HIỆU QUẢ TRUYỀN GIÁO Ở VIỆT NAM

 TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

NGHI VẤN VÀ GIẢI THÍCH

 

 

Nguyễn Ngọc Sơn

 

 

 

 

NHẬP ĐỀ

 

Truyền giáo hay loan báo Tin Mừng là bản chất của Giáo Hội Chúa Kitô (x. Công đồng Vatican II, Sắc lệnh Ad Gentes, số 4, 16), dựa trên sứ mạng mà Chúa Cha đă giao cho Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô: “Như Chúa Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). V́ vậy, qua mỗi thời kỳ lịch sử, chúng ta có thể nói rằng Giáo Hội thế nào th́ kiểu truyền giáo thế ấy. Truyền giáo như thế nào th́ có kết quả như vậy. Giáo hội Việt Nam cũng như nhiều giáo hội địa phương khác không nằm ngoài định luật này.

 

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, chúng ta thử nh́n lại nỗ lực truyền giáo trong những năm qua để rút ra bài học kinh nghiệm cũng như để hoạch định những đường hướng truyền giáo cho tương lai.

 

Muốn hiểu được sâu hơn hiện trạng sống đạo và truyền đạo của người tín hữu Việt Nam hiện nay chúng ta phải nh́n lại cả một bối cảnh truyền giáo rộng lớn của Giáo Hội toàn cầu và của Giáo hội Việt Nam, v́ kết quả của công cuộc loan báo Tin Mừng này là công lao gieo văi và vun xới cho cánh đồng truyền giáo của biết bao thế hệ đi trước. Tuy nhiên, chúng tôi muốn dành phần nghiên cứu này cho những loạt bài nghiên cứu sâu hơn.

 

Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ muốn bàn đến hiệu quả truyền giáo ở Việt Nam trong vài chục năm gần đây với nghi vấn rằng hiệu quả ấy chưa cao như ḷng mong ước và t́m cách giải đáp nghi vấn này.

 

Chúng tôi xin tŕnh bày đề tài này theo 4 phần:

 

- Dựa vào đâu để nói việc truyền giáo tại Việt Nam có hiệu quả chưa cao?

- Nhận định về t́nh trạng truyền giáo ở Việt Nam.

- Đi t́m một vài nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng này.

- Những gợi ư để đổi mới công cuộc truyền giáo tại Việt Nam.

 

1. DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ NÓI VIỆC TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM CÓ HIỆU QUẢ CHƯA CAO?

 

1.1. Lời cảm thông

 

Khi nói việc truyền giáo tại Việt Nam trong vài chục năm gần đây đạt hiệu quả chưa cao, chúng tôi có thể đă làm buồn ḷng một số người và dường như chối bỏ công sức của bao vị tông đồ gồm cả giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân đang làm việc miệt mài trên cánh đồng truyền giáo.

 

Nhiều vị đă lập luận rằng: con số mấy chục ngàn người lớn trở lại Công giáo mỗi năm ở Việt Nam lại không phải là thành quả đáng khích lệ hay sao? Nhất là khi so sánh với vài nước ở châu Âu như Pháp, Đức, Ư mỗi năm chỉ có một vài ngàn! Số người tín hữu Việt Nam tăng từ 2 triệu vào năm 1960 đến 5,2 triệu vào năm 2000 và 6 triệu vào năm 2007 (xem Bảng 3, Thống kê Giáo hội Việt Nam 1933-2007, phần Phụ lục) lại không phải là kết quả lớn lao sao!? Những nghi lễ phụng tự trang nghiêm, đông đảo tín hữu tham dự mỗi Chủ Nhật lại không biểu lộ nét sống đạo mạnh mẽ của người Công giáo Việt Nam đó sao!? Nhất là khi nhiều nhà thờ ở các nước Âu Mỹ trống vắng đến lạnh lùng!

 

Quả thực, chúng tôi luôn trân trọng mọi hoạt động tông đồ và hiểu rằng giá trị thực sự của hoạt động loan báo Tin Mừng nằm ở sự lượng định hay phán quyết của Thiên Chúa chứ không phải của con người. Dù cả một đời không rửa tội được một ai, nhưng nhà truyền giáo vẫn được đánh giá rất cao v́ sự hiện diện tích cực, hiền lành, nhân ái của người ấy trong một cộng đồng xa lạ, v́ những nỗ lực rao giảng Tin Mừng của người ấy đă thấm nhập vào xă hội, vào nền văn hoá của dân tộc… và cuối cùng chỉ có Thiên Chúa mới nh́n thấu hết những ǵ nhà truyền giáo ấy thực hiện và thưởng công cho người đó.

 

1.2. Dựa vào thực trạng của Giáo Hội qua số liệu thống kê

 

Nhận định của chúng tôi dựa vào t́nh trạng thực tế của Giáo hội Việt Nam được tổng kết trong các báo cáo hằng năm của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi sang Toà Thánh Vatican hay công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng như Bản tin Hiệp Thông, Đài Vatican, Đài Asia Veritas (Chân lư Á Châu)…

 

Chúng tôi đă thu tích hàng chục ngàn số liệu về Giáo Hội toàn cầu, Giáo hội các châu, Giáo hội Việt Nam trong mấy chục năm qua và tổng kết trong 26 bảng thống kê ở phần Phụ lục cho loạt bài nghiên cứu này về công cuộc Truyền giáo. V́ thế, chúng tôi mời bạn đọc theo dơi các con số trên các bảng tổng kết và biểu đồ về t́nh trạng truyền giáo của Giáo Hội toàn cầu cũng như Giáo hội Việt Nam để hiểu hơn về việc loan báo Tin Mừng của Giáo Hội.

