|
Về cuốn tiểu thuyết « Mật mă của DE VINCI »
( DA VINCI CODE hay là Code de Léonard De Vinci )
|
NGUYỄN văn Thành Lausanne, Thụy sĩ
|
Về cuốn tiểu thuyết Da Vinci Code, tôi xin có mấy ư kiến soi sáng chủ yếu như thế này, nhằm trả lời cho một số độc giả đă có nhă ư tham khảo lối nh́n và kinh nghiệm của tôi :
1. – Họa sĩ rất danh tiếng, mang tên là Leonard De Vinci, đă sáng tạo một bức tranh rất có giá trị. Đó là « Buổi Tiệc Ly » của Đức Kitô, vào đêm thứ năm Tuần Thánh. Thánh Gioan Tông Đồ ngồi bên hữu của Ngài. Về bức họa nầy, gần như tất cả chúng ta đều đă có dịp thấy đó đây những bản sao, trong các gian hàng bán sách và tượng ảnh, như ở Kỳ Đồng, tại Ḍng Chúa Cứu Thế thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.- Tác giả cuốn tiểu thuyết « Da Vinci Code » đă dùng bức họa đó làm điểm « khởi hứng » cho công tŕnh vĩ đại của ḿnh. Tên của tác giả là Dan BROWN, người Mỹ. Sau khi vừa được xuất bản và phát hành (Lattès 2004), cuốn tiểu thuyết nầy đă được xếp vào loại « Sách bán rất chạy », kiểu « bestsellers », theo New-York Times, không những ở Mỹ mà thôi, mà c̣n trên toàn Âu Châu. Hiện thời, cuốn sách đang được chuyển thành một bộ phim và được khán giả khắp đó đây đợi chờ, một cách khát khao và nôn nóng, nhất là trong thành phần thuộc giới trẻ trí thức.
3.- Khi có trách nhiệm tŕnh bày cuốn sách và bộ phim nầy cho giới trẻ Việt Nam, chúng ta cần nhấn mạnh một cách rơ ràng và thẳng thắn, hai điểm then chốt : Thứ nhất, Da Vinci Code CHỈ là một cuốn tiểu thuyết không hơn không kém, với nhiều hư cấu được tŕnh bày theo dạng văn chương h́nh tượng Thứ hai, đây là một tác phẩm có giá trị thực sự, theo tiêu chuẩn đánh giá của thời đại, ngang hàng với những bộ tiểu thuyết như HARRY POTTER của tác giả J.K. ROWLING… Sở dĩ những bộ tiểu thuyết của hai tác giả nầy đă và đang thực sự « đi vào ḷng độc giả ngày nay », từ tuổi 20 đến 40, v́ hai nhân vật chính – một bên là Harry Potter, bên kia là Mary of MAGDALA – bằng cách nầy hay cách khác, đang là biểu tượng có khả năng đại diện mỗi người trong chúng ta. Cả hai nhân vật nầy đang phản ảnh những trăn trở và khát vọng, có mặt trong tâm hồn của giới trẻ thuộc thế kỹ 21. Chúng ta chưa thể thấu hiểu trong da thịt và tâm hồn, các nhân vật chính của tiểu thuyết, - Bao lâu chúng ta chưa thấy Harry Potter trong vai tṛ « đấu tranh quyết liệt với thần ác, có mặt khắp nơi trong ḷng con người »… - Bao lâu chúng ta chưa có khả năng đồng hóa với Mađalêna, một đàng không che giấu và ém nhẹm những lỗi lầm và sa đọa của ḿnh… Đàng khác, ư thức một cách sâu sát rằng tôi có khả năng yêu thương. Và khi thương yêu, tôi « kết duyên » hay là trở nên « huyền đồng », có nghĩa là « làm MỘT », với Bầu Trời Cao Cả và Đại Dương Bao La.
« Con là ai ? HẠT BỤI giữa Trời Đất, Vũ Trụ. « Nhưng đời con gây động chuyển hằng ngàn tinh tú. « Con ra đi, mở rộng nhiều chân trời T́nh Bạn, « Con mang về Hạnh Phúc TR̉N ĐẦY và VIÊN MĂN ».
