Văn-Hoá Sự Sống

 

 

 

Đỗ Quang-Vinh

Canada

 

 

Dẫn nhập

 

Có lẽ điều đáng quan-tâm của lương-tâm nhân-loại ngày nay không c̣n là sự tranh-luận giữa tư-bản và xă-hội chủ-nghĩa. Nhưng vấn-đề trọng-yếu là nhân-bản, là tôn-trọng, bảo-vệ và thăng-tiến nhân-phẩm, là văn-hoá Sự Sống. Cho dẫu trong bất cứ chủ-nghĩa hay chế-dộ chính-trị nào th́ con người vẫn phải được coi là trọng-điểm ưu-tiên.

 

Quả vậy, trong hiến-chế Fides et Ratio về Đức Tin và Lư Luận ngày 14 tháng 9 năm 1998, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă tuyên-bố: “Giáo Hội không theo một triết lư học nào cả, cũng như không tán thành hay xem triết lư này quan trọng hơn triết lư kia. 

 

Kỷ niệm 20 năm Hiến Chế Populorum (về Xă Hội) của  Đức Cố Giáo-Hoàng Phaolô Đệ Lục, ngày 30 tháng 12 năm 1987, Đức Cố Giáo-Hoàng Gioan Phaolô II ban hành  hiến-chế Sollicitudo Rei Socialis đề-cập những quan-tâm của “Giáo-Hội về Mặt Xă-Hội”, Ngài cũng kêu gọi con người hăy biết nhận-thức ra chiều kích luân-lư của sự phụ thuộc tương-hỗ với khái-niệm về sự phát-triển, chứ không chỉ đơn-thuần chú ư đến khía cạnh kinh-tế mà thôi.

 

Cho nên, để chuẩn-bị mừng kỷ-niệm 90 năm việc Đức Cố Giáo-Hoàng Lê-ô XIII ban hành Hiến-Chế Rerum Novarum về Xă-Hội, ngày 14 tháng 9 năm 1981 qua hiến-chế Laborem Exercens (về Công Việc của Con Người), Đức Cố Giáo-Hoàng Gioan Phaolô II đă nói: cho dẫu đó là nền kinh-tế tư-bản hay xă-hội chủ-nghĩa đi chăng nữa, th́ mục-đích chính của mọi công ăn việc làm, phải được dành và hướng về con người.”

 

1- Con người, cứu cánh của mọi định-chế 

 

Khi nói đến văn-hoá, người ta nghĩ đến những sinh-hoạt có ư-thức, những cách sống đặc-thù của mỗi cộng-đồng, xă-hội. Gọi là có ư-thức nên tuỳ theo mỗi ư-thức-hệ mà nền văn-hoá của họ mang tính-chất tiêu-cực hay tích-cực. Nếu ư-thức rằng con người là trung-tâm-điểm của vụ-trụ, là trọng-yếu để hằng quan-tâm thăng-tiến cuộc sống con người toàn diện th́ văn-hoá ấy là văn-hoá nhân-bản, nói khác đó là văn-hoá của Sự Sống. Ngược lại đó là văn-hoá của Sự Chết.

 

Thật vậy, sự sống không hẳn chỉ đơn-thuần hàm-ngụ sự tồn-tại đối-lập với sự chết, nhưng một cách tích-cực hơn, nó bao-hàm ư-nghĩa một sự thăng-tiến phát-triển, ngày một hoàn-thiện vươn lên Chân, Thiện, Mĩ. Một thân cây sống không chỉ có nghĩa là thân cây ấy c̣n đứng vững, không héo úa tàn lụi, trơ-trụi trốc gốc, chết đi, nhưng là thân cây ấy ngày một xanh um cành lá, sum-suê hoa trái đem lại bóng mát và tươi vui sung-sướng cho con người.

 

Vi thế văn-hoá sự sống chẳng những tiên vàn là bảo-vệ được sự ấm no vật-chất, mà hơn tất cả c̣n là phát-triển những giá-trị tinh-thần làm thăng-hoa cuộc sống, ấy là tôn-trọng nhân-phẩm, bảo-vệ nhân-quyền, phát-huy nhân-cách cho xứng với nhân-vị của con người. Nếu không th́, dù cho đời sống vật-chất có đầy đủ phát-triển đến đâu, văn-hoá ấy chỉ là văn-hoá của sự chết, con người tuy có sống, chỉ là một đời sống sinh-thực, nhưng tinh-thần đă chết do những hành-vi vô đạo, phi-nhân bất xứng với nhân-vị của một thụ-tạo được mang h́nh-ảnh của Thượng-Đế, một loài vật thượng-đẳng so với muôn loài.

