Thánh Giá 

Con Đường dẫn đến Phục Sinh

Tưởng niệm một Người Cha vừa trở về trong ḷng

               Đại Dương của Thiên Chúa

 

 

                                                             Nguyễn văn Thành

 

Sau những ngày « ba ch́m bảy nổi tám lênh đênh », trên giường bệnh, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă tắt thở, lúc 21 giờ 37 phút, vào ngày thứ bảy mồng 2 tháng 4 năm 2005.

 

Nh́n lại cuộc đời 84 tuổi của Ngài, với 26 năm làm Giáo Hoàng, là tác giả của nhiều tông thư quan trọng, đă thực hiện 104 chuyến đi thăm viếng khắp năm châu bốn bể…tôi thầm th́ lẩm bẩm, trong đáy sâu  tâm hồn, bài thơ của Joe DARION :

 

«  Thực hiện một giấc mơ chưa bao giờ được thực hiện,

«  Can đảm đánh vào ḷng tên địch, đă muôn đời nổi tiếng là vô địch,

«  Có khả năng đón nhận và hóa giải mọi nỗi buồn đang trấn áp sức chịu đựng của mọi người,

«  Đi đến những biên cương mà các anh hùng hào kiệt chưa bao giờ dám mạo hiểm,

«  Vượt thắng mọi lỗi lầm đă ăn đời ở kiếp, trong cơi ḷng của mỗi người,

«  Gieo văi tận muôn phương Hạt Giống của T́nh Yêu đơn thuần và trong trắng, không đợi chờ, không đ̣i hỏi…

«  Tiếp tục can trường thực hiện những chương tŕnh, khi hai bàn tay muốn buông xuôi, v́ đă ră rời và mệt mỏi,

«  Ngày ngày vươn ḿnh lên, đón nhận ánh sáng của muôn v́ sao, ở ngoài tầm nắm bắt của đôi mắt phàm tục ».

 

                                                 ***

 

Thế nhưng, vào những ngày cuối cùng, sau một cuộc đời dâng hiến trọn vẹn, Ngài vẫn bị  « đóng đinh vào Thánh Giá của Khổ Đau và Bệnh Hoạn », giống như tất cả mọi người « mang thân phận và điều kiện làm người ».

Phải chăng đó là qui luật, là con đường tất yếu, là Thánh Ư nhiệm mầu của Thiên Chúa Ngôi Cha ?

Sau những ngày bôn ba xuôi ngược, mang Tin Mừng cho mọi dân mọi nước… phải chăng vào những giây phút cuối đời, Đức Thánh Cha cũng đă được sai đi, để « rao giảng Tin Mừng », một cách cụ thể, từ giường bệnh của ḿnh ?

 

Có dịp theo dơi và chứng kiến từ xa, những giờ phút hấp hối, những cơn hôn mê của Ngài, nhất là từ ngày thứ năm đến chiều tối thứ bảy cuối cùng, tôi đă thinh lặng mở sách Phúc Âm, với tâm t́nh của một đứa con, đọc cho Ngài nghe và chia sẻ với Ngài  « Bảy Lời Cuối Cùng của Đức Kitô trên Thánh Giá ».

 

Lời thứ nhất : « Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ? » (Mt 27, 46 ; Mc 15, 34).

-              Phải chăng Thiên Chúa đă bỏ rơi Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II , một ḿnh với những khổ đau tràn trề, trong xương da và máu thịt của Ngài?  

 -              Phải chăng Thiên Chúa đă bỏ rơi hằng triệu người Do Thái, trong các ḷ hơi ngạt, trong các trại tập trung của người Đức quốc xă ?

 -              Phải chăng Thiên Chúa đă bỏ rơi những bậc cha mẹ, khi con cái họ phải mang hội chứng khuyết tật, tự bế… trong suốt cuộc đời ?

 

Trên con đường đi về làng Ê-Mau, Đức Kitô Sống Lại đă hướng dẫn chúng ta t́m ra câu trả lời : « Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ h́nh như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao ? » (Lc 24, 26).