Không nêu lên một cách rơ ràng cho giới trẻ ngày nay hai yếu tố cơ bản ấy, chúng ta sẽ gieo vào ḷng họ, nhiều nghi vấn trầm trọng bắt nguồn từ những nỗi LO SỢ TRUYỀN KIẾP, có mặt trong tâm hồn chúng ta. Một cách đặc biệt, khi ai nói khác, nh́n khác, cảm khác, so với lối sống « nề nếp » của chúng ta, lập tức chúng ta sẽ chụp mũ « phá đạo, lạc đạo hay là vô đạo ». Cách làm CHỨNG NHÂN ngày hôm nay là Chia Sẻ, Trao Đổi, Ngồi lại với nhau, Lắng Nghe, T́m Hiểu, Nh́n Nhận. Trái lại, nếu điểm xuất phát của chúng ta là LO SỢ, chúng ta sẽ kẹt cứng vào những thái độ tự vệ, tô cáo, phê phán, gắn nhăn hiệu và tấn công. Ở cuối chặng đường ấy là bạo động trong ngôn ngữ và chia rẽ hận thù trong hành vi. Trong lối nh́n của tôi, đă được thanh luyện suốt cuộc đời 68 tuổi, bao lâu tôi chưa làm chứng, theo thể thức vừa được sơ phác, tôi chưa sống Đức Tin vào Đức Kitô. Trái lại, tôi chỉ rao giảng và tuyên xưng ở đầu môi chót lưỡi. Trong lối nói của Thánh Phaolô, tôi chỉ làm « Thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng ». Nói cách khác, tôi có xu thế thấy « hạt bụi » trong con mắt của kẻ khác. Nhưng không nhận ra « cái xà » đang nằm ch́nh ́nh, giữa con ngươi của chính ḿnh.
4.- Trong môi trường văn hóa ở Âu Mỹ ngày nay, nhiều tác giả sử dụng một đề tài có thực, trong lịch sử hoặc tôn giáo. Từ đó, họ sáng tạo, tưởng tượng nhiều t́nh huống éo le, trắc trở… nhằm phản ảnh hay là giải đáp một phần nào những câu hỏi có tính hiện sinh, đang đè nặng trong tâm hồn. Thông thường, đây là những sự kiện hay là biến cố, có mặt trong Kinh Thánh và Lịch sử Nhân Loại, chỉ được nêu lên một cách tóm tắt và vắn gọn. Nhiều thắc mắc c̣n tồn đọng. Nhiều tin tức c̣n thiếu sót. Nhiều câu hỏi chưa được trả lời một cách thỏa đáng. Chính v́ lư do nầy, nhiều tác giả như J.K. ROWLING, Dan BROWN…dựa vào những nguồn cảm hứng văn chương hay là những trải nghiệm hiện sinh trong cuộc đời, cố t́nh và cố ư đề nghị những t́nh huống độc đáo, nhằm bổ túc và kiện toàn một bức tranh chưa hoàn chỉnh hay là mai một v́ sức xói ṃn của ngày tháng. Cách làm nầy cũng đang được sử dụng, trong môi trường văn hóa và văn chương Việt Nam, với nhiều tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, như cuốn « GIÀN THIÊU » của Vơ thị Hảo ( Nhà Xuất bản Hà Nội, 2003). Hay là cuốn « VẠN XUÂN » đề cập cuộc đời của NGUYỄN TRĂI. Nguyên văn bằng tiếng Pháp là « DIX MILLE PRINTEMPS », và tác giả là Y. FERAY (Edition P. Picquier, Arles 1996, 2 tomes). Người chuyển dịch ra tiếng Việt là NGUYỄN khắc Dương. Nhà xuất bản là Văn Học, hợp tác với Sudestasie, Hà Nội 1997. Ở Âu Châu, phong trào văn chương nầy đă xuất hiện tư lâu, nhất là vào những thập niên giữa thế kỹ 20.
5.- Trở lại với kiệt tác Buổi tiệc ly (hay là bữa ăn tối cuối cùng) của họa sĩ Léonard DE VINCI, chúng ta cần lưu tâm đến một vài nhận xét quan trọng :
- Khi nh́n vào h́nh ảnh của Tông đồ Gioan, trẻ trung, tóc dài, ngồi sát bên hữu của Đức Kitô, cũng như đa số khán giả, chúng ta có thể nhận ra một cách dễ dàng những đặc điểm của một khuôn mặt phụ nữ. Cách làm nầy là chuyện tự nhiên và b́nh thường, nhất là với những ai có định kiến vô căn cứ, cho rằng « đàn ông mang tóc ngắn, đàn bà tóc dài ».
