ĂN CƯỚP

 CUỐI NĂM  

      

* Xuân Vũ  TRẦN Đ̀NH NGỌC

TRUYỆN NGẮN TẾT

     

LTS: Chuyện dân gian luôn luôn là đề tài được ưa chuộng. Chuyện dân gian và phong tục ngày Tết lại càng hấp dẫn với người đọc. Chúng ta đều biết Bắc Việt, cái nôi của nước Việt Nam ta, có nhiều chuyện dân gian lí thú khởi từ những phong tục tập quán lâu đời của cha ông chúng ta.

Mời quí bạn đọc một câu chuyện Tết xa xưa từ một tác giả thi ca, truyện ngắn, truyện dài quen thuộc với chúng ta, Nhà Văn Xuân Vũ Trần Đ́nh Ngọc  mà mỗi năm ông có một câu chuyện Tết mới lạ từ nhiều năm nay.          

 

 

            Chiều cuối năm thật mau tối. Hôm nay đă là ngày ba mươi tháng chạp, chỉ c̣n mấy giờ đồng hồ nữa là sang năm mới.

Thấp thoáng trong xóm những ngọn đèn Hoa ḱ, đèn dầu lạc le lói những ngọn lửa vàng khè. Trời không mưa nhưng rét cằn rét lụi, gió bấc hun hút thổi xuống, đi ngoài đường một lúc, nhất là sau khi mặt trời đă lặn, tưởng tượng có thể búng hai cái tai hay cái mũi rớt ra.

Sau trận đói kinh hoàng làm toàn Bắc Việt gần hai triệu người chết, và sau đó là trận chết no, bây giờ dân chúng - những người sống sót - đă cấy được mấy vụ lúa chiêm, lúa mùa, trồng đậu, trồng khoai, trồng cà, trồng sắn, đánh cá, đánh tôm, nuôi gia súc v.v...Nói chung cũng kể đă tạm đủ ăn.

Tết đến, dù thiếu thốn cách mấy đi nữa cũng không thể để hương tàn khói lạnh trên bàn thờ gia tiên.

Có nhiều gia đ́nh túng quẫn quanh năm nhưng đến ngày Tết cũng phải cố làm vài mâm cơm cho bữa mồng một, mồng hai, trước nhất để cúng ông bà cha mẹ tỏ tấm ḷng thành con, cháu; sau cho con cái ăn uống “thoải mái”, phủ phê vài bữa bơ công chúng đă trông chờ những ngày này từ mấy tháng nay.

Tiếng thớt băm rổn rảng ở cuối xóm. Tiếng thớt băm ở đầu xóm, giữa xóm. Ở bên đông, bên tây, bên nam, bên bắc, nghe mà thấy ḷng ḿnh cũng vui lây. Thớt băm v́ người ta băm thịt làm nhân bánh chưng, bánh nếp, bánh tẻ, bánh gị;  băm ḷng ruột đánh tiết canh, băm đầu cá làm gỏi, băm riềng, băm gừng, băm sả làm gia vị...Hễ có tiếng thớt là thấy có trù phú, có thịt thà, cá mú, có món ngon v́ dân quê đâu phải ngày nào cũng có thịt, có cá. C̣n ắng tiếng thớt, ắng như chùa bà Đanh th́ ôi thôi, ắt hẳn là hương sẽ lạnh, khói sẽ tàn trông thấy. Bởi thế trẻ con ở nhà quê thời đó, vào những dịp tư tết, niềm vui của chúng - và cả của tôi và các anh chị tôi - sẽ tăng dần hoặc giảm đi với tiếng thớt băm. Đó là sự thực.

Ngày trên dưới mười tuổi, không có ǵ thú vị bằng mặc cái áo len dài tay mẹ đan, cái quần vải kaki Nam định đủ ấm, đứng vơ vẩn trong bếp ngó hai chị xào nấu trên hai bếp; những thanh củi nỏ cháy lớn kêu tí tách trộn lẫn với tiếng xèo xèo của thịt, của cá trong chảo mà mùi thịt, mùi cá rán bay lên thơm nức mũi. C̣n mẹ tôi th́ đang pha thịt, thái thịt trên một cái thớt, luôn miệng dặn hai chị, chỗ này là nhân bánh chưng, chỗ kia cho nồi thịt đông, chỗ đă ướp rồi là chả ch́a v.v....

Xa bếp một chút, chú Giũ băm nhân tiết canh. Cái thớt của chú  để trong một cái mẹt to bằng cái nón thúng quai thao ngừa những miếng thịt khỏi nhảy ra đất v́ băm nhanh. Bên cạnh chú nào ng̣ gai, húng quế, húng lủi, đậu lạc đâm nhỏ và vài bát huyết hăm đỏ tươi.

Người đi lại trên mấy con đường tráng xi măng vẫn c̣n khá đông. Họ cắm đầu rảo bước cho nhanh v́ phải chạy đua với cái đồng hồ.

Họ là những  người đi đánh đụng thịt vội vă về nhà sắp đặt xào nấu; lại cũng có người đi phiên chợ xa rảo bước kẻo chồng con mong...Dăm. ba người đi giă nhờ cối gạo mà đến giờ này mới nhớ ra nhà đă hết gạo. Cũng có người bỏ thóc vào xay ù ù kiếm mấy bơ gạo tám thơm hoặc dăm đấu nếp gói bánh chưng. Nghèo, muốn chuẩn bị sớm cũng không thể.

Họ cũng có thể là những chủ nợ đi đ̣i nợ, giờ này đến th́ con nợ buộc ḷng phải trả nếu không muốn lôi thôi ngày tư, ngày tết, xúi quảy cả năm. Trường hợp không có ǵ để trả mà biết chủ nợ sẽ làm dữ, sẽ bức bách đến điều th́ tam thập lục kế đào vi thượng sách, cứ chuồn đi là xong. Chủ nợ tới có tra vấn mấy đứa con, bố mẹ chúng mày đi đâu th́ dặn chúng cứ lên cơn sài lắc:”Bố mẹ chúng cháu đi đâu từ sáng không thấy về. Chúng cháu đói quá. Hai bác có ǵ cho chúng cháu  ăn với” là chủ nợ phải chán nản ra về. Sau đó, một đứa nhanh chân chạy đến nơi ẩn nấp báo tin và cha mẹ chúng mới ḷ ḍ về. Cảnh này, thi sĩ non Côi sông Vị đă từng nếm trải:

Van nợ lắm khi tràn nước mắt

            Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi

Có những con nợ “mềm” hơn. Họ biết thân biết phận nên đến nói khó với chủ nợ để cho qua năm v́ ngặt nghèo t́nh cảnh sao đó. Có khi lời van xin phải đi kèm theo  món quà: một mớ ḷng lợn, một con cá tươi hoặc mấy nải chuối vừa chín để lấy ḷng chủ nợ hầu lời nói của ḿnh thêm đắt.

