Người Dân Việt Nam Có Thể Làm Được Ǵ Cho Quê Hương?

    Ts Bửu Sao

 

           Từ năm 1995 đến nay, theo nhận định thông thường, số phận nước Việt Nam đang ở trong tay hai quốc gia siêu cường tư bản: tư bản xanh là Hoa Kỳ, và tư bản đỏ là Trung quốc. Rồi đồng tiền liền với chính trị, và một khi mà đồng tiền đă được nhất nguyên hóa đưới chiếc đồng đôla xanh th́ mọi cơ chế chính trị trên toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng cũng đành phải chấp nhận cái uy lực chi phối có một không hai của nó. Nhà cầm quyền Hà Nội hiện nay đang thoải mái chấp nhận và triệt để khai thác cái gọi là thực trạng của thời cuộc đó để tồn tại. Lối nhận định này phản ảnh một phần nào hiện thực chính trị trên thế giới và riêng tại Việt Nam. Song trên thực tế không chắc hẳn là như vậy. Các hiện tượng phản chứng đang xảy ra ngay tại nhiều quốc gia nghèo đói đă dần dần phát hiện một sức đề kháng mănh liệt từ những lớp người không c̣n ǵ để mất. Nhân đó, chúng ta nên đặt lại câu hỏi: Người dân Việt Nam, ngay trong số phận nghèo nàn, c̣n có thể làm được ǵ cho quê hương, cho đất nước ḿnh? Mục đích của bài viết này là t́m một câu trả lời thích đáng cho câu hỏi đó:

            Tôi viết bài này nhân đọc một bài nhận định thời cuộc Việt Nam của ông Nguyễn Duy Hinh, nhan đề: Đi t́m một phương án giải trừ CSVN[1]. Bài phân tích này quá đầy đủ, không cần phải thêm bớt ǵ cả. Duy chỉ có hai chữ làm tôi giật ḿnh và hứng khởi, hai chữ ấy là: Dấn Thân! nó nằm ở hàng cuối của bài viết, ông nói: '' Chúng ta không thể ngồi yên chờ phép lạ. Phải tạo lấy thời thế! Người Việt hải ngoại, trẻ cũng như già, phải dấn thân vậy thôi!''  Vậy mấy câu hỏi phải được trả lời dứt khoát là: dấn thân là ǵ? dấn thân cho ai?  và dấn thân bằng cách nào?

            Dấn thân là ǵ? - dấn thân tức là dốc toàn lực lao vào hoạt động, bất chấp gian nan nguy hiểm. Trước kia, những người đă dấn thân bất chấp mạng sống ḿnh cho một chính nghĩa mà họ tin tưởng là Nguyễn Bá Học, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Tường Tam v.v.. Hiện nay, những người đă dấn thân thật sự: ở trong nước có các ông Nguyễn Đăng Quế, Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Trần Dũng Tiến, Nguyễn Vũ B́nh, các cha Nguyễn Văn Lư, Nguyễn Văn Lợi, Chân Tín, G.S. Nguyễn Ngọc Lan v.v. Số những người này ngày càng nhiều thêm lên. Ở quốc ngoại trước kia có các ông Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Văn Bá, Hoàng Duy Hùng, Phạm Anh Dũng, nay c̣n có con người bất khuất Lư Tống. Dấn thân c̣n là trường hợp những người dám xả thân lănh trách nhiệm đứng mũi chịu sào, tổ chức những cao trào chính trị có tầm vóc thiết lập những lực lượng tranh đấu để dần dần gây được vài thành quả ngoạn mục tại trong nước. Cũng gọi được là dấn thân, tuy ở tầm mức khiêm tốn hơn, đấy là trường hợp những nhà báo, những người viết văn dùng tên thật của ḿnh, dám đưa ra ánh sáng những sự kiện thiết thực, được minh chứng rành mạch nhằm gây một tác động mạnh trên thời sự, bất chấp những đe dọa từ các lực lương trong bóng tối. Tại đây tôi muốn nhấn mạnh đến phương thức dấn thân này.

