CHUYỆN BẰNG CẤP GIẢ

 TIẾN SĨ DƠM

                                                                                                                                    Phạm Việt  Hùng, Sài G̣n

 

                                   

 

Hai năm trước, con tôi tốt nghiệp cử-nhân-cao-đẳng ngành kế toán – tài chánh Trường cao đẳng Công Nghiệp 4 nhưng thú thật, tôi không được vui lắm.

Nội cái tên bằng cấp thời này nghe đă kỳ kỳ, có vẻ…nhập nhằng khi so với bằng cử nhân đúng nghĩa của hệ trường đại học. Rồi đến chuyện làm luận văn ra trường. Lại nghe cũng hơi…lớn lối, nếu so với thời chúng tôi học cao học (sau khi đậu cử nhân) ở trường Văn Khoa trước 30/4. Hồi đó, chỉ được gọi khiêm tốn là viết “tiểu luận cao học”, nghĩa là chưa được mon men ǵ tới “luận án” hay “luận văn tiến sĩ”. Đó chỉ mới là tên gọi bên ngoài, c̣n bước vô nội dung các “ luận văn” th́… thật nhức đầu! Trong lúc con tôi bỏ ra hơn hai tháng vất vả lui tới một công ty xuất nhập khẩu để xin số liệu, ghi chép t́nh h́nh kinh doanh, điều tra thị phần để lập biểu đồ.v.v…th́ nhiều bạn bè của cháu nhẹ khỏe hơn nhiều. Nguyên những công ty đă từng có sinh viên đến thực tập, làm luận văn ra trường, đều giữ lại một bản của những “sáng tác” ấy. Nay các cô cậu sinh viên đợt sau  chỉ cần móc ngoặt – tốn chút đỉnh! – làsẽ có người của công ty giao cho một bản photocopy của bài luận văn nào đó na ná với đề tài ḿnh đang viết. Cứ về nhà xào nấu lại, thay tựa thay tên, đưa vào vài số liệu, biểu đồ mới… là xong. Một cách nhẹ khỏe hơn nữa là ḍ hỏi ở những tiệm dịch vụ vi tính, photocopy trước cửa các trường đại học và cao đẳng, các cô cậu có thể tha hồ truy lục trong “rừng” đĩa CD mà các tiệm đă “seo” lại, t́m bài nào đó gần gủi với đề tài ḿnh chọn. Chỉ trả có 8,000 đồng/đĩa là bạn có thể mang về nhà nghiên cứu, pha chế. Các cậu sinh viên thích long nhong ngoài đường th́ có thể dạo qua các các tiệm sách cũ (hà-rầm ở gần cổng các trường) hay những chỗ bày bán sách báo cũ trên vĩa hè, bỏ th́ giờ lục lạo, chọn mua các bài luận văn cũ với giá… giấy báo cũ.

Tệ nạn trộm cắp chất xám, ư tưởng hay công khai đạo-văn, đạo-nhạc trong giới văn nghệ sĩ nay đă thầm lặng phát triển thành đạo-luận-văn trong giới sinh viên.   Nạn “xào” lại bài của người khác phổ biến nhất là trong các đề tài luận văn về lănh vực kinh tế, thương mại, tiểu thủ công nghiệp. C̣n lại th́ ít phổ biến hơn trong các đề tài về y dược.

Sinh viên đă nộp bài th́ không phải trường nào cũng buộc các cô cậu phải ra bảo vệ “tác phẩm” của ḿnh trước một hội đồng giám khảo. Không rơ v́ lư do ǵ ( số sinh viên ra trường hằng năm không quá đông), trường đại học Kinh tế thành phố Sàig̣n miễn luôn thủ tục bảo vệ cho sinh viên học hệ cao đẳng. C̣n ở trường cao đẳng Công nghiệp 4, khi ra bảo vệ luận án, mỗi sinh viên phải tŕnh bày ngắn gọn bài của ḿnh rồi nghe hội đồng giám khảo chất vấn. Có chất vấn th́ mới dễ ḷi ra những ai “xào” lại bài của người khác v́ một khi đạo-luận-án, các cô cậu thường rất khó trả lời  nhanh nhạy và thông suốt những câu chất vấn. Kết quả là những sinh viên  ấp a ấp úng này chỉ được cho điểm thấp hay trung b́nh của thang điểm10.  Điểm cao chỉ xứng đáng cho những người thật sự bỏ công nghiên cứu, soạn luận án nghiêm túc. Nhưng... Đă có trường hợp cụ thể là một sinh viên cùng đợt bảo vệ luận án với con tôi, đă được ông giáo sư  phụ trách hướng dẫn ( đứng đầu hội đồng giám khảo) cho đến điểm 8,5 sau khi sinh viên này đến nhà thầy, gởi thầy chỉ có 500,000 đồng “bồi dưỡng”, nên được thầy châm chước cho chất lượng đáng nghi ngờ của bài luận văn.

