Truyện ngắn

 

               C̉N MỘT NGÀY MAI

 

    

TRẦN Đ̀NH NGỌC

 

 

   I

  

Chiếc Jet thương mại Boeing747 bay một ṿng rồi từ từ hạ cánh xuống phi trường Los Angeles. Tiến hồi hộp vô tả, tim đập rộn ră trong lồng ngực v́ những ǵ Tiến mơ ước từ mấy năm nay bây giờ đă trở thành sự thực. Tiến được gặp lại ba má và hai cô em gái, Thùy Trang và Đoan Trang.

   Máy bay đáp nhẹ trên phi đạo, chạy băng băng một khoảng đường dài để giảm tốc độ, quẹo trái, sau đó vào hẳn trong sân rồi dừng lại. Cái thang cao nghệu đă được xe truck kéo tới để sẵn sàng áp vào cửa phi cơ. Cô chiêu đăi viên xinh xắn người Đức nói bằng hai thứ tiếng: Đức và Anh để thông báo cho mọi hành khách cởi dây an toàn, chuẩn bị ra khỏi phi cơ.

   Tiến chờ đến lượt, đứng lên, cái xách cầm ở tay, đi ra cửa phi cơ để chui vào một hành lang dài trải thảm đỏ rồi lọt vào một căn pḥng rộng lớn. Tiến theo những ngựi đi trước ra chỗ lấy hành lí từ một cái  máy chuyển chạy ṿng h́nh bầu dục trước mặt. Kéo cái va li có hai bánh xe ra cổng số 12, Tiến nh́n thấy ba má và hai đứa em đang đứng dơi mắt t́m Tiến trong đám người đủ quốc tịch đông nghẹt. “Mỹ quốc đây rồi!” Tiến tự nhủ thầm và từ trong tiềm thức, Tiến cầu mong mọi sự tốt đẹp đến với Tiến như ba má vẫn mong mỏi cho Tiến.

   “Con đây, ba má!”

   Tiến giơ cao tay lên để ba má trông thấy.  Ba Tiến - ông Năm - vừa chạm ánh mắt Tiến, ông kêu lên một tiếng “Tiến” rồi cả bà Năm, Thùy Trang và Đoan Trang len lỏi qua những kẽ hở của ḍng người đông đặc, đến sát bên Tiến.  

   “Đưa ba kéo va-li cho con!”

   Tiến vội nói:

   “Con kéo được ba! Thùy Trang cầm giùm anh cái xách tay!”

   Ra khỏi đám đông, gia đ́nh ông Năm kiếm chỗ thưa người, đứng lại nghỉ. Bà Năm cứ nh́n Tiến chằm chằm:

   “Tiến! Làm như con ốm đi, phải không? H́nh gửi cho ba má con mập kia mà!”

   Tiến biết má lúc nào cũng lo cho Tiến từng li từng tí:

   “Con vẫn thế đấy má. Con sợ mập lắm má. Cứ ốm ốm mà khoẻ là tốt rồi.”

   Thùy Trang xen vào:

   “Má lúc nào cũng muốn cho tụi con có da có thịt. Thời nay ai thích mập nữa má!”

   “Vậy mà tao cứ thấy béo tốt phương phi vẫn hơn người ốm trơ xương ra. Coi ba đấy, ba đâu có ốm?”

   Cả Thùy Trang, Đoan Trang và Tiến cười ồ lên:

   “Ba hơi mập đấy má. Ba chịu khó ăn kiêng và tập thể dục là xuống ngay.”

   Ông Năm cười:

   “Người trên cây không lo mà người dưới đất cứ lo. Các con bảo ba mập nhưng ba nghĩ ba vừa th́ sao?”

   Cả nhà lại cười ồ.

Chỗ đậu xe không xa lắm. Gần tới nơi, Thùy Trang bấm cái remote khóa cửa chiếc xe Camry cho nó mở chốt. Một tiếng “pin” nhỏ phát ra từ xe và đèn xe chớp vài cái. Xe tuy mua lại nhưng “c̣n ít mai” và trông c̣n đẹp gần như mới. Tiến bỏ va-li và cái xách tay vào “cóp” sau xe rồi lên ngồi ở băng sau với bà Năm và Đoan Trang, ông Năm ngồi ghế trước, Thùy Trang lái. Xe nhẹ nhàng rời parking phi trường L.A. rồi ra freeway, thẳng đường về phía Nam.

 Bà Năm hỏi Tiến đủ thứ chuyện làm Tiến chỉ nh́n sơ sơ thấy phía ngoài, hai bên freeway, đèn đốt như sao sa từ những biêu-đinh lớn nhỏ, những dealer bán xe hơi. Xe trên xa lộ đặc kín, khác với thành phố Munster bên Đức, Tiến đă sống mấy năm, xe cộ, nhà, người bộ hành ít hơn rất nhiều. Tiến nh́n đồng hồ tay: 7 giờ tối, giờ địa phương, Tiến đă chỉnh lại đồng hồ từ trên máy bay. Tiến tự nhủ, từ nay Tiến “nhận nơi này làm quê hương” th́ c̣n thiếu ǵ dịp để Tiến nh́n ngắm cảnh vật tại Mỹ cho đă mắt.

   Thùy Trang lái khoảng nửa giờ trên freeway rồi exit vào đường trong, đi ṿng vèo mấy dẫy phố nữa là tới nhà, nơi cư ngụ của gia đ́nh ông Năm, một thành phố nhỏ ở quận Orange, California. Nó là Midway city.

   Bà Năm và Thùy Trang, Đoan Trang đă sửa soạn một bữa cơm thịnh soạn để mừng đón Tiến. Bà Năm làm súp măng cua, thứ Tiến rất thích từ hồi c̣n ở Sàig̣n (thời đại hoàng kim của ông bà Năm), chả gị chiên ḍn ăn với bún, rau sống, nước mắm chua ngọt tỏi chanh ớt rất dịu, gỏi sứa tôm thịt, bánh phồng tôm, sau đó là rau câu đổ thành h́nh tṛn, h́nh cái lá, h́nh chữ nhật, h́nh khúc cây, ở giữa có lớp cà-phê sữa rất thơm ngon.

   Có sáu người khách rất thân đến mừng ngày Tiến sang Mỹ. Đó là chú cô Dần và hai người con và hai bác Khởi. Chú Dần đưa gia đ́nh vượt biển năm 1980, chú là Hạ sĩ quan nên chỉ phải học tập vài tháng là được về. Hai đứa em  con chú cô Dần là Văn, 16 tuổi và Thủy Tiên 14 tuổi. Hai bác Khởi là bạn thân của ông bà Năm, Tiến mới gặp lần đầu. 

   Tiệc mừng Tiến từ 8 giờ măi đến 10 giờ rưỡi mới xong nhưng cả chủ, khách c̣n ngồi nói chuyện cho đến 12 giờ chú cô Dần và hai bác Khởi mới về và gia đ́nh ông Năm mới đi ngủ. Trái giờ với bên Đức nên Tiến nằm mà chẳng ngủ được. Tiến đă ngủ ở trên máy bay mấy tiếng đồng hồ rồi c̣n ǵ.

 

                                                  o0o

 

Ông Năm chính tên là Khái, Đỗ văn Khái nhưng bạn bè thường gọi theo thứ tự trong gia đ́nh là anh Năm v́ anh là con thứ tư ông bà Hương chủ Đỗ Hầu ở miệt Hậu giang.

