HỒI KÍ

 

BA NGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIAO THỪA

 

·        Xuân Vũ TRẦN Đ̀NH NGỌC


 

 Sau ngày 26-12-1946, ngày Chính phủ của ông Hồ chí Minh tuyên bố toàn quốc kháng chiến, gia đ́nh tôi buộc ḷng phải tản cư như hầu hết mọi người. Lúc đó, chúng tôi đang ở thị xă Thái B́nh, sau khi quân Pháp trở lại chiếm đóng, lực lượng Việt Minh và quân Pháp đánh nhau, người dân bị ép giữa hai lằn đạn, nhất là những gia đ́nh có các cụ già và trẻ nít chân yếu tay mềm. Thế là phải chạy.

Đầu tiên, tôi đưa vợ và ba đứa con, một đứa năm, một đứa bốn, một đứa hai tuổi theo ḍng người chạy ra khỏi thành phố. Chẳng biết đi đâu cho được an toàn, người ta đi đâu, chúng tôi theo đó v́ thực t́nh, chẳng biết nơi nào là an toàn. Thường người ta t́m đến những vùng chưa có giao tranh, lại có thân thuộc hoặc bạn bè để nương náu qua ngày, chờ dịp thuận tiện trở lại nơi quen sinh sống. Chứ ai cũng nhớ câu:” Xẩy nhà ra thất nghiệp”, một nơi lạ nước lạ cái, nghề nghiệp không thích hợp, làm sao sống được, nhất là có vợ đùm con dúm như tôi.

 Nhưng tôi không có cái may nằm trong hai trường hợp trên. Là con một một gia đ́nh khá giả, nhưng song thân tôi đă mất. Vợ tôi có người anh, tức là anh Lệnh đây, th́ anh đă tuyệt tích giang hồ vài năm trước. Thế là cô độc phải tính theo cô độc, vợ chồng tôi bàn với nhau tới đâu hay đó, chứ biết làm sao bây giờ ?

Cùng đoàn người lũ lượt như thác chảy, bồng bế, ôm xách, gánh đội, thồ bằng xe đạp, xích lô vv... nghĩa là với bất cứ phương tiện ǵ, có người gánh hai bên hai đứa con, tuôn ra khỏi thành phố, nơi đang giao tranh ác liệt, mạng người như cỏ rác, nhiều lúc phải dẵm đạp lên xác chết mà đi, bỏ lại sau lưng những ǵ đang có: nhà cửa, đồ đạc, công ăn việc làm, tất tật mọi thứ, chỉ quơ lấy mấy đứa con, mấy cái quần áo và chút tiền bạc, tư trang để sinh sống dọc đường gió bụi một cuộc đời vô định.

Đi theo quốc lộ, chúng tôi tới Đống Năm, một thị trấn nhỏ cũng thuộc tỉnh Thái B́nh. Đây là giao điểm của nhiều con đường nên dân tản cư đến đông lắm. Vợ tôi đang có thai bốn, năm tháng, lại ba đứa con nhỏ, không xoay xở ǵ được. Sự sinh sống của gia đ́nh chỉ trông vào một ḿnh tôi. C̣n chút vốn liếng, tôi xoay qua nghề buôn bán. Bắt được các mối bán hàng ngoại hoá như thuốc tây, thuốc lá ngoại quốc, đá lửa, bật lửa, đèn pin, quần áo vv... đem từ nội thành ra, tôi mua rồi đem bán lại cho các bạn hàng bán lẻ ở chợ trời. Cũng tạm đủ sống qua ngày một cách chật vật.

Khi hàng khan hiếm, ở Đống Năm không có, tôi đi Kim Sơn – Ninh B́nh hoặc lên cả chợ Đại - Đồng quan lùng hàng. Từ Kim Sơn – Phát Diệm tôi phải đi tầu thủy ban đêm để lên Cống Thần - Chợ Đại. Những tầu thuyền này nếu đi ban ngày sẽ bị máy bay Pháp bắn phá v́ Pháp cho là tầu bè  chở quân lương, quân dụng cho Việt Minh.

Một lần ở Đồng quan ra về mới được vài cây số, tôi suưt chết v́ hai chiếc máy bay phóng pháo của Pháp đến bắn phá và thả bom. Tôi cùng một đám vài chục người đi chợ về, nằm mẹp xuống một ruộng trồng bông thưa thớt, trân ḿnh cho máy bay nă từng loạt đại liên, ṿng đi ṿng lại bắn và thả bom vào một ngôi đ́nh lớn gần đó, cả gần nửa giờ mới chịu đi. Tổng kết: hai người bị đạn chết, bốn, năm người bị thương, ngôi đ́nh bị nát một gian. Tôi may mắn thoát chết.

Khu này dẫn vào làng Chuông, nơi sản xuất nón bài thơ có tiếng.  Hàng hoá ở vùng này đưa từ Hà nội hay Hà đông ra rất nhiều nhưng nếu không thạo sẽ bị mua hàng giả. Thí dụ đá lửa có lẫn ruột bút ch́, nh́n không quen không thấy. Thuốc Dagenan làm bằng bột gạo, thuốc kí ninh cũng bằng bột pha phẩm vàng vv...Thuốc lá Philip Morris, thuốc Bastos xanh, cái vỏ y hệt nhưng ruột là giả. Bị hàng giả là lỗ vốn chổng chơ. Dù có gặp lại kẻ đă bán cho ḿnh cũng không bắt đền họ được. Họ chối tỉnh bơ, nào họ có bán cho ḿnh thứ hàng đó bao giờ. “Chắc anh nh́n lầm đó” là xong.”