            Mẹ tôi có đôi bồ hàng xén. Bà vẫn đi bán phiên chợ ba mươi Tết. Ngày thường mẹ tôi c̣n không muốn bỏ phiên nào huống chi ngày Tết bán gấp đôi, gấp ba ngày thường. Tôi đứng ở đầu ngơ nh́n ngút mắt phía con đường mẹ tôi sẽ hiện ra phía chân trời vào lúc hoàng hôn. Dù xa, cái dáng của mẹ tôi, tôi vẫn dễ dàng nhận ra,  không thể lẫn với ai được. Lớn lên, đă biết suy nghĩ, tôi thường giải thích điều đó bằng lí luận, tôi đă nằm trong bụng mẹ chín tháng mười ngày, quen thuộc với mẹ như chính thân thể tôi là thân thể mẹ th́ lớn lên làm sao tôi có thể lẫn mẹ với ai khác được? Là con út, ba, bốn tuổi lớn tồng ngồng đi chơi với bạn rồi, thỉnh thoảng tôi c̣n chạy về đ̣i bú; mẹ tôi vẫn vạch vú cho bú. T́nh thương của mẹ c̣n hơn là “nước trong nguồn” chảy ra nữa!

Chị Qui gánh kẽo kẹt đôi bồ hàng xén đi trước, mẹ tôi đi ngay kế, trên tay là một cái lẵng nhỏ trong để các thứ đắt tiền như tá bút máy Wearever, Parker, thuốc kí-ninh, aspirine, Dagenan lúc đó quí hơn vàng, bật lửa, bút máy, đá lửa, cao con hổ v.v... Những thứ này chỉ khi nào khách hỏi mới đưa ra v́ sợ hàng đông khách, dễ mất. Người con gái đi ngang  mẹ tôi đội một cái thúng, vừa đi vừa chuyện tṛ với mẹ.

            Tôi chạy ra đón, nắm tay mẹ cùng vào sân nhà. Chị Qui bỏ đôi bồ trong buồng xong ra ao rửa chân tay. Mẹ tôi đỡ cho người con gái đặt cái thúng xuống bậc thềm, xong chị chào mẹ tôi ra về.

             Mẹ lật cái vỉ đậy trên thúng, một góc lợn c̣n nóng hổi với đủ cả ḷng và tiết hăm để đánh tiết canh. Mẹ tôi ra bể nước rửa tay xong  bảo chi Qui:

            “Chị nấu nước sôi luộc ḷng để chú Giũ đánh tiết canh. Cậu - tức thầy tôi - sẽ về trước Giao thừa.”

            Tôi nghe mẹ nói mới biết thầy tôi sắp về. Ông là Đông Y sĩ ở Hải pḥng và đă có thời ḱ ông làm công việc này ở Hà nội.

            Chừng một giờ sau, một đoàn người ào vào trong sân làm hai con Vàng, con Vện rú lên mừng. Hai anh rể, hai chị gái tôi, một ông bác, một ông chú họ và anh Kiện, con ông bác, những người này lên phủ Xuân trường để đón thầy tôi khi xe ca từ tỉnh Nam định vừa tới. Tôi chạy vội từ bếp ra đón, nhưng không có thầy tôi. Bác Kiền nói lớn vào trong bếp cho mẹ tôi nghe:

            “Thím Biểu ơi! Chú có trở ngại không về hôm nay được. Chú nhắn anh Đáng nói như thế.”

            Mẹ tôi từ trong bếp bước ra, có vẻ buồn:

            “Thưa bác, nhà em có dặn hôm nào về không?”

            “Anh Đáng nói chú dặn tối mồng ba chú mới về.”

            “Cảm ơn bác. Mời bác, chú vào xơi nước đă.”

            “Thôi, để chúng tôi về lo công việc nhà một chút. Chẳng mấy tí nữa đă Giao Thừa.

            “Cảm ơn bác, chú và các anh chị.”

            Khách về rồi, chỉ c̣n người nhà. Mẹ tôi bảo các chị sắp cơm cho gia đ́nh ăn và để các anh rể và chị gái tôi c̣n phải về lo việc riêng gia đ́nh họ trước Giao thừa. Mẹ tôi có vẻ buồn v́ thầy tôi không về nhưng người buồn hơn là tôi. Tôi phải tự an ủi tối mồng ba, thầy tôi có mặt ở nhà rồi để quên đi nỗi buồn khi thấy đám bạn có đầy đủ bố mẹ, anh em.

            Chiều mồng ba, đoàn người đi đón thầy tôi đông hơn hôm trước trong đó có cả tôi. Sáu cây số từ phủ lị về, mọi khi thấy xa, hôm nay vừa đi vừa chuyện tṛ với thầy tôi, tôi thấy quá gần.

            Bữa cơm gia đ́nh diễn ra thật vui. Chú Giũ - một người làm công lâu ngày cho thầy mẹ tôi - đánh tiết canh rất khá, đánh khỏi tay là đông, một phần do tiết trời se lạnh bên ngoài. Trừ mồng một, sau đó ngày nào cũng có người giết lợn nên chú Giũ có tiết hăm để đánh tiết canh, món ăn thích khẩu của dân quê.

Chú đặt những lát gan thái mỏng lên trên năm đĩa tiết canh, trong lúc đó tôi đă giúp chú cà đậu phọng cho bể ra để rắc lên trên cho thêm ngon cùng với ng̣ gai, húng quế tô điểm thêm đẹp mắt.

            Hai cái chiếu trải ra trên hai cái phản lớn kế nhau, hai mâm la liệt thức ăn; thầy mẹ, bác, chú, các anh chị tôi và tôi, tất cả ngồi chung thành một h́nh bầu dục. Đàn ông uống rượu thuốc, đàn bà không quen uống rượu th́ ăn cơm, nhưng ai cũng đều thưởng thức trước tiên món tiết canh chú Giũ đánh rất khéo.

             Đêm hôm đó, v́ đi đường mệt, thầy tôi thắp đèn nhang trên bàn thờ để lễ gia tiên, xong đi ngủ.