Ông Năm đă lấy được bằng lái xe ở Mỹ nhưng chưa mua được xe. Thùy và Đoan cần xe đi học nên ông bà Năm vay mượn và góp nhóp thêm được chút tiền liền mua xe cho Thùy lái. C̣n ông, ông nói để khi đi làm có tiền ông sẽ sắm xe.

 Sang Hoa Kỳ bằng chương tŕnh H.O từ năm 1990, sau hơn hai năm, ông Năm c̣n đang phải học thêm Anh ngữ và nghề sửa xe hơi. Ở Việt Nam, ông gia nhập Quân đội lên đến cấp Úy, sau 30-4-75, ông phải vào trại tù cải tạo, cả Bắc cả Nam là hơn 12 năm. Ông mới 57 tuổi, rất khoẻ mạnh (chỉ hơi mập), siêng làm, siêng học và nhất định phải “làm lại cuộc đời ở xứ Mỹ nhiều cơ hội này”. Luôn luôn ông Năm nói ông biết ơn chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ v́ đă cho gia đ́nh ông một nơi cư trú lí tưởng, cung cấp welfare đủ sống và phiếu y tế, phiếu thực phảm cũng như nhà ở (chương tŕnh housing) miễn phí.

 Những ngày cực ḱ đói khổ trong trại tù cải tạo ở Hoàng Liên Sơn, Hà Nam, Hà Tây, Bù gia Mập,  ông Năm quá biết giá trị của từng miếng khoai ḿ, miếng khoai lang, mấy hột  bắp, ngay cả rau dại trong rừng lúc đi làm kiếm được.

Năm 1986, bà Năm đă lo liệu đóng vàng cho Tiến xuống tầu của chú Toàn, một người anh em kết nghĩa với ông Năm.    

   Chú Toàn cùng một đơn vị quân đội với ông Năm. Ông Năm cấp bậc Đại Úy, ông là Sĩ quan An ninh Quân đội, c̣n chú Toàn là Trung Úy Bộ binh. Sau 30-4-1975, trong khi người ta rủ nhau nườm nượp ra tŕnh diện “người chủ mới” th́ chú Toàn lo sửa hết giấy tờ. Chú không ra tŕnh diện Ủy ban Quân quản Việt Cộng bởi v́ giấy tờ lí lịch của chú là một người chỉ làm nghề buôn bán, chữ nghĩa không có, đọc báo phải đánh vần. Lẽ dĩ nhiên chú phải đưa gia đ́nh đi khỏi nơi ở cũ tránh láng giềng xấu bụng tố cáo.

 Thế mà chú thành công. Chú hùn hạp với một người nữa mua tầu, một cái tầu nhỏ xíu không ai nói nó dám đi biển. Thế mà nó đi, vào tháng có nhiều cơn băo mùa hè, tháng bảy dương lịch. Chuyến đi do chính chú Toàn làm tài công. Sau thời gian 12 ngày lênh đênh trên biển, chiếc tầu nhỏ của chú hư máy. Chú Toàn và hai người thợ (dân đi tầu) ra sức sửa, c̣n mấy thanh niên như Tiến th́ ra sức tát nước, ngưng tát th́ nước vào đầy. Sau hai ngày sửa, máy cứ nằm ́ không chịu nổ. Cả tầu thất vọng, mọi người tin chắc sẽ chết. Thực phẩm, nước uống chỉ c̣n cầm hơi cho 47 người khoảng hai ngày nữa.

Giữa lúc thập tử nhất sinh ấy, một phép lạ vô cùng hăn hữu đă xẩy ra. Một chiếc tầu khổng lồ chuyên chở dầu đă xuất hiện vào một buổi trưa. Chú Toàn cử dăm người đứng trên mui tầu hét thật to đồng thanh câu “Save our souls” tức S.O.S, tay cầm áo trắng thay cờ vung lên kêu cứu. Con tầu phúc đức này tiến đến gần rồi áp vào tầu chú Toàn. Đó là một tầu quốc tịch Đức. Đại Úy thuyền trưởng tầu Tây Đức (lúc đó Đức chưa thống nhất) đă xem xét kĩ lưỡng xong quyết định cho hết 47 thuyền nhân lên chiếc tầu dầu Đức đang trên đường về thủ đô Tây Bá Linh, v́ không c̣n cách ǵ hơn. Hai thợ máy của tầu Đức sau khi xem xét đă báo cáo Đại Úy thuyền trưởng là hệ thống bơm xăng của tầu tị nạn đă bị hư, ḷng tầu nước rỉ vào rất nguy hiểm. Ở giữa biển, lấy đâu ra cơ phận thay thế và làm thế nào bít được lỗ ṛ?

Bốn mươi bảy thuyền nhân mừng như chết đi sống lại. Mọi người được phát bánh ḿ, thịt, cá hộp, rau tươi hay rau hộp; trẻ con có sữa, có nước sôi ăn ḿ gói.

   Tiến báo tin vui cho má và hai em Tiến ngay khi tới thủ đô Tây Bá Linh. Bà Năm mừng lắm, khuyên Tiến cố gắng học hành để sau này may ra có giúp được ǵ cho gia đ́nh không.

   Năm vượt biển, Tiến đă 18 tuổi, bà Năm phải lo cho Tiến đi v́ sắp đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự. Ở trong trại tị nạn 4 tháng, Tiến được một gia đ́nh hai ông bà cụ Đức ở tỉnh Munster bảo trợ nuôi trong nhà, giúp Tiến có chỗ ăn, chỗ ở miễn phí để Tiến rảnh rang đi học tiếng Đức và bổ túc chương tŕnh Trung c̣n dở dang.

 Năm lấy được chứng chỉ tương đương Trung học, Tiến đă 21 tuổi. Nhờ trí nhớ tốt, có căn bản Anh ngữ, Tiến học rất khá, từ chẳng biết một chữ Đức, chỉ sau ít tháng, Tiến đă có thể nói những câu thông thường, đọc được những bài dễ trong cuốn sách nhà trường phát cho. Ở Việt Nam, Tiến đă được học ở trường chương tŕnh Toán-Lư-Hóa nhưng những buổi chiều, Tiến được học thêm do thầy giáo dạy kèm bà Năm mướn  đến nhà, chương tŕnh Toán-Lư-Hoá và Anh ngữ.

   Sau khi được cấp phát Chứng chỉ tương đương bằng Trung học (tức Tú Tài Đức), Tiến sửa soạn lên Đai học với một học bổng của chính phủ Đức cho các sinh viên tị nạn. Cùng lúc ấy, Tiến nhận được thư của ông Năm báo tin ông đă được tha về và cả gia đ́nh sẽ được sang Hoa Kỳ định cư bằng chương tŕnh H.O của chính phủ Mỹ.