Một bữa ở Đồng Quan, tôm khô rẻ quá. Những con tôm to, đỏ au, thơm tho, rất ngon, mà giá hết sức rẻ. Tôi định trả tiền lấy hai yến (20 cân), đưa về cho nhà tôi bán, lời cho con ăn. Khi móc ở bên dưới lên th́ toàn thứ tôm nhỏ xíu, đen thui, gẫy nát. Đấy, nhắm mắt mua vào là bị lừa, bán không được, ăn không xong.”

Chú  Hăn  ngưng nói, ném cái nh́n qua tôi:

         “ Anh Vũ đẩy dùm em cái điếu !”

          Cái điếu thuốc lào đang ở phía tôi mặc dù tôi ít hút. Tôi đẩy ra giữa để anh Mậu chuyền lại chỗ chú Hăn. Tuy không họ hàng ruột thịt, vợ chồng Hăn rất quí chúng tôi và dù hơn tuổi, Hăn vẫn xưng hô với tôi như thế. Hăn nói, anh nhỏ tuổi nhưng ở vai trên.

Cái điếu men xanh đặt trong bát gỗ vững chăi đă ở trước mặt, Hăn thông nơ, mở cái vỏ hộp thuốc có nhăn hiệu “Pastille”, thuốc ho của Pháp, vê một điếu, lấy cái đóm nứa lấy lửa từ ngọn đèn Hoa kỳ, ngửa người hút ṣng sọc, nhả khói, mơ màng nh́n lên trần nhà như hồi tưởng lại chuyện đă qua. Nhấp một ngụm trà với vẻ thích thú, Hăn nói:

         “ Trà sen rất ngon, đă quá lâu không được uống. C̣n thuốc hút, trước kia tôi vẫn hút thuốc lá, nhưng từ ngày đi tản cư, thuốc lá không có phải hút thuốc lào rồi thành quen. Bây giờ tôi lại chỉ thuốc lào, thuốc lào Vĩnh Bảo hoặc Tiên lăng. Không có điếu, tôi mới phải hút thuốc lá. Hồi đi tản cư, điếu bát không có cứ phải hút điếu cày. Hút cũng đă. ”

         “Nhưng điếu bát hút bớt nóng và điếu thuốc bao giờ cũng ngon hơn, phải không Hăn.” Chú Tuấn góp ư.

         Hăn trả lời:

         “ Dạ, đúng, thưa chú. Chính v́ vậy mà nhiều người chuyên trị thuốc lào c̣n dùng xe điếu trúc dài cả thước cho mát thêm.”

Chúng tôi trao đổi vài câu chuyện ngoài lề trong lúc Hăn nghỉ để hút thuốc, uống nước. Anh Lệnh cũng kéo cái điếu, vê thuốc hút. Chú Tuấn, tôi và hai ông bạn, Mậu và Giụ, ông hàng xóm buôn bán ngũ cốc “Vạn Lợi”, và ông Tiến Ích tạp hóa, chúng tôi lấy thuốc lá Cẩm Lệ hoặc Bastos xanh ra hút hoặc thưởng thức những chén trà ướp sen do chú Tuấn cô Thư đưa từ Hải dương qua cho.

 Phía các bà, cô Thư, thím Hăn, chị Lệnh, chị Mậu, chị Giụ, mấy chị khác, nhà tôi, em Bé con chú cô Tuấn và cả chục đứa trẻ, quây quần trên bộ bàn ghế và sập để kế,  đang lắng nghe câu chuyện chú Hăn kể. Lúc này chú tạm ngưng, bằng ấy cái miệng con nít, người lớn được dịp xả xú báp tối đa, gần như một cái chợ. Hạt dưa cắn lách tách, mứt, kẹo, dưa hấu, nước trà, nước ngọt có đủ.

Chúng tôi vừa ăn xong bữa tối, đă bắt đầu từ sáu giờ chiều, và chị người làm đang thu dọn bát đĩa để rửa.  Lâu ngày mới được gặp lại, sau những lần bị bom đạn chết hụt, chúng tôi kể cho nhau nghe nỗi đoạn trường trong cuộc đời tản cư, chính sách tiêu thổ kháng chiến, đồng không nhà trống của chính phủ Việt Minh và niềm vui mừng c̣n sống sót cho đến hôm nay.

Không mừng sao được, kể đă sáu, bảy năm bặt tin nhau, có những người bạn của chúng tôi đă ra đi vĩnh viễn v́ chiến tranh, dù c̣n rất trẻ. Lại thêm cái tâm trạng Tết này c̣n gặp mặt nhau đây, Tết sau chưa biết ra sao ! 

