CON ĐƯỜNG ĐI TỚI

CỦA GIÁO HỘI CG VIỆT NAM HÔM NAY

 

 

Bài phát biểu của linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Thư kư Hội đồng Giám mục Việt Namngày. 20-9-2005

 

 

 

……

 

            Vâng, Giáo hội Việt Nam đang tiến tới cùng với cộng đồng dân tộc thân thương trong ánh sáng của Công đồng và của Lời Chúa như tựa đề thư mục vụ mới nhất của HĐGMVN ngày 9-9-2005. Tuy nhiên, chúng ta tự hỏi Giáo hội Việt Nam đang tiến bước ra sao, tiến nhanh hay chậm và chúng ta phải vận hành như thế nào để cùng tiến với Giáo Hội, với dân tộc trong ánh sáng siêu nhiên này.

 

1.      KHỞI ĐI TỪ HIỆN T̀NH GIÁO HỘI VIỆT NAM

 

            Trong tư cách là Thư kư Thường trực của HĐGMVN, chúng tôi vừa thực hiện bản báo cáo tổng kết t́nh h́nh 25 giáo phận cho các vị giám mục trong Hội nghị Thường niên tại Đền thánh Đức Mẹ Băi Dâu, Vũng Tàu. Những dữ liệu trong bản báo cáo như phản ánh phần nào hiện t́nh của Giáo hội Việt Nam. Chúng ta sẽ căn cứ vào những dữ liệu ấy để xác định bước tiến của Giáo hội Việt Nam trong thời điểm vừa qua.

 

1.1.    DÂN SỐ CÔNG GIÁO

 

            Tính đến ngày 31-12-2004, số người Công giáo trên toàn quốc là 5.776.972 người trên tổng số dân cả nước là 82.032.300 người, chiếm tỷ lệ khoảng 7,04% dân số. So với 45 năm trước (1960), lúc đó dân số cả nước là 29.200.000 người, số giáo dân là 2.094.540 người, chiếm tỷ lệ khoảng 7,17%. Như thế, trong 45 năm qua dân số Công giáo Việt Nam không tăng triển.

 

1.2.    T̀NH TRẠNG NHÂN SỰ

 

            Số linh mục là 3.126 người, so với 1.914 người vào năm 1960.          

            Số chủng sinh là 1.249 người.

            Tổng số tu sĩ là 14.413 người, trong đó có 2.072 nam và 12.341 nữ, so với 5.789 người vào năm 1960. Đây là dấu hiệu tốt, biểu lộ ơn gọi đời thánh hiến khá dồi dào trong Giáo hội Việt Nam, khiến nhiều ḍng tu nước ngoài t́m đến để tuyển chọn.

            Số giáo lư viên là 53.887 người.

            Vấn đề nhân sự: Nếu tổng cộng số linh mục, chủng sinh, tu sĩ, giáo lư viên là 75.353 người trong tổng số 5.776.972 tín hữu, chúng ta tự hỏi số nhân sự này đă được đào tạo ra sao, đă sống Tin Mừng thế nào để thu hút người khác tin theo Đức Kitô? Một vấn đề khác là những người ấy có biết liên đới và cộng tác với nhau để h́nh thành nên một sức mạnh tổng hợp hay bị chia rẽ bởi sự khác biệt về giáo phận, giáo xứ, ḍng tu, linh đạo và đủ loại quan niệm cá nhân.

            Chúng ta thử so sánh Giáo hội Việt Nam với một vài Giáo hội trong khu vực, như Giáo hội Hàn Quốc vào năm 2004 có 3.042 linh mục, 4.325.000 giáo dân trong tổng số 47.640.000 dân, chiếm 8,8% dân số, mà vào năm 1949 dân số Công giáo lúc đó mới chỉ chiếm 1% dân số toàn quốc. Có lẽ chúng ta phải nh́n lại cách đào tạo nhân sự cho Giáo hội Việt Nam hiện nay.

 

1.3. T̀NH TRẠNG TRUYỀN GIÁO

 

            - Số người rửa tội là 147.127 người, trong đó có 31.519 người lớn, 11.090 trẻ em (từ 1-7 tuổi) và 104.511 trẻ sơ sinh.

