Chị em nặng một lời nguyền…

 

 

Phạm Hồng-Lam

 


 

Trong một bài viết về hai bà Trưng đăng trên tạp chí Làng Văn trước đây khá lâu, tác giả Lăng Nhân viết về lí do tướng Mă-viện thắng trận như sau:

 

„… Mă-viện chia làm hai mặt tấn công, bắc đánh xuống, nam đánh lên. Quân ta phải phân đôi nên yếu hẳn. Hai Bà gắng cự địch nơi hồ Lăng Bạc, không ngờ địch dùng mưu vô sĩ: cho quân cởi bỏ quần áo, tồng ngồng tiếp chiến (người viết tô đậm). Nữ binh xấu hổ, hàng ngũ bổng nhiên rối loạn. Hai Bà phải ra lệnh rút quân. Quân Tàu thừa kế đuổi nà. Đến xă Hát Môn, cùng đường, hai Bà nhảy xuống sông Hát tự trầm. Hôm ấy là ngày mồng 6 tháng 2 năm quư măo (tl 43)“.

 

Quái lạ. Lần đầu tiên tôi đọc được một chi tiết như thế. Hỏi một nữ giáo viên trước đây dạy học ở Hà-nội, chị cho hay điều đó vẫn được giảng dạy ở miền Bắc. Do đâu mà có chi tiết trên? Nó được trích từ sách Tàu, hay do mấy ông nhà nho Việt rượu vào viết quẩn?

Dù xuất phát từ đâu đi nữa, theo tôi, sự kiện trên vẫn thiếu nền khả tín, nếu ta lồng nó vào khung cảnh xă hội thời đó.

 

Về tên gọi các nhân vật

 

Trước khi bàn về độ khả tín của „mưu vô sĩ“ kia, ta xem sử sách nói ǵ về tên gọi của các nhân vật liên hệ.

Sử Tàu và Việt cho biết chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị là con của một Lạc tướng họ Trưng (không rơ tên) ở Mê Linh (nay thuộc tỉnh Phúc Yên), mẹ là bà Man Thiện (hay Mèn Thiện, tên thực được chép là Trần Thị Đoàn), cháu ngoại của vua Hùng thứ 18. Về tên gọi, theo học giả Thái Văn Kiểm, đúng ra hai Bà có tên là Trưng Chắc và Trưng Nh́; bởi theo thần tích làng Lâu Thương, phủ Bạch Hạc, Phú Thọ th́ quê hương của hai Bà chuyên nuôi tằm, khi chọn kén phân ra hai loại: kén dầy gọi là kén chắc, mỏng là kén nh́; có thể tên hai chị em được đặt theo đó [1]. Có tài liệu bảo Chắc và Nh́ là chị em song sinh, có sách th́ lại viết Chắc lớn hơn Nh́ 5 tuổi. Về họ: Trưng hay Trương? Trong bản văn đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ vào năm 1659, tác giả Bento Thiện viết là Trương [2]. Nếu đúng là Trưng th́ sao họ này đă biến mất? Phải chăng sau khi thắng trận, Mă-viện đă tru diệt ḍng họ này, như học giả Lê Văn Siêu đă suy đoán, hay con cháu của ḍng họ đó đă phải thay tên đổi họ để sống c̣n?

C̣n tên chồng bà Chắc [Trắc] [3] là Thi hay Thi Sách?

Nhiều tác giả đă bàn điểm này. Phần sau đây tôi viết theo tư liệu của Minh Di [4]. Minh Di cho hay, Phạm Việp (398-445) viết trong Hậu Hán Thư (Qu. LXXXVI. Nam Man Tây Nam Di liệt truyện) như sau:

 

Chí thập lục niên, Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc cập ḱ muội Trưng Nhị phản, công quận. Trưng Trắc giả, Mê Linh huyện Lạc tướng chi nữ dă, giá vi Chu Diên nhân Thi Sách thê, thậm hùng dũng. Giao Chỉ Thái thú Tô Định dĩ pháp thằng chi, Trắc phẫn cố phản. Ư thị Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố man lí giai ứng chi, phàm lược lục thập ngũ thành, tự lập vi vương. Giao Chỉ Thứ sử cập chư Thái thú cận đắc tự thủ......