Sở dĩ tôi chọn tối nay để họp mặt tất niên v́ mai đă là ngày 29 tháng chạp, gia đ́nh nào cũng c̣n nhiều việc phải làm trước khi đón Xuân Quí Tị (1953). Tôi muốn mọi người đến nhà tôi v́ chúng tôi ở gần trung tâm thành phố, không xa như nhiều anh ở ngoại ô như Đống Mác,  Cầu Dền, Cầu Giấy vv...nhân tiện có chú cô Tuấn và em Bé từ Hải dương sang ăn Têt với gia đ́nh tôi.

Cô Thư thạo nấu cỗ, khi ông bà nội tôi c̣n sống, nhà có cỗ bàn, cô chỉ huy cho người làm có thể đăi vài trăm người cũng được. Cô biết cách làm gị chả, nem mọc, nấu bóng vây, các đồ xào. Tôi mê nhất món bún thang của cô, những món khác như nem rán (chả gị), bún chả, bún măng, bún bung, bún riêu cua vv...món nào có bàn tay cô săn sóc cũng đều ngon.

Chúng tôi đă đặt vài cặp bánh chưng và mua các thứ mứt, hạt dưa. Chú Tuấn cô Thư đưa từ Hải dương sang làm quà cho mấy kí kẹo gương, đặc sản Hải dương.  Hải dương c̣n có bánh gai và bánh đậu xanh, cũng nổi tiếng.. Biết ư chú Tuấn và mấy ông bạn, tôi đă lên hàng Buồm, hàng Ngang ôm về vài chai Mai quế lộ, vài chai vang. Có đông người hội họp ban đêm, tôi đă nói qua với ông trưởng phố Huế, nơi tôi cư ngụ.

Bên ngoài trời lạnh se sắt, thỉnh thoảng vẫn nghe những tiếng ầm ́ của đại bác từ xa vọng về. Hà nội ban đêm giới nghiêm từ 11:00 giờ nhưng tôi đă sắp đặt chỗ ngủ cho mấy anh chị ở xa không về được. Cái hỏa ḷ để giữa nhà đầy than hồng, than nắm quả bàng cho lửa rất đượm, tí tách nổ mỗi khi bỏ thêm than mới. Một ông hàng xóm của tôi nguyên là thợ giặt ủi, trước khi dời đi nơi khác đă đem tặng tôi cái hoả ḷ này. Tôi bảo ông không biết tôi có tài quay qua nghề giặt ủi như ông không, nhưng ông nói th́ cứ để đó, mùa đông đốt than sưởi ấm  rất tiện. Ông tặng tôi v́ ông dư một chiếc không muốn khuân đi. Và hiện giờ, tôi dùng nó lần đầu tiên, thấy quả như ông nói. Có  lửa than và hơi ấm, trẻ con người lớn có vẻ thích thú và ấm cúng hơn. Hai ngọn điện 60 watt đă tắt bớt một v́ chỉ ngồi nghe chuyện không cần ánh sáng nhiều. Trên ban thờ tổ tiên, hoa trái bày biện, đèn bóng nhỏ và hương thắp thường trực từ ngày ông Táo chầu Trời

Nước trà pha, rót liên hồi. Nhà tôi bảo chị người làm cho thêm nước sôi và mời mọi người thử nếm loại kẹo gương Hải dương chú cô tôi mang qua. Quả danh bất hư truyền, kẹo mỏng chứ không dầy như kẹo lạc, mặt sáng như gương v́ làm bằng mạch nha với đường, với lạc, cũng có loại bằng hột điều, và bột va-ni.  Cắn thử một miếng, nó ḍn tan trong miệng, ngọt, bùi, thơm, nếu so sánh, kẹo lạc thua xa. Sau đó là tách trà sen. Và t́nh gia đ́nh, t́nh bạn. Quá  thú vị ! Những câu chuyện làm đậm thêm những ấm trà và lăng đăng thêm khói thuốc trên trần nhà.

Chú Hăn đằng hắng vài  cái báo hiệu. Căn pḥng lại im lặng như tờ. Chú kể tiếp:

          “Một bữa, đang đi kiếm mua thuốc lào Vĩnh Bảo, tôi gặp anh Lưỡng trước kia cùng làm chung trong nhà máy xi-măng Hải pḥng mấy tháng. Tay bắt mặt mừng, hỏi thăm hỏi nom xong, anh nói:

          “ Bây giờ anh chị định đi đâu làm ăn ? Ở măi Đống Năm Thái b́nh kiếm sống không nổi v́ người buôn bán như ḿnh đông quá. “

Trầm ngâm vài phút như thể suy nghĩ chuyện ǵ, rồi anh tiếp:

        “ Tôi cũng đă ở đó ít tháng. Buôn bán chật vật lắm mà t́nh thế này c̣n đánh nhau lâu.”

           Tôi thở dài:

            “ Chính tôi cũng chưa biết đưa vợ con đi đâu. Vợ tôi lại đang có mang, gần sinh.”

           “Như vậy có thể Hải Pḥng là nơi anh chị làm ăn được. Anh thử về bàn. Nếu anh đến  Cảng, cứ đến Trại Cau hỏi ‘Lưỡng  máy tầu ‘ là có tôi.”

