Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện

phổ thơ Nguyễn Du

 

 

Lê Mộng Nguyên  giới thiệu

 

 

 

Kính thưa quí vị,

Các bạn thân mến,

 

Chiều hôm nay, ngày chủ nhật 30 tháng 08 – 2008, tại Bruxelles, tôi được hân hạnh giới thiệu với quí bạn có mặt ở đây, Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện là tác giả mà cũng là người thực hiện một công tŕnh vĩ đại và lâu dài, một thử thách chưa từng có : phổ thơ KIM VÂN KIỀU của Nhà đại thi hào Nguyễn Du, gồm cả thảy 3254 câu.

 

Chúng ta biết trước đó, với Kiều Ca (Le roman de Kiều en chansons), THU HÀ và nhóm nghệ sĩ trong đoàn ca nhạc của nàng, đă làm 2 CD dài gần 2 tiếng đồng hồ, gồm một phần Ngâm và một phần bằng lời Ca (do Hải Hà phổ nhạc). Phần ngâm theo điệu cổ truyền gọi là Kiều Lẫy, nghĩa là lượm lặt những câu thơ trong Truyện Kiều từ nhiều đoạn khác nhau để thu ghép lại với nhau theo vần điệu, như mấy cụ nhà nho , nhà chùa ngâm Kiều ngày xưa… Khác hẳn với nữ Nghệ sĩ Bích Thuận trong CD « Kim Vân Kiều » của Bà, đă ngâm hoàn toàn theo kiểu Tao Đàn mà Đinh Hùng đă phát khởi từ thập niên 60 để ngâm thơ mới. Công tŕnh sáng tác của QVT đối với những người đă đi trước, thật là đặc biệt, hiếm có, đáng khâm phục.

 

Từ tháng 02 – 2006 đến nay, NS QVT đă cho Ra Mắt 4 CD : KVK 1, 2, 3, và 4, nghĩa là anh đă làm nhạc để phổ thơ Đoạn Trường Tân Thanh từ câu 1 đến câu 1780, nghĩa là anh sẽ thực hiện hơn hai phần ba cái công tŕnh vĩ đại của ḿnh từ bây giờ đến cuối năm 2008 với Ra Mắt CD KVK 5 « Cá Chậu Chim Ḷng (từ câu 1781 đến câu 2264). Trong lúc  KVK 6 « Hại Nhân Nhân Hại » (từ câu 2265 đến câu 2778), và KVK 7 « Chữ Tài Chữ Mệnh » (từ câu 2779 đến câu 3254, nghĩa là câu cuối của ĐTTT : Mua vui cũng được một vài trống canh), sẽ hoàn tất trong năm 2009. Công tŕnh vĩ đại này – tôi xin nhấn mạnh một lần nữa - sở dĩ được thực hiện, là nhờ can đảm và ư chí không sờn của tác giả Quách Vĩnh Thiện đă muốn lấy hết sức lực và tài năng của ḿnh với mục đích b́nh dân hóa Truyện Kiều của nhà đại thi hào Nguyễn Du, đặng phụng sự một cách thuần túy văn hóa và đất nước Việt nam, như cụ Phạm Quỳnh đă nói trong ngày giỗ của Tố Như Tiên Sinh, năm 1924 tại Hà Nội : « Truyện Kiều c̣n, tiếng ta c̣n ; tiếng ta c̣n, nước ta c̣n, c̣n non c̣n nước c̣n dài, chúng tôi là kẻ hậu sinh xin dầu ḷng dốc chí cố gia công trau chuốt lấy tiếng quốc âm nhà, cho quốc hoa ngày một rực rỡ, quốc hồn ngày một tỉnh táo, quốc vận ngày một vẻ vang, ngơ hầu khỏi phụ cái chí hoài băo của tiên sinh, ngậm cười chín suối vẫn c̣n thơm lây » (Tạp chí Nam Phong, tháng 08-1924). Nhà phê b́nh Vũ Đ́nh Long cũng đă ca tụng trong Nam Phong 1924, rằng : « Truyện Kiều thực là một cây đàn tuyệt quí không phím không dây. Tác giả lấy đầu lưỡi mà nẩy lên tiếng, mỗi đoạn văn là một cung, mỗi câu văn là một điệu, mỗi chữ là một tay nỉ non thánh thót, réo rắt tiêu tao, đêm khuya canh tỉnh mà nghe người tốt giọng ngâm Kiều th́ c̣n đàn nào hay bằng nữa… Cụ Nguyễn Du không phải là nhà thi sĩ, cụ chính là ThẦN THƠ vậy ».

