Tâm sự của Ông Lái Đ̣…

 

Nguyễn văn Thành

Lausanne, Thụy Sĩ


                                                                                                                         

 

Em quí thương,

 

Tôi là một « ông lái đ̣ », trên những « ḍng sông của Quê Hương ».

Sau bao nhiêu thinh lặng ngập ngừng… và mang trong ḿnh nhiều trăn trở tiến thối lưỡng nan, hôm nay tôi bạo dạn  xin phép em hăy ban tặng cho tôi một vài giây phút lắng nghe. Tôi đang cần được em đồng cảm và trân trọng.

 

Có lẽ, em không đồng ư với tôi, trong rất nhiều địa hạt, về nhiều vấn đề c̣n đang nóng hổi, trong t́nh huống hiện nay của Quê Hương. Em đang bực bội, mở lời tố cáo, phê phán về nhiều thái độ và cách làm của tôi.

 

Mặc dù vậy, đến với em hôm nay, tôi không cưu mang ư định làm công việc « biện minh biện hộ », nhằm giải thích tác phong của ḿnh, hay là t́m cách trả lời, từ vị trí và quan điểm chủ quan, một chiều của ḿnh. Ư hướng cơ bản của tôi là ước muốn được trang trải tấm ḷng làm người. Dựa vào kinh nghiệm làm ông lái đ̣, trên những ḍng sông của Quê Hương, tôi xác tín rằng : khi hai tấm ḷng đến với nhau, lắng nghe nhau, t́m hiểu nhau, và kính trọng thực chất của nhau, cơ hồ hai con nước hoặc hai ḍng chảy t́m về với nhau, chan ḥa vào nhau… bằng cách này hay cách khác, chúng ta sẽ « đi vào Ḷng Biển Cả » và « đụng đến Bầu Trời ». Nhờ đó, chúng ta – em cũng như tôi – sẽ có khả năng « làm mây, làm mưa, làm sương trời », để nuôi sống và tưới mát anh chị em đồng bào, trong những ngày hè oi bức và khô hạn.

 

                                                 ***

 

Trong tinh thần và lăng kính ấy, nếu em cho phép, tôi xin được chia sẻ những điểm trọng yếu sau đây :

 

Lời tâm sự thứ nhất : Tôi chỉ là « NGƯỜI LÁI Đ̉ », có nhiệm vụ đưa anh chị em đồng bào, từ bến bờ bên này qua bến bờ bên kia. Từ tả ngạn qua hữu ngạn, cũng như từ phía hữu trở về phía tả. Suốt đời, tôi sống nhờ vào đồng tiền của mỗi người qua sông. Suốt đời, tôi hạnh phúc nở nụ cười đón nhận người già cũng như trẻ em. Đàn ông cũng như đàn bà. Những bạn hàng gồng gánh nặng nhọc, cũng như những vị khách trang đài, ăn mặc một cách duyên dáng và sang trọng. Những bậc chân tu thầm lặng với chiếc áo nhuộm màu núi đất của Non Sông, ngồi bên cạnh những bộ mặt « đanh đá, ngang tàng », cơ hồ những ngọn núi phun lửa.

 

Đối diện với thực tại muôn màu và muôn sắc ấy, làm sao tôi có thể phân biệt ai lành ai dữ, ai tốt ai xấu, ai ngay ai gian, ai nói thật và ai nói dối ?…Chỉ có Trời mới có thể đánh vần và đọc ra những chữ viết có sẵn trên trang giấy ḷng người. C̣n tôi, tôi chỉ đưa tay xin mỗi người một đồng tiền để sinh sống qua ngày, trước khi họ được chở qua bến bờ bên kia…

 

Trước thái độ ấy, có người – đứng nh́n từ ngoài - đă lên tiếng trách mắng : « đồng lơa, thiếu lập trường, tiếp tay cho phường cướp bốc và gian manh ». Tôi chỉ thinh lặng mỉm cười, khi nghe những lời bàn tán ra vào như vậy. Tôi chỉ là ông lái đ̣, ngày ngày đưa người qua sông. Phải chăng đó là ư nghĩa, giá trị, lư tưởng của đời tôi ?