 

Những con số này chắc chắn không thể nào nói lên được thực trạng của công cuộc loan báo Tin Mừng v́ đây vừa là một hoạt động mang tính xă hội tác động lên con người (qua các chỉ số người lớn trở lại đạo, tham dự các bí tích, hoạt động xă hội…), vừa mang tính siêu nhiên v́ tác động lên tinh thần con người, lên văn hoá dân tộc và cả nền văn minh nhân loại mà không ai có thể đo lường và thống kê được.

 

Tuy nhiên, dựa vào những số liệu thống kê, chúng ta có thể nhận ra một số dấu hiệu về công cuộc loan báo Tin Mừng của một cộng đồng hay của một giáo hội địa phương. Dấu hiệu này có giá trị tích cực hay tiêu cực là tuỳ theo người nhận định nó dựa trên các tiêu chuẩn nào. Chúng giống như ngọn đèn vàng trong tín hiệu giao thông cảnh báo cho chúng ta chuẩn bị dừng lại hay cẩn thận trước khi tiến tới.

 

1.3. Nguồn dữ liệu

 

Các số liệu này chúng tôi thu thập trong các nguồn chính sau đây:

 

- Tổng cục Thống kê Việt Nam, Niên giám Thống kê, từ năm 1993-2007, NXB Thống Kê, Hà Nội, in và phát hành.

- Các sách Niên giám Thống kê từ năm 1997 đến 2007 do Cục Thống kê TP. HCM in và phát hành.

- Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2004, 2005 do Văn pḥng Tổng Thư kư Hội đồng Giám mục Việt Nam in và phát hành.

- Việt Nam Công giáo Niên giám 1964 do tủ sách Sacerdos thực hiện, Nhà in Nguyễn Bá Ṭng, 12-1963.

- Catholic Almanac hằng năm, từ năm 1999 đến 2009, của NXB Our Sunday Visitors, Huntington, Indiana, Hoa Kỳ, phát hành.

- Annuario Pontificio của Văn pḥng Thống kê Toà Thánh Vatican.

- Bản tin Hiệp Thông của Văn pḥng Thư kư - Uỷ ban Văn hoá của Hội đồng Giám mục Việt Nam, từ năm 2000-2009.

- Và nhiều nguồn truyền thông khác.

 

1.4. Vài điểm cần lưu ư về số liệu

 

Nhiều số liệu về Giáo hội Việt Nam cần được điều chỉnh v́ có sự khác biệt hay sai sót do các nguyên nhân sau: do hoàn cảnh chiến tranh, do ngăn cách hai miền Nam Bắc suốt từ năm 1954-1975; hoặc ít có tổ chức trong nước quan tâm đến các số liệu về tôn giáo của Giáo hội Công giáo Việt Nam (từ năm 1975-1990), trừ thống kê của Nhà nước trong cuộc Tổng Điều tra năm 1999; do ranh giới hành chính và tôn giáo không trùng khớp nhau (nhiều giáo phận bị chồng chéo lên nhau, có giáo phận nằm trong 3-4 tỉnh, hoặc có khi một tỉnh thuộc về 2-3 giáo phận khác nhau nên khi làm thống kê nhiều lúc diện tích của Giáo hội Việt Nam lại lớn hơn vài ngàn kilômet vuông so với diện tích nước Việt Nam, hoặc số dân mà các giám mục quản lư cũng tăng hơn so với dân số Việt Nam chừng 3-4 triệu); do những biến động xă hội như cuộc di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 (v́ thế số liệu ở các giáo phận bị xáo trộn nhiều); do di tản từ Việt Nam sang nhiều nước khác từ năm 1975-1985; do di dân v́ t́nh h́nh kinh tế xă hội khó khăn từ năm 1990-2008.

 

Chúng tôi đă tŕnh bày những lư do đó trong cuốn Người Mục tử Cộng đồng Hướng về Tương lai. Sách này tŕnh bày rất nhiều những số liệu và chứng minh nhiều số liệu không ổn định như có giáo phận ở miền Bắc chỉ tăng có 2 giáo dân trong suốt 13 năm! (x. Nguyễn Ngọc Sơn, Người Mục tử Cộng đồng Hướng về Tương lai, NXB TP.HCM, 1996, tr. 51-59).

 

V́ thế, những số liệu về diện tích, dân số Việt Nam đăng trong bảng tổng kết hằng năm của HĐGMVN đă được chúng tôi thay thế bằng số liệu của Cục Thống kê Nhà nước cho chính xác hơn.

 

Những số liệu về Giáo hội Việt Nam cũng như của các giáo phận ở Việt Nam được báo cáo về Toà Thánh Vatican và được công bố khá chậm, trung b́nh phải 2-3 năm sau. Chúng tôi đă có dịp so sánh các số liệu với nhau. Những số liệu này mất 2 năm mới xuất hiện trên Annuario Pontificio của Toà Thánh Vatican rồi sau đó mất thêm 1 năm mới được trích lại trên cuốn Catholic Almanac. Thí dụ: Dân số toàn cầu hiện nay đă vượt quá 6.750 tỷ nhưng trong Catholic Almanac 2009 mới chỉ có 6.542.824.000 (tr. 335), và số tín hữu Việt Nam ở đây là 5.990.000 (tr. 333). Đó là các số liệu Giáo hội Việt Nam báo cáo về Toà Thánh vào năm 2006. V́ thế, khi xem các số liệu của Giáo Hội toàn cầu ta nên hiểu đó là số liệu của 2-3 năm về trước. Thí dụ: Thống kê năm 1963 là số liệu của năm 1960. C̣n các số liệu của Giáo hội Việt Nam trong các bảng từ số 13-20 được tính đúng năm theo bảng thống kê.

 

2. NHẬN ĐỊNH VỀ T̀NH TRẠNG TRUYỀN GIÁO Ở VIỆT NAM

 

2.1. T́nh trạng truyền giáo của Giáo hội toàn cầu

 

Trước khi t́m hiểu t́nh trạng truyền giáo ở Việt Nam, chúng tôi muốn nói sơ qua về t́nh trạng truyền giáo của Giáo hội toàn cầu. Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra vài con số để làm bối cảnh cho công cuộc loan báo Tin Mừng ở Việt Nam.