Khi đề-cập “Đức công-bằng, một giải-đáp cho vấn-nạn nhân-sinh”, người viết trong phần kết-luận có dẫn lời phát-biểu của Đức cố Hồng-Y Nguyễn Văn-Thuận như sau: “... tại diễn-đàn về ‘toàn-cầu-hoá trong tương-lai’ do Liên-Đoàn Kỹ-Nghệ và Dịch-Vụ Ư-Đại-Lợi tổ-chức, nhà tỉ-phú Bill Gates lập-luận rằng với kỹ-nghệ tin-học là ch́a khoá của tương-lai, mai này, sức sáng-tạo của con người phải được giải-phóng, và phải đặt ưu-tiên đầu-tư các học-đường để khai-thác phát-triển tài-năng. Đức cố Hồng-Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn-Thuận th́ trả lời chủ-trương vấn-đề không phải là t́m hiểu xem làm sao ngày mai së có việc làm mà là t́m cách giải-quyết như thế nào cho những công-nhân nam nữ một khi sẽ có việc làm cho họ trong tương lai. Ngài kết-luận cần phải thay đổi hoàn-toàn kế-hoạch cách làm sao cho con người trở thành chủ-thể của kinh-tế và của cần-lao. (Hành-Trang Lên Đường - Đỗ Quang-Vinh, Toronto, tr. 83)

Trong bài viết ‘Về Định-Hướng Phát-Triển tại Viêt-Nam” người viết cũng đă nêu vấn-đề nhân-bản như là hệ-số góc của đồ-thị phát-triển, bởi nếu không lấy con người làm gốc (nhân bản), th́ cho dù phát-triển đến đâu, sự phát-triển ấy chỉ là biểu-kiến mặt nổi bề ngoài, mà đúng ra xét về chiều sâu, sự phát-triển thực sự cho con người toàn-diện hoàn toàn vô nghĩa, bởi v́ nhân-vị, nhân-phẩm và nhân-quyền bị chà đạp tước đoạt, đó là nền văn-hoá tụt dốc đi xuống, nói khác đó là văn-hoá của sự chết. (http://ttntt.free.fr)

 

2- Tiếng kêu của sự sống bị phủ-nhận

 

Hiên-trạng thế-giới đang bị đe doạ bởi văn-hoá Sự Chết. Nó lan tràn ngự-trị khắp chốn mọi nơi, không riêng trừ một xă-hội nào.

 

2.1- Trong khối xă-hội duy-vật, thi khỏi nói. Đầy dẫy và hiển-nhiên những hiện-tượng suy-đồi phẩm-chất. Áp bức, bóc lột, cướp đoạt, buôn bán trên sức lao-động và trên cả nhân-thân, coi con người là nô-lệ, là công-cụ thoả-măn thú-tính, tham-vọng ích-kỷ, đúng hơn là một thú vật như ngạn-ngữ La-tinh từng nói: “Homo lupus homini”, con người là chó sói đối với con người.

 

Không kể đến những hiện-tượng có thể suy-diễn lạc hướng sang lănh-vực chính-trị, mà chỉ khách-quan thôi, người ta cũng có thể ngậm-ngùi kể ra biết bao cảnh đau ḷng. Nạn măi dâm trẻ em đă từng làm chấn-động lương-tâm nhân-loại. Nhưng những h́nh-ảnh đến ứa lệ xót xa th́ vẫn c̣n là những bóng ma ẩn hiện lẩn-quất bên những núi rác khổng lồ, những bóng ma chơi ngoài tha-ma nghĩa-địa. Những mảnh đời này đă bị cướp mất tuổi thơ trong đói khổ tủi nhục, sống lây-lất với những người đă chết, lăn-lộn trong những rác-rưởi thối-tha. Lời kư của một linh-mục giả-trang làm kẻ đồng-hành với họ thuật lại như một chứng-nhân đă nói lên được đâu là văn-hoá của Sự Sống:

 

http://www.hayyeuthuongnhau.org/

đ                                                                                                                                                                                                                                                                                                        truyn có thật => tôi đến thăm em

hoặc

  

http://www.hayyeuthuongnhau.org/

đ                                                                                                                                                                                                                                                                                                        truyện có thật => bên đống rác dưới chân cầu