Hẳn thực, từ ngày Đức Kitô, Con Thiên Chúa, mang thân phận làm người hoàn toàn giống như chúng ta và chết hẩm hiu trên Thánh Giá, khổ đau trong bất cứ thức dạng nào, không c̣n là một h́nh phạt, nhưng là con đường dẫn tới Phục Sinh, cho những ai tin vào Đức Kitô và đang nhận làm của ḿnh tâm t́nh, lối nh́n của Ngài trên Thánh Giá.

 

Lời thứ hai : « Lạy Cha, xin Cha tha cho họ, v́ họ không biết việc họ làm » (Lc 23, 34).

Tin vào Đức Kitô là sở hữu hóa hay là nhận làm của ḿnh, chính tâm t́nh của Đức Kitô. Sống Đức Tin như vậy là sẵn sàng thứ tha cho mọi người, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Là nhận họ, một cách vô điều kiện, làm người anh chị em của ḿnh, mặc dù họ đă « đóng đinh chúng ta vào cực h́nh Thánh Giá », hay là dùng khí giới sát hại chúng ta,  khi chúng ta đang đi trên con đường thi hành nhiệm vụ.

Để có thể thứ tha như vậy, chúng ta hăy bắt đầu thay đổi lối nh́n của chúng ta về người anh chị em. Sở dĩ họ có hành vi sai trái, không phải v́ họ xấu, trong căn cơ, bản chất và tâm hồn của ḿnh. Nhưng là v́ họ đang bị khổ đau nghiền nát và khống chế, trong xương da và máu thịt của ḿnh. Cho nên, mắt họ trở nên mù quáng. Tai họ không c̣n xôn xao. Tay chân họ đă trở nên vụng về, què quặt. Họ không c̣n sáng suốt và ư thức về tất cả những ǵ họ đang làm.

Bao lâu chúng ta chưa có khả năng « thứ tha vô điều kiện », như Đức Kitô đă làm trên Thánh Giá, chúng ta chưa phải là đồ đệ của Ngài. Chúng ta chưa là « người làm chứng cho Tin Mừng », trong mọi hang cùng ngơ hẻm của nhân loại.

 

Lời thứ ba : « Ông Giêsu ơi – lời của người gian phi – khi ông vào nước của ông xin nhớ đến tôi ! ». Và Người nói với anh ta : « Tôi bảo thật với anh : hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng » (Lc 23 42-43).

Thứ tha, đối với người đi theo Đức Kitô, không phải chỉ là lời nói ở đầu môi chót lưỡi. Nhưng đó là một hành vi cụ thể và khách quan, bộc lộ ra bên ngoài một tấm ḷng đại dương thực sự đang có mặt trong nội tâm của ḿnh. Sách giáo lư đă dạy chúng ta : Thiên Chúa phán một lời, liền có trời đất, muôn vật. Hẳn thực, nếu chúng ta sống Đức Tin vào Lời của Thiên Chúa, lời của chúng ta tự khắc phản ảnh Lời của Ngài, nghĩa là có khả năng  biến thành hiện thực và hành động cụ thể. Bằng không, bao nhiêu lời tuyên xưng và rao giảng của chúng ta, cho dù cao siêu hướng thượng đến độ nào chăng nữa, cũng chỉ là « thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng », theo lối nh́n của Thánh Phaolô (1Cr 13,1).

 

Lời thứ tư : « Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha ». Nói xong Đức Kitô, thở hơi cuối cùng (Lc 23, 46).

Sau khi thực thi công việc thứ tha, nghĩa là thay đổi tận gốc rễ lối nh́n của ḿnh về người anh chị em, h́nh ảnh một Thiên Chúa xa xôi, khắc nghiệt, lạnh lùng và lănh đạm không c̣n có mặt trong tâm hồn của chúng ta. Từ giờ khắc ấy, Ngài  là Người Cha nhân hậu, dang rộng hai cánh tay tay ôm ẵm chúng ta vào ḷng, và nói với chúng ta : « Lúc nào con cũng ở với Cha, tất cả những ǵ của Cha là của con » (Lc 15, 31).

Một cách đặc biệt, Ngài ban cho chúng ta Thánh Thần của Ngài. Nhờ đó, dù đui mù từ thửa b́nh sinh, mắt chúng ta vẫn có thể mở ra. Dù bại liệt, chúng ta vẫn có thể đứng thẳng lên. Dù câm và điếc, chúng ta cũng vẫn có thể trở thành người trao ban và đón nhận Lời T́nh Yêu của Thiên Chúa.