            - Qua số người được rửa tội, chúng ta có thể suy đoán phần nào về kết quả của Năm Truyền Giáo vừa qua. Nếu số người rửa tội trong năm là 147.127 người, nhưng thực tế số người Công giáo tăng thêm cả năm so với năm trước là 109.544 người, ta có thể thấy số hao hụt là 37.583 người. Chúng ta phải giải thích thế nào về số người hao hụt này? Có thể họ là những người chết chưa được tính vào hay trừ ra trong tổng số dân Công giáo? Có thể họ là những người bỏ đạo?

            - Nếu chỉ căn cứ vào số nhân sự tích cực cho công cuộc truyền giáo, dựa vào các linh mục, tu sĩ, chủng sinh, giáo lư viên là 75.353 người, trong khi tổng số người lớn và trẻ em từ 1-7 tuổi được rửa tội là 42.609 người, th́ trung b́nh mỗi người ưu tuyển đó chưa cuốn hút được 2 người theo đạo một năm. Vậy th́ gần 6 triệu tín hữu khác truyền giáo như thế nào? Điều này cho thấy kết quả truyền giáo năm nay không cao hơn bao nhiêu so với năm trước (34.469 người) cũng như so với nhiều năm liên tiếp gần đây. Chúng ta đừng quên rằng rất nhiều người lớn theo đạo cũng chỉ để lập gia đ́nh với người có đạo. Vậy đời sống đạo của chúng ta có thực sự thu hút được nhiều người khác tin theo Đức Kitô không? Tỷ lệ phát triển dân số Công giáo trong 45 năm qua h́nh như không xác định điều đó.

            Như thế, xét về mặt truyền giáo, Giáo hội Việt Nam h́nh như chưa có bước tiến đáng kể.

 

1.4. CÁC CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ VÀ BÁC ÁI XĂ HỘI

 

            * Giáo hội Việt Nam có 1.552 giáo xứ và giáo họ có linh mục đảm nhận mục vụ và c̣n 890 giáo xứ, giáo họ chưa có linh mục phụ trách.

            Như vậy, dù số linh mục là 3.126 người, nhưng chỉ có hơn một nửa đảm nhận chức vụ trong các xứ đạo. Số c̣n lại v́ tuổi cao sức yếu nên không thể quản trị xứ đạo. Trong ṿng 10 năm nữa, số linh mục vẫn c̣n thiếu tại nhiều giáo phận.

            * Có tất cả 698 nhà trẻ mẫu giáo, 94 trường cấp I  và 5 trung tâm văn hoá.

            Trong t́nh h́nh mới của đất nước, chính quyền chủ trương xă hội hoá ngành giáo dục. Nhưng các xứ đạo cũng như các tổ chức ḍng tu chỉ tập trung cho nhà trẻ mẫu giáo và ít quan tâm đến trường học các cấp, một phần do không c̣n quản lư các cơ sở giáo dục đă có từ trước năm 1975, một phần không c̣n đủ nhân sự để quản lư các cơ sở ấy. Tuy nhiên, nếu muốn thúc đẩy công cuộc Tin Mừng hoá xă hội, Giáo hội Việt Nam và cụ thể là các ḍng tu, các tổ chức giáo dân nên quan tâm hơn cho công tác giáo dục các cấp, ngay cả cấp đại học bằng cách chuẩn bị đào tạo nhân sự ngay từ bây giờ.

            * Người Công giáo, nhất là các tu sĩ, đang làm việc hoặc điều hành tại 99 trạm xá, bệnh viện, 8 trại phong, trung tâm dành cho người tâm thần, người nghiện ma tuư và nhiễm HIV/AIDS, 82 cơ sở khuyết tật, cô nhi viện và nhà dưỡng lăo. Trong chủ trương xă hội hoá hoạt động y tế, người tín hữu Công giáo có nhiều điều kiện dễ dàng hơn để trực tiếp thành lập và quản lư các cơ sở từ thiện xă hội. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra vẫn là t́nh trạng thiếu hụt trầm trọng những người có khả năng chuyên môn để làm việc trong các cơ sở đó.