Thập bát niên. Khiển Phục Ba Tướng quân Mă Viện, Lâu Thuyền Tướng quân Đoàn Chí phát Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô binh vạn dư nhân thảo chi. Minh niên, Hạ, tứ nguyệt, Viện phá Giao Chỉ, trảm Trưng Trắc, Trưng Nhị đẳng, dư giai hàng.’.

Dịch: “Đến năm thứ 16, thiếu nữ ở đất Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị phản, [đưa binh] tấn công quận [Giao Chỉ]. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng  huyện Mê Linh, gả cho Thi Sách người huyện Châu Diên, là người cực hùng dũng. Thái thú Tô Định quận Giao Chỉ dùng pháp lệnh ràng buộc, Trưng Trắc phẫn nộ cho nên làm phản. Theo đó dân man di ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đă đồng loạt nổi lên hưởng ứng, Trưng Trắc chiếm được tất cả 65 thành, tự lập làm vua. Các quan Thứ sử  cũng như Thái thú chỉ c̣n biết tự thủ mà thôi......

Năm thứ 18. Sai Phục Ba Tướng quân Mă Viện, Lâu Thuyền Tướng quân Đoàn Chí điều động quân binh các đất Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô, [tất cả] hơn một vạn quân để đi đánh dẹp. Qua năm sau, tháng Tư, mùa Hạ, [Mă] Viện thắng trận ở Giao Chỉ, chém được Trưng Trắc, Trưng Nhị, c̣n lại đều đầu hàng.”

 

Nhưng theo Thủy Kinh Chú  (Qu. XXXVII. Diệp Du thủy Chú) của Lịch Đạo Nguyên (469 – 527) th́ chồng bà Trắc là Đặng Thi, chứ không phải Đặng Thi Sách. Ông viết:

 

“Hậu Chu Diên Lạc tướng tử danh Thi, sách Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc công phá châu, quận, phục chư Lạc tướng, giai thuộc Trưng Trắc vi vương, trị Mê Linh huyện... Hậu Hán khiển Phục Ba tướng quân Mă Viện tương binh thảo, Trắc, Thi tẩu nhập Kim Khê cứu, tam tuế năi đắc.’.

Dịch: “.... Về sau, con Lạc tướng [huyện] Chu Diên, tên Thi, hỏi con gái Lạc tướng [huyện] Mê Linh tên Trưng Trắc làm vợ. Trưng Trắc là người can đảm, lúc Thi nổi dậy làm giặc phản, công phá các châu quận, thu phục được các Lạc tướng, th́ tất cả đều tôn Trưng Trắc làm vua, đóng đô ở huyện Mê Linh... Sau đó Hán triều sai Phục Ba tướng quân Mă Viện đem quân đi đánh, [đuổi] Trắc, Thi chạy vào vùng rừng núi sâu Kim Khê, 3 năm mới bắt được.”

 

Cứ như đoạn dẫn trên th́ rơ ràng chồng bà Trưng tên là Thi. Sách chữ Hán cổ viết không có dấu chấm phẩy để tách câu đoạn, không phân biệt danh gọi hay chữ thường; việc ngắt câu và xác định tên riêng do đó tuỳ người đọc hiểu mà tự ngắt lấy. Trong đoạn văn dẫn trên, câu đầu ‘Chu Diên Lạc tướng tử danh Thi’, phải ngắt câu sau chữ ‘Thi’, v́ 2 câu sau đó: ‘tương Thi khởi tặc’, và ‘Trắc, Thi tẩu nhập Kim Khê cứu...’ đă minh thị nhân vật ở đây tên là ‘Thi’.

Vấn đề tên gọi này về sau cũng được học giả Triệu Nhất Thanh (1710 - 1764) xác định lại trong tác phẩm Thủy Kinh Chú Thích của ông. Ông viết: “[Chữ] Sách thê [có nghĩa] là cưới vợ. Bộ sử của họ Phạm [Việp] nói ´gả làm vợ Thi Sách´ cũng là quá sức sai lầm”.