 

Người ta thống-kê rằng:  “Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ca nạo phá thai, trong đó 500 ngàn ca ở tuổi vị thành niên, 25% số ca chưa lập gia-đ́nh và 20% ca nạo phá thai khi c̣n ở tuổi vị thành niên. Chỉ riêng chín tháng đầu năm 2006 ở Bệnh viện Từ-Dũ đă có 18.821 ca nạo phá thai và số trẻ vị-thành-niên đến đây nạo phá thai rất nhiều.”

http://www.congan. com.vn/detail_ news.php? a=art111002&b=3

[hoặc: http://www.hayyeuthuongnhau.org/

 

=>Truyên có thật =>tấm màn đau khổ của phá thai]

 

Năm truớc đây, người viết đuợc thư của một nữ-tu là người thân cho biết tại khuôn-viên thánh-đường và trường học cạnh một nữ-tu viện nọ tại quê nhà, sáng ra đă thấy mấy xác thai nhi rải-rác đó đây đến nỗi người ta phải để thùng đựng cho họ tiện vứt bỏ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Đó chẳng phải là ngoa-ngôn nếu nh́n h́nh-ảnh trên đây ghi lại tấm ḷng nhân-ái của người xót-xa trước bối-cảnh của nền văn-hoá Sự Chết. Nhóm người thiện-nguyện này đă đi lượm những xác thai nhi như lượm rác làm thành một băi tha-ma gọi là “nghĩa trang không bia mộ” tại Nha-Trang, và đă cứu sống một số thai-nhi c̣n thoi-thóp hoặc làm cha mẹ nuôi không điều-kiện của những ấu-nhi bị bỏ rơi.

 

http://www.tuoitre.com.vn  [Tuoi Tre Online, t́m kiếm: “nghĩa trang không bia mộtrongtiêu đề”, Mục: Phóng sự-Kư sự]

 

Theo báo-cáo của Ủy-ban Dân Số và Kế-Hoạch- Hóa Gia-Đ́nh từ 1990 đến 1996 trung-b́nh có khoảng 1,2 triệu vụ phá thai mỗi năm tại Việt Nam. Trong số này, khoảng 300,000 vụ liên-quan đến trẻ gái vị thành-niên. Ở thị-xă Pleiku, tỉnh Gia-Lai, gần nhà thờ Đức-An có một nghĩa-trang chôn cất hàng ngàn bào-thai bị phá. Dân địa-phương gọi nghĩa-trang này là "Cô Hồn Cha Đông". Cha xứ  Phêrô Nguyễn Văn Đông, người đă có sáng-kiến lập nghĩa-trang này, cho biết do có nhiều vụ phá thai, nên hàng ngày các thai nhi được chôn vội-vă tại đây. Linh-mục kể lại nguyên-nhân khiến ngài nảy ra sáng-kiến xây mộ cho các thai-nhi bị chết. Ngài nói: "Ngày nọ, tôi dừng chân quan-sát một mộ nhỏ mới được lấp đất, thấy cạnh nấm mộ có đàn kiến đang ḅ ṿng quanh một bọc ni-lông. Tôi ṭ-ṃ mở ra xem và nhận ra xác một thai-nhi. Từ đó tôi quyết-định làm một điều ǵ đó để mang lại nhân- phẩm cho các trẻ không được sinh ra và thế là nghĩa-trang đồng-nhi vô danh ra đời." Và đầu năm 1996, ngài gởi bức tâm-thư kêu gọi ḷng từ-tâm giúp ngài xây mộ cho các trẻ sơ-sinh "bị phủ-nhận quyền sống"

 

[http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/y2vienam/3vietin.htm ]

 

Người viết cũng nhớ cách đây ít năm, có thấy được trên mạng, h́nh-ảnh video của những thai-nhi lớn tháng bị vứt bỏ ngổn-ngang trên lề đường Trung Quốc do một nữ du-khách thấy tận mắt ghi lại. Nhưng rùng-rợn và ghê tởm lợm giọng nhất, phải nói là người ta đă ăn thai nhi, có những tiệm ăn mà trên bàn là những thai-nhi được biến-chế thành đủ món, họ ngồi ăn thản-nhiên hệt như thú rừng. Tuy nhiên, những quư vị yếu tim, những cặp hôn-nhân đang muốn sinh con, không muốn bị ám-ảnh bởi những h́nh ảnh dă-man này, th́ xin đừng ṭ-ṃ vào mạng sau đây, thú thực người viết đă không đủ can-đảm để coi hết mà chỉ lướt qua rồi vội-vàng nhắm mắt lại.