- Đối với tác giả Dan BROWN, trong tác phẩm « Da VINCI Code », nhân vật ngồi sát cạnh bên hữu của Đức Kitô không phải là Gioan, như chúng ta đă lầm tưởng từ bao nhiêu đời. Người ấy chính là Chị Maria Madalêna, được Kinh Thánh mô tả là « người đàn bà ngoại t́nh » bị bắt quả tang và dẫn độ đến trước mặt Đức Kitô. Và Ngài đă phán quyết : « Thầy không kết án chị. Hăy ra về và đừng phạm lỗi nữa ». Toàn bộ cuốn tiểu thuyết là « một chứng minh tài t́nh », với nhiều lư chứng có một bộ mặt rất « khoa học, chặt chẽ và khách quan », được góp nhặt từ nhiều nguồn gốc khác nhau, rải rác trên nhiều địa điểm quan trọng thuộc nhiều xứ sở khác nhau như Bảo Tàng Viện Le Louvre ở Paris, Tu Viện Westminter ở Luân đôn, Thư Viện Vatican…
6.- Đọc lại kỹ càng bốn Phúc Âm, thuộc bộ Kinh Thánh Tân Ước, chúng ta sẽ nhận ra, ngoài Bà Maria Mẹ của Đức Kitô, c̣n có hai hoặc ba người phụ nữ khác mang tên là Maria. Chị Maria ở Làng Bêtania đă được Đức Kitô khen thưởng, v́ « biết chọn phần tốt hảo » là « Lắng nghe Lời Chúa », thay v́ loay hoay vọng động về những chuyện tiếp khách và ăn uống, trong cuộc sống thường ngày. Đức Kitô đă khóc ở giữa đường, trước đôi mắt của nhiều người chứng kiến, khi hay tin về cái chết của ông Ladarô, anh của Chị Maria nầy Phúc Âm c̣n nói đến một chị Maria khác, có quê quán ở Làng Magdala. Cho nên, tên gọi thứ hai của Chị Maria nầy là Maria Mađalêna. Nhiều bản văn sau nầy chỉ gọi chị một cách vắn gọn là Mađalêna mà thôi. Phúc Âm cùng c̣n nói đến một người phụ nữ ngoại t́nh bị bắt quả tang, như tôi đă tŕnh bày trước đây. Rất nhiều người trong các tín hữu gọi tên chị nầy là Mađalêna và đồng hóa chị với Maria, có quê quán ở làng Magdala.
7.- Từ những mập mờ về tên gọi như vậy, có người đă cố t́nh đồng hóa cả ba chị Maria với nhau. Họ c̣n xác định thêm một cách dứt điểm: Đó là Chị Maria Madalêna, người đàn bà ngoại t́nh được Phúc Âm nói đến. Chị nầy cũng là Maria, em của Ông Ladarô. Cũng chị nầy đă đập bể b́nh dầu thơm rất đắt tiền và tưới lên hai bàn chân của Đức Kitô, trong một bữa ăn, và lấy tóc dài của ḿnh lau khô cho Ngài. Cũng Maria nầy được Ngài khen và thương yêu một cách đặc biệt. Dưới chân Thánh Giá, Maria nầy cũng có mặt, bên cạnh Mẹ Maria và môn đồ được Thầy ḿnh mến yêu nhất là Gioan. Các nhà chú giải Kinh Thánh đă phân biệt nhiều người phụ nữ khác nhau cùng mang tên là Maria, khác với Madalêna và cũng không phải là người đàn bà ngoại t́nh. Họ c̣n trích dẫn nhiều lư chứng, với nhiều chi tiết khá vững chắc và rơ ràng. Tuy nhiên, những mập mờ trong quá khứ vẫn c̣n là những mập mờ ngày nay, trong ḷng của nhiều người. Một cách đặc biệt, nhiều tác giả, trong nhiều cuốn tiểu thuyết có danh tiếng và giá trị, đă sử dụng những mập mờ ấy, để sáng tạo, h́nh dung và tưởng tượng những HƯ CẤU tài t́nh, hấp dẫn, nhằm vuốt ve thị hiếu của con người thuộc thời đại ngày nay.