Như vậy, rơ ràng, chồng bà Trưng Trắc là Đặng Thi. Vấn đề đă giải quyết. Cái sai ban đầu của Phạm Việp đă được các sử gia Tàu kịp thời đính chính. Nhưng các ông viết sử người Việt th́ cứ tiếp tục nhắm mắt theo thói quen đă sẵn.

 

Lí do khởi nghĩa

 

Nguyên nhân chính cuộc nổi dậy của hai Bà, như Hậu Hán Thư cho thấy trên, là chính sách đồng hoá, nỗ lực phá vỡ phong tục, tập quán và cấu trúc xă hội Việt của nhà Hán thời đó, cụ thể là „thái thú Tô-định quận Giao chỉ dùng pháp lệnh trói buộc. Trưng Trắc phẫn nộ nên làm phản“. Về lí do khiến dân Nam khởi nghĩa, Holmgren [5] c̣n đưa ra một lí do quyết định nữa, là chính sách bắt dân tăng gia sản xuất nông nghiệp của các thái thú Tàu, hầu đủ cung ứng lương thực cho các đoàn lũ Hán dân tị nạn mới đổ xuống Giao Chỉ và các vùng phía nam. Tướng Thi là người đă dám phản đối chính sách độc ác của Tô-định, có thể đă bị thái thú này giết, nhưng đây không phải là lí do chính nổi dậy của hai bà Trưng. Thuỷ Kinh Chú, như ta thấy trên, c̣n viết: ông Thi và bà Trắc cùng nổi dậy và hai người đă chết ở mặt trận Cẩm Khê.

Sử Tàu không đâu nói Lạc tướng Thi đă bị Tô-định giết cả, mà chỉ nói bà Trắc đă cùng chồng “nổi loạn”. Việc tướng Thi bị giết xuất hiện trước hết trong Việt Điện U Linh Tập (1329, sách chép các mẫu nhân truyện truyền thuyết) của Lư Tế Xuyên, về sau, trong Việt Sử Tiêu Án (1775) của Ngô Thời Sĩ, rồi được Lê Ngô Cát (1827-75) và Phạm Đ́nh Toái (?-?) chép lại trong Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca và Quốc sử quán triều Nguyễn cũng chép lại trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Tiền biên, quyển 2, viết từ 1856 tới 1881). Như vậy, có nghĩa là chi tiết này xuất hiện rất trễ về sau. Trong hai bộ sử Đại Việt Sử Kí Toàn Thư (thế kỉ 13) và Đại Việt Sử Lược (viết trong khoảng 1377-88) chưa có chi tiết này.

Các tác giả từ thời Hán cho tới thời Đại Việt Sử Kí Toàn Thư đều nhắc tới bà Trưng với một thái độ khâm phục, và đều cùng quan điểm v́ “chính sự tham lam tàn bạo của Tô-định, nên Trưng nữ vương dấy binh đánh“.

Nhưng sau đó, từ Đại Việt Sử LượcViệt Điện U Linh Tập (cả hai viết ở thế kỉ 14) trở đi, ta thấy các nhà nho có giọng điệu khác về hai Bà, và nói chung, về vai tṛ và địa vị phụ nữ. Điều này cho thấy ảnh hướng của Hán và Tống nho đă ảnh hưởng mạnh trên đất Việt. Nhà nho bắt đầu tỏ ra coi thường phụ nữ. VĐULT th́ bảo bà Trưng v́ thù chồng bị giết nên nổi dậy. C̣n ĐVSL th́ lại xách mé rằng v́ bà Trưng làm bậy, bị Tô Định buộc tội, nên bèn giận mà nổi dậy: „Người vợ [Trưng Trắc] tánh rất hùng dũng, có điều làm trái phép, thái thú Tô-định lấy pháp luật buộc tội. Trưng Trắc giận, bèn cùng với người em gái… khởi binh… [6]. Thật ra, nếu như lí do nổi dậy là cá nhân th́ hành động của hai Bà đâu dễ ǵ được dân quân cả nước đồng ḷng hỗ trợ, như ta đă thấy sử ghi lại, và cuộc chiến thắng làm sao xẩy ra nhanh được như thế kia.