 

http://www.geocities.com/tosu_cs/toiackinhhoang.html

 

hoặc

 

http://memaria.org/images/090506/

 

Cho nên khi nghe nói tại nước ḿnh, người ta bổ dưỡng bằng rượu ngâm bào-thai, th́ cũng chẳng có ǵ là đáng  ngạc-nhiên lắm.

 

2.2- Trong một số quốc-gia tư-bản, dẫu không phải là tuyệt-đối, rộng khắp, nhưng cũng có những biểu-hiện đi xuống một nền văn-hoá Sự Chết. V́ mị dân, v́ tham-vọng quyền-lực và quyền-lợi, những thế-lực tiền tài ảnh-hưởng tới các định-chế pháp-luật, đảo ngược lại những truyền-thống đạo-lư và luân-lư. Hôn-nhân đồng tính, sinh-sản nhân-tạo (human cloning), cho phép trợ tử là những nhức-nhối của xă-hội được luật-pháp công-nhận hay thúc đẩy.

Ngày 25 tháng 3 năm 1995, Đức Cố Giáo-Hoàng Gioan Phaolô II ban hành Hiến-Chế Evangelium Vitae (Về Phúc Âm của Sự Sống), đề ra những bước để hướng tới “nền văn hóa sự sống mới.” Ngài viết: “Không có một luật lệ pháp lư nào của con người có thể coi việc phá thai và trợ tử là hợp hiến được, và việc giết chết một mạng sống vô tội, chính là cách đă phạm phải một tội trọng tày trời về mặt luân lư; và việc trợ tử chính là một sự xúc phạm trầm trọng đến luật lệ của Thiên-Chúa.

 

Hiện có khoảng 1.31 triệu vụ phá thai xảy ra hằng năm tại Hoa Kỳ, một tỉ-lệ phá thai cao nhất trong số các nước đă phát-triển. Cứ trong 100 vụ mang thai, th́ đă có đến 24.5 vụ là phá thai tại Hoa Kỳ (www.secondlookproject.org).

Mới đây nhất, nạn phá thai tại Thuỵ-Điển lại được chính-thức cổ-vơ. Đức Cha Anders Arborelius, giám-mục giáo-phận thủ-đô Stockholm của Thụy- Điển và mục-sư Sten-Gunnar Hedin của Giáo-Hội Tin Lành Ngũ Tuần Thụy-Điển vừa đưa ra một tuyên-bố chung, tố-cáo chính-quyền nước này muốn biến Thụy-Điển thành thiên-đường phá thai khi cho phép các phụ-nữ nước ngoài được đến đây để phá thai. Các Ngài lên tiếng:“Chúng ta cảm thấy vô cùng lo âu rằng chính quyền Thụy Điển đang chuẩn-bị một dự-luật cho phép những người phụ- nữ nước ngoài có cơ-hội đến đây để phá thai lớn tháng. Chúng tôi kêu gọi Bộ Trưởng Y-Tế và Xă- Hội Sự-Vụ đừng biến Thụy-Điển thành thiên-đường phá thai. Chúng tôi mong muốn, thay vào đó có một chính sách để một nước giầu có như Thụy-Điển đóng góp nhiều hơn vào việc trợ giúp các phụ-nữ mang thai, cả trong nước lẫn ở hải- ngoại” (VietCatholic News 05/03/2007)

Tiếp các tham-dự-viên Phiên Họp Khoáng-Đại lần thứ 10 của Viện Hàn-Lâm Giáo-Hoàng Pḥ Sự Sống nhân dịp họ dành ra hai ngày để  nghiên-cứu việc sản sinh nhân-tạo, Đức Cố Giáo-Hoàng Gioan Phaolo II nhấn mạnh rằng: “Các giá-trị căn-bản ngày nay, đang trên đà suy-thoái mạnh cùng với những vấn-nạn và những dấu chỉ không những đối với người Kitô giáo, mà cả toàn-thể nhân-loại, do đó, vấn-đề cần phải được nghiên-cứu và xem xét lại một cách kỹ- lưỡng.” Ngài khuyến-cáo phát-huy những sáng-kiến nhằm ngăn ngừa “các vụ sản sinh nhân-tạo một cách nguy-hiểm”, và mời gọi mọi tín-hữu hăy “cùng cam kết với nhau trong việc đề ra những cách thức nghiên-cứu xác-thực, nhằm chống lại những đề-nghị s-dụng kỹ-thuật để thay thế cho thiên-chức làm cha, làm mẹ v́ như thế sẽ làm tổn hại đến nhân-phẩm của cha mẹ lẫn các con trẻ.”