 Hai tháng sau, khoảng tháng 8-1947 gia đ́nh tôi đă ở thành phố Hải pḥng nhờ anh Lưỡng hướng dẫn đường đi nước bước. Thực ra có ở lại Đống Năm cũng không sống được. Người buôn vặt quá đông, dân tiêu thụ ít mà ḿnh lại  không có vốn, y như anh Lưỡng  nói.

         Về thành phố Hải pḥng, gia đ́nh tôi  bớt lo về tên bay đạn lạc, bớt phải đi tản cư mỗi ngày,  nhưng vẫn phải kiếm cái nuôi năm   miệng ăn và một đứa nhỏ mới sinh. Thôn quê loạn lạc, người ta đổ về thành ngày càng đông. Nhà cửa thuê mướn đắt đỏ, công ăn việc làm khó, hai vợ chồng tôi trần thân ra cũng không kiếm đủ ăn cho bốn đứa con.”

Chú Hăn nâng tách nhấp một ngụm  trà:

         “Đầu tiên chúng tôi theo cái mửng cũ: buôn bán chợ trời, cái nghề đă sẵn có. Đứa nhỏ mới sinh đem gửi bà cụ hàng xóm, biếu cụ ngày vài đồng để cụ mua trầu. Nhưng nghề này ở đây đ̣i hỏi phải có một số vốn khá. Người ta bán cái quạt điện rẻ, ít bóng điện, cái thau, cái nồi, bộ bàn ghế vv...ḿnh phải có tiền mua để đó, những người tản cư về thiếu đồ dùng ắt phải mua, thế là  có lời. Có khi lời gấp đôi. Nhưng đào đâu ra vốn để buôn chợ trời bây giờ. Có chút vốn liếng góp nhóp, đi tản cư khắp mọi vùng đất nước đă tiêu gần sạch. Không tiêu không lẽ để cả nhà nhịn đói ? Người lớn nhịn c̣n được chứ trẻ con đói là chúng khóc nhặng xị lên. Sau khi suy nghĩ, bàn tính chán chê,  tôi đành phải xoay qua nghề khác: nghề hớt tóc dạo.

Phải, hớt tóc không cần nhiều vốn hay có thể nói, chỉ bỏ số vốn nhỏ  một lần.  Mua vài cái tông-đơ, vài con dao, vài cái kéo, vài cái lược, cái ḥm đựng dụng cụ và ít đồ lặt vặt khác, à thêm cái khăn choàng vài vuông vải trắng nữa. Thế là xong. Tôi giao việc chợ trời cho nhà tôi, để nhà tôi kiếm được đồng nào phụ thêm mớ rau, mớ dưa th́ kiếm. C̣n tôi, một buổi sáng đẹp trời, tôi xách ḥm lên đường.

Cũng phải nói thêm, tôi chẳng được học nghề này từ một ông thầy. Bữa mua được cái tông-đơ và con dao cạo với cái kéo, để tập nghề, tôi đè mấy đứa con ra tập cắt. Hai  thằng bé, chúng ngồi kia,  hí hửng được bố cắt tóc cho, mừng húm.

 Mới đầu tôi cắt thấp, rồi cao dần và cuối cùng cả hai cái đầu cùng trọc tếu như đầu sư cụ. Chúng sờ lên đầu rồi vào trước gương soi, khóc oà lên bắt đền:” Bố cắt hỏng đầu con rồi !” Tôi bảo:” Cắt vậy cho mát.” Chúng căi:” Mùa này đang lạnh thấy bà chứ mát ǵ bố. Con bắt đền bố.” Dỗ dành măi chúng không nghe, tôi phải dọa đánh đ̣n v́ tội không vâng lời, chúng mới yên.”

         Hai thằng con trai chú Hăn ngồi trong góc xía vào:

         “ Mùa Đông đó tụi con rét quá, bố à !”

          Thím Hăn bảo chúng:

         “Ừ, để bố kể chuyện. Đừng nói leo !”

         Chú Hăn lại đằng hắng rồi lại tiêp:

         “Đứa con gái sợ bị đưa ra làm vật thí nghiệm, trốn mất tiêu sang nhà hàng xóm. Kia, nó ngồi góc kia !” Chú Hăn đưa tay chỉ con bé Hằng ngồi cạnh mẹ nó, đôi mắt thao láo nh́n bố.

Tôi c̣n cắt “thí” cho những đứa trẻ hàng xóm, hai hôm sau mới quen tay. Cái ḷ so tông đơ cứng quá, bóp không quen, mỏi rời tay. C̣n cạo th́ dao chóng cùn quá, đứt cả da chảy máu, khách hàng con nít kêu la ôi ối. Nhưng v́ cắt thí, đồng minh của tôi là bố hoặc mẹ chúng đứng ngay bên cạnh, trợn trừng con mắt:

         ” Tèo, mày không để chú phó cắt đàng hoàng cho đẹp cái đầu th́ cứ sắp sẵn cái mông ra mà ăn roi mây, con ạ !”

         Thế là chúng phải nghiến răng nhịn đau. Những cái roi mây bao giờ cũng đau hơn dao cạo.

