Thú Quê

 

 

TRẦN Đ̀NH NGỌC

 

 

 

T́nh hoài hương nơi đất khách quê người làm tôi vẫn nhớ những cái Tết ở quê hương thuở xa xưa khi tôi mới năm, bảy tuổi đầu, cùng ông bà, cha mẹ, chú bác, cô d́, cậu mợ và anh chị em chúng tôi hưởng những cái Tết thanh b́nh, no ấm (dù là dưới thời Pháp đô hộ).

 

Bố mẹ tôi không giầu có, cũng không thuộc thành phần quan lại hay lư dịch làng tổng; ông bà nội tôi để lại mấy mẫu tư điền, gia đ́nh tôi thuê người cấy hái đủ thóc ăn; bố tôi trước kia là thầy đồ dạy học chữ Nho cho học tṛ trong tổng, sau khi người Pháp bỏ thi Hương (1911), ông không c̣n cơ hội tiến thân, trở thành nhà Nho bất đắc chí nên lấy nghề dạy học làm khuây. Nghề dạy học không thích hợp với ông v́ ông ưa hoạt động, thích đi xa học hỏi thêm nhiều điều mới lạ của Tây phương chứ dạy học làm thầy đồ th́ chỉ quanh quẩn suốt năm ở trong luỹ tre xanh, mà lương tiền thầy đồ không có, con cái mỗi vài năm lại thêm nên bố tôi phải xoay qua học ngành Đông Y dăm năm rồi bỏ ra thành phố. Ông mở pḥng coi mạch, cho thuốc Bắc và thuốc Nam những bệnh nhân đến với ông ở Hà Nội và Hải Pḥng.

 

Năm nào cũng vậy, cứ khoảng sau ngày ông Táo chầu trời th́ bố tôi từ Hà Nội (sau này là Hải Pḥng) xách va-li về quê ăn Tết. Sau Tết khoảng hơn hai tuần bố tôi mới trở ra tỉnh để tiếp tục công việc.

 

Ngày Tết khi xưa ở thôn quê Bắc Việt dân làng thường ngả lợn giă gị, gói nem, nấu ninh, mọc, gói bánh chưng, gói gị thủ, gị hoa, gị mỡ, gị b́, gị ḅ; tất nhiên là đă có gị lụa. Xương sườn heo th́ chặt ra rán những miếng chả xương vàng lườm, chân lợn đem ninh nhừ làm thành món chân gị, cho thêm miến và mộc nhĩ ăn rất ngon. Quả nem ở thôn quê được yêu thích đặc biệt. Thịt phi-lê đem giă cho nát, trộn thính, tỏi, b́ heo, chút nước mắm ngon, bao ngoài bằng lá sung non xong gói lá chuối. Tỏi và thính làm chín một phần thịt, khi ăn chấm nước mắm, ăn chung với lá sung, khá ngon, nhất là những dân ưa uống bia. Ở Thủ đức gần Sàig̣n, cũng những quả nem đó, có thể thêm bớt một chút kỹ thuật, người Nam để chua gọi là nem chua Thủ Đức, bán từng chục mười hai, rất nổi tiếng.

 

Đó là cỗ truyền thống khi xưa. Nhưng ông bà, bố mẹ tôi và những gia đ́nh khá giả trong làng, sau Tết lại nghĩ đến những món ăn giản dị nhưng rất hợp khẩu vị. Để thi vị hoá những thú quê này, Bút Xuân mời bạn đọc thưởng thức bài thơ sau đây:

 

 

Thú Quê

Và Chúc Tết

 

Thân tặng quí vị cao niên

ưa thích nơi thôn dă.

 

Tháng giêng hoa chuối, gà tơ

Tháng hai  cá chép, cá rô, cá hồng

Tháng ba cà, mướp trổ bông

Tháng tư canh  ngót, cua đồng mồng tơi

Tháng năm sen ngó, đào, mơ

Tháng sáu cam, quưt lại mua nhăn lồng

Tháng bảy kho cá bống bông

Tháng tám gỏi sứa, cốm hồng, cốm xanh

Tháng chín vịt xáo, tiết canh

Tháng mười gị lợn, bánh canh bắt ghiền

Mười một chim ngói, chợ phiên

Tháng chạp  le, két nướng  liền trên than!

Công việc ngày Tết đa đoan

Bánh chưng, bánh tét lại toan bánh dày

Gị b́, gị thủ vài cây

Mứt sen, mứt bí, thích cay, mứt gừng!

Ngày xuân ăn uống vô chừng

Chai Mai quế lộ chào mừng bạn ta!

Nem chua, gị thủ bưng ra

Trước tiên hăy nhấp chén trà đầu Xuân

Hoa lài, hoa sói thơm lừng

Chúc muôn hạnh phúc tưng bừng với Xuân!