Ông Năm nói trong thư, Tiến muốn ở Đức học tiếp hay xin vào Mỹ đoàn tụ với ba má và hai em rồi học tiếp ở Đại học Mỹ cũng được. Tuy ông Năm viết thế nhưng khi Tiến nói chuyện với bà Năm qua đường dây điện thoại th́ bà cho biết, ông bà muốn Tiến xin vào Mỹ đoàn tụ với gia đ́nh v́ ông bà chỉ có một con trai là Tiến. Bà Năm cho biết ông Năm sợ ít nữa Tiến lấy vợ Đức (hay một người vợ ngoại quốc nào đó) rồi quên cả gia đ́nh, sau này hai ông bà khuất núi không có ai kị giỗ, cúng kiếng cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

 Chỉ có một đứa con trai, bà Năm th́ không đến nỗi chứ ông Năm để ư cái vụ nối dơi tông đường và săn sóc mồ mả cha, ông cũng như cúng quải lắm. Có thể nói, gả chồng cho Thùy và Đoan (dù bây giờ là chưa) ông Năm không đắn đo suy tính nhiều (ông vẫn có quan niệm nữ nhân ngoại tộc như từ xa xưa) chứ kiếm một cô con dâu cho Tiến tức người sẽ sinh ra cháu nội của ông, nối dơi tông đường th́ ông kĩ lưỡng cẩn thận lắm. Phải cùng tôn giáo (ông bà Năm theo đạo Phật), phải môn đăng hộ đối nghĩa là thông gia phải là người hiểu biết, đàng hoàng, có ăn học tương đối, không phải là những người có tai tiếng trong xă hội. Sở dĩ Tiến biết được điều này v́ đôi khi ông Năm bộc lộ với Tiến, có mặt má Tiến và Thùy, Đoan:

“Sau này rồi đến lúc Tiến lấy vợ. Phải rất cẩn thận con ạ. Lấy không phải đứa th́ chỉ liệng cái cuộc đời đi thôi! May mắn cũng có mà do ḿnh quyết định cũng có. Thương đứa nào cho ba hay rồi ba cố vấn cho!”

Nghe ba Tiến nói chuyện vợ con, Tiến không có ư kiến. Chưa bao giờ Tiến nghĩ đến chuyện đó  nên chỉ dạ dạ vâng vâng cho xong. Thỉnh thoảng chợt nhớ lại lời ba nói, Tiến cũng không hiểu, theo ba, lấy như thế nào mới là lấy phải đứa? Tiến thấy ông dùng cụm từ ấy hoài (có lẽ là quen miệng) nhưng chưa bao giờ dám hỏi.

Có lần, ngồi riêng với má, Tiến hỏi má:

“Má ơi, ba bảo con sau này lấy vợ mà lấy không phải đứa th́ đời tàn. Lấy thế nào là phải đứa, hả má?”

Má Tiến nói:

“Có vậy mà cũng không suy ra. Lấy phải đứa là lấy con nhà gia giáo này, cùng đạo này, có ăn học, đàng hoàng tử tế này, tính hạnh ngoan hiền này...”

“C̣n thế nào là lấy không phải đứa?”

Má Tiến gắt:

“Th́ c̣n làm sao nữa. Ngược với những điều vừa nói là lấy không phải đứa, lấy lầm đứa như con nhà lăng nhăng hoặc thằng cu bố đĩ...Thế là tệ chứ c̣n sao nữa.”

Nhờ vốn liếng Anh ngữ khi xưa, Tiến không đến nỗi “mất tinh thần” khi ghi danh vào năm đầu ở đại học Mỹ. Tiến có khiếu về Hóa học và muốn trở thành một chuyên viên Hóa học nên đă ghi tên ngành Hóa. Trong năm đầu ở Hoa Kỳ, Tiến tự nhủ phải hết sức tranh thủ thời gian học hành, vừa trau dồi tiếng Anh là sinh ngữ chính của Tiến bây giờ, vừa môn Hóa mà Tiến đă rất thích khi c̣n học Trung học ở Việt Nam và ở Munster.

Năm thứ nhất Đại học qua đi với kết quả thi cuối năm làm ba má Tiến hài ḷng. Tiến đứng trong 12 người đầu với sĩ số cả lớp là 34 người về chuyên môn Hóa. Tiến lấy mấy lớp Anh ngữ, lớp nào cũng được con A hoặc B nhưng thực là bù đầu, không có giờ nghỉ ngơi. Tiến làm quen với những sinh viên Mỹ cùng lớp và ngoài lớp, chuyện tṛ với họ để thực tập tiếng Anh. Nhờ tuổi c̣n trẻ, Tiến thích nghi không mấy khó khăn.

 Sau 30-4-1975, ba Tiến đi tù rồi, bốn mẹ con sống thiếu thốn, má Tiến chỉ dám mua thức ăn thật b́nh dân như cá, tép khô, rau muống luộc; c̣n chút tiền th́ đổ vào việc mướn Giáo sư dạy kèm cho ba anh em Tiến v́ chương tŕnh học ở trường lúc đó rất sơ sài, Anh ngữ bị cấm học.  Giờ này, đă biết đói khổ là thế nào, Tiến và hai đứa em phải hết sức cố gắng. Tiến chưa có xe nên từ năm thứ hai phải xin ở trong “dorm” cho đỡ tốn.

Lên năm thứ hai, mọi chuyện cũng b́nh thường nhưng có một điều quan trọng làm thay đổi cuộc đời Tiến.

 

 

   II

 

Sau phần giới thiệu của tác giả, cho được trung thực và chi tiết hơn, đây là những lời tự thuật của anh Tiến:

Thưa quí vị và quí bạn trẻ,

Tiếp theo Phần I giới thiệu tôi và gia đ́nh tôi do chú Nhà Văn Trần đ́nh Ngọc, tôi Tiến Đỗ, xin phép được nối tiếp như sau:

Năm thứ hai Cử nhân Hóa học của tôi có một chuyện quan trọng xẩy ra cho tôi.

 Trong số hơn 30 sinh viên lớp này, có một thiếu nữ người Việt, gia đ́nh từ tiểu bang lạnh di chuyển về đây. Tên nàng là Page Đoàn (tên Việt là Kim Anh) , kém tôi ba tuổi. Page có giọng nói rất dễ thương, da trắng hồng, dáng điệu đài các,  đoan trang, khuôn mặt xinh xắn với mớ tóc dài thả xuống vai như những thiếu nữ Sàig̣n khi xưa. Page cho tôi biết gia đ́nh nàng sang Mỹ từ tháng 5-1975, lúc đó Page mới 5 tuổi. Page học một mạch từ Preschool cho đến bây giờ rất suông sẻ. Page nghe tiếng Việt hiểu hết, nói bớt ngọng v́ Page được học 6 năm lớp Việt ngữ Âu Cơ ở Pennsylvania, Page đă học xong Trung học và một năm Đại học ở trên đó. Ba má Page, ông bà Tri, từ khi về đây hùn mở chợ với hai người khác, công việc buôn bán khá phát đạt.    

Page vào học năm thứ hai Cử nhân Hóa học cùng lớp với tôi, trường Đại học USC, cả lớp chỉ có Page với tôi là người Việt. Dĩ nhiên ngày nào chúng tôi cũng thấy nhau, thường làm bài chung với nhau ở pḥng đọc sách của nhà trường, lại ở “dorm”, hai khu nam nữ cách nhau một khoảng sân rộng nhưng hồ tắm chung, gym chung, chúng tôi rất dễ thân thiết và tiến đến yêu nhau v́ hợp tính t́nh và sở thích.