Hết tập cắt, đánh vành tai, cạo, tôi lại phải tập mài và liếc dao. Thật là tử công phu mới mài được con dao sắc v́ tiền ít, mua phải những con dao non thép, không ra ǵ. Sắc đấy nhưng chỉ được môt người khách đă cùn. Mấy người quen chỉ tôi mua dao Đức, có h́nh hai lưỡi dao vắt chéo trên mặt dao, mới là dao tốt, cạo cả chục người chưa phải mài lại. Nhưng khi hỏi giá, tôi hoảng hồn, một con dao Đức mới, nhiều tiền hơn cả bộ ḥm cắt tóc tôi đă mua. C̣n dao cũ th́ ba phần lưỡi đă hết hai, gần vào đến sống dao rồi, mà cũng không rẻ là bao. Đành cứ phải chịu mua dao xấu cho rẻ tiền và chịu  khó mài, ngồi rảnh lúc nào mài lúc ấy. Tôi đánh lờ cái kiểu lấy ráy tai. Ai bảo tôi làm, tôi từ chối khéo sau khi giả vờ lục lọi trong ḥm đồ:” Ủa, mấy cái đồ lấy ráy tai lại để quên ở nhà rồi sao ?” Tôi rất ngại phải chọc vào tai người ta, lơ mơ bị bắt đền hoặc có những ông khách giở chứng.

Nhờ bộ đồ cắt tóc, từ đó gia đ́nh tôi đỡ chật vật. Vợ tôi kiếm đủ tiền gửi con cho bà cụ và mớ rau, mớ  cá, tiền quà cho trẻ.  Tôi phải lo những món chính như tiền nhà, tiền gạo, tiền điện, than củi, thuốc men, đôi khi đ́nh đám. Tiền nhà là nặng nhất và phải lo đầu tiên. Nhưng nhờ trời, bộ đồ cắt tóc giúp cũng khá. Có hôm thần tài gơ cửa, tôi đang đi lang thang giữa phố, chợt một người lính Bảo chính đoàn bảo đi theo anh ta. Vào trại lính, tôi cắt không kịp và thu tiền cũng không kịp. H́nh như binh sĩ sắp phải đi đón một sĩ quan cao cấp nào đó, viên Thiếu úy muốn cái đầu nào cũng phải mới nên bắt tất cả đại đội phải cắt tóc, ngoại trừ người nào mới cắt hôm qua. Tôi cắt đến nhá nhem tối chỉ được hơn ba  mươi cái đầu, v́ lúc vào đến trại cũng đă một giờ trưa. Cạo sơ sài v́ ông thiếu úy giục quá. Tóc lính cũng dễ cắt. Cứ đưa cao tuốt lên, dưới chân trắng hếu, trước trán chỉ để độ ba phân. Nhưng có mấy anh lính trẻ, lừa lúc ông Thiếu úy chạy đi  uống nước, bảo khẽ tôi là  để dài hơn một tí, ba phân rưỡi hay bốn phân càng tốt. Họ nói cắt tóc ngắn kiểu  nhà binh bị đào chê, không bát phố với em được.  Tôi làm dài hơn như yêu cầu nhưng chỉ sợ ông Thiếu úy kiểm soát bắt cắt lại. May mà xuôi lọt cả.

 Hôm đó, măi chín giờ đêm tôi mới về tới nhà,  nằm xoài ra phản thở v́ mệt, tôi quăng chỗ tiền dốc trong túi áo ra cho vợ tôi đếm. Được gần trăm bạc, một số tiền kha khá lúc ấy. Vợ tôi bảo, mai anh cứ đi đi lại lại trước cửa trại lính, thế nào họ cũng c̣n cắt nữa. Nhưng tôi đâu có kịp nghe hết, mệt quá v́ đứng suốt ngày, tôi ngủ thiếp đi bên cạnh mấy đứa con, quên cả ăn.

Ngày hôm sau, tôi xách ḥm đồ lảng vảng trước cổng trại nhưng người lính đứng gác bảo tôi phải đi, không được ḍm ngó vào trong trại.

Chỉ c̣n ba tuần nữa là Tết Nguyên Đán. Dọc theo phố Ba-ti và phố Khách Hải pḥng, những chậu hoa đủ loại bày bán. Những củ thuỷ tiên ngâm trong nước, được quảng cáo là sẽ  nở hoa đúng đêm giao thừa, những cành đào đầy nụ phớt hồng lẫn mấy cái búp xanh, những chậu cúc vàng , thược dược  đứng xen lẫn những chậu quất trĩu quả vừa bắt đầu chín. Những tiệm bán thịt của người Hoa treo lủng lẳng nào gà, vịt quay, lạp xưởng và cả một con heo quay vàng.

Trong chợ Sắt - Hải pḥng cũng  đầy  khung cảnh Têt. Các hàng bánh, mứt la liệt. Hàng quần áo, giầy dép  trẻ con, người lớn. Các cặp vợ chồng dẫn con đi sắm Tết. Đứa đ̣i cái áo này, đứa muốn cái quần kia. Rồi tiếng rao lanh lảnh chị hàng xôi chè:” Ai xôi ṿ chè đường”, tiếng tục tắc thằng bé rao ḿ, giọng ồ ồ người đàn ông đẩy cái xe có mui lợp:” Cà-phê ô lê bánh tây” lẫn lộn với cả trăm âm thanh tạp nhạp khác làm thành một hợp âm ồn ào, bát nháo rất kích động, rất có vẻ Tết.