Trước khi Tô-định tới, Tích-quang và Nhâm-diên cai trị Giao Chỉ. Hai thái thú này cũng theo chủ trương đồng hoá của nhà Hán, nhưng họ vẫn dựa trên tục cũ (Nên biết, xă hội Tàu và Việt lúc đó rất khác xa nhau: Tàu phụ quyền và nặng ảnh hưởng du mục, Việt mẫu quyền và nông nghiệp), và cùng cộng tác với các Lạc tướng, Lạc hầu địa phương để cai trị; v́ thế họ được ḷng dân và đă được dân Việt tôn thờ. Và sự chiến thắng nhanh chóng và rộng khắp của hai Bà thời đó cũng cho thấy là ḷng dân khắp nơi đă như rơm khô chờ tia lửa để bùng lên. Ngoài cuộc khởi nghĩa của hai Bà, có lẽ lúc đó đă có sẵn nhiều ổ kháng cự đang sẵn sàng nhập cuộc. Uy danh của hai Bà, thật ra là đă liên kết và thống hợp được các lực lượng kháng cự rời rạc đó lại với nhau.

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai Bà chiếm được cả nước. Cuộc khởi nghĩa làm rúng động nhà Hán. Hán Vũ đế phải mất hai năm chuẩn bị binh lược để ra tay. Ông sai Mă-viện, đă ngoài 70 tuổi và là tướng giỏi nhất thời đó mang hơn 20 ngàn lính tuyển sang chinh phục dân Nam. Hai bên đọ sức cả năm trời. Quân Nam tổn thất nhiều đợt, khiến hai Bà cuối cùng phải rút về Cẩm Khê.

Hán sử ghi tiếp: Mă-viện lệnh cho Liêu-long đuổi theo. Long đánh tan quân hai Bà, bắt được cả hai đem chém cùng với 1000 lính Nam. Đầu hai Bà được mang về tŕnh làng ở Lạc Dương [7]. Đó là sử Tàu.

Lĩnh Nam Chích Quái, được viết vào khoảng đầu thế kỉ 15, ghi: „Sau thấy lực lượng của Mă-viện cường thịnh, e chống không nổi, hai Bà mới thối binh bảo vệ Cẩm Khê; quân lính đào ngũ rất nhiều; Phu nhân thế cô bị hăm, chết ở hồ Lăng Bạc, có kẻ bảo Phu nhân lên núi Hy Sơn, không biết đi đâu [8]. Tài liệu không nói rơ chết như thế nào. Tài liệu cũng chỉ nói quân lính đào ngũ nhiều (có thể v́ thấy chống không nổi trước một đối phương quá mạnh). Theo tương truyền, hai Bà đă trầm ḿnh ở sông Hát. Phạm Văn Sơn trong Việt Sử Tân Biên th́ lại khẳng định, chỉ có Trưng Nhị bị chết trận mà thôi.

Đại Việt Sử Kí Toàn Thư (trang 155) ghi: „Vua thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân ḿnh ô hợp, sợ không chống nổi, lui quân về giữ Cẩm Khê. Quân chúng cũng cho vua là đàn bà, sợ không đánh nổi địch, bèn chạy. Quốc thống lại mất“. Câu „Quân chúng cũng cho vua là đàn bà, sợ không đánh nổi địch, bèn chạy“ rơ ràng là do mấy nhà nho về sau suy diễn thêm thắt, cũng như họ đă viết v́ thù chồng mà hai Bà nổi dậy. Mới ào ào chạy theo uy danh của hai Bà và chiến thắng lẫy lừng, giờ lại coi đàn bà là thứ không đánh giặc được, nghĩa là làm sao? Ảnh hưởng Hán, Tống nho bắt đầu trên đường độc chiếm vũ đài ở đất Việt từ thế kỉ 13, 14. Các nhà nho quay ra hạ bệ Phật giáo. Ngô Thời Sĩ và Quốc sử quán triều Nguyễn sau này cũng chép lại luận điệu của ĐVSKTT.

Trưng Chắc, Trưng Nh́ là những nhân vật lịch sử. Cuộc khởi nghĩa năm 40 cũng là sự kiện lịch sử, có thật. Hai Bà cuối cùng đă thua trận và đă chết. Nhưng chết như thế nào, không rơ. Về điểm này, hai tài liệu sử cổ nhất của Tàu nói tới ở trên cũng đă không thống nhất. Và làm sao có thể tin được hoàn toàn vào sử gia Tàu (một thí dụ điển h́nh là bản báo cáo ở phần dưới)! Điều ta học và tin hiện nay th́ phần nhiều lại dựa trên tục truyền, thần tích.