            V́ thầy tôi về trễ, không kịp chuẩn bị, tối mồng hai mẹ tôi mới cho gầy nồi bánh chưng ở trong bếp. Ban ngày, các chị tôi, chú Giũ và vài người khác đă hái lá giong ở ngay vườn nhà gói bánh. Gạo nếp và đậu đă được ngâm từ tối hôm trước, thịt ba chỉ cũng được ướp gia vị sẵn sàng. Với những tay nghề gói bánh, chỉ vài giờ là đă ra cả chục cái bánh gói rất đẹp, rất chắc tay, không thua bánh của những cửa tiệm bán bánh Tết.

            Bữa cơm chiều đă ăn từ lúc trước tối nên khi trời vừa sập tối th́ mọi việc đă xong, mọi người ai cũng chờ đến lúc đó để được ngồi bên bếp lửa “canh nồi bánh chưng”, vừa được sưởi ấm, vừa chuyện văn quên cả ngủ.

            Ngày mồng bốn, thày tôi cho chú liên lạc viên thông báo mọi gia đ́nh, tất cả đàn ông từ các cụ bô lăo, trung niên cho đến thanh niên từ 18 trở lên ra trụ sở xóm họp từ buổi chiều, thầy tôi sẽ khoản đăi cơm tối và sau đó cắt phiên canh gác xóm mỗi đêm cho đến hết ngày rằm tháng giêng để giữ an ninh cho xóm. Theo thông lệ, người trong xóm đă tự tổ chức canh gác từ ngày ông Táo chầu trời.

            Năm gian trụ sở đầy kín người v́ dân số xóm Đông khá đông; xóm Đông là xóm lớn nhất làng. Các cửa ra vào đều mở toang. Một cái hỏa ḷ bừng bừng cháy để ở giữa trụ sở. Xung quanh chiếu trải la liệt, vài  chục mâm cỗ đă được đặt ngay giữa chiếu. Các cụ trưởng thượng và thầy tôi ngồi gian giữa, trên cùng, sau đó cứ liệu mà ngồi, mâm này chật kín th́ qua mâm khác, mỗi mâm cả chục người chứ không theo lệ bốn một, tám hai như các cỗ cưới và cỗ làng. Thầy tôi nói như vậy giản tiện và thân t́nh hơn.

Những đĩa thịt luộc đầy ú, những bát ninh bát mọc, những bát rau cần xanh ngắt xào thịt ḅ, những quả nem được gói trong lá sung, bên ngoài là lá chuối, những đĩa chả xương mầu nâu nhạt, những đĩa giưa hành, giưa nén, những đĩa ḷng có đầy đủ dồi, tiết, dạ dày, gan, phổi đặt kế bên những thố cơm trắng, những đĩa xôi gấc, bánh chưng... la liệt trên các mâm. Mùi nước mắm chắt Sa Châu - nơi sản xuất nước mắm chắt ngon có tiếng - quyện với mùi các thứ thịt thà và cơm gạo tám thơm làm thành một thứ mùi đặc biệt của tết nhất, cỗ bàn, hội hè, đ́nh đám rất dân tộc và rất dễ thương.

Người ta gọi loại cỗ làm như vậy là cỗ “thái phay” khác với cỗ gị, các món ăn đều bằng gị. Cỗ thái phay giản tiện hơn và đỡ tốn công, tốn thịt hơn cỗ gị. Người dân quê lao động mạnh nên ăn rất khoẻ, những gia chủ mời ăn phải để ư không thể để thiếu giữa bữa. Nhưng được cái gia đ́nh tôi không phải mó tay vào công việc ǵ. Tất cả những món ăn này đều do người trong xóm tự động làm, từ mổ lợn, xào nấu cho đến khi ăn xong rửa chén bát trả lại cho mẹ tôi; thầy tôi chỉ bỏ tiền mua một con lợn, vài thúng gạo, vài ṿ rượu đậu, rau cải, đồ gia vị và giao cho chú Dần, trưởng xóm là xong. 

            Cỗ bàn đă bày biện, mỗi mâm một b́nh rượu sẵn sàng. Thầy tôi chỉ cho uống vừa phải, không cho quá chén đâm ra quá lời, mất cả ḥa khí.      Chú Dần ra hiệu cho mọi người im lặng. Thầy tôi đứng ở giữa nhà nói mấy lời, đại ư ông đi làm ăn xa, đầu năm mới được về nơi thôn ổ gặp gia đ́nh và xóm giềng, thật không ǵ vui sướng bằng. Rồi thầy tôi nâng li rượu mời mọi người, tất cả cùng nâng li. Tất cả bắt đầu ăn uống, chuyện tṛ râm ran vô cùng vui vẻ. Những trai tráng đang có phiên canh gác sẽ về ăn sau, một mâm cỗ để riêng ra dành cho họ. Đàn bà, trẻ em không được dự th́ có xôi, bánh chưng và thịt luộc, ăn tại nhà v́ thầy tôi mua một con lợn cả trăm kí.

            Bữa tiệc vừa xong trời cũng bắt đầu tối. Nước chè khô chuyên đầy ra bát, ra chén, ra tách. Năm, bảy cái điếu thuốc lào làm việc liên tục. Sau khi ông trương Văng đọc tên các thanh niên giữ nhiệm vụ canh gác trong mười đêm, cố Tẩu, cao niên nhất trong xóm hắng giọng, nói:

            “Năm nào cũng vậy, theo tập tục của xóm, chúng ta đều tổ chức một bữa ăn đoàn kết và họp mặt. Năm nay, do nhă ư của ông Biểu - tức thầy tôi v́ thầy tôi được bầu làm đại biểu của tộc họ Trần trong tổng  - chúng ta không ai phải đóng góp chút ǵ. Là người cao niên nhất, tôi xin thay mặt xóm cám ơn ông Biểu. Nhưng không phải chỉ bữa ăn, chúng tôi muốn ông Biểu kể chuyện cho nghe v́ chúng tôi năm nào đến Tết cũng chỉ chờ nghe chuyện Hải pḥng - Hà nội của ông Biểu. Bà con tất cả có đồng ư không?”

            Tất cả đều nói “Đồng ư. đồng ư” ồn ào cả năm gian trụ sở.

            Thầy tôi trả lời:

            “Cám ơn cố Tẩu. Được các cố và các anh, các chú, các cháu tham dự đông đủ, gia đ́nh chúng tôi rất vui mừng. Mọi năm tôi đă kể chuyện nhiều, năm nay, để đổi không khí, tôi đề nghị cháu Kiện, con bác Kiền, kể thay tôi một câu chuyện mới lạ hầu quí vị. Chuyện này Kiện  đă kể cho tôi nghe. Như trước đây khi người Nhật c̣n nắm quyền cai trị ở xứ này th́ không được, nhưng nay Nhật đă đầu hàng Đồng minh, cuốn gói về đảo Phù tang, nên có thể kể cho mọi người nghe được.”