            Ở Việt Nam, nhu cầu về công tác từ thiện xă hội rất cao, với hàng chục triệu người nghèo khổ, khuyết tật, mồ côi, goá bụa, nghiện ngập (rượu, ma tuư, thuốc lá)… nhưng nhiều tín hữu Công giáo dường như chỉ nghĩ đến việc bố thí, giúp đỡ chút ít về vật chất, mà không hiểu được rằng công tác xă hội, gồm thăng tiến con người toàn diện và phát triển cộng đồng, đ̣i hỏi phải được đào tạo kỹ lưỡng và tổ chức chặt chẽ hơn nhiều.

            Những số liệu trên đây tuy không nói hết được t́nh trạng của Giáo hội Việt Nam nhưng có thể gợi ư cho ta suy nghĩ về bước phát triển và hướng tiến trong tương lai của Giáo Hội này. Chúng ta tự hỏi Giáo hội Việt Nam có thật sự bước đi dưới ánh sáng của Công đồng và Thư chung năm 1980 không?

 

2. CÔNG ĐỒNG VATICAN II VÀ CUỘC CANH TÂN GIÁO HỘI VIỆT NAM

 

2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG ĐỒNG

 

40 năm qua như mời gọi chúng ta nh́n lại đoạn đường Giáo hội Việt Nam dưới ánh sáng Công đồng Vatican II để lượng định xem ḿnh đă đi được bao nhiêu, căn cứ vào những tiêu chuẩn và sự thay đổi từ khi mới có Công đồng.

Chúng ta nhận thấy rằng, trong khoảng thời gian 1965 đến 1975, Giáo hội Việt Nam ở miền Nam đă tích cực đổi mới theo chiều hướng Công đồng trong nhiều lĩnh vực như phụng vụ, đào tạo linh mục, đời sống tu sĩ, giáo dục Kitô giáo, tông đồ giáo dân, và các phương tiện truyền thông xă hội, dù t́nh trạng chiến tranh có làm chậm bước tiến đôi chút so với các giáo hội khác. Bước tiến này tương đối đồng đều và trải rộng trên toàn khu vực, khác với nhiều giáo hội ở châu Âu và châu Mỹ, đă bị những áp lực nặng nề của các khuynh hướng đối nghịch sau Công đồng.

Thật vậy, Công đồng như thổi một luồng gió mới trên các giáo hội địa phương. Đi đến đâu người ta cũng nhắc đến: cải cách, cải thiện, thích nghi, đối thoại, hoà đồng, dấn thân, cập nhật hoá, cởi mở và đón nhận, làm việc tập thể và cộng đồng... Nhưng do hiểu theo ư riêng ḿnh, thay v́ theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, nên những ư niệm trên dẫn tới những thái độ, hành động thái quá, hay bất cập mà không t́m được sự quân b́nh. Từ đó, ta thấy có nhiều khuynh hướng khác nhau: thụ động, cấp tiến, thủ cựu và trung dung…

Nhóm thụ động, chiếm đa số, tỏ ra lănh đạm trước những thay đổi của Công đồng. "Họ ngờ vực những nghị quyết của Công đồng và chỉ chấp nhận cái mà họ cho là giá trị" (Đức Thánh Cha Phaolô VI, Diễn văn ngày 28-9-1965). Nhóm cấp tiến muốn đảo lộn và phá bỏ tất cả quá khứ, gây hoang mang, chia rẽ trong Giáo Hội với những đ̣i hỏi như cho phép linh mục được lập gia đ́nh, phụ nữ được làm linh mục, được tự do ngừa thai bằng mọi phương tiện... khiến Đức Thánh Cha Phaolô VI phải báo động: "Giáo Hội đang phải trải qua một thời kỳ lo âu, tự chỉ trích, có thể nói là tự phá hoại. Gần như đó là một cuộc khuynh đảo bên trong, trầm trọng và phức tạp, không ai ngờ xảy ra sau Công đồng" (Diễn văn ngày 7-12-1968). Nhóm thủ cựu đă phản ứng ngược lại tất cả những đổi mới của Công đồng khi thấy số linh mục, tu sĩ sút giảm kinh khủng và các xáo trộn tiếp theo, nên muốn t́m về quá khứ như các cộng đoàn theo Đức cha Lefèbre dâng lễ bằng tiếng Latinh... May mắn thay vẫn c̣n có những người thiện chí, biết canh tân theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, dựa trên những truyền thống thánh thiện và kinh nghiệm quư báu ngàn đời của Giáo Hội.