(VietCatholicNews 24/02/2004)

 

Khi công-ty “Advanced Cell Technology” (ACT) tuyên-bố trên màn ảnh truyền h́nh, ngày 25 tháng 11 năm 2001, đă thực-hiện thành-công "Cloning" một phôi người đầu tiên (the first human embryo), th́ cả thế-giới đạo đời đều chấn-động, lập tức Đức cố Giáo Giáo Hoàng Gioan Phalô II lên tiếng chỉ-trích và cảnh-báo việc làm thiếu tính cách đạo-đức này. (Zenith News 26 tháng 11, 2001 - số ZE01112602 và ZE01112606).

 

Sau này tổng thống Mĩ George W. Bush khi cho phép sử-dụng ngân quỹ liên-bang để tài-trợ cho việc nghiên-cứu tế-bào gốc bằng phương-pháp thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fetilization - IVF), lại càng gây bất b́nh trầm-trọng trong Giáo-Hội Công-Giáo Hoa-Kỳ. Giám-mục Joseph Fiorenza, địa-phận Galveston-Houston, cựu chủ-tịch Hội- Đồng Giám-Mục Hoa-Kỳ đă phát-biểu rằng: "Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa-Kỳ, chính-phủ liên-bang đồng-ư ủng-hộ việc nghiên-cứu, mà hệ- quả của nó là việc hủy-diệt những con người vô phương kháng-cự, nhằm mục-đích đem lại lợi-ích cho kẻ khác... Quyết định này cho phép các công ty, các dịch-vụ nghiên-cứu tư nhân tại quốc-gia của chúng ta, gia tăng phát-triển sự bất kính đối với sự sống con người. Cho nên, chúng tôi cầu nguyện và hy- vọng rằng tổng-thống Bush sẽ trở về lại với nguyên-tắc chính-trực, nhằm chống lại những cách thức hành-xử coi sự sống con người không hơn ǵ những vật-thể, có thể được tận-dụng cho các mục- đích nghiên-cứu và sau đó th́ bị hủy-diệt."

 

Tuy nhiên, may mắn thay, sau đó chính Tổng Thống George Bush đă phủ-quyết sự chấp-thuận của Quốc-Hội Mỹ về dự-luật này. Quyết-định trên dĩ-nhiên đă được Nhóm Pḥ Sự Sống và Hội-Đồng Giám-Mục Hoa-Kỳ nhiệt-liệt hoan-nghênh.

 

Ấy là chưa nói đến ảnh-hưởng nguy hại bởi những hoạt-động vô trách-nhiệm của giới truyền-thông và văn-hoá. Trong bản nghiên-cứu về “Tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông về thái-độ và đạo-đức giới tính của thanh thiếu-niên”, Viện Y-Học về Sức Khỏe Giới Tính đă cho biết chỉ một nội-dung nhỏ mang tính kích dục trên các phương-tiện truyền thông thôi cũng đă có những tác hại xấu đối với các trẻ em và thanh thiếu-niên. Bác sĩ Joe Mcilhaney, Chủ Tịch của Viện giải-thích, đó là “ v́ h́nh-ảnh và nội-dung khiêu dâm được phơi bày ở khắp mọi nơi”. Ông nói: “22% các chương-tŕnh phát thanh dành cho trẻ em chứa đựng những nội-dung khiêu dâm, mà trong đó 20% có tính-chất kích dục từ nhẹ-nhàng đến cao-độ. Một thống-kê của các CD bán chạy nhất trong năm 1999 cho thấy có tới 42% chứa đựng nội-dung khiêu dâm, khoảng 41% mang tính-chất khiêu dâm từ nhẹ-nhàng đến mănh-liệt, 61% thanh thiếu-niên sử-dụng máy điện-toán để vào internet, và 14% cho biết rằng họ thấy điều ǵ đó lạ lạ mà không dám nói lại với cha mẹ. Nhưng sự thiếu hiểu biết của chúng ta về mức độ ảnh-hưởng xấu-xa đối với trẻ em và thanh thiếu- niên đến cỡ nào, th́ cũng đủ gây choáng váng và sợ hăi cho các bậc làm cha mẹ. (VietCatholic News 24/02/2004).