            Nay thời cuộc đang xoay vần biến chuyển từ trạng thái bức xúc đến chuyện thông thường hóa (banaliser) mọi trạng huống mà hệ quả là chiết giảm tầm mức đ̣i hỏi những hành động tích cực, hạn chế thành quả của mọi phương sách đối phó. Hiện nay tại hải ngoại, một hiện tượng mà mọi người đều cảm nhận được là số lượng các tờ báo đấu tranh ngày càng chết ṃn chết yểu đi, một phần v́ thiếu các phương tiện tài chánh yểm trợ, phần c̣n lại là do những điều kiện làm ăn sinh sống bức xúc hơn, hoặc béo bở hơn, khiến những người trước kia tích cực dấn thân v́ một chính nghĩa, nay lại dồn hết tâm sức vào chuyện làm ăn, hốt bạc. Vấn đề dấn thân tại đây lệ thuộc vào điều kiện  quảng bá tư tưởng, nói nôm na là vấn đề ''đầu tư văn hóa'' trong đại chúng, liên hệ đến tiền tệ, mà ở đây tiền là tệ. Do đó, t́nh trạng xuống cấp trong công cuộc đấu tranh v́ chính nghĩa đưa đến hệ lụy một cuộc diễn biến ḥa b́nh đảo ngược. Trong một bài trước đây, tôi đă bàn đến hiện tượng ''siêu thị văn học'' hải ngoại[2]. Nói đến ''siêu thị văn học'' tôi muốn ám chỉ thị trường báo biếu: một thị trường văn học béo bở. Số lượng báo biếu người Việt hải ngoại nay có thể chiếm đến 2/3 khối lượng thông tin trên diễn đàn người Việt. Báo biếu vốn là một phương tiện làm ăn, nó lệ thuộc khách hàng quảng cáo, do đó đang dần dần biến thành những tập quảng cáo cho các xí nghiệp, các tiệm ăn, các pḥng khám bệnh, pḥng luật sư, tiệm thuốc, tiệm Neo, tiệm chạp phô v.v. rồi các bài viết chỉ c̣n là một ''cớ'' để được gọi là tập san thôi. Trong các tập báo biếu những trang quảng cáo có thể chiếm từ 45% đến 72% của tổng số trang[3]. Thị trường báo biếu là một ''siêu thị văn học'' trong ấy văn chương và mắm muối lẫn lộn, không mấy ai c̣n nh́n ra được các bài viết nữa. Các bài viết không phải tuân theo lập trường của ban biên tập nữa, ban biên tập đă mất hết lập trường rồi, chỉ phải duồng theo thị hiếu của khách hàng quảng cáo khiến những người muốn dân thân vào cuộc tranh đấu bằng ng̣i bút không c̣n chỗ đứng nữa.

Vậy nay đă đến lúc mỗi người Việt cần đăt lại câu hỏi: dấn thân cho ai đây?

           