Tuy nhiên, dường như cuộc canh tân tốt đẹp của Giáo hội Việt Nam đă bị ngừng lại từ năm 1975 cho đến một vài năm gần đây. Người ta hầu như quên hẳn Công đồng sau những xáo trộn trầm trọng từ năm 1975. Thậm chí nhiều bản văn Công đồng đă bị đốt bỏ v́ nỗi sợ hăi nào đó, nhất là ở các xứ đạo miền quê. Nhiều linh mục, tu sĩ, do công tác mục vụ bận rộn hoặc do đời sống kinh tế khó khăn, nên không có thời giờ đọc những văn kiện Công đồng. Đôi khi trong bài giảng hay giờ học, người ta nhắc đến Công đồng như một thứ gia vị thêm thắt vào cho vui hơn là một sự học hỏi nghiêm túc. C̣n giáo dân th́ hầu như không cần để ư đến Công đồng v́ chẳng có tài liệu học hỏi, và dù có muốn cũng không biết học hỏi ở đâu.

Kết quả là đời sống đạo không mấy thay đổi hay tiến triển đối với nhiều thành phần Dân Chúa. Người ta vẫn giữ đạo theo kiểu sáng lễ, chiều kinh trong khuôn viên của nhà thờ, xứ đạo, chứ chưa đem đạo vào đời để đưa Tin Mừng thấm nhập vào mọi lĩnh vực xă hội như Công đồng đă khuyến khích và định hướng qua 16 văn kiện của ḿnh. Dấu hiệu cụ thể nhất là số người trở lại đạo rất ít so với dân số Công giáo. Tỷ lệ người có đạo càng ngày càng giảm so với dân số cả nước. Tỷ lệ dân số Công giáo của Việt Nam trước Công đồng Vatican II được xếp vào hàng thứ 2 ở châu Á, chỉ thua Philippines. Bây giờ tụt xuống hàng thứ 4 sau cả Hàn Quốc và Đông Timor.

Từ cột mốc so sánh này, chúng ta có thể nói ánh sáng Công đồng c̣n khá mờ nhạt nơi tâm trí người tín hữu Việt Nam, nhất là ở miền Bắc. Hy vọng những buổi hội thảo về Công đồng nhân dịp kỷ niệm 40 năm sẽ giúp chúng ta thích thú đọc và học hỏi các văn kiện Công đồng, đồng thời t́m ra câu trả lời cho việc đổi mới Giáo hội và dân tộc Việt Nam theo đường hướng Công đồng Vatican II.

 

2.2. T̀M LẠI ÁNH SÁNG CỦA CÔNG ĐỒNG

 

Công đồng Chung Vatican II là tác động kỳ diệu của Chúa Thánh Thần để hướng dẫn cộng đồng Dân Chúa trong cuộc lữ hành đức tin và những văn kiện Công đồng có giá trị tuyệt đối trong lĩnh vực đức tin và phong hoá. V́ thế, việc học hỏi các văn kiện Công đồng rất đáng cho chúng ta quan tâm để ta có thể đi đúng con đường canh tân Giáo hội và xă hội Việt Nam. Thật vậy, Công đồng "không chỉ ngỏ lời riêng với những người con của Giáo Hội và tất cả những ai kêu cầu danh Chúa Kitô, mà c̣n không ngần ngại nói với tất cả mọi người. Công đồng ao ước tŕnh bày cho mọi người biết ḿnh quan niệm thế nào về sự hiện diện và hành động của Giáo Hội trong thế giới ngày nay" (HC Mục vụ Gaudium et Spes, số 2).

Việc học hỏi này nên bắt đầu ngay trong các chủng viện, ḍng tu để đào tạo nhân sự cho tương lai, rồi tiếp tục với những khoá thường huấn cho các linh mục, tu sĩ đă tốt nghiệp hay đang hoạt động mục vụ. Việc học hỏi về Công đồng nên mở rộng cho giáo dân, nhất là các giáo dân ưu tuyển là những người đang giữ vai tṛ lănh đạo trong các cộng đoàn như các thành viên của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, các huynh trưởng của các đoàn thể Công giáo Tiến hành... Nếu được, chúng ta cũng nên tổ chức các khoá hội thảo để tŕnh bày cho cả những người ngoài Kitô giáo về các đề tài họ quan tâm.