Tôi nghĩ không có người con gái nào trên đời này lại hợp với tôi hơn Page. Page không sắc nước hương trời, Page chỉ đẹp trung b́nh, nhưng duyên dáng, mảnh mai, ưa nh́n, tuy nhiên với tôi, khi nh́n Page, tôi thấy ở nàng toát ra một vẻ đẹp thầm kín, một vẻ đẹp tự nhiên rất ít son phấn, một vẻ đẹp không kiêu sa nhưng ẩn giấu một tâm hồn thanh cao, độ lượng và vị tha, những đức tính tôi cho là đáng quí nhất ở một phụ nữ. Tôi rất sợ những cô gái kênh kiệu, có chút sắc đẹp và học vấn nhưng coi người như rác, chỉ biết tiền và những thú ăn chơi, rất sành các hộp đêm, các cách hưởng thụ nhưng ḷng dạ độc ác, ích kỉ, ỷ lại, chỉ biết có ḿnh. Nếu gặp những cô gái đó, tôi tự nhủ thà ở độc thân đến già bởi dính vào th́ không chết cũng bị thương.

 

C̣n về tôn giáo, trái với ba má tôi, tức ông bà Năm ở đầu câu chuyện này, tôi không coi vấn đề một cặp trai gái yêu nhau rồi cưới nhau là phải cùng một tôn giáo. Tuy mới hăm lăm tuổi đầu, nhờ đọc sách báo, tôi có sự suy nghĩ như thế này. Tôn giáo nào cũng dạy người ta ăn ngay ở lành, làm tốt, cư xử tốt với đồng loại, khiêm cung, nhịn nhục, công bằng, bác ái. Không tôn giáo nào dạy con người đi ăn trộm, ăn cướp, lường gạt, nói dối, kiêu căng, ích kỉ, hại người hoặc đố kị, ghen ghét. Vậy theo tôn giáo nào cũng được miễn là thực hành những điều các vị Giáo chủ đă dạy. Vợ chồng khác tôn giáo vẫn lấy nhau không trở ngại, đạo ai nấy theo, nấy giữ. Sau này sinh con, để tùy nó muốn theo tôn giáo của cha hay của mẹ cũng được khi nó đă có trí khôn. Đa số trong chúng ta toàn là theo cái tôn giáo mà ông bà, cha mẹ ta theo từ thời xửa thời xưa. Nhiều người trong chúng ta không có sự lựa chọn hoặc sự lựa chọn là cứ tiếp tục theo một cái lề lối đă có sẵn từ lâu đời. Cha mẹ đi chùa th́ con, cháu đi chùa. Cha mẹ đi nhà thờ th́ con, cháu cũng đi nhà thờ. Đành rằng có những người cải đạo nhưng số đó không nhiều. V́ nghĩ thế, khi Page cho tôi hay cha mẹ nàng và cả gia đ́nh nàng theo Thiên Chúa giáo (tức đạo Công giáo), tôi không thấy có chi trở ngại. Mối trở ngại lớn lao chính là từ ba má tôi, nhưng tôi  nghĩ có thể thuyết phục má để má nói với ba (ba tôi nể má lắm) và tôi khoan khoái nghĩ điều ấy không quá khó.

T́nh yêu của chúng tôi cho nhau càng ngày càng gắn bó nhưng cả tôi và Page biết kềm chế những ǵ là bồng bột của tuổi trẻ. Chúng tôi ước hẹn với nhau chỉ dâng hiến cho nhau sau lễ cưới và chúng tôi nghiêm túc giữ ǵn.

 Lớp chúng tôi thi Mid term trước lễ Christmas, theo thông lệ của trường. Page với tôi học ngày học đêm, học đừ cả người v́ bài vở nhiều quá. Nhóm học chung với nhau ở trong dorm có Page, Beverly và tôi. Chúng tôi tổ chức học chung cho dễ thuộc và để thỉnh thoảng có ǵ bí th́ hỏi nhau. “Học thầy không tày học bạn” thật đúng. Page rất thông minh, lại có khiếu về Hóa, học đâu nhớ đấy, c̣n tiếng Anh th́ khỏi nói, hồi ở Trung học, điểm tháng của nàng toàn straight A. Mới đầu tôi hơi đuối tiếng Anh nhưng nhờ Page, nhờ ở dorm, nói chuyện với Page và các bạn Mỹ hàng ngày, tôi khá tiếng Anh lên trông thấy nghĩa là tôi không c̣n sợ sẽ không theo kịp bạn như hồi đầu nữa. Page khuyên khích tôi và sẵn sàng chỉ dẫn những lỗi Văn phạm nếu tôi thắc mắc. Tôi cảm thấy hạnh phúc và biết rơ hạnh phúc ấy phần nhiều là do Page mang lại cho tôi.  Tuy nhiên, khi phải lấy lớp ngoại ngữ, tôi khuyên Page nên lựa Đức ngữ. Nàng nghe lời tôi và tôi có dịp chỉ cho nàng về tiếng Đức.

  Sau khi thi Mid term xong, chúng tôi được nghỉ một tuần vào dịp Christmas và New Year. Trước khi chia tay, Page bảo tôi:

“Anh Tiến, đă bao giờ anh đi dự lễ Giáng sinh vào lúc nửa đêm chưa?”

“Anh chỉ đọc trong báo chí và nghe người ta nói. Anh chưa bao giờ dự một buổi lễ như vậy.”

“Thế anh có muốn đi dự lễ với Page không?”

“Nếu Page cho anh đi với th́ c̣n ǵ bằng.”

“Vậy khoảng 10 giờ tối mốt tức là tối 24, anh đến nhà em rồi cùng đi lễ với em, lễ bắt đầu vào lúc 11 giờ. Được không?”

“Được quá đi chớ. Phải ăn mặc làm sao?”

“Mặc áo ấm, sao cho thoải mái là được.”

   Tối  24 thấy tôi sửa soạn để đi, má hỏi tôi:

   “Con có bạn rủ đi chơi, hả Tiến?”

   “Dạ”

   “Về sớm. Đừng đi chơi khuya, con à!”

   “Dạ”

   Tôi quên chưa nói là khoảng giữa năm, v́ có người quen bán rẻ, ba má đă mua cho tôi chiếc xe Acura (second hand) nhưng rất ít “mile”, c̣n rất đẹp. Dạo này, ba tôi xoay qua nghề mua những đồ part trong các nghĩa địa xe phế thải v́ bị đụng, xe cũ v.v...rồi bán lại cho khách hàng là những tiệm sửa xe, những khách có part hư muốn mua với giá hời hơn đồ part mới trong dealer nhưng vẫn là đồ part c̣n tốt y hoặc như mới. Nghề này chỉ phải chịu khó “săn nhặt” mọi thứ c̣n tốt trên chiếc xe bị tai nạn, thứ nào để riêng ra thứ ấy, có khách hỏi mua là có tiền. Ba tôi say mê với công việc v́ ông quyết định phải làm giầu ở nước Mỹ. Ông luôn luôn nói nước Mỹ là nước cho người dân ngàn cơ hội, không biết nắm lấy cơ hội th́ không ai ngu bằng. C̣n trẻ th́ phải lo mà học cho xong bằng này bằng kia, lang thang lười biếng chỉ có mạt. Học xong th́ lo mà làm. Ba tôi rất ghét những người ỷ lại, lường biếng và ích kỉ. May là tôi, Thùy và Đoan đứa nào cũng gắng gỏi chứ không th́ khó sống với ông. Má th́ cái ǵ ba nói cũng là đúng. Tôi chưa thấy một người vợ nào phục tùng chồng như má tôi nhưng ba luôn luôn nể má lắm.