Vừa rồi, tôi lại sững sờ khi t́nh cờ xem một chương tŕnh tivi khô khan,  ít ai để ư, tên là “Tiêu Điểm” do đài VTV1 ở Hà Nội phát vào lúc 20g30 đêm 22/11, dài khoảng 30 phút.

Bắt đầu là h́nh ảnh nhộn nhịp của một dăy tiệm dịch vụ vi tính, photocopy ngay bên khuôn viên trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Phóng viên đi làm phóng sự – điều tra đă cho biết là tại đây, chỉ với 50,000đ, sinh viên cần làm luận án ra trường sẽ công khai mua được một bài lấy ra từ ổ cứng vi tính, hao hao như bài ḿnh muốn soạn, để về nhà “xào” lại. Vào mùa thi vào đại học, cũng gần như công khai trước mắt mọi người, dăy tiệm này chuyên phục vụ giá hạ về đủ cỡ “phao” lớn nhỏ (trước 30/4 gọi là “phim”, tức tài liệu mà thí sinh lén đem vô pḥng thi).

Bao nhiêu năm nay, không biết bao nhiêu thanh niên đă vào học đại học và ra trường theo đuờng đi nước bước quĩ ma như thế? Nhưng đâu riêng ǵ bọn trẻ! Một ông vụ phó vụ đại học và sau đại học ( thuộc Bộ giáo dục và đào tạo),  trưởng ban điều tra xác minh bằng cấp/chứng chỉ, đă buồn bă tiết lộ trước ống kính thu h́nh rằng trong đợt “chiến dịch”  xác minh khoảng 1,300,000 bằng cấp/chứng chỉ các loại ở nhiều nơi trong cả nước, đă có tới 1,400 trường hợp là giả. Vô số sinh viên đang học bị buộc thôi học v́ đă nộp chứng chỉ tú tài dơm ở để thi vào trường. Vô số cán bộ đương chức bị kỹ luật, giáng chức, hạ bậc lương, bác bỏ tŕnh độ văn hóa, nghiệp vụ v́ đă mua, đă“chạy” cho có bằng cấp dơm để được lên chức, lên lương hay để được gởi đi học nâng cao nghiệp vụ. Và  ít nhất là có 5 bằng tiến sĩ  bị thu hồi.

Ngày xưa, các bậc túc nho đă dùng h́nh ảnh “tiến sĩ giấy” ( con rối bằng giấy, mặc áo đội măo màu mè, dùng làm đồ chơi cho con trẻ, như trong mùa Trung Thu) để chế diễu bọn khoa bảng bất tài vô tướng, “giá áo túi cơm”. Nhưng ít ra mấy ông cống, ông nghè này cũng đă từng được xướng danh thi đỗ trong các kỳ thi của triều đ́nh, chỉ có điều là không có năng lực khi ra làm quan giúp dân giúp nước màthôi. C̣n hôm nay, đài ti-vi trung ương có nhă ư giới thiệu với bàng dân thiên hạ một địa chỉ tuyệt vời, nổi tiếng về nghề viết thuê...luận văn tiến sĩ đại học:  phố Minh Khai ở Hà Nội. Giá cả không rơ nhưng cách đây hai năm, nhân chuyện một đường dây thi hộ vào đại học bị triệt phá, một tờ báo ở Sàig̣n đă cho biết chỉ bỏ ra 5 triệu đồng là ai đó có thể thuê “chuyên viên” viết hộ một luận văn tiến sĩ và 4 triệu cho hạng phó tiến sĩ.