 

Lí do thua trận

 

Mă-viện là tướng giỏi. Ông có số quân đông và tinh nhuệ. Và hang động Cẩm Khê là nơi cùng đường. Cái thua của hai Bà đă được quyết định từ tương quan lực lượng ở chiến trường. Chứ không do tṛ „tông ngông“ của Liêu-long.

Có thể chuyện „tông ngông“ xuất phát từ sử Tàu. Mà như vậy th́ sử gia Tàu đă viết nó trong khung cảnh xă hội Tàu và theo tâm thức suy nghĩ của Hán nho. Mà cũng có thể mưu đó đă được sử dụng thật trong một trận đụng độ nào đó. Nhưng, chắc chắn nó không gây tác động trên tinh thần binh sĩ và các nữ tướng của hai Bà.

Tại sao? Tương đối giản dị.

Xă hội Việt thời đó c̣n ở giai đoạn mẫu quyền, và có thể, cả mẫu hệ. Mẫu quyền (Matriarchat) là tổ chức xă hội trong đó người đàn bà nắm quyền quyết định, làm chủ gia đ́nh. Mẫu hệ (matriliniar) là chế độ gia đ́nh theo họ mẹ. Người đàn bà trong xă hội mẫu quyền không hẳn phải ra gánh vác việc công. Mà có thể ngược lại: đàn ông ra ngoài; đàn bà v́ thai nghén, con cái nên đảm việc trong nhà, nhưng với đầy quyền quyết định. Loại xă hội này hiện vẫn c̣n nơi nhiều sắc dân người thượng ở Tây nguyên.

Như thế, xă hội Việt thời đó khác xa xă hội Tàu về hai điểm: Phụ quyền (Patriarchat: đàn ông làm chủ) và Khổng giáo. Tàu đă chuyển qua phụ quyền từ hàng ngàn năm trước và ảnh hưởng Nho giáo với giới răn: Nam nữ thụ thụ bất thân (đàn ông đàn bà không được sống chung đụng) đă đè nặng trên dân Hán, đặc biệt trên giới quư tộc và trưởng giả. Trong khi đó xă hội mẫu quyền Việt, v́ chưa nếm mùi thanh nho, c̣n rất rộng răi và tự nhiên trong việc giao tiếp và chung đụng nam nữ. Măi cho tới về sau này, cho dù Khổng giáo đă đâm rễ sâu, nét phóng khoáng trong giao tiếp phái tính vẫn không mất hẳn trong hội sống Việt.

Một hệ quả của chế độ mẫu quyền và xă hội phi Khổng giáo là không có sự phân cách nam nữ. Trong đời sống hàng ngày, nam nữ không sợ hăi đến độ chạy trốn hoặc hồn bay phách tán trước cảnh loă thể.

Cho tới đầu những năm 70 thế kỉ trước, trong các buôn làng người thượng cao nguyên Ra-đê, Ba-na, Jơ-rai… cảnh nam nữ, đàn ông đàn bà cởi trần tắm chung ở các nguồn suối vẫn thường thấy. Đàn ông suốt ngày chỉ vận chiếc khố sơ sài, đàn bà độc mỗi tấm sa-rông từ thắt lưng trở xuống. Chẳng nét ngại ngùng ǵ cả. Các dân tộc đó vẫn c̣n theo mẫu hệ. Tộc Việt cách đây 19, 20 thế kỉ hẳn cũng có lối sống như thế, và c̣n sơ khai hơn thế.