   Tôi đến nhà Page lần này là lần đầu. Page mời tôi vào pḥng khách ngồi, xong nói:

   “Bố mẹ em và cả nhà đi lễ rồi. Em nói với ba má em chờ anh đến rồi cùng đi với anh. Lễ xong chúng ta về đây, em sẽ giới thiệu anh với bố mẹ em và các anh chị như người bạn học. Sau đó có tiệc “Réveillon”, mời anh dự với gia đ́nh em.”

   Tôi hỏi Page:

   “Sao Page lại chỉ giới thiệu anh như người bạn học?”

   “Hăy thế đă anh. Có ǵ phải vội đâu?”

   Tôi đồng ư.

   Page đă sửa soạn sẵn nên tôi không phải ngồi chờ như nhiều thiếu nữ “hành” người yêu. Mười phút sau, chúng tôi ra khỏi nhà. Page chỉ đường cho tôi lái đến nhà thờ, một nhà thờ Mỹ thật lớn và khang trang. Lễ này dành cho tín hữu Việt nên cả nhà thờ toàn người Việt.

   Page đưa tôi ngồi vào ghế, các hàng ghế đông kín. Nếu chúng tôi tới trễ chút nữa, chắc chẳng c̣n chỗ nào trống. Lần đầu tiên dự một buổi lễ bên Công giáo, tôi hơi lạ lẫm. Người ở đâu mà nhiều như vậy? sùng bái như vậy? Tôi càng tin ở sự suy luận của ḿnh qua sách vở: đạo nào cũng dạy con người ăn ngay ở lành, hiếu kính cha mẹ, tốt với anh chị em và tử tế với người xung quanh. Không đạo nào dạy con người làm khổ con người, trộm cắp, trù dập, hà hiếp, bóc lột, tàn bạo làm cho xă hội rối loạn và trở thành địa ngục. Đạo mang đến hạnh phúc cho con người nên trước hết và trên hết, đạo dạy cách người cư xử với người đă, v́ không ai có thể sống một ḿnh trong xă hội. Sống là sống với những người khác (tha nhân) trong gia đ́nh và xă hội.

   Page thuộc nhiều kinh và bài hát Việt. Tuy đứng hay ngồi bên tôi nhưng tôi có cảm tưởng Page đă quên hẳn tôi. Đôi mắt đẹp kia chỉ hướng lên phía bàn thờ, c̣n tâm hồn th́ có lẽ đă bay bổng vào một không gian cao rộng, hun hút, chỉ thấy mấy ngôi sao thực xa trong một đêm yên tĩnh như bài hát tôi đang nghe:

               “Silent night, holy night,

               All is bright, all is calm...

tôi chỉ hiểu rất ít nhưng cảm xúc dâng đầy trong tâm hồn.

   Khoảng giữa lễ, vị linh mục trao bánh thánh cho mọi người lên cung thánh. Có lẽ sợ tôi không biết tại sao Page bỏ đi, Page quay sang tôi nói nhỏ bằng tiếng Anh:

   “Please, stay here! I’ll be right back.”

   Tôi gật đầu cho Page yên ḷng. Page theo đoàn người lên “rước Chúa” (sau này Page nói cho tôi biết) a small piece of bread is just a symbol, I’ve really received Jesus Christ.”(Miếng bánh nhỏ chỉ là tượng trưng nhưng thực sự em đă lănh nhận Đấng Giêsu Cứu Thế vào tâm hồn).

   Sau giây phút lănh nhận, tôi thấy Page thực sự cảm xúc. Page qú đó, tôi nghĩ tâm hồn nàng đă bay bổng. Tôi cũng bắt chước qú bên cạnh với Page (v́ có nhiều người qú); đầu gối tôi chưa qú quen bao giờ nên đau quá!

   Rồi lễ tất khi vị linh mục nói:

   “Lễ đă xong, chúc mọi người đi b́nh an!”

   Tôi theo Page ra khỏi nhà thờ như một tân tín đồ ngoan đạo. Có thể nói, ở buổi lễ này, t́nh yêu của tôi dành cho Page càng thêm sâu đậm. Tôi nghĩ tôi không thể lấy ai làm vợ ngoài Page được nữa v́ Page đă chiếm hết cả hồn, cả trí tôi, chiếm bằng những ǵ đạo hạnh, lời nói, cách ăn nết ở, con người, học vấn, kiến thức... (chứ không riêng về tôn giáo mà tôn giáo chỉ là bổ xung). Tôi đă quá may khi rời Đức về đây, quen Page, yêu Page và được Page yêu; tôi lại có ba má và hai đứa em ngoan ngoăn, có tương lai là một chuyên viên, có công ăn việc làm và chắc chắn là có một gia đ́nh hạnh phúc với Page.

   Ra khỏi nhà thờ, Page dẫn tôi lại đứng chiêm ngưỡng hang đá thực lớn cuối nhà thờ. Tượng Đức Mẹ, ông thánh Joseph và Đức Chúa mới sinh lớn như người. Page giải thích bằng tiếng Anh và tiếng Việt xen lẫn cho tôi nghe, đại khái:

   “Đức Chúa xuống trần để cứu vớt loài người phạm nhiều tội lỗi. Ngài sinh ra trong cái cave này và Mẹ Ngài đặt Ngài trong cái manger. (Page không biết dịch chữ manger là cái máng cho súc vật ăn và cave là cái hang đá). Năm Ngài 33 tuổi, Ngài chịu crucified to the cross (vào cây thập tự). His resurrection is his great victory (sự phục sinh của Ngài là vinh quang của Ngài). Ngài để lại cho nhân loại giáo lí của Ngài là kính mến Ngài và yêu thương đồng loại. Love God and love your neighbors.”

   Tôi chỉ hiểu loáng thoáng. Có ai học giáo lí một tôn giáo chỉ trong vài giờ đồng hồ mà đă hiểu hết đâu. Sau này lấy nhau, c̣n thiếu ǵ dịp để Page giải thích cho tôi nghe về Đức Chúa.

   Bố mẹ, các anh chị của Page tiếp đón tôi rất niềm nở. Bố mẹ Page lớn tuổi hơn ba má tôi. Ông bà là những người khôn ngoan nhưng đàng hoàng, tử tế. Trái với nhiều người thường khoe cái dĩ văng ở Việt Nam khi xưa, có khi c̣n bịa ra thêm để le lói với người lạ, bố Page chỉ muốn giấu đi. Thực sự ông đă là một Đại Úy, từng chỉ huy đội tuần giang hoạt động ở Vùng 4 Chiến thuật. Ông bị thương một lần rồi về Bộ Tư Lệnh Hải quân phục vụ cho đến ngày đưa gia đ́nh bỏ nước ra đi, cuối tháng 4-1975. Được định cư ở Hoa Kỳ, hai ông bà chỉ có một tâm niệm: các con học hành giỏi giang nên người hữu dụng cho xă hội sau này. Năm người con lớn của ông bà đă dựng vợ gả chồng và có công ăn việc làm, người Kĩ sư, người AA degree (tốt nghiệp Đại học 2 năm) hay BA (đại học 4 năm). Chỉ c̣n Page, con út, là độc thân và c̣n đang đi học.