 

Trong Chiều Văn Hóa ngày 27 th.01-2008 tại Quán Đào Viên (Paris, Quận 13), tác giả QVT tŕnh bày CD KVK 1 « Trăm Năm Trong Cơi Người Ta » và CD KVK 2 « Bên T́nh Bên Hiếu », tâm t́nh với cử tọa : « Truyện Kiều không chỉ là tiếng kêu thương đau cho thân phận một người con gái tài sắc, c̣n là lời tố cáo đanh thép những bất công tàn ác của một xă hội rối ren và mục nát vào thế kỷ 18 và 19. Nguyễn Du khóc cho thân phận Thúy Kiều là phản ảnh của tâm trạng ḿnh. Truyện Kiều là một tác phẩm phong phú, độc đáo của dân tộc Việt Nam ». Trên Đài Việt Nam Tự Do – New Orleans ngày thứ tư 12 th.03-2008, tôi có mời thính giả thưởng thức bài « Mộng Triệu Mạch Tương »  (từ câu 235 đến câu 270), trích CD KVK 1 do  nam ca sĩ Thùy Long tŕnh bày (với giọng hát truyền cảm), có đoạn tả cảnh tả t́nh rất đẹp như sau :

 

Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người

Nhớ nơi kỳ ngộ vội rời chân đi

Một vùng cỏ mọc xanh ŕ

Nước ngâm trong vắt thấy ǵ nữa đâu

Gió chiều như gợi cơn sầu

Vi Lô hiu hắt như màu khơi trêu

………………………………………….

Và 2 câu cuối của bài ca :

Lơ thơ tơ liễu buông mành

Con oanh học nói trên cành mỉa mai

Nhất Linh Nguyễn Tường Tam không ngớt lời khen ngợi, trong Tạp Chí Nam Phong năm 1924 : « Cái làn sóng thơ Kiều h́nh như lai láng khắp cơi Nam. Trừ những câu ca dao ra, thật không có quyển truyện nào phổ thông trong đám dân gian bằng Truyện Kiều. V́ văn Kiều hay quá, nên những người nhà quê không có học thức cũng thích xem và thích ngâm nga. Nhưng nói đến cái hay của văn Kiều th́ chưa biết thế nào mà kể được… ». Nhất Linh nhận định trong câu Lơ thơ tơ liễu buông mành, rằng ba chữ lơ thơ tơ « … nghe rất êm tai, hay về phần tưởng tượng ít mà hay về phần âm điệu êm ái nhiều hơn. » Nhạc của QVT về mặt này đă diễn tả, rất lăng mạn, những nét đẹp của vạn vật và con người, như ước vọng của tác giả ĐTTT.

 

Cũng trên Đài VNTD – New Orleans, ngày thứ tư 23 th.07 – 2008, tôi có giới thiệu CD KVK 3 « Quyến Gió Rủ Mây » (từ câu 891 đến 1312) gồm 11 bài : tôi chọn bài CHƯƠNG ĐÀI (từ câu 1233 đến 1274) để cống hiến quí thính giả một giọng ca trầm ấm và mến cảm của nữ ca sĩ nổi tiếng HƯƠNG GIANG với cây đàn guitare lăo luyện của QVT, đă làm nổi bật cái buồn sâu đậm của nàng Kiều bị đày đọa chốn thanh lâu (ở đây, người và cảnh ḥa hợp, ta cảm tưởng vạn vật cũng có linh hồn, rất Lamartine : Objets inanimés, avez-vous donc une âme / Qui s’attache  à notre âme et la force d’aimer ? Ôi vật vô sinh, người có chăng một linh hồn, Quyến luyến linh hồn ta và sức mạnh yêu đương ? trích bài thơ « Milly ou la terre natale (III, 2) » của Lamartine (1790 – 1869) :

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Đ̣i phen nét vẽ câu thơ

Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa

Vui là vui gượng kẻo mà

Ai tri âm đó mặn mà với ai ?

……………………………………………

Khi về hỏi liễu Chương Đài

Cành xuân đă bẻ cho người chuyên tay

…………………………………………….

Song sa ṿ vơ phương trời

Nay hoàng hôn đă lại mai hôn hoàng

 

Trích từ KVK 3, có bài « Buồn Trông » đượm buồn man mác qua giọng ca của nữ ca sĩ Quỳnh Lan, cùng nhạc Tây Ban Cầm rất quyến rủ của tác giả :

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

………………………………………..