Nếu có người nghi ngờ sự so sánh giữa kinh với thượng, tôi mời đọc nhận xét sau. Năm 1668, nhà Thanh, lúc đó vừa mới chiếm được quyền từ tay nhà Minh, phái hai sứ giả (Li Sien ken và Yang Chao kieh) mang thư sang Việt-nam yêu cầu vua Lê để cho con cháu nhà Mạc ở đất Cao Bằng được yên. Mạc xin Thanh can thiệp, số là v́ đang bị chúa Trịnh t́m cách đẩy ra khỏi phần đất đă được cắt cho trước đây. Hai sứ giả lặn lội gần một năm mới tới được Thăng Long, ở đây bị chúa Trịnh làm nhục, song rốt cuộc cũng trao được thư của hoàng đế Tàu cho vua Lê. Khi trở về, Hoàng đế yêu cầu hai ông viết báo cáo. Chuyến đi thực chất là một thất bại, nhưng hai ông này đă cố thêm hươu tán vượn vào tờ tŕnh để chữa thẹn. Tuy nhiên, ngoài báo cáo công tác, hai ông c̣n thêm một mục gọi là „Những ghi chú lượm lặt“, ghi lại những ǵ tai nghe mắt thấy trên đường. Có một đoạn mô tả về phong tục, tập quán của dân Việt khá độc đáo, cho dù có một vài nhận định rất chủ quan. Tiện đây, tôi dịch luôn cả đoạn dài để độc giả hay:

… „Đất (Việt) không có thị trấn với tường thành bao quanh. Người dân đi chân trần, tóc thả tự do… Quần áo đàn ông đàn bà không khác nhau. Họ không mặc (có) quần. Tất cả các bà đều mặc yếm dây. Hàng vua, quan mới dùng mũ, thắt lưng, giày và vớ… Họ ăn thịt sống, uống rượu đế. Miệng nhai trầu liên miên, chỉ hết nhai khi đi ngủ. Răng nhuộm đen nhánh. Thấy ai răng trắng, họ phá lên cười chế nhạo. Làng mạc đất đai chật chội. Nhà làm bằng tre, lợp tranh. Mái hiên cao khoảng hơn bốn xích (1 xích [Fuß] thời đó khoảng từ 0,30 - 0,40 m) , cửa không quá ba xích. Ra vào phải cúi người mới lọt. Ngay mái hiên điện vua cũng không quá 10 xích. Vườn tược mỗi nhà đều có trồng tre, mía, cau, dừa. Hoa trái quanh năm, tuỳ loại. Sản phẩm quốc gia chỉ có tơ và lúa. Không có lúa mạch, không có bông vải, không có cây gai. Chuối nhiều vô kể. Mía, cam hết chê. Ngà voi, tiêu, mù tạt, tiểu hồi hương, dấm, đều phải mua từ ngoài vào. Phong tục lôi thôi, hoang, không biết xấu hổ là ǵ. Tắm th́ đàn ông đàn bà cởi truồng ra cả. Đi, đứng, ngồi lẫn lộn, nam nữ chẳng riêng ra ǵ cả. Ngay cả lớp trưởng giả cũng xử sự như thế (người dịch nhấn mạnh). Nhà của những gia đ́nh giàu có giường và chiếu, dân thường th́ không. Hạng trưởng giả có vơng do hai người gánh. Hạng thật sang ngồi xếp bằng trong cáng, trông giống như xe, do 8 hoặc 4 người khiêng. Buồn cười nhất là đám cầm lọng, khiêng cáng nhà vua. Tất cả đều trần truồng, chỉ quấn chút khố ngang bẹn. Mùa lạnh cũng như nóng đều bận như vậy (v́ sợ dấu vũ khí, người dịch). Dân không coi trọng đám đó. Nghe nói đa số họ là những tay giết người được ân xá. Lính tráng chỉ mặc một hoặc hai áo thụng xanh, mùa nóng cởi trần. Họ không có mũ, áo giáp. Khí giới có thuẫn, lao, kiếm, hoả mai hoặc đại loại. Dân quen đeo đồ trang sức xoàng. Đọc dăm ba quyển sách, song chẳng hiểu ǵ nhiều. V́ không có sách nên học vấn chẳng bao nhiêu. Thế nhưng lại rất thích chuyện siêu nhiên, thích đồng bóng, mà chê lời dạy các thánh hiền (Khổng, Mạnh). Thích ba hoa. Cá tánh họ được tóm gọn trong bốn chữ: ngu, đa nghi, quỷ quyệt và cố chấp. Ngu là v́ họ không hiểu lí luận. Đa nghi, bởi không chịu tin ai. Quỷ quyệt, nghĩa là không ai tin nổi họ. Cố chấp, v́ họ không bao giờ cho ḿnh sai. Bốn cá tính đó nơi họ vững như tường đồng, không thể phá vỡ được. Sở dĩ chúng tôi hoàn thành sứ vụ và trở về được là nhờ khả năng ăn nói, nỗ lực tính toán và nhất là nhờ hồng ân của Hoàng đế, nên mới khiến cho vua quan nhà họ vâng lời [9].