Xem thế đủ biết, sớm muộn với viễn-tượng của bạo-lực, sa-đoạ dẫn đến những hành-động mất tính người, thế-giới tương-lai sẽ đi về đâu? Phải chăng Văn-Hóa Sự Sống đang tuột dốc, biến thành Văn-Hoá Sự Chết?

 

Kết-luận

 

Bởi vậy, kinh-tế chính-trị phải v́ con người, chứ con người không thể là công-cụ phục-vụ cho chính- trị, kinh-tế. Thời nay hơn bao giờ hết, việc bảo-vệ sự sống cần được quan-tâm hàng đầu. Đă biết bao nhiêu hội-nghị, diễn-đàn, thông-điệp lên tiếng kêu gọi, cảnh-báo trước những tâm-hồn chai cứng, để nói lên mối quan-tâm này. Dù không dị- đoan mê-tín, nhưng những tai-ương bi-thảm kinh-hoàng dồn-dập giáng xuống cho nhân-loại, chiến-tranh, hận thù, khủng-bố, giết người, thiên-tai, như những “con quái-vật” đ̣i nuốt chửng nhân-loại, dù muốn hay không cũng bắt buộc ta băn-khoăn suy nghĩ. Có phải chăng đó là những dấu chỉ cảnh-báo từ Trời cao? Có phải chăng đó là những tiếng oán-hờn tức-tưởi của những mạng sống đă bị dập vùi?

 

Ngày xưa, Tản-Đà từng thở dài:

 

“Văn-minh Đông-Á Trời thu sạch,

Đây lúc cuơng-thường đảo ngược ru?”

Ngày nay, có nên chăng, mượn lời của nhà thơ này mà than thở:

Văn-minh nhân-loại Trời thu sạch,

Đây lúc con người biến mất ru?

 

Về phương-diện siêu-nhiên tâm-linh, đă xảy ra những hiện-tượng lạ tại nhiều nơi trên thế-giới và tại Hoa Kỳ trước kia, tương-tự như mới đây khi tượng Nữ-Vương Hoà-B́nh trước Vương-Cung Thánh-Đường Sài-g̣n bật khóc ngày 29 tháng 10 năm 2005, dẫu sao cũng đă đánh động được lương-tâm nhân-loại. Người viết xin mượn bài thi-hứng trước sự-kiện này vào ngày ấy để thay cho kết-luận:

 

Mẹ ôm thế-giới vào ḷng,

Ngước xin Thượng-Đế khoan-hồng, nương tay.

Nhưng sao Mẹ khóc thế này?

Phải chăng nhân-loại c̣n hay cứng ḷng?

 

Đây những oan-hồn Biển Đông gào thét.

Đây dân nghèo lê-lết khắp giang-sơn,

Đây những thai-nhi khóc ré oán hờn

Bị bỏ vương trên mọi đường, khắp chốn,

Trong ṿ rượu, trên bàn ăn rùng-rợn

Bởi bọn người hung tợn, dạ sói lang.

Trong ôn-dịch, sóng thần, động-địa, cuồng-phong,

Ḷng Đất Nước quặn đau vang vang tiếng rú:

“Sinh con ra, sao con thành quỷ dữ ,

Tùng xẻo thân này chưa đủ hay sao?

Bội nghĩa thêm, con tru diệt đồng-bào,

Xua đuổi anh em, bán rao phụ-nữ,

Hả-hê cười, sao con nỡ bất nhân?

Mẹ xót-xa lắm, ôi, đau khổ vô ngần;

Đây lệ sầu, mau lại gần, con hăy hứng đong!

Mẹ ôm thế-giới vào ḷng,

Ngước xin Thượng-Đế khoan-hồng, nương tay.

 

- Nhưng sao Mẹ khóc thế này?

- “Bởi v́ nhân-loại c̣n hay cứng đầu,

Kiêu-căng, lỗi đạo thương nhau,

Làm sao lau sạch lệ sầu, con ơi!”

 

(cảm hứng trước Tượng Nữ-Vương Hoà-B́nh

tại Vương-Cung Thánh-Đường Sàigon

bật khóc từ 5 giờ chiều ngày 29 tháng 10 năm 2005)