8.- Một trong những hư cấu đặc biệt là cuốn tiểu thuyết « La Dernière Tentation du Christ » - (Lần bị cám dỗ cuối cùng của Đức Kitô) - do tác giả Nikos KAZANTSAKIS đă sáng tác cách đây hơn 50 năm. Thể theo lối tŕnh bày của cuốn tiểu thuyết này, trong những giây phút đớn đau ê chề và nhục nhă trên Thánh Giá, Đức Kitô tưởng nhớ đền h́nh ảnh thân yêu của người mà ḿnh đă thương yêu. Ngài đă « bị cám dỗ », được chị Maria Mađalêna trẻ trung dịu hiền, ôm ẵm vào ḷng một cách âu yếm, sẵn sàng hiến tặng cho Ngài những ǵ có thể hiến tặng về mặt nhân loại, nhằm thoa dịu một phần nào nỗi khổ đau lai láng tràn trề của Ngài. Cuốn tiểu thuyết nầy đă được nhà đạo diễn Martin SCORSESE đem lên màn bạc và được tŕnh chiếu khắp nơi, trên toàn thế giới
9.- Bốn mươi năm sau , một hư cấu lừng danh khác đă ra đời. Đó là cuốn tiểu thuyết « DA VINCI code » (Mật mă của Họa Sĩ DA VINCI). Tác giả Dan BROWN đă vận dụng một cách khéo léo và tài t́nh, kỹ thuật của một điệp viên t́nh báo nằm vùng, trà trộn và len lỏi khắp nơi, thu lượm những mật hiệu rời rạc và rải rác, để xây đúc lại thành một cấu trúc hay một sứ điệp hoàn toàn hợp lư và hấp dẫn, rất có ư nghĩa, có khả năng lột trần mọi bí ẩn. Nói khác đi, trong bao nhiêu thế kỹ, một số người đă giàn dựng những mật mă, để che giấu và giữ lại bí mật cho một số người được tuyển chọn và có những liên hệ mật thiết với nhau. Thế nhưng, bắt đầu từ bức họa lừng danh của họa sĩ Léonard DE VINCI, Dan BROWN là người đầu tiên, có khả năng đọc được mật mă và hiểu được ư nghĩa của bí mật, với cách nghiên cứu và t́m kiếm của ḿnh. Với phương pháp liên kết từ những mật mă nầy với những mật mă khác, cuốn tiểu thuyết đă cho độc giả khám phá được quan hệ vợ chồng giữa một người nam là Đức Kitô với một người nữ ngoại t́nh công khai, bị bắt quả tang. Đó là nhân vật Maria Mađalêna, đang gục dầu vào ḷng ngực của Đức Kitô, trong những giờ phút quan trọng và quyết liệt nhất thuộc đời sống làm người của Ngài. Chính bức họa của Léonard De Vinci vừa che giấu, vừa hé mở bí mật quan trọng ấy. Tuy nhiên, theo lối nh́n quen thuộc từ trước cho tới nay, nhân vật ấy là Môn đồ Gioan, sau này là tác giả cuốn Phúc Âm Thứ Tư.
9.- Là người Kitô hữu, đang ngày ngày cố quyết sống Đức Tin vào Đức Kitô, tôi làm chứng thế nào sứ mệnh và cuộc đời của Ngài, nghĩa là tiếp tục và bổ túc con đường đi của Ngài, trong ḷng Quê Hương, với anh chị em đồng bào ? Nói một cách cụ thể, với tư cách và xác tín của một người Kitô hữu, tôi khẳng định thế nào lối nh́n và tâm t́nh, sau khi tiếp cận cuốn tiểu thuyết của Dan BROWN ? Nhằm trả lời một cách trung thực, sau đây tôi chỉ xin mạo muội tŕnh bày một vài trọng điểm:
- Khi có người đặt câu hỏi về giá trị khoa học của cuốn tiểu thuyết DA VINCI Code, tôi mở ra trang đầu tiên và nói cho họ biết rơ : Đây CHỈ là một cuốn tiểu thuyết với nhiều hư cấu tài t́nh và rất có giá trị, về mặt văn chương.
- Tôi không bàn về ư định thâm sâu và kín nhiệm của tác giả. Lư do tôi đưa ra để xác quyết về con người thực chất của tôi : Tôi không phải là một « NHÀ PHÙ THỦY », tự cho ḿnh có khả năng đọc và hiểu nội tâm của một người, bằng cách đứng NH̀N TỪ NGOÀI và PHÊ PHÁN, TỐ CÁO.
- Trên b́nh diện giá trị văn chương của cuốn tiểu thuyết, tôi thú nhận : Tôi là người cảm phục và mộ mến tài ba của Dan BROWN. Cho dù đây là một tác phẩm với nhiều HƯ CẤU, tài nghệ siêu đẳng của tác giả là tŕnh bày nhiều t́nh huống, một cách rất hấp dẫn, « giống như thật hoàn toàn », khả dĩ mê hoặc và quyến rủ ḷng người.