 

Trong mấy chục năm qua, chúng tôi thấy số người Công giáo tăng từ 558.220.654 người (x. Việt Nam Công giáo Niên giám 1964, tr. 139) trên tổng số 3.068.275.975 vào năm 1960 lên đến 1.130.750.000 người trên tổng số 6.542.824.000 người của dân số thế giới vào năm 2006 (x. Thống kê Catholic Almanac, năm 2009, tr. 334, Bảng 1).

 

Số tăng này phần lớn là tăng tự nhiên theo số trẻ sinh ra. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng từ 1-2 triệu người lớn được rửa tội. Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ giữa số dân Công giáo và dân số thế giới th́ tỷ lệ này giảm từ 18,2% vào năm 1960 c̣n 17,99% vào năm 1975, và c̣n 17,2% vào năm 2006 (x. Thống kê Giáo hội Toàn cầu từ 1962-2009, Bảng 1, tr. 2).

 

Nếu so sánh với dân số Hồi giáo vào năm 1960 có 433.840.000 người trên tổng số 3.068.275.975, chiếm 14,13% dân số thế giới (x. Việt Nam Công giáo Niên giám 1964, tr. 140) th́ vào năm 2006 đă vượt qua Công giáo và chiếm 19,2% dân số. Có người giải thích rằng người Hồi giáo sinh nhiều con nên dân số tăng nhanh.

 

Số người lớn được rửa tội trung b́nh cả thế giới là 2,5 triệu người/năm, trong khoảng 10 năm gần đây, trong khi Giáo Hội toàn cầu có hơn 1.000 giám mục, 400.000 linh mục triều và ḍng, hơn 800.000 tu sĩ nam nữ, 200.000 tông đồ giáo dân, gần 3 triệu giáo lư viên (x. Thống kê Giáo hội Toàn cầu từ 1962-2009, Bảng 1, tr. 2). Như thế, trung b́nh cứ 2 người Công giáo ưu tuyển mới cuốn hút được 1 người theo đạo/năm.

 

Nói như vậy để chúng ta thấy Giáo Hội toàn cầu trong suốt 50 năm qua không tăng thêm được 1%. Điều này chứng tỏ việc truyền giáo chưa có hiệu quả cao về mặt số lượng. C̣n chất lượng sống đạo có tốt hơn không lại là chuyện khác. Chúng ta sẽ t́m hiểu và phân tích sâu hơn về t́nh trạng này trong một bài khác.

 

2.2. T́nh trạng truyền giáo của Giáo hội Việt Nam

 

Về t́nh trạng truyền giáo của Giáo hội Việt Nam, chúng tôi xin tóm tắt qua các số liệu sau đây:

 

* Từ năm 1960-2008, tỷ lệ dân số Công giáo Việt Nam so với dân số cả nước không tăng lên được 1%.

 

- Năm 1960: tổng số dân Việt Nam là 30.172.000. Công giáo là 2.094.540, chiếm tỷ lệ khoảng 6,93%.

 

- Năm 2000: tổng số dân Việt Nam là 77.635.400. Công giáo là 5.234.303, chiếm tỷ lệ 6,7% (x. Thống kê Giáo hội Việt Nam 1933-2007, Bảng 12, tr. 26).

 

- Năm 2007: tổng số dân Việt Nam là 85.154.900. Công giáo là 6.087.659, chiếm tỷ lệ 7,15% (x. Thống kê Giáo hội Việt Nam 1933-2007, Bảng 12, tr. 26).

 

Nếu so sánh số liệu năm 1933 với tỷ lệ 7,2% dân số và năm 1939 với tỷ lệ 7,5% dân số ta sẽ thấy tỷ lệ này đang có nguy cơ giảm (x. Thống kê Giáo hội Việt Nam 1933-2007, Bảng 12, tr. 26).

 

* Trong ṿng 50 năm qua, số dân Công giáo Việt Nam tăng từ 2 triệu vào năm 1960 lên đến hơn 6 triệu vào năm 2007. Như thế là tăng gấp 3 lần. Số tăng này hầu như là do số sinh tự nhiên nên chưa có thể nói được là do truyền giáo. Nếu ta so sánh số trẻ sơ sinh được rửa tội hằng năm với số Công giáo tăng hằng năm sẽ thấy hai số đó gần như bằng nhau (x. Tổng kết Nhân sự các Giáo phận từ 2000-2007, Bảng 21, tr. 48).

 

Tổng số trẻ rửa tội từ 2001 đến 2007 là 761.711 (x. Tổng kết T́nh trạng Bí tích từ năm 2000-2007, Bảng 23, tr. 50). Trong khi số tăng tín hữu từ năm 2001 đến 2007 là: 6.087.659 – 5.324.492 = 763.167 người (x. Bảng 21, tr. 48). Chênh lệnh (761.711 - 763.167) 1.456 người.

 

* Số người lớn trở lại đạo từ năm 2001 đến 2007 là 242.176 và số trẻ từ 1 đến 7 tuổi được rửa tội là 52.524 (x. Tổng kết T́nh trạng Bí tích từ năm 2000-2007, Bảng 23, tr. 50). Nếu tính số tử của người Công giáo là 8%o như số trung b́nh của toàn quốc th́ số trẻ được rửa tội từ 1 đến 7 tuổi tương đương với số người chết. C̣n số người lớn trở lại đạo 242.176 đáng lẽ phải được cộng thêm vào tổng số tín hữu (6.087.659 + 242.176 - 1.456 = 6.328.379), nhưng lại biến mất mà không t́m được lời giải thích. Không lẽ có cả hàng trăm ngàn người bỏ đạo từ năm 2001-2007?!