Hai chú quá hằn học, v́ cái nhục gây ra bởi vua chúa nhà Lê chưa tiêu.

Đấy, cho tới thế kỉ 17, đạo Khổng đă thành quốc giáo, mà dân ḿnh vẫn c̣n tự nhiên trong giao tiếp nam nữ. Việc trần truồng chưa phải là chuyện cấm kị.

Dọc theo sông Đáy có 94 nhân vật danh tiếng của hai Bà được thờ trong các làng xă. Trong số 94 thần hoàng tướng lănh đó có 43 nhân vật nữ [10], và hẳn trong đám ba quân cũng có nhiều nữ binh [11]. Mà dù có nhiều nữ binh, số quân này cũng chỉ là một phần nhỏ bên cạnh các nam binh. Mưu của Liêu-long, nếu có, chắc chắn không làm nữ binh và nữ tướng Việt đến nỗi rụng rời bỏ đao. Mưu này có thể có tác dụng với chị em Hán, vốn đă bị ảnh hưởng nặng bởi Hán và Tống nho. Phía quân Nam, có lẽ phần đông ra trận chỉ với cái khố. C̣n phía Hán quân, cũng chắc ǵ đă hơn quân Nam trong lối ăn mặc khi ra trận. Một chi tiết cũng nên biết: thời gian đánh nhau ở Lăng Bạc và Cẩm Khê, theo sử Tàu, thời tiết nóng ghê gớm.

Vả, chiến trường căng thẳng đằng đằng sát khí, hơi đâu c̣n tinh thần để mắc cở. Đâu phải nơi bàn nhậu của mấy nhà nho. Thua là v́ tương quan lực lượng, chứ nhất định không v́ cái „mưu vô sĩ“.

Augsburg, 15.09.07


 

[1] Cao Thế Dung, Chân Dung Phụ Nữ Việt Nam Trong Văn Hoá Sử, Hưng Đạo, USA, 1990, Chương V, cũng có quan điểm như thế.

[2] Đỗ Quang Chính, Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ Việt Nam 1620-59, Sài G̣n, trang 111.

[3] Jennifer Holmgren, Chinese Colonisation of Northern Vietnam: Administrative Geography And Political Development In The Tonking Delta, First to Sixth Centers AD, The Australian National University, Australia, 1980 cho hay: hai chị em Trắc và Nhị cùng có một người chồng chung (trang 11).

[4] Minh Di, Bất Túc Trưng Tập, bản thảo gồm nhiều bài luận văn liên quan tới cổ sử Việt-nam, chưa xuất bản. Minh Di hiện ở Úc; thư viện riêng của ông có hầu như tất cả mọi tài liệu chữ Hán liên quan tới cổ sử Việt.

[5] Jennifer Holmgren, sđd: 6.

[6] Nguyễn Gia Tường (dịch), Đại Việt Sử Lược, Tp. HCM, 1993. Ấn bản điện tử: 8.

[7] Henri Maspéro, L´ Expédition de Ma Yuan. BEFEO 18: 18.

[8] Lê Hữu Mục (dịch), Lĩnh Nam Chích Quái, Hoa-ḱ, 1982, Truyện Trinh Linh Nhị Trưng Phu Nhân.

[9] Haenisch (Hrsg.), China und Vietnam: Bericht von einer chinesischen Gesandtschaft nach Annam im Jahre 1668/9. Trong Bayerische Akademie der Wissenschaften (Heft 60), Muenchen 1963.

[10] Cao Thế Dung, sđd: 125.

[11] Tạ Chí Đại Trường, Thần, Người Và Đất Việt, USA, 1989: 169 cho hay, chỉ trong ṿng 15 ngày hai Bà đă mộ được 2000 nữ binh.