 

Nói đến lư tưởng của cuộc đời, tôi cố gắng ngày ngày trả lời, một cách trung thực, can đảm và rơ ràng, những câu hỏi như sau :

-    làm chi ?

-    làm thế nào ?

-    làm khi nào ?

-    làm ở đâu ?

-    làm v́ lư do ǵ, hay là từ động cơ nào thúc đẩy ?

-    làm cho ai ?

-    làm với ai ?

-    làm theo thứ tự nào ?

-    Làm dưới ánh sáng của giá trị nào, đang có phần vụ điều hướng và điều hợp ?

 

Một cách đặc biệt, trước vấn nạn « làm cho AI ? », từ ngày bước vào nghề, câu trả lời của tôi vẫn trước sau như một : đó là người anh chị em đồng bào, muốn tôi giúp họ « vượt qua bến bờ bên kia ». Ngoài ra, tôi không biết thao tác những lư thuyết lảm nhảm về những người mang áo rách hay áo lành, áo dài hay áo ngắn, áo trắng có mặt trời hay áo đỏ có ngôi sao, áo vàng làm bằng nhiều mảnh ráp lại hay là áo vàng có sọc rằn ri…áo từ Mỹ và Pháp gủi về hay là áo nhập khẫu từ Nga hay Trung Quốc…

 

Đă có người đến phỏng vấn, muốn biết tôi đứng lái đ̣ ở vị trí nào, nh́n về phía nào, phục vụ thành phần nghèo hay giàu…Tôi không biết nói làm sao, cho nên tôi thường có thái độ thinh lặng mỉm cười. Âu đó cũng là « nghề chuyên môn của tôi ». Ở giữa ḍng sông, tôi phải tuyệt đối giữ thinh lặng. Nhất là khi gió to sóng lớn, nếu tôi ham nói quá nhiều, tôi sẽ gây tai nạn cho anh chị em đang cùng đi trên một chuyến đ̣ với tôi. Nói khác đi, khi đă đưa tay lănh nhận đồng tiền của một người, tôi ư thức về bổn phận của tôi là bảo đảm an toàn tối đa cho người ấy, trên con đường vượt qua sông.

 

Không xác định minh thị đâu là điều quan trọng bậc nhất, cần thực thi trong công việc hằng ngày như vậy, tôi chỉ là một tên ba hoa chích cḥe, không có tinh thần trách nhiệm, hay là có xu thế « bắt râu ông nọ đặt cằm bà kia », một cách hời hợt, lộn xộn, nếu không nói là tàn ác và bất nhân.

 

                                                 ***                                                 

 

Lời tâm sự thứ hai : Nếu không rơ ràng về phương hướng hành động và có khả năng chọn lựa đâu là ưu tiên số một, trong từng hoàn cảnh và điều kiện hiện tại, tôi sẽ phải chuốc lấy bao nhiêu khó khăn tầy đ́nh, từ t́nh huống nầy đến t́nh huống khác, khả dĩ cản trở công việc làm ăn và phục vụ của tôi.

 

   1.- Cản trở thứ nhất là trộn lẫn xúc động vào trong bổn phận và công việc thuộc trách nhiệm và chí hướng của ḿnh.