 

GS Phạm Thị Nhung phân tích : « Từ lầu Ngưng Bích, với tâm hồn nặng trĩu ưu tư, Kiều đưa mắt ngắm nh́n phong cảnh chiều hôm, nơi cửa bể. Lúc này ngoài cửa bể mặt trời đă lặn, ánh nắng yếu ớt phai dần, bóng tối đă bắt đầu bảng lảng. Cảnh vật trở nên mờ nhạt hơn, khó nh́n hơn. Bóng tối đến c̣n gây thêm ảnh hưởng vào bóng tối u sầu trong tâm hồn Kiều. Nh́n ra bể khơi, Kiều thấy xa xa ẩn hiện một cánh buồm. Con thuyền hiện ra đó, chính là h́nh ảnh tượng trưng cho tự do mà từ bấy lâu nay nàng hằng ao ước, khát khao. Nhưng hy vọng tự do nào vừa dấy lên trong ḷng Kiều th́ rồi cũng lại tắt ngấm, khác nào cánh buồm kia vừa thoáng hiện ra đó lại đă biến đi. Kiều cay đắng nhận ra rằng tự do c̣n quá xa tầm tay với, của nàng, biết bao giờ, ôi biết đến bao giờ Kiều mới thoát cảnh sống bị giam hăm nơi này ? Phải chăng Nguyễn Du ở đây là một nhà thơ ấn tượng (poète impressionniste) và Quách Vĩnh Thiện cũng là một nhạc sĩ ấn tượng (compositeur impressionniste) ?

 

 

KVK 4 « Tài Tử Giai Nhân » cũng như mấy CD khác, gồm 11 bài với những giọng ca Tố Hà, Thùy Long, Ngọc Ánh, Mai Thảo, Quỳnh Lan, Mỹ Dung, Hương Giang…, có bài thứ 5 « Yếm Thắm Trôn Kim » với giọng ca Mai Thảo, Thúy Kiều khuyên người t́nh nhân của ḿnh là Thúc Sinh nên về nhà thăm Hoạn Thư, người vợ chính của chàng :

 

Nàng rằng non nước xa khơi

Sao cho trong ấm th́ ngoài mới êm

Dễ ḷa yếm thắm trôn kim

Làm chi bưng mắt bắt chim khó ḷng

Đôi ta chút nghĩa đèo ḅng

Đến nhà trước liệu nói ṣng cho minh

Dù khi sóng gió bất b́nh

Lớn ra uy lớn tôi đành phận tôi

Hơn điều giấu ngược giấu xuôi

Lại mang những việc tày trời đến sau

 

Người nữ ca sĩ ở đây đă diễn tả một cách tự nhiên cái triết lư Phật giáo như lời kết thúc Đoạn Trường Tân Thanh của tác giả Nguyễn Du :

Thiện căn ở tại ḷng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

 

Tố Như Tiên Sinh muốn chúng ta, như học giả Trần Trọng Kim đă viết : « … hăy giữ lấy tấm ḷng trong sạch, dẫu có phải phong trần, cũng không đổi ḷng, thay dạ, ấy là cái thiện căn ở sẵn đó rồi. Lời kết luận ấy rất có ư nghĩa, khiến cho ai đọc cũng phải đem ḷng ngẫm nghĩ ».

 

Xin cảm ơn quí vị.

 

Bruxelles, ngày chủ nhật 31 th.08-2008

___________________

  

Hội Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam

 

(Association Culturelle Traditionnelle Vietnamienne)

 


 

                                                         Hân hạnh thông báo

 

Sau

 

CD KVK 1 Trăm năm trong cỏi người ta,

CD KVK 2 Bên t́nh bên hiếu,

CD KVK 3 Quyến Gió Rủ Mây,

CD KVK 4 Tài Tử Giai Nhân

 

nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện vừa hoàn tất tác phẩm KVK 5 trong loạt 7 CD Kim Vân Kiều với tựa đề Cá Chậu Chim Lồng gồm 11 bài nhạc qua những giọng ca truyền cảm điêu luyện của các ca sĩ trẻ mà quí bạn đă từng thưởng thức.

 

Ngoài ra, để nghe phần nhạc ḥa tấu của 11 bài nầy, quí bạn có thể t́m thấy trong CD Le Destin 5 Oiseau en cage, poisson dans le bocal.

 

Chân thành cám ơn sự ủng hộ của quí bạn, nhờ vào phương tiện tài chánh duy nhất nầy, các CD Kim Vân Kiều kế tiếp mới được thực hiện. Sự ủng hộ bằng cách mua các CD là một đóng góp quí báo cho việc phổ biến tuyệt tác của thi hào Nguyễn Du để tác phẩm nầy không bị trôi vào quên lăng.

 

Giá mỗi CD là 10 €.

 

 

 

CD KVK 6 Hại Nhân Nhân Hại đang được thực hiện và sẻ ra mắt một ngày gần đây.

 

http://thienmusic.com    ( Các bạn có thể vào đây để nghe các bài nhạc )

 

quachvinhthien@gmail.com

 

QUACH Vinh-Thien

54 rue Roger Salengro

93140 Bondy     

France

Phone : 06.09.76.89.45

 

Chèque : A l’ordre : ACTV (Association Culturelle Traditionnelle Vietnamienne)

Virement : Banque LCL

Code Bancaire : 30002   Indicatif : 01157   Numéro : 0000070045L  Clé RIB : 95

Code IBAN :  FR28   3000   2011   5700   0007   0045   L95

BIC : CRLYFRPP