 

* Trong ṿng 7 năm gần đây (2001-2007), số người trở lại đạo trung b́nh mỗi năm khoảng 35.000 người (242.176: 7 năm = 34.597 (x. Bảng 23, tr. 50). Nếu quan sát các lớp học giáo lư tân ṭng, ta thấy có tới 80-90% người muốn theo đạo là để lập gia đ́nh với người có đạo. Vậy động lực theo đạo thật sự của họ là ǵ? Họ có thể sống đạo và giữ đạo lâu dài không? Đă có câu mỉa mai để nhắc nhở ta về t́nh trạng này:

 

Sấp ḿnh lạy Chúa Ba Ngôi

Tôi lấy được vợ, tôi thôi nhà thờ!

 

* Một nhận xét khác là số người trở lại đạo không tương xứng với số nhân sự lo việc truyền giáo. Nếu ta tổng cộng số linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo lư viên trong cả nước hay trong một giáo phận, ta sẽ thấy kết quả này là khá nhỏ bé.

 

Thí dụ: năm 2007, Giáo hội Việt Nam có 3.510 linh mục, 1.370 chủng sinh, 1.765 chủng sinh dự bị, 1.798 tu sĩ nam, 13.170 tu sĩ nữ, 56.133 giáo lư viên (x. Bảng 21, tr. 48) vậy mà chỉ thu hút được 40.778 người (x. Bảng 23, tr. 50). Đây là số cao nhất trong mấy năm gần đây. Trung b́nh cứ 2 người tín hữu ưu tuyển mới thu hút được 1 người theo đạo. Đó là chúng ta chưa nói đến cả triệu đoàn viên các hội đoàn Công giáo Tiến hành.

 

* Nhiều giáo phận có số người lớn trở lại đạo rất thấp:

 

Thí dụ năm 2007:

 

§Cả giáo phận Huế chỉ có 87 người lớn trở lại đạo, trong khi tổng số giáo dân là 67.780 người, 109 linh mục, 39 chủng sinh, 85 tu sĩ nam, 689 tu sĩ nữ, 722 giáo lư viên (x. Bảng Tổng kết các Giáo phận năm 2007, Bảng 20, tr. 46).

 

§Giáo phận Bùi Chu có 411 người lớn trở lại đạo, trong khi có 388.013 tín hữu, 160 linh mục, 39 chủng sinh, 589 tu sĩ nữ, 3.255 giáo lư viên (x. Bảng Tổng kết các Giáo phận năm 2007, Bảng 20, tr. 46).

 

§Giáo phận TP.HCM có 651.046 tín hữu, 576 linh mục triều và ḍng, 61 chủng sinh, 275 tu sinh, 945 tu sĩ nam, 3.110 tu sĩ nữ (chưa kể 560 tu sĩ thuộc tu hội), 5.243 giáo lư viên. Số người lớn được rửa tội cả năm là 7.623 người (x. Bảng Tổng kết các Giáo phận năm 2007, Bảng 20, tr. 46), đông nhất trong 26 giáo phận.

 

2.3. So sánh hoạt động truyền giáo của vài giáo hội khác

 

Nếu nh́n vào Giáo hội Tin Lành ở Việt Nam, năm 1999: số tín hữu là 400.000 người (x. Thống kê Quốc gia 1999, tr.133). Năm 2008: con số này đă lên tới 1.500.000 người. Như thế, số tín hữu tăng gần 4 lần trong ṿng 10 năm. Đó mới chỉ là vài hệ phái chính, chưa kể các hệ phái khác như Pentecostist (Ngũ Tuần), Chứng nhân Yavê…

 

Nói đến thành công này, một số người giải thích rằng tại v́ anh em Tin Lành có nhiều phương tiện như tiền bạc, thuốc men, phân phối sách Kinh Thánh, dạy Anh ngữ miễn phí… nên có thể giúp đỡ nhiều người và thu hút người khác theo đạo. Chúng ta không biết có phải đó là lư do chính yếu không hay c̣n những hoạt động tích cực nào khác cần phải t́m hiểu và học hỏi lẫn nhau? Nếu có dịp đến hớt tóc ở góc đường Kỳ Đồng gần Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, TP.HCM, chúng ta sẽ thấy những người thợ vừa hớt tóc vừa giảng đạo, dù rằng chúng ta không muốn nghe nhưng họ vẫn cứ nói. Ở Giáo xứ Chợ Đũi, Q.1, TP.HCM, nhóm Pentecostist mượn hội trường của giáo xứ để mỗi tuần tổ chức buổi họp mặt của nhóm. Nh́n những người tham gia nhóm hát với tất cả niềm hăng say ta mới thấy sức cuốn hút của những ai được Chúa Thánh Thần tác động.

 

Nếu nh́n vào Giáo hội Hàn Quốc, vào năm 1949, người Công giáo xuất phát cùng với anh em Tin Lành ở mức 1% dân số, đến năm 2005, tổng kết của Hàn Quốc: Công giáo là 9,1% và anh em Tin Lành là 26%. Chúng ta cần học bài học truyền giáo của anh em Hàn Quốc. Khi sang làm việc ở Việt Nam, nhóm Công giáo đă gặp gỡ nhau tại Giáo xứ Vườn Xoài. Họ lo lắng và tích cực truyền giáo không chỉ cho cộng đồng của họ mà c̣n truyền giáo cho những người Việt Nam, truyền giáo cho những thương gia Hàn Quốc đă sang đây làm việc. Chương tŕnh của Giáo hội Hàn Quốc cách đây nhiều năm là mỗi gia đ́nh Công giáo nhận đỡ đầu cho một gia đ́nh không Công giáo, và họ quyết tâm là trong 5 năm phải tăng gấp đôi số người tín hữu. Họ đă hoàn thành điều này chỉ trong ṿng 3 năm! Giáo hội Việt Nam sẽ có chương tŕnh truyền giáo như thế không?