 

Hẳn thực, thay v́ phục vụ mọi người cần tôi đưa qua sông, bất phân nguồn gốc, tôn giáo, chính kiến, địa phương, phái tính và tuổi tác…tôi « nh́n mặt đặt tên ». Tôi chỉ cho phép lên đ̣ những người tôi thích. Trái lại, tôi từ chối những người có xu thế dẫn khởi hoặc khơi động ḷng ác cảm trong tôi, hoặc v́ màu da tự nhiên của họ, hoặc v́ cách đi đứng, trang sức của họ. Hoặc v́ họ đă lớn lên và sinh sống, trên những vùng đất thuộc Vùng Trong. Hay là v́ họ đă mắc thói quen ăn trầu cau của người ở Vùng Ngoài…Khi tác hành một cách máy móc và tự động, dưới sức ép độc tài của những động cơ vô thức như vậy, tôi c̣n thực sự làm ông lái đ̣ nữa hay không ?

 

Nói khác đi, khi bị vô thức lèo lái, kiểm soát và chế ngự, tôi đánh mất bản sắc và quyền làm chủ. Tôi trở thành vong thân, vong bản. Giá trị và tư cách làm người không c̣n có mặt trong tâm hồn của tôi. Một cách đặc biệt, trong lối nh́n của tôi, được thể hiện qua ngôn ngữ, tác phong và quan hệ trao đổi thường ngày, người anh chị em đồng bào đă biến thành « một đồ vật », « một đối tượng », hay là « một đồ hàng hóa ». Tôi tự tấn phong ḿnh làm « đấng toàn năng », sẵn sàng chụp mũ bất kỳ một ai. Muốn kết án ai th́ kết án. Tùy vào ư thích hoàn toàn chủ quan, tôi thấy  ḿnh có khả năng « gắn nhăn hiệu » cho mỗi người, không cần nêu lên sự kiện cụ thể và khách quan, để chứng minh một cách khoa học những mệnh đề khẳng định và phán quyết chắc nịch « như đinh đóng » của tôi.

 

 

Khi tŕnh bày và chia sẻ những trăn trở trên đây, tôi cảm thấy ḿnh bị xâu xé và giằng co, giữa hai nẻo đường cần chọn lựa : tôi tiếp tục can đảm làm ông lái đ̣, trên những gịng sông của Quê Hương ?  Hay là tôi có ước mơ phù phiếm trở thành ông quan ṭa phê phán, khen thưởng hay là tố cáo người anh chị em đồng bào của ḿnh ?

 

Khi chọn lựa một cách sáng suốt và thanh thản, tôi làm chủ t́nh h́nh của bản thân và cuộc đời. Trái lại, khi tôi nhắm mắt đưa chân, chầm chày may rủi, phản ứng một cách tùy hứng và tùy tiện…tôi chỉ là con múa rối, sống dưới quyền chỉ huy lèo lái của bao nhiêu động cơ vô thức và dục vọng, đang đóng sào huyệt trong nội tâm.

 

Nhằm hóa giải một cách dứt khoát t́nh huống giằng co ấy, theo lối nh́n của tôi, chỉ có một con đường : trả lời câu hỏi cơ bản về mục đích cuối cùng của cuộc sống. Nói cách khác, điều quan trọng bậc nhất, làm cho đời tôi có ư nghĩa, là ǵ ở đây và bây giờ, trong những điều kiện của môi trường sinh thái hiện tại.

 

                                                 ***

 

Cản trở thứ hai là tôi chưa có khả năng cưu mang một câu trả lời rơ ràng và dứt điểm về vấn nạn cứ ngày ngày đeo đuổi và ám ảnh tôi : « Người anh chị em đồng bào của tôi là ai ? »

 

Về mặt lư thuyết, được tôi  « rao giảng » trên những diễn đàn quan trọng và chính thức, ở trong cũng như ngoài nước, họ là những người sinh ra trên dăy đất chũ S, trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, bất phân màu da, chủng tộc, tôn giáo và chính kiến, cũng như giai tầng xă hội. Thế nhưng, trên b́nh diện thực tế và thực tiển, ai là người đồng bào có khả năng và quyền lợi xây dựng Đất Nước, như tôi, với tôi và ngang hàng tôi ? Những người không có công ăn việc làm, những người ngủ đêm trên đường phố, những người không có một lối nh́n giống như tôi, không làm, không nói, không có những thái độ, NHƯ TÔI ƯỚC MUÔN và cách tôi suy nghĩ… phải chăng họ vẫn c̣n là người anh chị em, cùng sinh ra từ một bào thai của Mẹ là Bà Âu Cơ ?