Tiếp theo (trên ti-vi) là đến lượt ông Hồ, một cán bộ đang công tác ở Viện nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp (Hà Nội), nơi  được tiếng là đă đào tạo hằng ngàn tiến sĩ, đă tố cáo chuyện thi hộ môn Anh văn ở đầu vào bậc cao học tại viện này.  Một đoàn thanh tra cấp bộ và giới báo đài đă nhất trí rằng tố cáo của ông Hồ là có cơ sở. Nhưng như chương tŕnh Tiêu Điểm đăb́nh luận, vụ này chắc là...” ch́m xuồng”  v́ “Có lẽ v́ lời tố cáo của ông Hồ liên quan đến nhiều cán bộ lớn trong Viện nên Bộ đă chưa công khai, chính thức tra xét...?”. Ông tiến sĩ mới về nhận chức tân viện trưởng, đă dẫn phóng viên đài đến cái tủ sắt chứa toàn bộ hồ sơ, bài thi, biên bản chấm thi...bậc cao học của viện đang bị khóa kín và thú nhận rằng ḿnh chưa biết phải bắt đầu như thế nào v́ không thể biết giờ này ch́a khóa tủ ai giữ nữa!

Rồi đến h́nh ảnh một ông giáo sư tiến sĩ “thiệt” khác phải sửa nát cả một bài luận văn của nghiên cứu sinh về đề tài xă hội học, nhân chủng học ǵ đấy. Chữ nghĩa, ngữ pháp th́ có thể dập xóa, viết lại nhưng các biểu đồ (thiết lập do điều tra thực tế?) th́...tầm bậy tầm bạ đến mức phải xóa bỏ hẳn luôn! Ông giáo sư than thở: “ Rất nhiều  luận văn như thế này. Trước hội đồng khoa học, tôi đề nghị bác bỏ mấy bài này th́ chỉ một số ít người trong hội đồng tán thành,  những người khác lại chấp nhận, với lư luận rằng trong cuộc đời của những nghiên cứu sinh này, đây chỉ mới là công tŕnh bắt đầu, họ c̣n sống,  c̣n nghiên cứu, hăy để thời gian cho họ sửa chữa…”.

Không biết có phải do tâm lư xuề x̣a, thông cảm này không mà chương tŕnh Tiêu Điểm đă nêu tin trong đợt thẩm xét để phong chức danh giáo sư, phó giáo sư  hiện nay, đă có đến 5000 hồ sơ, công tŕnh nghiên cứu chờ xét nhưng bước đầu, đă thấy phần rất lớn là phải bác bỏ v́ bất hợp lệ hoặc chỉ là nghiên cứu vô giá trị!

Bên cạnh đó, tinh thần cả nễ, nhân nhượng rất nặng nề trong giới có học vị. Họ thầm lặng bỏ qua các sai phạm, hàm hồ trong  các công tŕnh nghiên cứu  của các cán bộ quản lư, đứng đầu các ban bệ.  Một tiến sĩ “thiệt” khác, tên làPhạm Duy Hiển, nhận xét rằng bộ mặt khác của sự cả nễ chính là t́nh trạng hành-chánh-hóa các nghiên cứu khoa học. Do tệ trạng này, “tác phẩm” của cán bộ lănh đạo các viện, trường, trung tâm...được ưu tiên công nhận (chấm đậu!). Và mặc dù chỉ có công ( bằng quyền lực) kiếm được kinh phí nghiên cứu rồi ngồi chủ tŕ cho nhóm nghiên cứu làm việc, tên tuổi của các ngài luôn được tô đậm, đứng đầu danh sách những người tham gia nghiên cứu, điển h́nh như trong danh sách các chuyên viên soạn thảo sách giáo khoa.

Và không phải lớp cán bộ lănh đạo, quản lư chỉ được lợi lộc về danh giá, tên tuổi. Một giáo sư tiến sĩ, tên là Nguyễn Xuân Hải, cho biết trong số tiền tỷ bỏ ra để soạn sách giáo khoa bấy lâu nay, chỉ có ¼ trả cho phần thù lao biên sọan,  ¾ c̣n lại dành hết cho chi phí quản lư. Vẫn ông khổng lồ “quản lư”: hiện nay, trong lực lượng tiến sĩ các ngành ở VN, chỉ có 30o/o chuyên về nghiên cứu, 70o/o c̣n lại th́ ngồi ghế quản lư!