            Một người lên tiếng:

            “Như vậy xin mời anh Kiện ra gian giữa này ngồi th́ bốn phía mới dễ nghe.”

            Kiện, như thầy tôi vừa giới thiệu, là con bác Kiền. Bác Kiền là anh họ gần với thầy tôi. Kiện chỉ được học đến lớp Nh́ tiểu học nhưng anh có bằng Sơ học Yếu lược (học xong lớp Ba đi thi) nên chữ Quốc ngữ tương đối cũng tạm đủ đối với dân làng nghĩa là Kiện có thể ra lí trưởng hoặc phó lí.

 Nhưng Kiện không thích những việc đó, anh ta t́m thầy học vơ và sau một thời gian mấy năm, anh ta trở thành vơ sư mở lớp dạy miễn phí cho con em trong làng cho đến khi anh ta v́ kế mưu sinh phải lên tỉnh. Người làng nói anh ta làm cai cho một hăng buôn bán sắt vụn ở Hải pḥng, ít lâu sau lấy một người vợ ở Hải pḥng. Vơ giỏi nhưng điềm đạm lại khôn ngoan, mấy lúc sau này người làng thấy anh ta làm ăn khấm khá hẳn lên nhưng chẳng biết tự đâu. Hôm nay, do đề nghị của thầy tôi, người chú họ anh ta rất quí mến, anh mới nói những “bí mật” của nhóm anh cho dân xóm nghe.

            Anh Kiện ra giữa nhà ngồi, hút một điếu thuốc rồi bắt đầu:

            “Thưa quí cụ trưởng thượng, quí chú bác, anh em, bạn hữu. Đúng như chú Biểu vừa nói, người Nhật c̣n cai trị xứ ḿnh th́ câu chuyện này chỉ được biết trong đám anh em đă cùng cộng tác, không thể lọt ra ngoài v́ sẽ bị Nhật bắt ở tù như chơi. Nhưng nay Nhật đă về xứ, đầu hàng Đồng Minh, thiết tưởng có thể kể lại câu chuyện này cho nhiều người biết mà không sợ nguy hiểm nữa.

            Người Nhật vào Đông dương từ 1940, theo đưổi chính sách Đại đông á, muốn thôn tính cả vùng Á châu làm thuộc địa cũng như Phát xít Đức muốn thôn tính cả vùng Âu châu. Ba nước Đức, Ư, Nhật liên kết với nhau làm thành phe Trục để chống phe Đồng Minh là Hoa ḱ, Anh, Nga v.v...Tôi không có tham vọng đi vào chiến sử II của thế giới nhưng phải khơi mào câu chuyện với những năm bi đát dân ta bị Nhật đô hộ.

            Dù Nhật không quá ác như Pháp thực dân tám mươi năm qua nhưng quân đội Nhật đă từng làm mưa làm gió trên bán đảo Đông dương này ít nhất là năm năm từ 1940 đến 1945.

            Quân đội Nhật ở nước ta không có cảnh chúng bắt phụ nữ ta để hăm hiếp như phụ nữ Triều tiên hay phụ nữ Trung hoa; hoặc có nhưng ít trường hợp hơn mà tôi không được biết. Đă có nhiều trẻ em Việt táy máy ăn cắp vài thứ lặt vặt của Nhật bị chúng xử tội rất dă man, như chặt tay đứa trẻ. Có hai vụ người Việt ḿnh bán cám cho Nhật để họ cho ngựa ăn, v́ tham lam sao đó, người bán cám đă trộn lẫn mạt cưa vào, ngựa ăn không tiêu được, chết. Thế là chúng mổ bụng con ngựa ra, moi mớ thức ăn chưa tiêu, ḷi ra mạt cưa trộn cám. Chúng đùng đùng đi bắt người bán cám về, nhét vào trong bụng ngựa rồi khâu lại, chôn sống người bán cám trong bụng ngựa.

Nhật cũng “cộng tác” với thực dân Pháp làm dân ta chết đói gần hai triệu người tháng ba năm Ất Dậu, nghĩa là trong khi Pháp thu mua lúa gạo tồn trữ để mục nát trong kho th́ Nhật bắt dân ta phải bỏ lúa trồng đay, thứ nguyên liệu chúng dùng trong chiến tranh. Chính v́ thế mà dân ta chết đói. Chính tổng, làng, xóm ta hồi đó cũng phải bỏ lúa trồng nhiều đay, lái mua đay về mua rồi đem bán cho Nhật.

            Quí cụ và các bạn cũng nhớ lại, cuối năm 1943, cuộc chiến tranh Nhật - Mỹ đến hồi ác liệt. Máy bay Mỹ ngày nào cũng đến các thành phố lớn như Hànội, Hải pḥng, Nam định, Thái b́nh, Hải dương v.v... bắn phá và bỏ bom vào các trại lính Nhật, nhất là sau vụ Trân châu cảng.

            Trong quân đội Nhật hồi đó có một đội ngũ gọi là Hiến binh Nhật, mặc quần áo đồng phục nền đỏ viền đen; cầu vai, cổ, cửa tay mầu đen, cát-kết cũng mầu đỏ, vành đen trông rất oai. Hiến binh Nhật có nhiệm vụ tương tự Cảnh sát hay Hiến binh Pháp, giữ an ninh trật tự trong thành phố và có quyền bắt giam, điều tra, kể cả tra tấn những nghi phạm bị coi như phá rối trị an. Dân Việt ḿnh, luôn cả Pháp kiều lúc đó, rất “ớn” Hiến binh Nhật. Hiến binh Nhật đi tới đâu là dân chúng sợ xanh mắt tới đó. Chúng thường đeo trường kiếm, súng lục và nếu lôi thôi chúng có thể rút kiếm chặt đầu ḿnh như chơi mà không thưa kiện vào đâu đưọc.