 

Do đó, chúng ta cần phân tích những nguyên nhân gây nên thiếu hiệu quả trong công cuộc truyền giáo để thấy cần thay đổi thế nào cho công cuộc truyền giáo được kết quả.

 

3. MỘT VÀI NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN T̀NH TRẠNG THIẾU HIỆU QUẢ

 

T́nh trạng thực tế về truyền giáo đ̣i hỏi chúng ta phải quan tâm và đặt vấn đề cho việc truyền giáo của ḿnh: Tại sao Giáo hội Việt Nam với bao nhiêu ḍng tu, bao nhiêu hoạt động tích cực trong xă hội, bao nhiêu lễ nghi rất hoành tráng (thí dụ như Đại hội Đức Mẹ La Vang 2008 với khoảng 500.000-600.000 người tham dự) mà vẫn không cuốn hút được người ta theo đạo? Nếu t́nh trạng kém hiệu quả chỉ xảy ra trong 1-2 năm th́ chúng ta c̣n cho là ngẫu nhiên, nhưng kéo dài đến 50 năm th́ đó là vấn đề đáng ta t́m hiểu và phân tích.

 

Đă có rất nhiều những hội nghị, hội thảo thuộc đủ các cấp, các miền, từ Giáo hội trung ương đến Giáo hội địa phương, được tổ chức để t́m hiểu và nghiên cứu sâu xa vấn đề truyền giáo của Giáo hội Công giáo nhưng kết quả chưa thu được là bao. Nhiều tài liệu hướng dẫn cho các thành phần dân Chúa học hỏi về công cuộc truyền giáo đă được soạn thảo và phân phối cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân ưu tuyển nhưng h́nh như chúng vẫn chưa tạo nên những kết quả thiết thực.

 

Chúng tôi nghĩ rằng những nghiên cứu và khám phá từ các giới chuyên môn trong Giáo Hội đă khá phong phú để giúp chúng ta t́m ra những nguyên nhân chính dẫn đến t́nh trạng trên. Chúng tôi xin tóm tắt vào mấy điểm sau đây:

 

3.1. Chưa có một nhận thức đầy đủ về việc loan báo Tin Mừng

 

Nhận thức này được khoa Truyền giáo học cung cấp cho ta để hiểu rằng người loan báo (chủ thể) cần những điều kiện nào, người được loan báo (đối tượng) cần được quan tâm như thế nào và Tin Mừng (nội dung) được loan báo là loại tin ǵ và loan báo ra sao (phương thức) (x. Felippe Gomez, S.J., Truyền giáo học, Antôn & Đuốc Sáng xuất bản, 2003).

 

Dù đă được hướng dẫn bằng những nghiên cứu sâu xa của Công đồng Vatican II với các Hiến chế Lumen Gentium (Ánh sáng Muôn dân) năm 1965, Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng) năm 1965, Sắc lệnh Ad Gentes (Đến với Muôn dân) năm 1965, Apostolicam Actuositatem (Hoạt động Tông đồ) năm 1965, cũng như nhiều văn kiện của các Đức Thánh Cha, đặc biệt là ĐTC Phaolô VI với Thông điệp Evangelii Nuntiandi (Loan báo Tin Mừng) năm 1975, và ĐTC Gioan Phaolô II với Thông điệp Redemptoris Missio (Sứ vụ Đấng Cứu Thế) năm 1990, nhất là Thông điệp Hậu Thượng Hội đồng Ecclesia in Asia (Giáo Hội tại châu Á) năm 1999, nhiều tín hữu Việt Nam hầu như không được học hỏi chúng nên chưa có một nhận thức đầy đủ về việc loan báo Tin Mừng. Đến ngày Khánh nhật Truyền giáo (tháng 10 hằng năm), nhiều người chỉ nhắc đi nhắc lại điệp khúc “Truyền giáo là bản chất của Hội Thánh” chứ không biết thể hiện bản chất ấy thành những hành động cụ thể như thế nào trong đời sống.

 

Nhiều tín hữu c̣n cho rằng loan báo Tin Mừng là công việc chuyên môn của linh mục, tu sĩ hay một số giáo dân chuyên nghiệp đă được học về Thần học, chứ không phải là bổn phận của chính ḿnh. Nhiều vị có trách nhiệm lại cho rằng truyền giáo là mở những lớp giáo lư tân ṭng để dạy cho người muốn theo đạo những bài học soạn sẵn hay bắt họ học thuộc ḷng một số kinh. Nhiều người tích cực hơn th́ mua các sách Kinh Thánh hay Tân Ước phát tặng cho anh em lương dân hay tặng quà cho họ trong những dịp lễ Tết.

 

Uỷ ban Loan báo Tin Mừng của HĐGMVN hay của các giáo phận trong mấy chục năm qua dường như vẫn c̣n để ngỏ mảnh đất này cho các nhà thần học tự khám phá, các tín hữu riêng lẻ hay các ḍng tu tự dấn thân hoạt động hơn là tổ chức, định hướng và liên kết các hoạt động truyền giáo trong Giáo hội Việt Nam. Người ta đưa ra gương mẫu của thánh Phanxicô Xaviê, thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu hay nhiều gương mẫu khác mà quên đi Đức Giêsu Kitô mới là người mẫu loan báo Tin Mừng tuyệt hảo nhất cho mọi thời đại. Người loan báo tin vui Nước Trời với niềm phấn khởi, xác tín, và quyền năng của Ngôi Lời Thiên Chúa thể hiện nơi chính bản thân Người: “Đức Giêsu đi khắp các thành, các làng rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa lành mọi bệnh hoạn, tật nguyền” (x. Mt 9,35; 4,23). Người đúng là sứ giả của Lời để Thiên Chúa trực tiếp dạy bảo chúng ta, để Thiên Chúa nói với chúng ta qua Con của Ngài và đưa mọi người vào cuộc hiệp thông toàn diện với Thiên Chúa (x. Hội đồng Chủ tịch Năm Thánh 2000, Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ Duy nhất, Rôma 1999, bản dịch, tr. 24).