 

***

 

Thời gian trôi vùn vụt. Tháng giêng là tháng ăn chơi rồi cũng chấm dứt; mọi người phải trở lại với công việc hàng ngày bởi mưu sinh là quan trọng hơn hết. Nhiều nông dân vùng tôi chỉ ăn Tết được ngày mồng một, mồng hai phải đi tát nước ruộng v́ ruộng cạn khô hoặc phải đi bẫy chuột v́ chuột phá lúa.  Chơi cả tháng giêng đă quá đủ (hay quá lố) sao dám cờ bạc trong tháng hai và hội hè trong tháng ba? Ca dao đọc thế cho đẹp và cho sang chứ dân tộc nào dám ăn Tết 3 tháng nhất là dân tộc Việt Nam đa số nghèo! 

 

Tháng giêng là tháng ăn chơi

Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè

Tháng tư đong đậu nấu chè

để ta sắp sửa làm mùa tháng năm

Tháng sáu buôn nhăn bán trăm

Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân

Tháng tám chơi đèn kéo quân

Trở về tháng chín chung chân buôn hồng

Tháng mười buôn thóc, bán bông

Trở về một, chạp ra công hoàn thành.

(Ca dao)

 

***

 

Phải công nhận một điều, những ǵ chúng ta được hưởng nơi quê hương chính là nhờ tổ tiên ta đă khai phá và đổ mồ hôi nước mắt trên những thửa ruộng, miếng vườn, xây dựng nhà cửa, đ́nh chùa, miếu mạo, thánh đường, chợ búa, đường giao thông, trường học v.v...mà chúng ta có ngày nay. Chúng ta phải nhớ ơn tổ tiên và luôn nghĩ đến quê hương, thành tâm nguyện cầu sao cho quê hương ta thanh b́nh, mọi người biết thương yêu nhau, cùng một ư chí là bảo tồn và làm đẹp quê hương, nhất là không thể để quê hương rơi vào tay một thế lực ngoại xâm hay nội thù độc tài toàn trị!(dunglac.org)

 

Bài thơ sau đây nói lên t́nh yêu quê hương đất nước to lớn và cao cả hơn bất cứ thứ ǵ trên đời.

 

 

Giang Sơn Cẩm Tú

 

 

Tôi có cả một bầu trời xanh ngắt

Những núi non, biển cả, những con đường

Những lối ṃn liễu rũ rất dễ thương

Những dốc sỏi vu vơ lời chào hỏi

 

Hoàng hôn xuống - Những mái nhà sương khói

Bếp tỏa lan hơi ấm bữa cơm chiều

Những con diều vương điệu sáo cô liêu

Những đứa trẻ tắm sông đang b́ bơm!

 

Ḱa đây đó những cụ già lọm khọm

Chống gậy tre nh́n đám trẻ xôn xao

Ngọn  nồm nam phần phật ở trên cao

Hương lúa chín mùi thơm đầy trong gió!

 

Bác nông phu miệng vẫn luôn “vắt, họ”

Trời ngả chiều nhưng cố sức bừa thêm

Mảnh ruộng này đem gieo mạ lúa chiêm

Mưa gió thuận cho nhà nông lẽ sống.

 

Tôi có cả một khung trời lồng lộng

Những sông hồ, băi cát, góc biển xa

Nơi tiền nhân tôi đă sống hiền ḥa

Giang sơn Việt - Một giang sơn cẩm tú!

 

À c̣n nữa!  Những rừng cây đại thụ

Những phố phường, thành thị rất khang trang

Tất cả với tôi, tấc đất tấc vàng

Giữ phong hóa để truyền cho con, cháu!

 

***

 

Giang sơn đó, mùa Xuân này, những mùa Xuân đầy hi vọng nhất là với tâm hồn những người trẻ đang yêu, đang ôm ấp hoài băo làm được nhiều điều cao đẹp, ích quốc lợi dân, xứng với danh hiệu thanh niên con Lạc cháu Hồng. 

 

GỌI MÙA XUÂN MỚI

 

Em chợt gọi tên mùa Xuân mới!

Một mùa Xuân anh vẫn đợi mong

Mùa Xuân sáng mắt, trong ḷng

Mùa Xuân cảm phận người trong đất trời!

 

Tóc em xưa hay cài hoa trắng

Những nụ hồng gọi nắng reo vui

Mùa Xuân này hết ngậm ngùi

Mùa Xuân này của đất trời hoan ca!

 

Hăy quên đi những ǵ cay đắng

Hăy lặng thinh ch́m lắng tâm tư

Để ḷng cho những đạo từ

Vô ưu gột sạch trắng như thuở nào!

 

Em hăy đứng gọi mùa Xuân mới!

Chính mùa Xuân anh đợi, anh mong

Mùa Xuân mây vẫn xanh trong

Mùa Xuân đẹp tự trong ḷng đẹp ra!