            Nhóm anh em chúng tôi có bảy người thường giao du qua lại và rất thương mến nhau. Khoảng tháng bảy năm đó, c̣n sáu tháng nữa mới Tết, trong lúc trà dư tửu hậu, chúng tôi ngồi nói đùa với nhau, nghĩ kế kiếm tiền tiêu một cái Tết cho phủ phê một chút cho bơ những cái Tết vợ con thiếu thốn. Vài lần nói đùa lại thành ra nói thật, chúng tôi thực sự muốn kiếm cách làm tiền tiêu Tết. Bàn đi tính lại măi, ăn trộm và lừa đảo th́ không quen, ăn cướp sợ ở tù mọt gông, “cờ bịch” th́ chỉ mất, thật vô kế khả thi.

Chợt anh R. có ư nghĩ táo bạo. Thế là chúng tôi bàn tới sau khi tính toán, chúng tôi thấy ư kiến đó rất hay. Có thể tổ chức một vụ ăn cướp “đặc biệt” chưa từng xẩy ra, nghĩa là một vụ  cướp lợi dụng danh nghĩa Hiến Binh Nhật Bản khám xét nhà, một hung thần  ai nấy đều khiếp sợ lúc đó.

Không cần phải “uống máu ăn thề” nhưng nghị tŕnh làm việc được cả nhóm đề ra ngay một cách rốt ráo. Anh C., nhiều kinh nghiệm và tuổi đời cao nhất được bầu làm “thủ lănh”, anh R. là phó. Sau đó, danh sách “khổ chủ”, những con “dê tế thần” được thiết lập. Các yếu tố như an toàn, địa điểm, sự giầu có bất chính, sự độc ác của khổ chủ v.v... đều được cân phân, suy xét kĩ.

Sau cùng, chúng tôi lựa một nhà giầu có bậc nhất ở Hà đông, tức nhà phú hộ M. thường gọi là ông Hàn M. v́ sự đi lại thuận tiện cho chúng tôi.

Hàn M. đă được triều đ́nh nhà Nguyễn ban thưởng Cửu phẩm bá hộ đủ biết Hàn M. có công với Pháp và vua quan như thế nào. Tại sao chúng tôi chọn Hàn M.? Điều tra kĩ, chúng tôi biết phú hộ M. là một tay đại điền chủ trong vùng, ruộng c̣ bay thẳng cánh. Ông ta có sáu bà vợ, ba bà là chị em ruột, mỗi bà một dinh cơ, bà nào cũng ruộng sâu, trâu nái, kẻ ăn người làm rầm rập. Hàn M. lo lót, nịnh bợ vua quan và thực dân Pháp để bảo vệ của cải của ông ta.

            Tuy nhiên giầu không phải là cái cớ để nhóm anh em chúng tôi hỏi tội. Hàn M. làm giầu từ một tâm địa độc ác, lấy tô rất cao những tá điền làm rẽ  ruộng của ông ta. Bà vợ cả ra sức bóc lột nhân công, trả rất rẻ những kẻ làm thuê, làm mướn  cho bà ta; cho vay nặng lăi mỗi khi ngựi trong hàng tổng phải vay mượn, cầm cố ruộng vườn, đồ đạc cho bà ta. Dân trong vùng thảy đều oán ghét vợ chồng Hàn M. nhưng chỉ biết bụng, không ai dám nói ǵ v́ Hàn M. rất thế lực, lại cũng  e có ngày phải đến nhờ vả tiền bạc, thóc lúa lúc cơ nhỡ.

            Điều nghiên thật kĩ, chúng tôi biết Hàn M. có rất nhiều tiền cất giấu trong nhà. Ngoài ra c̣n đồ đồng, nhưng chúng tôi không lí tới v́ nặng nề dù đồ đồng như mâm thau, nồi đồng, xanh đồng cũng nhiều tiền. Cướp thường lấy tuốt hết từ trâu ḅ, đồ đồng, lúa thóc, quần áo v.v... nhưng chúng tôi, những “quan Hiến binh của Thiên Hoàng” đường đường chính chính, lẽ nào lại đi lấy những thứ đó? “Khổ chủ” sẽ nghi ngay.

Hàn M. nuôi ba con bẹc-giê lớn rất dữ, đêm thả ra canh nhà, khó có trộm nào có thể vào. Ăn cướp theo kiểu cổ điển cũng khó v́ gia nhân đầy tớ của ông ta cả chục người có vơ khí, có thể v́ chủ chống chơi với ḿnh, lơ mơ ḿnh sẽ thất bại.

Đầu tiên phải sắm bảy bộ quần áo đồng phục y như Hiến binh Nhật, cầu vai, lon, mũ măo không khác tí ǵ do anh B. đảm trách. Điều này không khó v́ anh B. có người em trai làm nghề giặt ủi. Chỉ cần lấy một bộ đưa thợ may người nhà coi là hai tuần sau có đủ bảy bộ đồng phục y chang, không khác mảy may. Anh C. chỉ huy và anh R. là phó đeo mỗi anh một thanh trường kiếm thứ đă gẫy vứt đi chỉ c̣n chuôi và vỏ, hàng ve chai rất sẵn. Anh R. đem đánh giấy nhám xong lấy ngân nhũ sơn lên, buổi tối lấp lánh ánh đèn đẹp hơn kiếm thật. Súng lục th́ năm người đeo súng giả, chỉ có anh C. đeo súng thật, bỏ tiền ra mua một khẩu “pạc-hoọc” rất sẵn lúc đó trong giới buôn hàng xách và chợ trời, cũng như những thứ súng lục của Nhật.

 Quí vị và quí bạn c̣n nhớ khi Nhật chiếm đóng được ít lâu, ở Hà nội, một kho súng đạn của Pháp bị tấn công, súng đạn bị cướp đi hết, một phần do quân đội Nhật, một phần do người ḿnh theo chân quân Nhật vào hôi của. Súng trường, súng lục ra chợ trời hà rầm, chỉ có đạn th́ hơi hiếm.

            Ngày hành động được định là tối 24 tháng chạp năm Quí Mùi tức năm 1943. Sở dĩ chọn ngày này v́ điều nghiên trong sáu tháng cho biết đám gia nhân của ông Hàn xin về ăn Tết từ ngày 23, ngày ông Táo chầu trời quá nửa, chỉ c̣n lại khoảng ba, bốn người. Sức kháng cự càng yếu th́ càng dễ hành động.  Phương tiện là một chiếc xe Citroen sơn đen, nhóm đă thuê được từ một người quen, hứa sẽ trả tiền hậu hĩ, anh tài xế  cũng mặc đồng phục Hiến binh, ngồi giữ xe chứ không vào trong nhà ông Hàn.