 

3.2. Thiếu nền tảng Kitô học vững chắc

 

Để có nhận thức đầy đủ về công tŕnh loan báo Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu Kitô, Giáo Hội cần những nhà thần học tŕnh bày một học thuyết thật rơ ràng, trong sáng, mạch lạc về Đức Giêsu Kitô. Học thuyết này sẽ giúp người tín hữu thống nhất về mặt tư tưởng cũng như hành động với Đức Giêsu và giới thiệu Người cho người khác. Các Nghị phụ của Thượng Hội đồng Giám mục châu Á đă xin Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đề nghị các nhà thần học soạn một giáo tŕnh cơ bản về Kitô học vừa trung thành với Thánh Kinh, Thánh Truyền và Giáo huấn của Hội Thánh, vừa giải đáp thoả đáng các vấn đề về Đức Kitô do các khoa học đặt ra trong tinh thần đại kết và đối thoại liên tôn. Dù được khuyến khích rất nhiều nhưng các nhà thần học chưa dám viết giáo tŕnh này v́ trong lịch sử những vấn đề Kitô học là nguồn gây tranh căi và chia rẽ trong Giáo Hội suốt những thế kỷ đầu. Đa số chỉ dừng lại ở những điểm cơ bản của Công đồng Nicea (năm 325) và Calcedonia (năm 451).

 

Để chuẩn bị cho nền tảng Kitô học mới mẻ này, ĐTC Gioan Phaolô II luôn luôn tŕnh bày về Đức Kitô trong các văn kiện và lời rao giảng của ngài; c̣n ĐTC Bênêđictô XVI đă viết cuốn Đức Giêsu Nazareth, năm 2007 (x. Joseph Ratzinger, Jesus of Nazareth, NXB Vatican) ngay khi mới lên ngôi Giáo hoàng. Thực ra, khi c̣n là Tổng trưởng Bộ Giáo lư Đức tin, ngài đă tŕnh bày một số điểm tranh luận trong Kitô học qua cuốn Giáo lư Hội Thánh Công giáo (năm 1992) và bản Toát yếu Giáo lư của Hội Thánh Công giáo (năm 2005).

 

 

Nếu người ta nắm vững nguyên tắc Kitô học và giảng dạy tinh thần đối thoại liên tôn th́ rất nhiều người tín hữu sẽ vượt qua mặc cảm sợ hăi và tội lỗi khi phải tham dự những lễ nghi với những anh em không cùng tôn giáo, và những anh em lương dân chắc chắn sẽ có nhiều thiện cảm khi hiểu ra những thái độ ứng xử thân thiện và tôn trọng của người Công giáo. Ví dụ ở Việt Nam vẫn c̣n nhiều căng thẳng về văn hoá và tôn giáo: nhiều người vẫn hiểu rằng vào đạo th́ không được vào chùa lạy Phật, không được làm mâm cúng, không được ăn đồ đă cúng Phật v́ sợ mắc tội!

 

3.3. Thực trạng sống đạo chưa đáp ứng với yêu cầu của Tin Mừng

 

Nh́n vào đời sống người Kitô hữu hiện nay, chúng ta thấy có một khoảng cách khá lớn giữa điều người ta hiểu và điều người ta sống. Đời sống đạo tập trung vào các nghi lễ, các hoạt động bên ngoài hơn là vào niềm xác tín và cảm nghiệm bên trong.

 

Ở Việt Nam, hơn 60% dân số dưới tuổi 30. Những người trẻ đang có xu hướng đi t́m biết sự thật ẩn chứa trong thiên nhiên, trong con người cũng như xă hội qua việc say mê học hỏi khoa học kỹ thuật. Nhưng nhiều người chúng ta lại quá quan tâm đến thần học, ít chú trọng đến các khoa học, và chưa tŕnh bày cho người trẻ hiểu rằng Đức Giêsu chính là sự thật toàn diện và vĩnh cửu (x. ĐTC Gioan Phaolô II, Giáo Hội tại châu Á, số 10) và Người sẵn sàng khai mở tâm trí để giúp con người hiểu biết những sự thật đó.

 

Hơn nữa, những người trẻ này cũng đang có xu hướng chạy theo cái đẹp qua sự say mê cuồng nhiệt đối với các thần tượng như cầu thủ, diễn viên, người mẫu và ham chuộng thời trang, âm nhạc, thể thao như biểu hiện của cái đẹp. Trong khi đó chúng ta hô hào họ hăy xoá bỏ thần tượng, sống đơn giản, nghèo khó, nhưng lại chưa giới thiệu cho họ một Thiên Chúa là chủ của cái đẹp và chưa giúp họ hiểu tinh thần nghèo khó của Đức Giêsu thật sự là ǵ.

 

Đức Giêsu dạy: “Con người làm chủ ngày Sabbat” (Mt 12,8) như mời gọi chúng ta chú ư đến con người hơn những luật lệ, h́nh thức đạo đức bên ngoài. Thế nhưng, những ngôi nhà thờ đồ sộ, những tu viện to lớn bên cạnh các căn nhà tồn tàn, rách nát như trở thành những pháo đài kiên cố khiến nhiều người ngại ngùng không dám t́m gặp Đức Kitô ở đó. Nh́n những cuộc hành hương với vài trăm ngàn người tham dự, mà người ở xa tiêu hàng triệu đồng, người ở gần tốn vài chục ngàn cho việc đi lại ăn ở, và nếu tính tổng cộng có thể lên tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, trong khi hàng trăm ngàn học sinh vẫn c̣n thiếu lớp, cả triệu (5,5) người tàn tật c̣n thiếu điều kiện sinh sống, hàng trăm ngàn người nghèo thất nghiệp đang phải chật vật kiếm ăn, th́ có lẽ chúng ta phải nh́n lại cách thức bày tỏ ḷng đạo của ḿnh đối với Chúa và Đức Mẹ cho âm thầm, khiêm tốn hơn chăng?