- Nhiều bạn thanh niên, trong ṿng thân tín, c̣n muốn biết thêm : tôi có thay đổi điều ǵ hay là bị khủng hoảng ở chỗ nào trong đời sống Đức Tin của tôi không ? Tôi đă thành thật và khiêm tốn trả lời cho họ như sau : Hỡi các Em ơi, tôi đă đọc và « thưởng thức» một cách ngon lành, tác phẩm nầy NHƯ MỘT H̀NH TƯỢNG lung linh và diệu vơi, áp dụng cho chính cuộc đời làm người cụ thể, đầy tội lỗi của tôi.
- Hẳn thực, tôi c̣n trầm luân và tội lỗi hơn người đàn bà ngoại t́nh được nhắc tới trong Phúc Âm. Người phụ nữ ấy đă hiên ngang thú nhận t́nh trạng của ḿnh và thinh lặng đón chờ mọi hậu quả. Phần tôi, trái lại, tôi có xu thế ém nhẹm, không bao giờ dám « lật áo cho người xem lưng ». Tệ hại hơn nữa, tôi c̣n muốn đứng từ trên, từ ngoài, nh́n kẻ khác một cách trịch thượng. Muốn bày vẽ cho họ những điều phải làm, phải nói, phải thay đổi. Đương khi ấy, tập quán phê phán, tố cáo, qui lỗi, chụp mũ người anh chị em đồng bào, đă ăn đời ở kiếp, đă bám rễ sâu trong tâm hồn, ngôn ngữ và tác phong hằng ngày của tôi.
- Thế mà Thiên Chúa, với T́nh Thương bao la và cao cả, đă chấp nhận « NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI », ôm ẵm và đón nhận tôi vào Ḷng Đại Dương của Ngài. T́nh Thương ấy vượt lên trên mọi lọai T́nh Thương có mặt trong ḷng nhân loại, như Cha mẹ yêu con, vợ thương chồng, người dân sẵn sàng hy sinh mạng sống, để bảo vệ Đất Nước và anh chị em đồng bào của ḿnh.
- Quan hệ Yêu Thương giữa Thiên Chúa và con người là một MẦU NHIỆM sâu thẵm, vượt quá mọi khả năng và chiều kích thuộc trí thông minh suy luận và tưởng tượng của tất cả chúng ta, không trừ sót một ai.
- Hẳn thực, có người đă và đang khát khao t́m hiểu về Thiên Chúa. Họ đă sử dụng những kỹ thuật văn chương, để « xích lại gần ». Cách làm ấy rất quan trọng và quí hóa, nhằm đáp ứng một phần nào những trăn trở của con người…
- Thế nhưng có người đă « muốn đồng hóa ngón tay trỏ và mặt trăng », bằng cách tin như đinh đóng rằng những điều ḿnh khám phá là Sự Thật tinh ṛng, nguyên chất. Từ đó, họ lên tiếng mạ lị, bôi nhọ ĐỨC TIN của kẻ khác.
- Trong địa hạt Đức tin, thái độ, tác phong và ngôn ngữ cơ bản của tôi là « Thinh lặng tôn vinh và Tạ Ơn Thiên Chúa . Giống như Mẹ Maria, tôi dâng lời khẩn nguyện « FIAT và MAGNIFICAT ». Như Mẹ, tôi lắng nghe Lời Chúa và xin Ngài soi sáng hướng dẫn « Việc ấy xảy ra bằng cách nào ? ». Đối với anh chị em đồng bào xa hay gần, tôi cũng « RỈ TAI » như Mẹ : « Đức Kitô bảo anh chị em làm ǵ, hăy nghe và làm theo ».
- Dưới chân Thánh Giá, và nhất là khi phải đối đầu với những khổ đau lai láng, tràn trề, trong cuộc đời , tôi cố quyết làm như Mẹ : « ĐỨNG THẲNG và THINH LẶNG », mở hai tay đón nhận Hồng Ân Phục Sinh, đă đến, đang đến và sẽ đến một cách tràn trề, tṛn đầy và viên măn, trong ngày Đức Kitô trở lại trong Vinh Quang.
Để kỹ niệm Đại Hội Giới Trẻ tại KOELN, Đức Quốc. Lausanne ngày 21-08-2005
|