Một cái bàn dài ngồi hết cả gia đ́nh, tôi được xếp ngồi ngay cạnh ông Tri. Page ngồi cạnh mẹ, đối diện với tôi. Món ăn là gà hấp nấm, chim cút quay và miến hoặc cháo gà tùy ư mỗi người. Anh Trường, anh thứ hai của Page mở chai rượu vang đỏ rót vào li ông Tri rồi mời từng người. Anh rót cho tôi nhưng tôi  nói cám ơn, không dám uống v́ c̣n phải lái xe về. Bữa tiệc bắt đầu với không khí ấm cúng của gia đ́nh đoàn tụ. Page giới thiệu tôi, nàng chỉ nói tôi là bạn học cùng lớp, v́ tôi  chưa dự một buổi lễ bên Công giáo bao giờ nên Page mời tôi đi cho biết. Dù Page nói thế nhưng cả nhà hiểu tôi và Page có cái t́nh ǵ đó lớn hơn t́nh bạn nên Page mới mời ăn “Réveillon” thế này.

Bác Tri gái bảo tôi:

“Ăn thiệt t́nh đi cháu. Đừng khách sáo nhé.”

Tôi vâng vâng, dạ dạ, tôi chưa biết nói ǵ. Khi nghe Page nói tôi đă ở bên Đức mấy năm, bác trai  hỏi  tôi:

“Cháu ở tỉnh nào bên Đức?”

“Thưa bác, cháu ở thành phố Munster.”

“Thành phố này có đông ngựi Việt không hả cháu?”

“Thưa bác, ít hơn ở Cali này nhiều. Hồi cháu đến đó năm 1987 chỉ có chừng vài trăm gia đ́nh.”

Ông Tri lại hỏi về đời sống kinh tế, xă hội, văn hóa của thị dân Munster, nhất là người Việt, tôi phân tích trôi chảy. Hai ông bà Tri có vẻ rất hài ḷng, nhất nữa, tôi có gia đ́nh cha mẹ đàng hoàng, không phải dân cầu bơ cầu bất, mặt mày cũng điển trai, đang học năm thứ hai Cử nhân hóa học với Page lại là một điều thích hợp hiếm hoi.

Chỉ c̣n ba má tôi, hai người này ưng nữa là xong. Nhưng thời xưa kia, c̣n thời nay, lại ở xứ sở này, việc định liệu về hôn nhân đâu có tùy cha mẹ, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” như khi xưa mà hai người trẻ tự quyết định với nhau.

   Tôi ra khỏi nhà Page lúc 2giờ30 sáng. Trời thật lạnh nhưng tâm hồn tôi ấm áp như chưa bao giờ ấm áp thế. Tôi khẽ gọi:”Page, Page, anh yêu em thật nhiều!”

 

   

 o0o

 

   Hai năm sau, sau khi tôi và Page mũ măo, quần áo tốt nghiệp đă làm lễ ra trường tại trường Đại học USC, tôi thấy đă đến lúc phải thưa với cha mẹ về chuyện trăm năm của ḿnh. Trước đó, tôi đă bàn với Page và Page cũng đồng ư như vậy.

   Bữa đó, sau cơm tối, tôi thưa với ba má: 

     “Thưa ba má, con đă đến tuổi trưởng thành. Con cũng đă có người yêu. Con xin phép ba má đưa cô ấy về tŕnh diện ba má.”

   Ba tôi có vẻ hài ḷng, nói:

   “Từ ngày con vào dorm ăn học th́ ba má cũng quá bận v́ công ăn việc làm. Ba má nghĩ đă thiếu sót sự săn sóc, hướng dẫn cho con và hai em con. Nhưng sang xứ người, con biết đấy, tiếng Anh tiếng U không ra sao, ba má già rồi khó học, không lẽ cứ ngồi khai bệnh mà ăn tiền bệnh, rồi đến tuổi già th́ ăn tiền già? Làm như vậy người có tư cách coi sao được nên ba phải cố gắng làm cái nghề săn nhặt cơ phận xe hơi, cái nghề coi dễ mà khó, phối hợp giữa buôn bán và lao động chân tay và cả trí óc, má con th́ ngồi bán và giao dịch với các loại khách hàng nhờ vùng này có đông người Việt nên chỉ nói tiếng mẹ đẻ mà sinh sống được. Nay ba nghe con nói con đă kiếm được người yêu ba má rất mừng. Con liệu sắp tới có lễ lạc ǵ đưa bạn con về đây cho ba má thấy mặt, xem tính t́nh ra sao rồi mới quyết định được, nghe con!”

   Má tôi hỏi:

   “Nhỏ này tên ǵ, cha mẹ ra sao, v́ sao mà con quen?”

   “Tên cô ấy là Pê-j...”

   “Người Mỹ sao con?” má tôi hoảng hốt chận ngang. Tôi hiểu sự hoảng hốt đó.

   Tôi cười:

   “Người Việt Nam ba má, nhưng Page sang đây từ 1975, lúc cô ấy mới 5 tuổi, học trường Mỹ, lấy tên Mỹ cho dễ gọi từ đó đến nay.”

   Ba má tôi có khách đến thăm làm câu chuyện đứt đọan ở đó, ba bảo tôi:

   “Thôi được. Bữa nào con đưa bạn con đến th́ cho ba má biết.”

   Dịp lễ Valentine năm đó, tôi đưa Page đến tŕnh diện ba má tôi sau khi nói cho nàng nghe và nàng đă thỏa thuận. Tôi đă nói với má sắp đặt một bữa ăn tối. Chỉ có ba má và Đoan c̣n Thùy đi đến nhà boyfriend ăn tiệc. Má quá bận với công việc nên đặt mua chả gị, nem nướng, chạo tôm, súp và món tráng miệng. Tôi đă xin phép bố mẹ Page, tôi chở Page về nhà tôi vào lúc 6 giờ chiều.

   Ba má tôi ngồi ở pḥng khách đón tôi và Page. Page cúi đầu chào, má bảo chúng tôi ngồi ghế đối diện. Đoan cũng ngồi ở ghế bên và cũng được giới thiệu đầy đủ. Tôi nói cho ba má và Đoan biết Page với tôi cùng học một lớp ở Đại học từ 3 năm qua. Chúng tôi sẽ đi kiếm việc làm và kiếm giờ ghi tên học Master. Má tôi lên tiếng trước, bảo Page:

   “Cháu uống nước cam nhé?”

   “Dạ thưa bác, cháu không khát. Cám ơn bác.”

   Sau đó ba má tôi hỏi Page về cha mẹ Page, c̣n đi làm hay đă về hưu, ông bà ở tỉnh nào v.v...nghĩa là tương tự như một buổi khai lí lịch. Tôi mời ba má ngồi vào bàn ăn, vừa ăn vừa nói chuyện. Đoan đứng lên rót nước ra li và lấy chai Heineken mở sẵn cho ba. Chúng tôi bắt đầu ăn. Câu chuyện giữa ba má và Page vẫn đối đáp, cuối cùng, lúc gần cuối bữa ăn, ba tôi hỏi:

   “Gia đ́nh cháu có theo đạo nào không?”

   “Thưa hai bác, bố mẹ cháu và chúng cháu theo đạo Thiên Chúa.”

   “Tức là đạo Công giáo hay đạo Tin Lành?”

   “Là đạo Công giáo, thưa hai bác.”

   Tôi quan sát ba má, thấy sắc mặt có vẻ đổi và tôi cũng nhận thấy từ sau lúc đó, ba má không hỏi han thêm ǵ Page cho đến xong bữa ăn.

   Page ăn ít, mỗi món chỉ một chút, không phải là Page khách sáo nhưng xưa nay, Page vốn ăn ít như vậy.