 

Nh́n vào hồn thấy muôn hoa!

 

***

 

Chàng trai Bắc độc thân, một bữa nào đó thấy ḷng ḿnh chùng xuống v́ cô đơn, tính lang thang xuống phố gặp vài thằng bạn. Vừa ra ngơ gặp ngay cô em Nam Kỳ. Rồi việc phải đến đă đến.

 

 

Cô Em Nam Kỳ

 

Này cô em Nam Kỳ nho nhỏ!

Dừng chân cho tôi ngỏ

Hôm qua gặp cô trước ngơ

Lúc về nhà tôi thấy mất trái tim

Vội vă đi t́m

T́m đâu cũng chẳng thấy

Không trái tim hồn tôi nát bấy!

 

 

Này cô em Nam Kỳ nho nhỏ!

có mái tóc buông lơi

đôi mắt tươi vui, sáng ngời

ánh lên nét nhí nhảnh, yêu đời, dung dị

Hàm răng ngọc nhoẻn nụ cười tuyệt mĩ

Hay là cô đă lén lấy trái tim

Để tôi cuống quưt đi t́m

T́m lên t́m xuống

Kiếm đứng kiếm ngồi

Th́ ra mang bệnh mất rồi

Bệnh tôi chỉ một người thôi chữa lành!

 

 

Này cô em Nam Kỳ nho nhỏ!

Dáng đi chân sáo, tà áo đong đưa

Xin lại trái tim, cô có nói ừa

Để tôi c̣n bắc cầu Ô thước?

Tháng bảy mưa Ngâu,  đường ngập nước

Tôi sẽ mang xuồng đến đón cô đi!

 

 

Nhà  anh chân núi Ba V́

Cạnh rừng thông Gió, rù ŕ suối Yêu

Chúng ta có những buổi chiều

Đưa nhau  lên đỉnh Lam kiều ngắm trăng

D́u nhau vào động hoa vàng

Như trong tiền kiếp định rằng nợ duyên!

 

***

 

Dù  người yêu đă chiều hết ḿnh nhưng người thơ nhiều lúc vẫn thấy yếm thế ...chán tất cả. Kiếp luân hồi của nhà Phật ông không muốn giữ mà đến bá tánh, chùa chiền ông cũng trả lại hết, chỉ c̣n giữ cái vô định của kiếp người tức là không c̣n giữ ǵ nữa cả! (hon-viet.co-uk  Văn học)

 

Chỉ C̣n Giữ Cái

Vô Thường

 

Trả Phật tám kiếp luân hồi

Ngàn sau đời biết nghiệp tôi là ǵ

Kiếp này quá đủ sân si

Th́  thêm  nhiều kiếp làm ǵ nữa đây?

Trả em t́nh ái bủa vây

Đắm say nhung nhớ cũng đầy phù vân

Môi kề môi đă bao lần

Mà  sao  t́nh ư như gần như xa !

Trả cho nhân thế điêu ngoa

Khùng điên, ác độc, mù loà, nhiễu nhương

Trả chùa nghi ngút khói hương

Trả chung bá tánh vấn vương thất t́nh

Trả trời rực rỡ b́nh minh

Trả đất địa chấn th́nh ĺnh nứt ra

Mưa giông sấm sét phong ba

Sóng thần đất lở tan hoang đắm thuyền

Trả mùa Hè tiếng Đỗ quyên

Trả Thu man mác nắng hiền gió mơn

Trả Xuân tươi thắm bao lần

Trả Đông lạnh lẽo âm thầm tối tăm

Trả cha, trả mẹ vơng nằm

Trả cho chú Cuội trăng rằm đầu non

Trả  trăm năm đá cũng ṃn

Trả hương cho gió, hương c̣n thoảng đây

Trả trăng, trả gió cho mây

Trả Thơ cho bút - Trả cây cho rừng

Chỉ c̣n giữ cái Vô thường !

 

(Trích Như Áng Mây Trôi II)

 

Duyên thơ c̣n dài. Xin hẹn cùng quư bạn đọc ở những vần thơ sau.(vietnamexodus.org  trang Văn học)

 ________________

 

·        Những bài thơ trên đây xuất xứ từ Thi tập I và Thi tập II Như Áng Mây Trôi, tác giả BX Trần Đ́nh Ngọc.

·        Sẽ xuất bản: Thi tập III “Sau Giờ Kinh Chiều” tập thơ Đạo.  Thi tập IV: “Nắng Quê Hương” 300 bài thơ, nhiều bài song ngữ. Tập Truyện Ngắn III”Công Cha Nghĩa Mẹ” 350 trang.

·        Và các Truyện dài: Mầu Mạ Non, Nợ Nần, Nửa Mảnh Trăng Thề...một phần các Truyện này đă đăng trên nhiều Tạp chí và websites ở Hải ngoại. ngocdtran@gmail.com