 

Nếu chúng ta chỉ rao giảng Lời Chúa như một người tiếp thị, quảng cáo Tin Mừng mà chưa phải là chứng nhân thực sự của Tin Mừng Đức Kitô với những hành động cụ thể trong đời sống th́ việc truyền giáo vẫn khó đạt kết quả như ḷng mong ước.

 

4. VÀI GỢI Ư ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG CUỘC TRUYỂN GIÁO TẠI VIỆT NAM

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă mời gọi chúng ta xuất phát lại từ Đức Giêsu Kitô và sống với Người th́ mới có thể chia sẻ kinh nghiệm cho người khác trong đời sống thường ngày. Đây là gợi ư để chúng ta suy nghĩ về công việc truyền giáo của ḿnh. Tuy nhiên, muốn xuất phát lại từ Đức Kitô trước hết chúng ta cần trở lại với Người (x. Thông điệp Giáo Hội tại châu Á, số 10).

 

4.1. Trở lại với Đức Kitô để cảm nghiệm được nội dung loan báo Tin Mừng là chính Đức Kitô

 

Trở lại với Đức Kitô là chúng ta t́m lại cảm nghiệm sống động của các Tông đồ về Đức Giêsu Phục Sinh như là tâm điểm cho mọi hoạt động và suy tư của ḿnh. Đức Giêsu không phải là một mớ thông tin mà ta đă thu thập được trong những giờ học giáo lư hay qua những bài giảng, bài kinh. Đức Giêsu cũng chẳng phải là những câu Tin Mừng chúng ta học thuộc ḷng và nhắc lại cho người khác mà không cảm nghiệm được ư nghĩa thâm sâu và sức cứu độ mănh liệt trong từng lời nói của Người. Người cũng chẳng phải là những cuốn sách Thánh Kinh ta trân trọng trao tặng anh em lương dân và khuyến khích họ đọc Lời Chúa trong khi chính ta cũng cảm thấy khó khăn trước những bản văn cần giải thích của Thánh Kinh.

 

Tin Mừng hay Lời Chúa phải là một con người đang sống giữa chúng ta và sống trong ta để ta có mối tương quan mật thiết với Người. Để hiểu trọn vẹn về một con người đang sống, ta không phải chỉ cần thông tin mà c̣n phải gặp gỡ, tiếp xúc, yêu thương và nếu cần, có thể hoà nhập thành một “để tôi sống nhưng không c̣n phải là tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi” (x. Gl 2,20). Có như thế chúng ta mới có thể chia sẻ Đức Giêsu cho những người khác, mới “kể chuyện về Đức Giêsu” như đề nghị của Đại hội Truyền giáo châu Á được tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan, từ ngày 18 đến 22-10-2006. Nếu nội dung loan báo thật sự là Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô th́ chính Người sẽ “củng cố lời rao giảng bằng những phép lạ kèm theo” (Mc 16,20) để thể hiện ơn cứu độ và giải thoát con người.

 

 

4.2. Trở lại với Đức Kitô để khám phá ra giá trị cao cả của người nghe Tin Mừng

 

Trở lại với Đức Giêsu Kitô để thấy rằng qua việc Ngôi Lời Thiên Chúa trở thành con người (x. Ga 1,14), th́ con người trở thành con đường của Thiên Chúa và cũng là con đường của Giáo Hội (x. UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược Học thuyết Xă hội của Giáo hội Công giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, số 62). Lúc đó nhà truyền giáo mới tập trung mọi cố gắng lo cho biết bao con người trong vùng đất Á châu và Việt Nam, nhất là những người nghèo khổ, yếu kém, bị bóc lột và bị gạt ra ngoài lề xă hội, như Đức Giêsu đă tất bật từ sáng sớm đến tối mịt để rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ cho con người. Tất cả những công việc này đều là hoạt động truyền giáo, đều nhằm xây dựng một nền nhân bản toàn diện và liên đới mà Công đồng Vatican II đă khởi xướng vào năm 1965 và được khai triển trong Học thuyết Xă hội của Giáo hội Công giáo từ năm 2004. Các tổ chức của Giáo Hội được mời gọi để khai triển và thể hiện nền nhân bản này.

 

Trở lại với Đức Kitô ta sẽ khám phá ra mầu nhiệm Nhập Thể luôn gắn liền với mầu nhiệm Nhập Thế để can đảm dấn thân vào xă hội trần thế hôm nay. Ngôi Lời Thiên Chúa đă trở thành Đức Giêsu Nazareth, đă đi vào ḍng lịch sử con người, đă đón nhận những yếu tố của vũ trụ vật chất qua thân xác của ḿnh. Người đă đưa tính tuyệt đối, vĩnh hằng, thánh thiện, vô biên của Thiên Chúa vào trong cái tương đối, nhất thời, tội luỵ, hữu hạn của con người và vũ trụ để từ nay tất cả đều được biến đổi và thần hoá. Từ đó, mỗi con người đều có giá trị vô song dù họ già nua, tàn tật, xấu xa đến đâu chăng nữa. Từ đó, mỗi công việc đều có giá trị vĩnh hằng, đem lại ơn cứu độ dù nó chỉ kéo dài một vài giây như nụ cười, dù có vẻ tầm thường như các chậu quần áo ta giặt mỗi ngày, như làm vệ sinh, rửa mặt, đánh răng mỗi bữa. Truyền giáo bây giờ chính là kết hợp với Đức Kitô trong đời sống thường ngày để dâng lên Người những công việc tưởng như nhỏ bé vô nghĩa nhưng thực ra có giá trị vô song nếu ta làm v́ yêu mến Đức Kitô để cứu độ anh em ḿnh.