   Cơm xong, ba ngồi uống cà phê. Ba uống cà phê đen sau mỗi bữa ăn như một sự nghiện ngập không có không được. Ông nói cà phê đen (có ít đường) làm thức ăn mau tiêu. Khi nào không có cà phê phin th́ ông uống cà phê bột (instant coffee). Ban ngày làm quần quật ở những nghĩa địa xe, trước kia có một ḿnh, nay ông phải mướn thêm hai anh Mễ trả lương tháng đi gỡ đồ part với ông mới kịp, tối sau khi cơm xong là ông đi ngủ ngay để sáng mai đi làm sớm. Chỉ mới vài năm ông đă kiếm được một số tiền đủ mua một ngôi nhà ở thành phố Fountain Valley với giá mua lúc đó là hơn 200 ngàn; hiện tại chúng tôi đang ở trong căn nhà đó.

   Page thấy đă đủ, nàng nh́n tôi, tôi hiểu ư gật đầu. Page đứng lên xin phép ba má tôi để về. Page cũng chào Đoan, hai cô nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh ríu ra ríu rít. Năm nay Đoan mới xong Trung học cũng định đi theo ngành Hóa như tôi nên hợp chuyện với Page lắm. Về đến cổng nhà Page, tôi cám ơn Page đă dùng cả buổi tối cho gia đ́nh tôi. Tôi yêu Page quá, nói xin phép được hôn nàng, Page gật đầu và tôi đă ôm hôn Page thật lâu trước khi đưa Page vào trong nhà.

 

                                                  o0o

 

   Chỉ tối hôm sau, sau bữa cơm, má báo cho tôi một tin buồn lúc ba tôi làm sổ sách giấy tờ  ở trong pḥng. Má nói Page cái ǵ cũng được hết, mặt mày xinh xắn, dáng người đẹp, ăn nói lễ phép, học vấn cao, con nhà gia giáo nhưng chỉ mỗi một tội là người có đạo Thiên Chúa mà ba không muốn cho tôi lấy người ngoài đạo v́ sợ sau này không có người cúng quải những ngày kị giỗ cho ông bà, cha mẹ. Lúc này tôi mới thấy vấn đề là quan trọng chứ không như tôi nghĩ. Tôi có nghe ba nói chuyện đó khi đề cập đến vấn đề vợ con của tôi nhưng tôi không ngờ ba thủ cựu quá như vậy. Tôi ngồi ngẩn người ra một lúc làm má thương hại, má bảo:

   “Má thấy ba con đúng. Nhà người ta có nhiều con trai th́ sao cũng được. Đàng này có ḿnh con, lấy ngựi vợ khác đạo nó khó lắm. Điều này nữa, gia đ́nh Công giáo nào họ cũng bắt con phải theo đạo của họ, họ mới gả. Giả sử ba má đồng ư cho con nhưng c̣n người ta, để rồi xem có y như lời má nói không?”

   “Thế nếu bên cha mẹ Page không bắt con theo đạo th́ ba má có OK không?”

               “Má không biết ba nghĩ thế nào nhưng theo má, chưa chắc ǵ người ta cho con cưới con người ta mà không theo đạo Công giáo. Ba sợ sau này ba má khuất đi rồi, con chẳng c̣n nghĩ đến bổn phận con cháu đối với ông bà cha mẹ nữa v́ vợ con là cật ruột, có khi c̣n hơn cả cha mẹ, con sẽ bị ảnh hưởng.”

   Tôi trả lời má ngay:

   “Cha mẹ là cha mẹ, làm sao vợ con hơn cha mẹ được hả má?”

   “Thế liệu mày có bỏ vợ con mà ở với cha mẹ không? Nhưng người nào cũng bỏ cha mẹ mà ở với vợ, sinh con. Lẽ đời nó thế con à. Người đàn ông, người đàn bà phải nể vợ, nể chồng ḿnh là v́ vậy.”

   Sau bữa đó cả tháng, tôi không nghe ba tôi nhắc đến chuyện tôi và Page. Nhân lúc ông vui, tôi lại gợi ra nhưng ông vẫn cứ một luận điệu như má đă nói với tôi. Ông kết luận:

   “Con nên nhớ trên đời không thiếu ǵ con gái có sắc đẹp và tử tế, có học vấn mà cùng tôn giáo với con, nó sẽ dễ cho con sau này khi có con với nó. Ba đă nh́n nhiều cặp khác đạo lấy nhau, về sau nhiều chuyện lắm. Ba không khó với con nhưng ba xét thấy không được là không được. Nghe ba đi rồi sau này con sẽ thấy là ba có lí.”

   Tôi không dám nói hết những ǵ bên phía ba má tôi đă nói với tôi cho Page nghe, sợ Page buồn và có thể sẽ sinh ra những chuyện không hay. Page là con gái Việt Nam nhưng Page có sự suy nghĩ thẳng thắn về hôn nhân như người Mỹ. Hôn nhân với cô là b́nh đẳng chứ không phải đàng trai có quyền muốn làm ǵ th́ làm. Sự quyết định cũng c̣n tùy thuộc ở đàng gái nữa, như vậy mới công b́nh. Văn hóa Mỹ là như thế!

   Tôi ḍ Page xem ư kiến cha mẹ Page có đồng ư nếu tôi không theo đạo Công giáo. Page nói ông Tri đă đi hỏi một vị Linh mục và vị này trả lời rằng trước kia th́ không nhưng nay luật Giáo hội cho phép ai giữ đạo nấy, chú rể hay cô dâu khác đạo không buộc phải theo đạo Công giáo mới được làm lễ cưới ở nhà thờ. Sau này khi sinh con ra, lúc đó cha mẹ được khuyến khích cho nó chịu phép Rửa tội.

   Như thế, phía trở ngại bên Page đă được gỡ bỏ. Chỉ c̣n bên phía ba tôi. Hai cha con v́ thế mà có sự bất ḥa. Có lần, tôi nói với ba má, nếu ba má không cho tôi cưới Page th́ tôi cũng t́m cách lấy nàng rồi ra sao th́ ra làm ba tôi giận tôi cả tháng.

   Sau một năm như vậy, bỗng một ngày kia ba tôi gọi tôi bảo:

   “Thôi được, ba đồng ư cho con lấy Page v́ hạnh phúc của con và nó. Con mau mau báo tin để ba má làm lễ ăn hỏi cho con rồi chúng mày muốn cưới lúc nào th́ tùy.”

   Tôi gọi điện thoại báo tin vui liền cho Page. Tôi lái xe đến Page, bàn với Page. Sau đó chúng tôi  “set up” ngày để hai bên cha mẹ gặp nhau, nói chuyện với nhau về cuộc hôn nhân của chúng tôi. Quả thực không có người lớn không xong. Sau cuộc nói chuyện là hai bên đồng ư chước lễ hỏi. Mùa Giáng sinh năm đó tức chỉ c̣n 6 tháng, chúng tôi sẽ làm lễ cưới ở nhà thờ Cypress, nơi giáo xứ của Page và ông bà Tri. Sau đó, thay v́ tiệc cưới ở nhà hàng, chúng tôi đi hỏi mướn Cypress Citizen’s Great Center để tiếp tân sau lễ cưới tại thánh đường. Sau cuộc tiếp tân, vợ chồng người bạn thân, Mike và Jackie, lái xe đưa chúng tôi ra phi trường John Wayne/Orange County; chúng tôi đi Hawaii hưởng tuần trăng mật. Ba má và ông bà nhạc của tôi cũng muốn thế, nói phải giản dị hóa đám cưới Việt Nam chứ xưa nay, đám nào cũng ŕnh rang nặng phần tŕnh diễn quá. Tôi và Page quay vào khen các “cụ”, nay đă thế kỉ 21 không c̣n phải thế kỉ 18, 19 nữa, phải tiến bộ lên chứ làm bốn “cụ” hởi ḷng hởi dạ, sung sướng ra mặt.