 

Một cách đặc biệt, trước những vấn đề có mặt trong ḷng Quê Hương, có những người có lối nh́n khác tôi, có cách làm khác tôi, có những thái độ khác tôi… phải chăng tôi tôn trọng, chấp nhận và nh́n nhận quyền khác biệt của họ ? Hay là chửi bới, tố cáo, phê phán và kết án ?

 

Tôn trọng và nh́n nhận người anh chị em đồng bào có nghĩa là ǵ, nếu tôi không t́m cách LẮNG NGHE, T̀M HIỂU, TRÂN TRỌNG ư kiến, lập trường hay là LỐI NH̀N ĐỘC ĐÁO của họ ?

 

Bao lâu với người đối diện, tôi chỉ có tư duy độc lộ, một chiều, thay v́ xây dựng và phát huy quan hệ trao đổi qua lại « NGƯỜI thắng, TÔI thắng, CHÚNG TA cùng thắng », người ấy chưa được tôi đăi ngộ là người anh chị em.

 

Sau hết, bao lâu tôi chỉ PHÁN QUYẾT từ ngoài và từ trên, thay v́ đến tận nơi, trao đổi qua lại hai chiều, đặt câu hỏi nhằm khơi động câu trả lời, giúp người anh chị em diễn tả ra ngoài bao nhiêu ư kiến và quan điểm của ḿnh…tôi chỉ « RAO GIẢNG ». Tôi chưa SỐNG. Tôi chưa thể hiện tư cách làn NGƯỜI.

 

 

                                                 ***

 

Thay cho kết luận, tôi xin chia sẻ lời tâm sự cuối cùng. Tôi là người sống Đức Tin vào Đức Kitô. Cho nên, tôi  không phải chỉ là người lái đ̣ trên Sông Hương, Sông Hồng và Sông Cửu Long mà thôi. Trước tiên và hơn hết, tôi là người lái đ̣,  có hoài vọng đưa tất cả anh chị em từ Đất trở về Trời, nhất là những ai đă quyết định can đảm bước lên chiếc đ̣ của tôi.

 

Một hôm có người đă hỏi tôi trước chuyến « vượt qua » : Trời là gi ? Trời có ǵ ? Trời ở đâu ? Trời là ai ?

 

Tôi đă sở hữu hóa ngôn ngữ và h́nh tượng của Ngôn Sứ Ê-ly-a, để trả lời cho người khách như sau ( Vua 19,1-13) :

 

 

-    Tôi đă lái đ̣ vượt qua những cơn giông tố băo bùng. Nhưng Trời không phải là băo tố, không hiện diện trong băo tố.

-    Tôi đă lái đ̣ vượt qua những cơn động đất và sóng thần. Nhưng Trời không đồng hóa với động đất và sóng thần.

-    Tôi đă lái đ̣ vượt qua những đám lửa cháy kinh hoàng và rùng rợn. Nhưng Trời không làm cho tôi run sợ và hốt hoảng, giống như những đám lửa cháy.

-    Cuối cùng, tôi đă lái đ̣ đi vào sâu trong ḷng một cơn gió thoảng. Và Trời đă hiện h́nh cho tôi, giống như một cơn gió thoảng, giữa trưa hè oi bức và nắng hạn.

 

 

Vậy, ai là đứa con thực sự phát xuất từ ḷng Mẹ Âu Cơ, người ấy có thể cảm nghiệm được thế nào Trời trong bản sắc làm người của ḿnh : Một CƠN GIÓ THOẢNG cho anh chị em đồng bào.

 

                                                                                         Lausanne 7-8-05