Nh́n ra ngoài thế giới để so sánh một chút th́ VN  hiện có 21,000 tiến sĩ vàphó TS , nghĩa là gấp ba lần Thái Lan nhưng VN chỉ có ( không rơ thời điểm nào, trong hạn thời gian nào) 13 bằng sáng chế được quốc tế công  nhận, đứng hàng 94 trên thế giới về năng lực nghiên cứu công nghệ. Điều tra c̣n cho thấy trên các chuyên san nghiên cứu  của các trường đại học trên thế giới, chỉ có 300 bài của VN, trong tổng số 70,000 bài của giới khoa học toàn cầu.

Vậy mà VN đătừng có kế hoạch đào tạo 5000 tiến sĩ  các ngành trong 2 năm, tức có qui mô gấp hai lần kế hoạch cùng loại của Liên Xô cũ. Đài ti-vi nêu câu hỏi: “Phải chăng chúng ta muốn lấy số lượng cứu văn chất lượng (tiến sĩ) ?”ù.

Và để kết thúc chương tŕnh phát h́nh, ông bộ trưởng bộ Khoa học và công nghệ cho rằng, về mặt cơ chế th́ nếu được chỉnh đốn bằng suy nghĩ đúng đắn, cũng phải cần đến từ 5 đến 10 năm nữa, ngành khoa học, học thuật VN mới có đột phá, thay đổi…

Rất cám ơn chương tŕnh Tiêu Điểm. Ít khi nào người dân đuợc dịp ghi nhận một lượng thông tin quí giá ở tính chất chính thức, công khai trên phương tiện truyền thông, trao tặng cho cái quyền-được-biết của công dân, như vừa rồi. Nhưng những anh thầy giáo cử nhân đời cũ, đă “tháo giầy” ra khỏi ngành giáo dục, sư phạm lâu rồi như chúng tôi th́ không thể nào an tâm trước một thực trạng học hành, thi cử, lấy bằng cấp như thế. Cuộc sống th́ c̣n nhiều khó khăn, chỉ biết kư thác cho đời sau, nhưng chúng tôi c̣n có thể tin tưởng, trao phó số phận con cái c̣n đi học của chúng tôi cho ai đây một khi nơi những vị thầy của chúng nó, cứ u u minh minh một rừng bằng cấp giả do nạn “học giả thi thật” ( học tào lao chiếu lệ nhưng cũng dự thi), “học thật thi giả” ( có đi học nhưng người khác thi dùm) hay thậm chí là “học giả thi giả” (ghi tên học hay đăng kư làm luận văn nhưng mướn người khác đi học thế hay viết hộ bài)..., để ra ḷ vô số tiến sĩ dơm lại có quyền cầm cân nẩy mực, dạy dỗ người khác?

H́nh như  c̣n một cửa oái ăm cho cho chúng tôi đánh gởi niềm tin - cả ḷng kính trọng và quí mến nữa. Đó là những anh nông dân, những người ít học, nhưng đă nổ lực lâu dài, mày ṃ thực nghiệm, có khi bán cả tài sản để, đến lượt họ ( chứ không phải mấy ông tiến sĩ dơm) làm công việc nghiên cứu, sáng tạo. Và chính những con người học ít nhưng làm thật này, đă mạnh dạn tham dự Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart VN 2005) vào tháng 10 vừa qua. Như  “nhà khoa học chân đất” Trần Văn Dũng ở Trà Vinh giới thiệu máy hút bùn tự hành có thể hút ở mực nước sâu và tăi bùn đi xa, được 7 người mua với giá 55 triệu đồng. Như  lăo nông Nguyễn Tất Hải ở Nghệ An  với máy bơm nước không cần điện hay xăng, chỉ đạp bằng chân như đạp xe đạp, thích hợp cho dân miền núi và vùng ruộng bậc thang. Như  ông Huỳnh Hữu Phước ở Sàig̣n với xe chữa cháy tí hon nhưng chứa đến 900 lít nước và 2 b́nh CO2, dư sức len vào những con hẽm nhỏ,  hay như anh Tống Văn Dũng  với máy bơm nước tiết kiệm điện...Xin tôn vinh những nhà sáng chế không học vị, không biết mặt mũi cái bằng tiến sĩ vuông méo thế nào,  nhưng dù ít dù nhiều,  họ đă làm ra được những máy móc “b́nh dân” nhưng ơn ích cụ thể cho cuộc sống!