            Dấn thân cho ai đây? cho Nước Việt Nam? cho quê hương Việt Nam? hay cho cá nhân ḿnh? Cho Nước Việt Nam ư? Nước Việt Nam chỉ là chính quyền Hà Nội, gồm có Đảng và lực lượng đàn áp của Đảng, tất cả không đến 10% dân số. C̣n quê hương Việt Nam gồm có 90% người dân c̣n lại đang chịu quyền cai trị, bóc lột và hệ thống đàn áp của Đảng. Sự thật Việt Nam hiện nay là như vậy. Rồi một sự thật nhăn tiền khác mà chúng ta không dè là từ năm 1995 đến nay, sự dấn thân đă xoay chiều: số đông người Việt hải ngoại đă ''dấn thân'' đầu tắt mặt tối làm thật nhiều tiền, rồi để dành một phần lớn chuyển về Việt Nam làm ăn, phần c̣n lại để san định cơ ngơi tại nơi quốc gia ḿnh cư trú. Theo một vài số liệu gần đây, số tiền hàng năm người Việt hải ngoại gởi về Việt Nam đă vượt quá con số ba tỷ đô la! Chắc hẳn nếu chúng ta nhất trí không gởi tiền về, cũng không về Việt Nam th́ chỉ trong ṿng một năm thôi, chế độ Hà Nội sẽ lâm nguy để rồi có thể phải tự sát. Nhưng... đấy là chuyện hoang đường. Người Việt Nam c̣n măi lệ thuộc vào một ''văn hóa'', một loại văn hóa trong dấu ngoặc kép, nghĩa là một loại văn hóa phi văn hóa, nếu gọi rằng ăn xin là văn hóa, chịu lệ thuộc kẻ khác là văn hóa. Cái văn hóa di truyền qua 85 năm đô hộ ngoại bang và 65 năm đô hộ bản địa ấy đang c̣n hành hạ quê hương Việt Nam! T́nh trạng lệ thuộc vốn là t́nh trạng của các nước thuộc địa, chậm tiến, nhược tiểu. Nước Việt Nam chúng ta là như thế suốt 150 năm nay, và sẽ c̣n là như thế măi, nếu không có ǵ thay đổi trong năo trạng, trong tâm tư con người. Thật ra, tại hải ngoại, chúng ta đang bị ràng buộc chặt chẽ ở cái thế chẳng đặng đừng: trường hợp những người c̣n để lại những cha mẹ, anh chị em, bà con, cần được cấp dưỡng. Để quay lại con số 3 tỷ bạc gởi về Việt Nam mỗi năm, tôi làm một con tính đơn giản: để cấp dưỡng cho hai bà chị nghèo, cứ hàng năm tôi gởi về bên nhà 5 lần $200, tức là $1000/năm. Giả thử tại hải ngoại có 1 triệu người Việt như tôi th́ số tiền gởi về VN mỗi năm để giúp bà con nghèo là 1 tỷ đôla. Đấy chỉ nói đến trường hợp chẳng đặng đừng. Hai tỷ c̣n lại là số tiền những người về VN hàng năm hai ba bận, mang về mỗi bận từ 5 đến 10 ngh́n, để mua đất, cất nhà, đầu tư  buôn bán: đấy là chưa nói đến những món tiền đầu tư trực tiếp hay gián tiếp dưới tư thế ngoại nhân vào kỹ nghệ VN, tính gộp lại cũng thêm được vài tỷ nữa! Những số tiền này trực tiếp rót vào hệ thống kinh tài của Đảng, đấy là một loại dấn thân đảo ngược tạo nên một loại diễn biến ḥa b́nh đảo ngược.

             Vậy nay dấn thân để làm ǵ? Đối tượng tối hậu vốn là để giải thể chế độ cộng sản. Chắc mọi người đều nghĩ như thế. Ngay những người gởi vốn đầu tư về nuôi sống Đảng, họ vẫn biện minh là để vỗ béo Đảng như vỗ béo một con lợn, rồi sẽ có ngày giết thịt. Họ gọi đấy là chiến tranh kinh tế, tức là đưa vốn đầu tư tư nhân về để lập xí nghiệp tư nhân để đối đầu với các xí nghiệp nhà nước, nhằm dần dần tước mất độc quyền thương măi của Đảng! H́nh thức đấu tranh kinh tế này chẳng khác ǵ tống được cả thành phố Paris vào một lọ chai vậy! Tại nước Nga, tập đoàn Poutin - Sourkov nay đă gọi là ''thắng'' khối cựu cộng sản Nga bằng chiến tranh kinh tế theo lối này. Để thắng, tổng thống Poutin đă dùng mọi thủ đoạn cố hữu của bộ chính trị Nga-sô trước đó, kể cả việc chế ngự được Quốc hội Douma, như CSVN chế ngự quốc hội Việt Nam, để nắm được tất cả mọi quyền bính về tay ḿnh. Vậy câu hỏi được đặt ra là, phải dấn thân bằng cách nào? Bây giờ chỉ c̣n lại một phương sách là đấu tranh chính trị, với tất cả mọi thủ đoạn chính trị kiểu Poutine, rồi ai nắm được thế thượng phong, người ấy thắng.