  Page và tôi đi đặt thiệp cưới, sắm áo cưới, áo tuxedo, đặt mua hoa măi tận Los Angeles. Chúng tôi phải làm một cuốn sổ ghi ra những ǵ cần làm từ A đến Z, xong mục nào gạch đi mục đó.

   Sau lễ Giáng sinh năm đó hai ngày tức vào sáng thứ bảy, trong nhà thờ Cypress, đôi bên hai họ Đoàn-Đỗ có mặt đầy đủ, ông Tri - từ nay là ông nhạc của tôi - khuỳnh tay cho Page khoác, nghiêm trang đưa Page từ cuối nhà thờ lên cung thánh theo lối đi giữa, hai bên đầu mỗi ghế có cài hoa hồng trắng và đỏ. Page mặc áo cưới trắng, khăn voan trắng, ôm bó hoa trắng trông như một nàng tiên. Bốn đứa nhỏ khoảng 6 tuổi, hai trai mặc âu phục và hai gái mặc đầm trắng, cầm hoa, đôi một đi trước cách mấy bước tăng thêm phần duyên dáng và long trọng. Có những người ghé sát vào tai nhau th́ thầm, lại có những người nói hơi lớn tôi nghe được, cô dâu chú rể đẹp đôi quá, làm tôi càng hồi hộp. Cuộc đời mỗi người một lần, tôi nghĩ tôi quá tốt phước, “tốt số hơn bố giầu”, chắc ông bà, cha mẹ tôi đă vun trồng cây Đức để lại cho tôi có ngày hôm nay bù lại hơn năm trời buồn khổ, lo lắng v́ ba tôi nhất định không đổi ư. Dù chưa theo Chúa nhưng đă biết Ngài qua Page, tôi ngước mắt nh́n lên bàn thờ, trong đầu tôi vang lên một lời cảm tạ.

Hai, ba ông phó nḥm chuyên nghiệp quay phim và chụp h́nh cùng cả chục bạn bè và người nhà lăng xăng chạy kiếm vị trí để chụp những tấm h́nh đẹp. Ca đoàn hát một bài hát tuyệt hay:

   Hoa trái đâm chồi nẩy lộc  trên mặt đất,

   Con người, h́nh ảnh của đấng Tạo Hóa kế tục sinh sôi, làm đầy mặt đất.

   Để vinh danh đấng đă sinh ra họ và bảo vệ, nâng đỡ họ.

   Để măi măi lưu truyền, thế hệ này sang thế hệ kia,

   Để măi măi tôn vinh đấng toàn năng, toàn thiện và toàn mỹ.

   Chúng tôi hân hoan bước lên đón nhận những lời chúc lành từ Ngài....

 

Tôi đă đứng đón ở ngay bao lơn cung thánh, hồi hộp giây phút nắm bàn tay Page đưa ra như nhận nàng từ tay cha nàng. Ông đă trao Page cho tôi v́ từ nay tôi là chồng nàng, tôi có nhiệm vụ thay ông bảo vệ, săn sóc nàng cho đến hết cuộc đời. Tôi quay ḿnh đưa Page tiến lên vài bước, đứng ngay trước mặt vị Linh Mục chủ lễ đă đứng sẵn sàng ở đó chứng kiến lễ trao nhẫn và lời hứa của chúng tôi. Sau này Page giải thích cho tôi hiểu, vị Linh Mục chỉ là thay mặt Thiên Chúa nhưng chính Thiên Chúa chứng kiến và ban phúc lành cho chúng tôi.

   Hơn một chục năm đă qua đi với niềm hạnh phúc tươi đẹp của gia đ́nh nhỏ bé của tôi và Page. Thằng con trai lớn của tôi nay đă hơn 10 tuổi và nó đă có 3 đứa em, hai gái sinh đôi 7 tuổi và một trai út mới 4 tuổi. Lúc Page sinh thằng út John, khi c̣n trong bệnh viện, má tôi bồng thằng út nựng nó, nói với chúng tôi:

“Vợ chồng con phải nhớ ơn chú Ngọc, nhờ chú mới có thằng Mai-cồ, hai con Samantha, Theresa và thằng John này.”

Vợ chồng tôi rất ngạc nhiên, tôi hỏi má chú Ngọc nào và v́ sao má nói thế. Má trả lời:

“Chú Bút Xuân Trần đ́nh Ngọc, nhà báo, nhà văn, chú cô vẫn đến chơi với ba má ấy. C̣n v́ sao phải cám ơn chú là v́ xưa kia ba đâu có đồng ư cho Tiến lấy Page v́ Page khác đạo, các con nhớ không? Hơn một năm sau ba mới cho phép là do chú Ngọc giải thích cho ba măi, chú nói anh chị cứ cho các cháu thành gia thất kẻo chúng đă yêu nhau, chia rẽ chúng tội nghiệp. Chú nói một lần, hai lần, năm lần mà ba cứ nhất định như vậy. Rồi chú nói nữa, giải thích cho má hiểu để má nói với ba. Cuối cùng th́ ba phải nhượng bộ. Tiến đừng nghĩ tự nhiên ba thay đổi ư định dễ dàng vậy đâu.”

À th́ ra thế! Lúc ba tôi nói ba bằng ḷng, tôi cứ nghĩ ba tôi hồi tâm nghĩ lại nhưng sự thực là từ sự cố vấn khéo léo của chú Nhà Văn Bút Xuân. Lúc đó má cũng không cho tôi biết th́ làm sao tôi biết? Thảo nào, hôm tiếp tân đám cưới, chú cô gặp chúng tôi để chúc mừng, chú nắm tay tôi thật chặt, miệng chú cười thật tươi và chú chúc chúng tôi bằng những lời chân thành, ưu ái.

Nay nghe má kể, tôi thật sững sờ, tôi nói với má:

“Má không nói chúng con đâu có biết. Chúng con đă thiếu chú Bút Xuân một lời cám ơn cả chục năm nay. Khi ăn đầy tháng thằng John, chúng con mời chú cô đến chơi với ba má và để chúng con nói lại chuyện xưa và cám ơn chú.”

Chú là ân nhân của gia đ́nh tôi nên từ hồi sinh thằng John, mỗi lần Tết nhất, tôi vẫn đưa vợ và các con đến chúc tuổi chú cô để thể hiện ḷng biết ơn chân thành. Mấy đứa nhỏ thích đi mừng tuổi ông bà Bút Xuân  v́ thế nào cũng có bao mừng tuổi là những gói kẹo thơm ngon.

C̣n về phần ba má, để làm yên ḷng ba, tôi vẫn nói với ông:

   “Ba yên chí đi, con bảo đảm có người hương khói cho ba má và ông bà nội, ngoại sau này khi ba má trăm tuổi. Chẳng phải chỉ ḿnh con nhưng có cả vợ con và các con của con. Các tôn giáo bây giờ rộng răi lắm, khác xưa nhiều, ba à!”

 

Xuân Vũ TRẦN Đ̀NH NGỌC