            Ngoại trừ một người thông ngôn là tôi, năm người kia không được nói tiếng Việt mà chỉ nói ba xí ba tú mấy câu tiếng Nhật “bồi” đă học trong cuốn Nhật-Việt đàm thoại bán đầy đường lúc đó. Có anh chỉ nhớ được câu “A-ri-gà-tồ” và “Hách” lúc tra khảo gia chủ, cứ thế mà “Hách”  và  “A-ri-gà-tồ”.

            Khởi hành từ một nơi chỉ cách “điểm hẹn” 15-20 km v́ chúng tôi tránh di chuyển xa trong đêm, lại cũng tránh thành phố, nhất là những trại binh Nhật. Dọc đường chúng tôi có gặp vài cái cổng làng, người trong làng tổ chức canh gác cuối năm nhưng khi thấy lá cờ Nhật ở đầu xe và bên trong toàn Hiến binh Nhật, họ mời chúng tôi đi ngay. Dù vậy, để tỏ t́nh thân thiện với các anh em canh gác cuối năm, mỗi nơi tôi rút ra vài gói thuốc lá ngoại hóa, nói là Đại tá Hiến binh tặng anh em hút chơi cho vui. Anh em canh gác có vẻ rất cảm động, cám ơn rối rít.

Đúng 8 giờ tối ngày 24 - trời mùa Đông 5 giờ đă tối - xe chúng tôi êm ái đậu xịch trước cái cổng sắt hai cánh lớn sơn đen ś của ông Hàn M.

Đây là một trang trại lớn, bao quanh có tường xây, mảnh sành chai, mảnh thủy tinh cắm đầy trên trốc, tay chân đụng phải là bị cứa chảy máu. Trang trại này không ở gần với khu dân cư của dân chúng mà biệt lập, hơi xa xa mới có nhà dân, một điểm thuận lợi cho chúng tôi hành động mà không sợ lối xóm hay biết. Thực ra, dù dân chúng biết nhà ông Hàn M. bị cướp họ cũng b́nh chân như vại v́ vốn đă ghét sẵn vợ chồng ông này.

Ba con chó rất thính hơi, chúng bắt đầu sủa vang.

Tôi giữ vai tṛ thông dịch viên đến đứng kéo chuông cổng kêu “leng keng” Phải mấy phút mới có tiếng người đe chó rồi một ông già mở cái cửa nhỏ bằng hai bàn tay ngang tầm mắt nh́n ra, hỏi:

            “Ai đó? Giờ này c̣n hỏi ǵ?”

            Tôi nói rất dơng dạc từng tiếng:

            “Các quan Hiến Binh quân đội Nhật Bản đến xét nhà. Nhốt chó lại. Mở cửa mau!”

            Tiếng ông già lập cập, có vẻ sợ, khi nghe nói Hiến Binh Nhật:

            “Xin các quan để tôi đi lấy ch́a khoá và xích chó lại đă.”

            Ba con chó to như ba con bê đang sủa ông ổng và lồng lộn như điên như cuồng trong sân được nhốt vào cũi. Nhưng ở trong cũi, chúng vẫn sủa không ngớt, dù có một anh người nhà đứng xịt cho chúng câm.  Tôi bảo ông già

“Các quan Hiến binh Nhật Bản không muốn nghe tiếng chó sủa. Nếu c̣n sủa sẽ bắn chết ngay lập tức! Nghe chưa?”

Ông già hét anh kia bảo đưa ba con chó ra phía sau nhốt lại.

Trong lúc đó, năm “quan Hiến binh Nhật”  x́ xà x́ xồ tiếng Nhật giả cầy với nhau mục đích cho các nạn nhân nghĩ đó là các quan Hiến binh Nhật thực, nhưng quí vị và các bạn thử nghĩ coi, có ai biết tiếng Nhật đâu mà biết sai với đúng? Dân quê nh́n thấy súng ống, trường kiếm, xe cộ, đồng phục mặc uy nghi là đă sợ dúm vó lại rồi.

Tài xế đưa hẳn xe vào trong sân, cái sân rất rộng, v́ chúng tôi nắm vững t́nh h́nh. Qua một khoảng sân gạch hai bên có những dẫy nhà phụ, chúng tôi đột nhập vào căn nhà chính hai tầng xây như kiểu nhà tây lúc đó, lên lầu, lôi cổ vợ chồng ông Hàn đang trong pḥng ngủ, trói lại, nhét giẻ vào miệng. Ba gia nhân cùng ông già đă ra mở cổng và một người tớ gái đều bị trói, nhét giẻ vào miệng  và bịt mắt vứt một góc nhà. Lẽ ra chúng tôi đeo mặt nạ nhưng sợ họ nghi. Thực ra, không ai có thể nghĩ không phải Hiến binh Nhật thực 100% v́ mưu kế này nhóm chúng tôi là người thực hiện đầu tiên.

 Ba, bốn cái đèn chân cao được thắp lên. Trong nhà có đèn khí đá và đèn măng-sông hai, ba cái nhưng chúng tôi không cần ánh sáng nhiều. 

Cuộc thẩm tra bắt đầu. Anh C., thủ lănh nhóm, cầm khẩu “pạc-hoọc” dí vào thái dương hai vợ chồng ông Hàn nói một tràng tiếng Nhật. Xong, anh hất cái mặt sang tôi, ra dấu hăy thông dịch. Tôi thông dịch ra rằng:

”Các quan Hiến binh nước Đại Nhật Bản được nghe báo cáo nhà này chứa súng ống để làm loạn, chống lại chính phủ Nhật hoàng. Súng ống, tiền bạc để đâu phải khai ra ngay không th́ bắn bỏ.”

Hai vợ chồng ông Hàn run như cầy sấy, lậy như tế sao, kêu rằng đó là người ta thù ghét mà báo cáo láo chứ thực không có chứa súng ống ǵ.

“Thế tiền bạc đâu? Tiền bạc để giúp cho bọn phiến loạn đó!”

“Bẩm nhà cháu đâu có tiền bạc ǵ, chỉ có ít thóc, các quan có lấy thóc th́ xin cứ xúc.”

Một cú đấm thôi sơn vào giữa mặt đi theo ngay sau câu trả lời. Ông Hàn M. máu mũi, máu mồm đổ ra đỏ ḷm, máu làm đỏ loang cả cái ngực áo trắng. Ông ta gục xuống sàn nhà rên hừ hừ:

“Ối, tôi chết mất, ối, đau quá! Tôi chết mất!”

 Bà vợ sợ quá vội nói:

“Trăm lậy các quan, ngàn lậy các quan. Xin các quan nương tay, nhà cháu có bệnh tim, dễ chết lắm. Bẩm, để  nhà cháu  chỉ cho các quan chỗ để tiền.”