Tôi đứng nh́n hàng quán nghĩ thầm, nếu chỉ ḿnh tôi th́ không cần sắm sửa tết nhất cũng xong. Nhưng c̣n nhà tôi, năm nào nhà tôi cũng muốn có mâm cỗ cúng gia tiên, hai bên nội ngoại rồi sau đó hạ cỗ cho các con ăn một bữa phủ phê thoải mái, nhà tôi mới hài ḷng Nhà tôi thường bảo:

” Cả năm anh không cúng quải các cụ không sao. Nhưng đêm giao thừa anh không được quên các cụ. Vừa để tỏ ḷng hiếu kính của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, vừa van vái các cụ gia hộ năm mới làm ăn may mắn, mạnh khoẻ. Mâm cỗ cúng giao thừa như vậy lại không xứng đáng sao ?”

Tôi phải chịu cái lư luận của nhà tôi  là đúng và từ ngày lấy nhau, đă mười hai năm, chưa năm nào chúng tôi bỏ lễ cúng giao thừa. Những đứa trẻ vốn không biết  ǵ  về lễ nghi cúng giỗ. Khi  tôi cắt tiết con gà, c̣n mẹ chúng  ngâm gạo nếp và rửa măng, miến, mộc nhĩ, ấy là chúng biết  phải sửa soạn để ăn một bữa phỉ chí, sau đó lại c̣n được quần áo mới, giầy mới và tiền mừng tuổi nữa.

Nhờ ơn tổ tiên độ tŕ, sau ngày ông Táo chầu Trời, tôi hớt suốt ngày. Đi những xóm xa trước giờ chưa từng đến, một tay cái ghế xếp cho khách ngồi, tay kia ḥm đồ nghề. Nhờ có tiền, ra chợ trời, nhà tôi đă kiếm cho tôi được  cái áo va-rơi dài ngang đùi, bằng dạ nhà binh mầu cứt ngựa, mặc khá ấm. Một cái mũ cũng bằng dạ, mầu xám, của ông tây cà lồ nào về nước bỏ lại, tôi mua rẻ với giá ba đồng của một người đàn bà túng tiền cứ nhất định đ̣i hơn.

Hàng quà Hải cảng chỗ nào cũng có. Khoảng xế trưa, tôi kiếm một ổ bánh ḿ thịt hoặc bánh ḿ cá. Ra phông tên làm một bụng nước nữa là no đến tối  hoặc nếu rảnh, ghé hàng nước chè tươi ở lề đường, chỉ vài xu, một cốc nước chè pha đường nóng hổi vừa thổi vừa uống.  Bữa  nào chị hàng bún riêu  mời chào quá, tôi phải ăn cho chị một bát  kẻo chị nói tết nhất người ta mải đi sắm tết, không chịu ăn quà.

Vợ tôi đă sắm sửa gần đủ cho lễ cúng giao thừa. Hai cành đào gầy guộc, đen đúa,  lưa thưa vài cái nụ nhỏ xíu cắm trong hai cái b́nh cọc cạch, mỗi cái mỗi kiểu, mỗi men, cái to bự, cái nhỏ xíu nhưng vợ và đám con tôi vẫn đứng trầm trồ. Hai chậu cúc vườn,  hoa nở toè loe toét loét, h́nh như người ta đă chơi rồi không thích đem bán rẻ. Thứ này đêm giao thừa ra chợ hoa kiếm trong đống rác cũng có nhan nhản. Chỉ có cái bát hương là tạm coi được. Nó bằng sứ, vẽ hoa xanh, c̣n lành lặn. Vợ tôi đă đổ tro bếp tới miệng để cắm hương cho chắc. Hai cây nến đỏ hai bên cắm trên hai cái tách uồng nước, quai giấu vào phía trong. Bài vị tổ tiên ở giữa, hai bên là ảnh thầy mẹ tôi, phía ngoài che bằng một cái màn thưa vải đỏ, ngày Tết mới kéo màn về một bên cho bàn thờ lộ ra.

Sáng ba mươi Têt, vợ tôi bảo:

       “ Thôi anh ở nhà nghỉ ngơi ngày hôm nay, rồi giao thừa c̣n cúng kiến !”

         Tôi đáp:

         “ Ba ngày Tết nghỉ rồi. Nhiều người bận, để đến hôm nay họ mới cắt tóc. Bỏ uổng !”

         “ Anh có đi th́ về sớm sớm. Năm nay giới nghiêm, sau giao thừa, anh Lệnh  không đến xông nhà cho ḿnh như mọi năm được . Nhưng sáng mai anh sẽ đến.”

         “Ừ.” Tôi vừa đáp vừa ra khỏi nhà.

Nhân tiện  xin nói rơ hơn với chú cô Tuấn và quí anh chị luôn, anh Lệnh là anh ruột nhà tôi. Cha mẹ chết sớm chỉ có hai anh em chạy qua chạy lại với nhau. Sáng mai mồng một Tết đó,  anh sẽ đến xông nhà cho chúng tôi, rồi sau đó, tôi lại đến xông nhà cho anh chị và mừng tuổi  cho đám trẻ.