 

Lời thứ năm : « Thưa Bà –Đức Giêsu nói với thân mẫu của ḿnh-     đây là con của Bà ». Rồi Người nói với môn đệ : « Đây là Mẹ của anh ». Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà ḿnh (Ga 19, 26-27).

Giữa lúc khổ đau tràn trề và lai láng, thay v́ có phản ứng máy móc và tự động là co rút lại trong vỏ ốc tự vệ của ḿnh, như chúng ta đă làm, c̣n làm và thường làm, Đức Kitô đă chọn lựa thái độ trao bao và hiến tặng, mở rộng ḷng cho người khác.

Trên b́nh diện Thiên Chúa, Ngài đă trao ban Thánh Thần của Ngài, để chúng ta có khả năng thứ tha cho người anh chị em, như Ngài, với Ngài và nhờ Ngài.

Về mặt nhân loại, Ngài đă trao ban thân mẫu của Ngài là Mẹ Maria. Nhờ ư thức được rằng ḿnh là con một Mẹ, như ḷng Ngài mong muốn, chúng ta sẽ có khả năng yêu thương nhau, đùm bọc nhau, không t́m cách cố thủ sau những lằn ranh phân biệt Do Thái và Hy Lạp, chủ ông và nô lệ, người giàu và kẻ nghèo (1Cr 12, 12-13).

 

Thế nhưng trong thực tế ngày hôm nay của người Kitô hữu, chúng ta đang chia rẽ một cách trầm trọng, về Người Mẹ của Đức Kitô. Và khi đă chia rẽ về trọng điểm nầy, chúng ta sẽ c̣n chia rẽ về bao nhiêu vấn đề khác : về Bí Tích Thánh Thể, về tác vụ của người linh mục…Trong hiện t́nh của thế giới ngày hôm nay, chúng tra đang bị mê hoặc bằng những cuốn tiểu thuyết như « Mật Mă của Léonard de Vinci »… để rồi lảng quên bài học cơ bản mà Tông Đồ Tôma đă nhận lănh từ Đức Kitô Sống Lại : « Phúc thay những người không thấy mà tin ! » (Ga 20, 39).

 

Thêm vào đó, chúng ta đang chia rẽ, v́ bao nhiêu ba hoa chích cḥe của ngôn ngữ, đương khi sống Đức Tin và Lắng nghe Lời Chúa, đ̣i hỏi chúng ta phải kết hợp một cách chặt chẽ, cả ba yếu tố TRI, CẢM và HÀNH trong từng hơi thở và lối nh́n của chúng ta.

 

 

Trong những giờ phút hấp hối cuối cùng, phải chăng Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đang khổ đau nhức nhối, trong xương da và máu thịt của ḿnh, v́ Ngài cảm thấy ḿnh chưa làm được ǵ, cho mọi người anh chị em tín hữu « trở nên MỘT thực sự và trọn vẹn », theo lời khẩn nguyện của Đức Kitô. Trái lại giữa chúng ta, một số người đang c̣n « nhân danh » Apôlô. Một số người khác đang hô hào ủng hộ Phaolô. Và một thành phần thứ ba đang đề cao Kê-pha (1Cr 1, 12).

 

Lời thứ sáu : « Tôi khát ».

Biết rằng mọi sự đă hoàn tất, và để ứng nghiệm một cách trọn vẹn Lời Kinh Thánh, Ngài đă thốt ra Lời thứ sáu nầy (Ga 19, 28).

 

Hẳn thực, từ ngày sinh ra trong hang ḅ máng cỏ, cho đến lúc bị treo vào cực h́nh Thánh Giá, Đức Kitô luôn luôn tự đồng hóa với những người nghèo của Đấng Ya-Vê. Phải chăng họ là những người được lănh nhận lời chúc phúc đầu tiên, trong Bài Giảng trên núi ( Mt 5, 3) ? Và trong cuộc phán xét chung sau này, chúng ta sẽ có dịp nghe lại Lời chúc phúc ấy : « V́ xưa Ta đói, các ngươi đă cho ăn. Ta khát, các ngươi đă cho uống. Ta là khách lạ, các ngươi đă tiếp rước. Ta trần truồng, các ngươi đă cho mặc. Ta đau yếu, các ngươi đă thăm nom. Ta ngồi tù, các ngươi đă đến thăm (Mt 25, 34-37).

