởi đầu với những phát minh ra máy điện báo (1793) do ông Chappe, điện thoại (1876) do ông A. Graham Bell và tiếp theo là hệ thống truyền thanh (1920), truyền h́nh (1937) với các máy điện tử tinh vi giúp cho tin tức của con người có thể truyền tới nhiều nơi trên thế giới. V́ thế, gọi là thời kỳ thông tin (informatic). Tin tức hay thông điệp bây giờ không c̣n là những bản văn, h́nh ảnh in bằng giấy mực rơ ràng trên tờ báo, cuốn sách mà người ta trao tay nhau. Chúng được biến đổi thành những tín hiệu điện để truyền đi trên làn sóng vô tuyến với tốc độ rất nhanh gọi là sóng điện từ. Nhờ đó, thông điệp được truyền đi rất xa, rất nhanh, trực tiếp đến khán thính giả khiến cho họ cảm thấy ḿnh như có mặt tại nơi xảy ra biến cố hay được tham dự trực tiếp vào một sự kiện nào đó. Kể từ năm 1975, với những phát minh mới trong ngành tin học như các sợi quang học, tia Laser, vệ tinh viễn thông, mạng Internet (ở Việt Nam bắt đầu từ ngày 30-4-1995), các thiết bị Multi-Media gắn trong máy vi tính cá nhân,… ta có thể nói: nhân loại bước vào một thời kỳ thông tin hoàn toàn mới mẻ. Các tin tức được chuyển đến từng người, từng nhà không cần qua những tờ in như sách báo nữa. 4.2. Trong ngành in hiện nay, những phương tiện kỹ thuật điện tử giúp cho việc in ấn được nhanh chóng, chính xác, đạt yêu cầu mỹ thuật cao. Một biến cố xảy ra trên thế giới, thí dụ các trận thi đấu bóng đá quốc tế, với những h́nh ảnh và bài viết được truyền bằng những tín hiệu điện tử lên vệ tinh, đến thẳng toà soạn ở cách xa hàng chục ngàn cây số rồi được sắp chữ, tạo h́nh và in trong ṿng 1-2 giờ, đă cho thấy nhân loại ngày càng gần gũi nhau hơn. Các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền thanh, truyền h́nh, báo chí, sử dụng kỹ thuật điện tử để thông tin, đă đánh dấu đặc điểm của thời kỳ này. Đó là thời kỳ người ta không c̣n dùng vật liệu dưới dạng vật chất như chữ ch́, tờ phim, tờ giấy nữa nhưng các dữ liệu (data) thông tin được biến đổi thành ḍng xung điện, chuyển qua mạng điện thoại (nhờ các bộ modem), cáp quang hay trực tiếp phóng lên vệ tinh và truyền đi nhanh chóng. 4.3. Mạng thông tin toàn cầu (internet): gọi tắt là mạng (the Net) là một phát minh làm đảo lộn thế giới truyền thông từ cuối thế kỷ này và chắc chắn tác động trên xă hội loài người trong tương lai. Vào khoảng năm 1960, Hoa Kỳ sử dụng mạng trong lĩnh vực quân sự như một phương tiện để vô hiệu hoá cuộc tấn công nguyên tử của đối thủ sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Sau đó các giáo sư J.C.R Licklider, Lawrence Roberts thuộc Đại học MIT Massachussets, Leonard Kleinrock (UCLA) và Paul Baran là những người đầu tiên muốn phổ cập internet trong lĩnh vực thông tin và thương mại. Năm 1967, h́nh thành mạng Arpanet ở nước Mỹ. Năm 1973, hai nhà tin học Vinton Cerf và Bob Khan t́m được ngôn ngữ chung để kết nối các mạng với nhau và mạng lưới được toả đi nhiều nước tiên tiến trên thế giới nên được gọi là internet. Nó được ứng dụng vào ngành giáo dục và phục vụ cộng đồng do các công ty tư nhân quản lư. Từ 1993 trở đi, người ta biết đến một mạng khổng lồ toàn cầu gọi là World Wide Web (www). Internet là một loại truyền thông đa phương tiện (multi-media) kết hợp cả báo chí (văn bản) lẫn TV (h́nh ảnh) và radio (âm thanh). Việc truyền thông này có thể qua lại hai chiều giữa người truyền và người nhận, với tốc độ gần như tức thời qua mạng cáp quang hay qua các vệ tinh và có khả năng vượt mọi biên giới không bị ngăn cản bởi địa lư và hoàn cảnh. Người ta dùng internet để đáp ứng hầu như mọi nhu cầu trong đời sống: học hỏi, giải trí, làm việc, mua sắm, t́m bạn,… Tuy nhiên, internet càng ngày càng nguy hiểm hơn khi người ta dùng nó để truyền đi những h́nh ảnh đồi truỵ, bạo lực và kích động khủng bố, chia rẽ, xung đột trên phạm vi toàn cầu.
Kết luận
Nh́n lại lịch sử văn minh loài người theo quan điểm thông tin, chúng ta cảm thấy hạnh phúc v́ đang được thừa hưởng thành quả của biết bao con người. Nhưng đồng thời, ta cũng ư thức về trách nhiệm của ḿnh là phải làm phát triển tốt đẹp nền văn minh nhân loại. Truyền thông phải đi từ con người đến với con người để phát triển toàn diện con người. Các phương tiện truyền thông như một con dao hai lưỡi mà muốn sử dụng tốt cũng cần phải được đào tạo kỹ lưỡng về kỹ năng cũng như đạo đức.q
|