Quái lạ ! Tôi cứ nghĩ hôm nay 30 Têt, đông khách mới phải v́ nhiều người chưa kịp cắt tóc. Bà con ta có tục lệ không ai bảo ai mà phải sửa sang đầu tóc trong năm để ăn Tết. Đầu bù tóc rối  không thể vào nhà người thân  mừng tuổi đầu năm, v́ người ta cho là xui. Đàn bà thời xưa vấn khăn nhung khăn nhiễu, thời nay th́ phi-dê. C̣n đàn ông, trẻ già không qua tay ông thợ cạo.

Vậy mà lại ế mới kỳ cục.  Tôi xách ḥm rảo qua mấy con hẻm chỉ được một cái đầu người lớn và hai đầu trẻ con. Nh́n đồng hồ trong tiệm bán gị chả, thấy đă 2 giờ chiều. Cảm thấy đói,  tôi lấy nắm xôi nhà tôi gói cho ra ăn với miếng chả ḅ, ngồi trên ghế xếp, ngay dưới mái hiên tiệm làm máng, đưa mắt nh́n phố phường nhộn nhịp.  Ăn xong, mua bát nước chè tươi bên đường, uống xong  lại xách ḥm đi lang thang thêm lúc nữa. H́nh như phố phường, trẻ con người lớn không ai chú ư đến tôi. Họ hối hả, chạy muốn vắt gị lên cổ để làm một công việc ǵ đó cho ngày Tết mà chỉ họ biết.

Một cụ già từ trong nhà ra thấy tôi liền bảo vào nhà cắt cho cụ. Cắt thêm được hai đứa trẻ  nữa th́ trời cũng bảng lảng. Tôi bỏ túi mấy đồng ông cụ trả  rồi dọn dẹp đồ nghề ra về. Nh́n con đường trước mặt, tôi biết hôm nay đă đi khá xa, từ đây cuốc bộ về tới nhà cũng mất hơn giờ đồng hồ. Tôi định ngồi lên cái xích lô nhưng tiếc mấy đồng mua bánh cho con nên lại thôi.

Vừa  lúc đó, một người đàn bà ăn mặc đẹp đẽ, tóc phi-dê, từ phía sau đi vượt lên. Ngang mặt tôi, bà hỏi:

         “Chú cắt tóc, phải không ?”

         “ Dạ, phải.”

         Tôi vừa trả lời vừa dừng lại. Bà ta cũng dừng.

         “ Chú đi theo tôi về nhà cắt tóc cho ông nhà tôi, được không ?”

Tôi nghĩ hôm nay thưa khách và một cái tóc cũng có thêm chút đỉnh. Ấy,  từ ngày đi tản cư, sự thiếu thốn nó cứ đeo theo vợ chồng tôi với đàn con nheo nhóc làm nhiều lúc tôi nghĩ tôi đă thay đổi hẳn bản chất “công tử” cố hữu.  Ngày gia đ́nh c̣n khá giả, bố tôi làm thầu khoán có nhiều tiền, tôi chịu tiêu lắm, được tiếng “mạnh thường quân” trong đám bạn bè. Khi cưới nhà tôi, chúng tôi vẫn c̣n sung sướng. H́nh chụp tôi và nhà tôi đứng cạnh cái ô-tô ḥm lúc đón dâu mô tả được sự sung túc của gia đ́nh tôi lúc đó. Nhưng rồi đất bằng nổi sóng. Song thân tôi mất cả, của cải cũng đi theo và bây giờ,  có lẽ không ai nghèo như vợ chồng tôi. “

Chú Hăn lại uống nước và nghỉ vài phút. Rồi chú hít, thở mạnh một hơi dài như để trút cái nặng nề trong ḷng ra, và tiếp:

         “Tôi  c̣n đang  lưỡng lự th́ bà ta lại bảo:

         “ Cũng gần đây thôi. Sau trại lính khố xanh ấy mà.” Bà ta lấy tay chỉ về phía trước. Tôi nh́n theo tay bà ta, cũng biết đó là trại lính khố xanh.  Quả gần thật.

         Tuy nhiên thấy trời tối, tôi  vẫn ngại, nói không suy nghĩ:

         “ Có lẽ đă tối rồi. Hay ...bà cho địa chỉ,  bữa khác tôi đến cắt cho ông ?”

Người đàn bà cướp lời:

         “Ấy, đâu có được. Mai Tết rồi chú. Phải hớt tóc đón giao thừa chứ. Đi, chú theo tôi !”

Bà ta nói như ra lệnh, không kịp để tôi phản đối. Thế là tôi đi theo bà ta. Tới trại lính, bà ta vẫn đi,  tôi nghi ngờ, hỏi:

         “ Thưa bà, măi tận đâu ? C̣n xa không ? “

         “ Qua đây một tí. Sắp tới rồi.”

Nói xong bà ta rảo bước, cắm đầu đi thật nhanh. Tôi cũng phải bước nhanh cho kịp trong khi phố xá rộn rịp chuẩn bị chờ giao thừa. Năm, bảy người dội nước trước cửa và quét dọn, ư chừng phải làm trước giao thừa kẻo ba ngày Tết c̣n quét tước, tiền của sẽ đi hết. Một vài cửa tiệm lớn  mở toang cửa, đèn đốt sáng trưng, những chậu  quất, chậu hoa, cành đào, bánh pháo... la liệt. H́nh ảnh này làm tôi liên tưởng đến cái gia đ́nh nhỏ bé của tôi. Không đẹp đẽ, sáng sủa giầu có như thế nhưng cũng ấm cúng, vui vẻ và chắc vợ con tôi đang ngóng tôi về.