Sau hơn hai ngh́n năm phát triển, từ đông qua tây, từ bắc xuống

Nam, Hội Thánh của Đức Kitô đă và đang thực thi thế nào « sứ mệnh tạo nên Trời Mới và Đất Mới », trên mặt đia cầu nầy ? Khi hội thoại về ư nghĩa cụ thể và thực tiển của lối nói « Trời Mới và Đất Mới » nầy, phải chăng chúng ta vẫn luôn luôn ở trong t́nh huống « trống đánh xuôi, kèn thổi ngược » ? Cho nên , trong ḷng Hội Thánh, chúng ta hăy can đảm và thành thực chấp nhận rằng : người nghèo của Đức Ya-Vê vẫn luôn luôn c̣n sắp hàng đứng ăn xin, trước cỗng nhà thờ, mỗi buổi sáng chủ nhật. Thêm vào đó, bao lâu c̣n có người bị tố cáo, phê phán, nghi kỵ và loại trừ trong ḷng Hội Thánh, Thiên Chúa đang vẫn c̣n thốt lên « Tôi khát ». Hẳn thực, Ngài đang cần những con người có khả năng và tấm ḷng muốn nối dài vai tṛ của  « Người Cha Nhân Hậu », ngày ngày đứng đợi « đứa con hoang đàng và phung phí » trở về trong ḷng Đại Dương của Ngài (Lc 15, 11-31).

Trước t́nh huống ấy, với tư cách là những người đang sống Đức Tin vào Đức Kitô và làm chứng về Ngài, chúng ta hay đau với niềm đau của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II.  Chúng ta hăy chia sẻ con hấp hối của Ngài, trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Đó cũng là cơn hấp hối của Đức Kitô trên Thánh Giá, đang c̣n ngày ngày tiếp diễn trong cơi ḷng của từng người trong chúng ta, nếu chúng ta có can đảm « bổ túc những ǵ đang c̣n thiếu sót », trong con người và cuộc đời làm người của Ngài.

 

Lời thứ bảy và cũng là Lời cuối cùng của Đức Kitô, trên Thánh Giá : « Thế là đă hoàn tất ». Sau đó, Ngài gục đầu xuống, và trao ban Thần Khí (Ga 19, 30).

Để có thể cưu mang Đức Kitô, Con Thiên Chúa trong cung dạ của ḿnh, Mẹ Maria đă được tràn đầy và thấm nhuần Chúa Thánh Thần. Chính v́ lư do nầy, Thiên sứ Gabrien đă thưa với Mẹ : Xin Bà đừng sợ.

Trong ṿng 26 năm làm Giáo Hoàng, Đức Gioan-Phaolô II cũng đă ngày ngày nhắn nhủ chúng ta : Anh Chị Em đừng sợ ! Hăy ra khơi, làm nên « Trời Mới và Đất Mới », bởi v́ từ ngày lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta cũng được tràn đầy Chúa Thánh Thần giống như Mẹ Maria.

 

Đức Gioan-Phaolô đă ra đi vĩnh viễn. Ngài không c̣n có mặt giữa chúng ta. Nhưng Lời Ngài đang c̣n vang vọng một cách sâu thẵm, trong tâm hồn của mỗi người, v́ Ngài đă đại diện Đức Kitô, giữa chúng ta.

 

« Lời Ngài là sức sống của con,

« Lời Ngài là ánh sáng đời con,

« Lời Ngài làm chứa chan hy vọng,

« Là đường để con hằng dơi bước,

« Lời Ngài đượm chất ngất niềm vui,

« Trọn vẹn ngàn tiếng hát đầy vơi,

« Lời Ngài đổi mới cho cuộc đời,

« Lời Ngài hạnh phúc cho trần ai ».

                                                           Lausanne, ngày 04-04-2005

                                                                 Nguyễn văn Thành