 

Sống trong một châu lục với nhiều dân tộc có các nền văn hoá và tôn giáo khác nhau, ta cần trở lại với Đức Kitô để thấy Người không phải là của riêng Kitô giáo nhưng là Đấng Cứu Độ của toàn thể nhân loại và vũ trụ. Cha Trên Trời muốn cứu độ tất cả con cái ḿnh nên đă ban Người Con Một cho chúng ta, và Chúa Thánh Thần vẫn đang chuẩn bị cho việc Đức Kitô đến với mọi người cũng như không ngừng nói trong các tôn giáo (x. CĐ. Vat. II, Tuyên ngôn Nostra aetate, số 1; Giáo Hội tại châu Á, số 15,18). Việc truyền giáo là một cố gắng liên tục để hội nhập văn hoá và đối thoại liên tôn của từng người tín hữu cũng như từng tổ chức của Giáo Hội. Trong hoạt hoạt động này, chúng ta cần học lại thái độ khoan dung của Đức Kitô (x. Mc 9,38-39) để biết phân biệt những h́nh thức mê tín dị đoan đồng thời biết đánh giá đúng các nghi thức phụng vụ, lời kinh và cách sống của những người không cùng tôn giáo với ḿnh, thậm chí ngay trong việc trừ ma diệt quỷ của họ (x. Mc 9,39-40).

 

4.3. Trở lại với Đức Giêsu Kitô để nhà truyền giáo trở thành hiện thân sống động của Người

 

Sứ mạng truyền giáo bắt nguồn từ chính sứ mạng của Đức Kitô v́ chính Người là Ngôi Lời hằng hữu đă được Chúa Cha sai đến trần gian (x. Lc 4,18) để mạc khải t́nh thương cứu độ của Chúa Cha và tất cả những ai tin Người sẽ được sống đời đời (x. Ga 3, 16). Tin Mừng cứu độ ấy được Đức Kitô loan báo bằng toàn thể con người ḿnh, bằng lời nói cũng như hành động. Chính Người sai chúng ta đi loan báo Tin Mừng: “Anh em hăy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho muôn loài thụ tạo” (Mc 16,15) và ban muôn ân sủng của Thánh Thần để giúp chúng ta hoàn thành sứ mạng ấy.

 

V́ thế, xét về bản thân, nhà truyền giáo cần 4 điểm sau đây: xác tín về sứ mạng cứu độ Chúa Cha trao cho ḿnh, hoà nhập thành một với Đức Kitô, gắn bó mật thiết với Chúa Thánh Thần và hiệp thông sâu xa với Giáo Hội. Khi có đủ 4 yếu tố này, bản thân nhà truyền giáo trở thành h́nh ảnh sống động của Chúa Ba Ngôi, trở thành hiện thân của Chúa Giêsu Kitô ở trần gian và trở nên Tin Mừng sống động là nội dung của việc truyền giáo (x. Gl 2,20). Việc truyền giáo ngày nay không phải chỉ t́m đến một dân tộc xa lạ, đến với những người khác ḿnh về tôn giáo và văn hoá, cũng không phải chỉ là việc dạy giáo lư hoặc thăng tiến con người và phát triển cộng đồng nhưng là tiếp xúc với mọi người mọi vật trong đời sống thường ngày để chia sẻ bản thân ḿnh cho họ như chính Đức Kitô đă làm. Nhà truyền giáo là tấm bánh Đức Kitô được bẻ ra để nuôi sống thế giới (x. Sứ điệp ĐTC Gioan Phaolô II nhân dịp Khánh nhật Truyền giáo 2005; Ga 6,35.51.58.68).

 

Nhà truyền giáo cần phải trở lại với Đức Kitô và hoà nhập thành một với Người qua đời sống cầu nguyện và phụng vụ để Người chuyển thông quyền năng làm chứng cho Tin Mừng qua các dấu lạ như chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ, nói được thứ ngôn ngữ mới lạ của t́nh thương mà Thánh Thần thúc đẩy trong ḷng ta (x. Mc 16,16-20). Nhà truyền giáo có thể chữa lành bệnh tật không phải như một bác sĩ hay xua trừ ma quỷ không phải như một thầy pháp nhưng với tư cách là chứng nhân của Đức Kitô v́ họ có thể làm được mọi sự với Đấng ban sức mạnh cho họ (x. Pl 4,13). Như thế, việc rao giảng Lời Chúa, cử hành bí tích và bác ái từ thiện đều gắn bó mật thiết với nhau, h́nh thành nên bản chất của Giáo Hội mà người tín hữu nào cũng cần thể hiện trong đời sống (x. ĐTC Bênêđictô XVI, Thông điệp Thiên Chúa là T́nh yêu, số 25).

 

Lời kết

 

Khi suy nghĩ về hiệu quả truyền giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây, chúng ta cùng cảm tạ Chúa v́ những ơn lành Người ban cho Giáo hội Việt Nam. Dù kết quả truyền giáo chưa đạt được như ḷng mong ước, chúng ta vẫn cảm nghiệm được sức sống mănh liệt và niềm hăng say vô tận của người tín hữu Việt Nam muốn dấn thân cho công cuộc loan báo Tin Mừng. Một vài dấu hiệu tŕnh bày trong bài viết này chỉ nhằm mục đích mời gọi mỗi người chúng ta trở lại với Đức Kitô để gắn bó mật thiết với Người v́ Đức Kitô chính là con đường dẫn ta và dân tộc đến sự thật toàn diện và sự sống vĩnh hằng.

 

 (Bài chia sẻ trong dịp tĩnh tâm tháng cho anh em linh mục hạt Tân Định, ngày 10-2-2009 và các linh mục Ḍng Chúa Cứu Thế, ngày 27-2-2009)