Cần phải đánh tan quan niệm sai lầm nơi một số người cho rằng học hỏi về Công đồng là hoài cổ, là học một thứ ǵ đă lỗi thời, trong khi hiện nay có nhiều văn kiện của Toà Thánh cập nhật hơn, mới mẻ hơn và thực tế hơn. Văn kiện Công đồng thật ra chính là nền tảng cho tất cả những văn kiện sau này để xây dựng nên toà nhà giáo thuyết của Giáo Hội. Nếu không có nền tảng này, những ǵ xây dựng sau đó có thể dễ dàng sụp đổ.

Trong việc học hỏi và tŕnh bày về Công đồng, chúng ta cần nhấn mạnh đến trục chính là Giáo hội học mà tất cả các văn kiện Công đồng nối kết vào đó để Giáo Hội nh́n lại ḿnh và nh́n ra thế giới. V́ thế, 2 văn kiện nền tảng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn các văn kiện khác đó là Hiến chế Tín lư Lumen Gentium và Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes.

Để trợ giúp và thúc đẩy việc học hỏi cũng như nghiên cứu, HĐGM VN cần sớm hoàn thành bản dịch chính thức và yểm trợ tài chính để in các tài liệu, tổ chức các khoá hội thảo, các buổi thi đố vui cho các em thiếu nhi, thi t́m hiểu về Công đồng cho các bạn thanh niên…

Tuy nhiên, trong công cuộc t́m lại ánh sáng của Công đồng Vatican II để soi dọi cho bước tiến của ḿnh, Giáo hội Việt Nam xác tín rằng ánh sáng thật sự soi chiếu cho mọi người chỉ phát ra từ Ngôi Lời Thiên Chúa (x. Ga 1,9.3-5).

 

3. TIẾN BƯỚC TRONG ÁNH SÁNG CỦA LỜI CHÚA

 

3.1. TỪ THƯ CHUNG 1980

 

Có thể nói rằng Thư Chung năm 1980 của HĐGMVN gửi toàn thể dân Chúa ngày 1-5-1980 trong Hội nghị Thường niên đầu tiên của các giám mục hai miền Nam-Bắc kể từ ngày nước nhà được thống nhất, được xem là kim chỉ nam cho đường hướng mục vụ của HĐGM trong một số năm vừa qua. Phần thứ nhất của thư chung này giới thiệu một Hội Thánh v́ loài người như một nguyên tắc nền tảng của Công đồng Vatican II (số 5-7). Phần thứ hai giới thiệu Hội Thánh trong ḷng dân tộc như một sự áp dụng nguyên tắc trên đây vào hoàn cảnh đặc biệt của Giáo hội Việt Nam lúc đó để mời gọi người tín hữu gắn bó với Đức Giêsu Kitô (số 8), gắn bó với dân tộc và đất nước (số 9), cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc (số 10), xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc (số 11).

Khẩu hiệu hay phương châm rất ư nghĩa của thư chung này thường được nhắc đi nhắc lại nhiều lần: sống Phúc Âm giữa ḷng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào (số 14). Phương châm ấy cũng gợi hứng cho các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài Giáo hội Việt Nam có những hoạt động hữu ích để phục vụ đồng bào trong thời gian qua.

 

3.2. ĐẾN ÁNH SÁNG LỜI CHÚA

 

            Trong Hội nghị Thường niên của HĐGMVN vừa qua, các vị lănh đạo trong Giáo hội đă công bố thư mục vụ với chủ đề Sống Lời Chúa mà không nhắc đến Thư Chung 1980 và phương châm sống Phúc Âm giữa ḷng dân tộc trên đây. Không phải là các thành viên của hội nghị không nhớ đến năm kỷ niệm này hay muốn phân biệt sống Phúc Âm khác với sống Lời Chúa, nhưng muốn mời gọi toàn thể cộng đồng dân Chúa tiến bước nhanh hơn, xa hơn để phục vụ hữu hiệu hơn, không phải chỉ mang lại hạnh phúc cho đồng bào mà c̣n cho cả gia đ́nh nhân loại và toàn thể vũ trụ. Điều này chúng ta thấy được tŕnh bày sống động trong ba phần chính của lá thư mục vụ năm nay.