Một anh cởi trói cho bà ta, xong ba người áp giải bà ta ríu ríu đi vào một căn buồng tít phía sau, trong khi đó một người vẫn đứng canh ông Hàn M., một người đứng gác ở ngoài sân pḥng có biến.

Bà Hàn M. dùng ch́a khoá mở một cái ḥm gian, xong trèo vào bên trong bê ra một cái tráp lớn. Anh C. vội đỡ cái tráp từ tay bà ta, kéo bà ta ra khỏi ḥm gian, bắt phải mở tráp. Bà ta nâng chùm ch́a khóa lên, lựa lấy một cái tra vào ổ. Cả mấy người chúng tôi đều sững sờ: một tráp đầy tiền và kim cương, ngọc bích, ngọc thạch. Anh C. rút trong túi ra một cái túi vải đă may sẵn, khá to, trút hết tất cả vào trong đó, dùng cái giây thắt nút miệng túi lại, cầm nơi tay. Anh th́ thầm vào tai tôi rồi x́ xồ một tràng tiếng Nhật.  Tôi hỏi bà M.:

“Vợ chồng bà c̣n để tiền ở chỗ nào nữa không?”

Bà M. cúi xuống lậy:

“Bẩm các quan, nhà cháu chỉ có thế. Ngoài ra chỉ c̣n văn tự cầm cố, nồi, xanh đồng và thóc, gạo.”

“Thực không? Hay nói dối?”

“Bẩm các quan, nhà cháu đâu dám nói dối các quan.”

 Anh C.  ngoắc tay cho chúng tôi theo anh lên pḥng khách đồng thời đẩy bà M. cùng theo lên. Anh sai một người trong bọn, lại trói ké bà M. lại như trước, nhét giẻ vào miệng, để hai vợ chồng bà ta qú ở pḥng khách.

Tôi đứng giữa nhà nói to cho vợ chồng ông Hàn M. và gia nhân đều nghe, mục đích đámh lừa họ:

“Các quan Hiến binh nước Đại Nhật Bản nói, vợ chồng bà c̣n gian dối, c̣n giấu diếm vơ khí và của cải để giúp cho quân phiến loạn. Các quan ra bên ngoài liên lạc với Tướng Tư Lệnh xong sẽ trở lại khám xét một lần  nữa.  Nằm yên, chớ cựa quậy mà mất mạng. Nghe không?”

Năm, sáu cái miệng ú ớ.

Chúng tôi lên xe. Hai cánh cổng sắt mở toang để xe ra, xong lại được khép lại như b́nh thường. Anh em ra về tâm hồn phơi phới v́ chuyến ăn hàng quá dễ và thành công ngoài sức tưởng tượng.

Người trong khu vực không biết có ai hay ông Hàn M. bị cướp không. Chúng tôi chẳng cần t́m hiểu làm ǵ. Chúng tôi cũng không biết ngày hôm sau, ông Hàn M. có đi khai báo ǵ không nhưng chúng tôi bảo nhau không léo hánh đến khu vực đó nữa.”

Anh Kiện ngưng kể, kéo cái điếu thuốc lào, vê thuốc bỏ vào nơ.  Anh dùng cái đóm lấy lửa từ ḷ sưởi, đặt vào nơ điếu hút ṣng sọc, ngả người thở khói lên trời, tay cầm tách nước uống. Anh đă kể một thôi dài, chỉ thỉnh thoảng có một tiếng ho, một tiếng hắng giọng của  người ngồi nghe.

Ông trương Phát nóng ḷng khúc cuối, bèn hỏi anh Kiện:

“Thế chia tiền mỗi người được nhiều không? Riêng anh được bao nhiêu, anh Kiện?”

Anh Kiện đáp:

“Thưa chú, để cháu kể tiếp. 

Tài xế chở chúng tôi về nhà anh Q., một người quen ở vùng bên v́ ban đêm vẫn giới nghiêm, không dám đi xa. Đến sáu giờ sáng, chiếc xe lại chở chúng tôi về ngoại thành Hànội, nhà anh C. Anh C. đă dặn chị C.  làm một bữa cơm thịnh soạn để chúng tôi ăn mừng “chiến thắng”. Bỏ tiền bạc ra đếm, đó là một số tiền lớn, nhưng tôi không được phép tiết lộ điều này. (Ghi chú của tác giả: tiền lưu hành lúc đó là tiền Đông dương, giá một con trâu khoảng 20 đồng, một mẫu ruộng tốt 350 đồng, Kiện tiết lộ với thầy tôi là số tiền và nữ trang lấy được có thể mua trên trăm mẫu ruộng nhất đẳng điền. Một mẫu ruộng tương đương gần ngh́n thùng thóc)

Vài ba anh em đ̣i chia ngay nhưng anh thủ lănh C. nói:

“Chúng ta xưa nay là những người lương thiện, chí thú làm ăn chứ chưa hề đi ăn cướp của ai bao giờ. Một ư nghĩ táo bạo trong lúc bất ngờ tưởng nói cho vui, không ngờ lại ra sự thực. Vả lại, vợ chồng ông Hàn M. xưa nay bóc lột của dân lành làm giầu, lại quá độc ác, hưởng thụ trên xương máu dân lành, chúng ta lấy bớt của vợ chồng ông ta là một điều thuận ư trời, hợp ḷng người v́ dân hàng tổng ai ai cũng ghét vợ chồng ông ta.

Các cụ xưa nay vẫn nói:”Lộc bất khả hưởng tận” nghĩa là lộc trời cho không nên hưởng hết một ḿnh. Nay tôi bàn thế này, để việc làm chúng ta thanh thỏa lương tâm, tôi đề nghị dùng một phần tư số tiền giúp cho hai Cô nhi viện với tên ẩn danh. Nhiều trẻ em tàn tật, mất cha mất mẹ sống khổ sở lắm. Ta nên nghĩ đến những người kém may mắn hơn ta.

Nếu anh em đồng ư, tôi sẽ có cách giao tiền cho Cô Nhi viện mà không ai biết sở hữu chủ món tiền là ai. Như thế an toàn, không sợ bọn Nhật truy lùng. Anh em nào đồng ư, xin giơ tay?”

Tất cả đều giơ tay và nói “đồng ư”.

Anh C. lại nói:

“Có hai gia đ́nh bạn chúng ta bị hoạn nạn là gia đ́nh anh chị A. và gia đ́nh chú D.