            Dấn thân trong thực tại Việt Nam là mở một trận chiến chiến tranh chính trị giữa người Việt trong và ngoài nước. Cho đến nay, tại hải ngoại, tuy mục tiêu tối hậu, là giải thể chế độ Hà Nội, nhưng chưa có một đồng thuận nào giữa các lực lượng chính trị về sự chọn lựa một phương sách duy nhất nhằm đạt được mục tiêu đó. Vấn đề mấu chốt cần được giải quyết trước khi bàn về một mặt trận chiến tranh chính trị duy nhất: đấy là vấn đề ranh giới quốc - cộng. Câu hỏi được đặt ra vốn là: Ai là người quốc gia? Ai là người cộng sản. Song từ 1995, Hoa kỳ hủy bỏ cấm vận và cho phép người cộng sản Việt Nam được tư do xâm nhập các cộng đồng người Việt quốc gia, nhân cơ hội này, sự kiện kẻ ra đi người trở lại  đă khiến làn ranh giới quốc - cộng ngày càng mờ nhạt dần đi.  Cục diện tranh đấu đă dần dần biến chuyển đến mức mà hai câu hỏi trên đây đă nhập thành một câu hỏi duy nhất: làm sao xóa bỏ được làn ranh giới quốc cộng để mọi người từ trong đến ngoài nước có thể cùng nhau xây dựng một xă hội công dân đúng theo định nghĩa xác thực của nó. Xây dựng một xă hội công dân? đúng vậy! Nhưng một xă hội công dân, theo đúng định nghĩa của nó, là một xă hội tự do, dân chủ. Không thể một mặt, chủ trương xây dựng một xă hội tự do, dân chủ, mặt khác xóa bỏ làn ranh giới quốc - cộng. Trong một dịp thảo luận về vấn đề này, khi tôi đặt vấn đề như thế th́ có một nhân vật đặt ngay câu hỏi:" Tại sao chúng ta không chịu nắm thế thượng phong dấn thân tích cực mở một cuộc diễn biến ḥa b́nh đang khi xu thế quốc nội và quốc tế có lợi cho ḿnh và bất lợi cho cộng sản? Chính cộng sản biết và sợ diễn biến ḥa b́nh, v́ họ không c̣n cơ sở ư thức hệ cũng như thời cơ thuận lợi như trước đây. Thiên thời địa lợi, nhân ḥa, cả ba điều tuột dần ra khỏi bàn tay họ cho dù họ đang nắm cả đất nước trong tay. Nh́n vào cung cách họ làm, ta thấy rơ là họ đang loay hoay t́m thế gỡ gạc. Thay v́ đấu vơ mồm và sát phạt nhau, lẽ ra người quốc gia phải chuẩn bị tích cực đương đầu với những thử thách trước sau ǵ cũng xảy ra: cộng sản bắt buộc phải chấp nhận chơi tṛ đấu tranh chính trị với người quốc gia thôi ".  Nếu nh́n lại lực lượng các đảng phái chính trị tại quốc ngoại hiện giờ th́ cuộc đấu tranh chính trị phải được bắt đầu và được giải quyết tại đây trước khi bàn đến đấu tranh chính  trị tại Việt Nam với đảng cộng sản!

            Mục tiêu tối hậu của cuộc đấu tranh chính trị tại quốc nội là xây dựng một xă hội công dân, tức là một xă hội trong ấy mọi người đều có tự do cho ḿnh và trọng tự do của người khác. Song tự do, dân chủ không phải là những món quà từ trên trời rơi xuống mà nhận được: đấy là cả một bài học lịch sử phải đem thực hành từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Nước Pháp đă trải qua hai thế kỷ đổ máu và nước mắt với hàng trăm ngàn người đă dấn thân và bị vùi dập mới đạt được kết quả ngày hôm nay. Nước Việt Nam rồi đây cũng sẽ có tự do, rất có thể là một thứ tự do được xếp đặt từ bên ngoài, nghĩa là một thứ tự do làm quà tặng cho những lớp người khá giả, sẽ không đến 20% dân số. Rồi đây cuộc diễn biến ḥa b́nh tại Việt Nam chỉ là một hiện tượng kinh tế chính trị đến từ nước ngoài làm gia tăng dần tỷ số của những người được hưởng tự do thật sự, từ 20%, đến 30% v.v. kể từng thập niên, nghĩa là con số những người đă được thoát cảnh cầu lụy, xin xỏ. Từ giờ đến đó sẽ không ít những người phải dấn thân và chịu nhiều khổ cực cay đắng, chịu cảnh tù đày khốn đốn. Đấy là những người đă, hoặc đang hy sinh tự do của bản thân ḿnh để mưu cầu tự do và dân chủ cho người khác.

    Tết Giáp Thân 2004 

 


[1] Đối Lc, s 69, tháng 12, 2003.

[2] Văn Hc Vit Nam Hi Ngoi. để tr li mt nhn định ca nhà văn Phm Th Hoài.

[3] Tóm lược kết qu ca mt sưu tm trên 8 tp báo biếu t mt vài địa phương.