            Khi dùng từ Sống Lời Chúa thay cho Sống Phúc Âm, HĐGMVN như muốn nhắc nhở Lời Chúa không phải chỉ là những âm thanh, những câu  Kinh Thánh, đặc biệt là các lời Tin Mừng trong bốn Phúc Âm, nhưng là một ngôi vị sống động của Thiên Chúa làm người nơi Đức Giêsu Kitô. Chúng ta không chỉ t́m hiểu, học hỏi, giải thích lời yêu thương này của Chúa Cha (số 2) mà c̣n phải tiếp xúc, gặp gỡ, yêu thương và cuối cùng hoà nhập trọn vẹn để trở thành một với Ngôi Lời Thiên Chúa (số 3) nhờ tác động của Chúa Thánh Thần (số 4).

            Trong một thế giới đang bị tác động bởi của toàn cầu hoá, bị lôi kéo chạy theo nền văn minh hưởng thụ vật chất, bị xâu xé bởi sự phân hoá giữa người giàu và người nghèo, bị xáo trộn khắp nơi v́ chủ nghĩa khủng bố… th́ việc sống Tin Mừng không chỉ giới hạn giữa ḷng dân tộc mà người tín hữu c̣n được mời gọi để loan báo Tin Mừng cho đại gia đ́nh Thiên Chúa hầu xây dựng một nền văn hoá sự sống và văn minh t́nh thương.

            Trong một đất nước mà dân số có đến 60% thuộc về giới trẻ đang khao khát sống đúng, sống tốt, sống đẹp, sống hào hùng nhưng lại không biết nguồn của chân thiện mỹ là ai. Một đất nước gần 51% dân số là phụ nữ nhưng nhiều người c̣n bị bạo hành trong gia đ́nh, chưa được hưởng sự b́nh đẳng về giới. Một đất nước với 26% dân số sống dưới mức nghèo khổ trong khi một thiểu số giàu có ăn chơi phung phí. Một đất nước có hơn 20 triệu người uống rượu và nghiện rượu, hơn 5 triệu người khuyết tật với nhiều dạng khác nhau, trong đó có 1,2 triệu là trẻ em, hơn 3 triệu người goá bụa, đa số là phụ nữ sống trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, 263.000 người nhiễm HIV/AIDS và dịch bệnh càng ngày càng lan rộng, 160.000 người nghiện ma tuư hầu như chưa t́m được cách phục hồi cho khỏi tái nghiện… Trong một đất nước như thế th́ việc sống Lời Chúa không đơn giản chỉ là sáng lễ chiều kinh với những câu Tin Mừng chú giải cách này hay cách khác. Sống Lời Chúa trên con đường đi tới của Giáo hội Việt Nam chính là gặp gỡ được Đức Kitô, gắn bó với Ngài và trở thành h́nh ảnh sống động của Ngài để có sức mạnh và t́nh yêu chữa lành những người bệnh tật, giúp đỡ những người đói khát và giải thoát cho những con người đang bị trói buộc bởi đủ loại xích xiềng (số 9-11). Sống Lời Chúa hôm nay c̣n là t́m đủ mọi phương cách, nhất là sử dụng các phương tiện truyền thông xă hội, để chia sẻ cho người khác những ǵ ta đón nhận được từ Đức Giêsu, giúp họ sống trọn vẹn giá trị của con người và của con Thiên Chúa. Đó là ư nghĩa sự cứu độ mà Đức Giêsu muốn thể hiện qua chúng ta.

 

KẾT LUẬN

 

            Kính thưa quư vị, con đường đi tới của Giáo hội Việt Nam cũng như của mỗi người chúng ta dưới ánh sáng của Lời Chúa như đang mở ra cho chúng ta những chân trời mới, chân trời của hy vọng, hoà b́nh và yêu thương cho con người, đồng thời cũng mang lại sự phồn vinh, tiến bộ và hạnh phúc cho đất nước.

….