Hai đứa con anh chị A. đi tắm sông chết đuối cả hai từ năm ngày nay, chưa có tiền chôn cất, anh A bị lao phổi nặng trên giường bệnh, chị A. đi bán hàng rong kiếm không đủ bữa ăn.

Gia đ́nh kia, vợ chồng chú D., chú ấy đi làm rừng bị đau gan từ Bắc giang về mấy năm nay cũng đang trên giường bệnh hấp hối, vợ con vô cùng nheo nhóc. Tôi đề nghi giúp mỗi gia đ́nh 30 đồng. Về việc bảo mật, các anh em cứ yên trí tin vào tôi. Chú Kiện sẽ cùng đi với tôi lo đám táng cho hai cháu con anh chị A và thăm gia đ́nh chú D.”

Tiền tặng cho người có chiếc xe là 200; chi phí trong sáu tháng từ hôm khởi sự cũng hết hơn ngàn để mua súng, quần áo, di chuyển, ḍ la; c̣n lại chia cho bảy anh em đồng đều. Số tư trang cũng khá nhưng không dám đem đi bán. Mỗi người  nhặt cho vợ và con gái vài, ba  đôi hoa, vài ba chiếc ṿng, chiếc nhẫn, đôi khuyên, bộ xà tích. Người nhiều một chút, người ít một chút không sao. Điều quan trọng là phải giữ hết sức kín, từ vợ con trong nhà mà đi. Tất cả anh em đă nghe rơ chưa?”

Tất cả đều trả lời:”Nghe rơ”    

Chú  tám Toại thắc mắc:

“Sau đó, các anh có c̣n tổ chức chuyến “ăn hàng” nào nữa không?”

            “Không, chúng tôi sợ đi đêm lắm có ngày gặp ma. Lần đầu trót lọt vậy, lần sau bị bắt ở tù th́ sao? Đội lốt Hiến binh Nhật đi ăn cướp làm mang tiếng cho chúng, chúng dám đem ra bắn lắm.”

            “Thế Hiến binh hay mật thám Nhật có điều tra các anh không?”

            “Chúng tôi “mai danh ẩn tích” ngay, rất cẩn thận khi phải đi ra ngoài. Mọi việc giao thiệp để cho các bà xă và dặn các bà xă phải rất cẩn thận.  Chúng tôi cũng không léo hánh đến vùng của ông Hàn M. nữa nên không biết ông ta có khai với nhà chức trách không. Nhưng tôi nghĩ là có v́ sau hai tuần, báo chí có đăng vụ giả Hiến binh Nhật đi ăn cướp ở Sở Kiện, Hà đông. Đến nay, chúng tôi không sợ nữa v́ quân đội Nhật đă đầu hàng Đồng minh và rút hết về nước rồi. Mật thám Pháp th́ không có hồ sơ truy lùng chúng tôi. Vả lại, Pháp có mối thù với Nhật đă đảo chính họ, họ không lí tới những việc không liên quan tới họ. Mất uy tín Hiến binh Nhật như thế chứ mất nữa họ cũng làm thinh.”

            Câu chuyện đến đó là chấm dứt. Dân xóm bây giờ nghe chuyện mới vỡ lẽ ra, mấy năm nay bố con ông Kiền làm ăn thấy khấm khá hẳn lên, tậu luôn một lúc bốn, năm mẫu tư điền.

        Những bát nước chè khô lại được hâm nóng và chuyển từ nồi ra cho mọi người. Những cái điếu thuốc lào lại “ṣng sọc ṣng sọc” trong không khí tĩnh lặng ban đêm miền quê, chỉ thỉnh thoảng nghe một đàn vịt trời  ăn đêm, bay xào xạc trên không trung với vài tiếng “quác quác”  yếu ớt; tiếng côn trùng rên rỉ đó đây, vài tiếng chó sủa và  hồi tù và rúc từ một nơi thật xa.

            Bác Kiền giơ tay xin nói. Thầy tôi bảo mọi người im lặng.

            “Thưa quí cụ trưởng thượng, quí bà con, anh em, chú bác. Hôm nay xóm ta được hội họp vui vẻ là nhờ chú Biểu. Đến ngày thứ bảy này là ngày mồng tám, gia đ́nh tôi mời các cụ và quan viên, thanh niên xóm quá bộ tới gia đ́nh tôi uống chén rượu nhạt vào buổi trưa thứ bảy. Tôi cũng xin loan báo, v́ mái trụ sở đă dột mấy chỗ, gia đ́nh tôi xin ủng hộ 200 đồng để xóm mua bổi lợp lại mái trụ sở. Tiện thể chú Biểu c̣n ở nhà, nhờ chú tổ chức ngay việc lợp mái trụ sở cho. Thứ bảy này tôi sẽ xin nộp tiền đầy đủ.”

            “Chén rượu nhạt” của bố con bác Kiền không thua chén rượu nhạt của thầy tôi đăi xóm hôm nay. Cũng một con lợn trăm kí, vài thúng gạo, vài chục chai rượu. Đúng là “phú quí sinh lễ nghĩa”. Khi có tiền, người ta muốn làm ǵ cũng được. Ông nhà giầu, ông Hàn M., xưa nay quen bóc lột th́ bị ông Trời dùng bàn tay người bóc lột lại. “Tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác” chẳng sai.

             

            Thầy tôi kết thúc buổi họp và bữa tiệc đoàn két tân niên bằng lời cám ơn bố con bác Kiền và dân xóm tham dự đông đủ, xong tuyên bố giải tán. Đă quá nửa đêm. Mọi người kéo nhau ra về, chỉ c̣n lại chú trương Phát, đốc gác đêm nay, và những trai tráng có nhiệm vụ canh gác cho đến sáng.

            Tôi vào ổ rơm nằm ngay khoảng giữa, cái ổ rơm dài suốt hai gian nhà. Thầy mẹ tôi ở đầu kia, các anh chị tôi ở đầu này. Đă biết bao nhiêu cái nệm tôi nằm, Hồng Kông, Mỹ, Pháp... nhưng không có cái  nào êm, ấm và nhiều ư nghĩa bằng cái ổ rơm ở thôn quê thầy mẹ tôi làm.

Chỉ ba phút sau, tôi không biết trời đâu đất đâu cho đến sáng bạch, mẹ gọi tôi dậy ăn bánh chưng, gị thủ, giưa hành nén để lại bắt đầu một ngày vui trong Năm Mới.

Little Saigon, CA Tết Ất Dậu, 2005

Xuân Vũ  TRẦN Đ̀NH NGỌC