Qua hai  ngă tư nữa, đến một cái ngă ba, xế tay phải một quăng,  bên lề đường, tôi nh́n thấy một chiếc xe hơi đen  loại Citroen đang đậu. Từ đàng xa tôi đă thấy một người đàn ông trong xe hơi chui ra. Có lẽ ông ta đă nh́n thấy người đàn bà và tôi từ xa. Ông ta mặc quần áo đen, bờ-lu-dông đen, gọn gàng, tóc hớt cao, chẳng biết khoảng bao nhiêu tuổi, v́ trời nhá nhem tôi nh́n không rơ mặt. Gần tối mà ông ta vẫn sùm sụp đôi kính đen, gọng thật to. Trên đầu cũng sùm sụp một cái mũ “phớt” đen,  vành che hết khoảng trán. Ông ta  đón người đàn bà đi cùng với tôi bằng câu hỏi, giọng sang sảng:

         “ Anh này là thợ hớt tóc, hả chị ?”

         Người đàn bà gật đầu. Liền đó, người đàn ông mở cửa xe và bảo tôi:

         “ Anh lên xe !”

         Tôi  ngỡ ngàng, phản đối:

         “ Bà này bảo tôi đi hớt tóc cho ông chồng bà ta. Sao  bắt tôi lên xe là làm sao ?”

Người đàn ông móc trong túi quần ra khẩu súng lục đen ng̣m, ánh thép xanh lè loáng ánh đèn. Anh ta dí mũi súng vào người tôi, trầm giọng rít  trong kẽ răng:

         “ Th́ đi hớt tóc. Nhưng phải lên xe đă. Đừng để tôi nổi cáu mà mất mạng, nghe không ?”

         Cực chẳng đă, dưới mũi  súng, tôi phải chui vào băng sau xe, ḥm đồ và cái ghế xếp để ở cạnh chân.  Người đàn ông cũng chui vào theo tôi, ông ta nói:

         “Tôi buộc ḷng phải bịt mắt anh lại.”

Nói xong, nhanh như cắt, ông ta rút trong túi quần ra vuông vải đen bằng cái mùi-soa, và thoắt một cái, ông  ta đă chụp vuông vải chéo vào hai mắt tôi và buộc thật chặt phía sau ót khiến tôi phải kêu lên.  Nhân đó ông ta tọng ngay vào miệng tôi một cái mùi-xoa khác, đầy một miệng. Thế là tôi hết la, chỉ ú ớ. Sau đó ông  ta dùng một đoạn dây điện đă để sẵn trên xe, trói hai tay tôi lại, thật chặt.  Mấy động tác này, ông ta làm chỉ trong nháy mắt, khéo léo và thiện nghệ vô cùng. Một người không được huấn luyện kỹ càng, không thể khuất phục đối thủ nhanh như thế. Khi thấy đă chắc ăn, ông  ta chui ra, sập cửa lại. Tôi nghe tiếng người đàn bà ngồi trên băng trước hỏi:” Xong rồi, hả anh ?” và tiếng lách cách ma-ni-ven quay phía đầu xe  - thời này, xe hơi chưa dùng b́nh điện để khởi động.  Xe nổ máy,  lao đi.

Hai người không nói năng ǵ với nhau, c̣n tôi ngồi bật ngửa ra ghế, đầu óc muốn nổ tung. Tôi quá ân hận v́ tham vài đồng bạc mà giờ này cá chậu chim lồng thế này. Đi cắt tóc thật hay là bắt cóc đem đi thủ tiêu, hay bắt làm những việc mờ ám khác ? Từ hồi đảo chính Pháp, Nhật chiếm đóng, rồi Việt Minh đảo chính, Nhật - Pháp đánh nhau, Pháp - Việt Minh đánh nhau, đảng phái thanh toán nhau và  trộm cướp như rươi. Bọn có súng là bọn cai trị, muốn thủ tiêu ai, muốn giết ai cũng được. Chính tôi đă được một người bạn rủ đi ăn cướp nhưng tôi đâu dám.

Xe chạy khoảng hai mươi phút, đột ngột dừng. Người đàn ông quay lai bảo tôi:

         “ Tuy anh c̣n hai chân để chạy nhưng chớ nghĩ đến chuyện trốn. Người của chúng tôi canh gác bên ngoài đầy hết, anh ra khỏi xe là bị bắn ngay ! Nghe kịp không ?” Tôi ú ớ trong miệng để ông ta hiểu là tôi nghe kịp. Sau đó,  hai cánh cửa phía trước mở, rồi sập lại, tôi đoán là hai người ra khỏi xe. Họ vào một nơi nào đó, thật lâu, tôi ước đoán cả giờ.

Xung quanh vắng ngắt ngoại trừ tiếng giun dế, tôi đoán nơi này là cánh đồng, thỉnh thoảng tiếng chó sủa ăng ẳng kéo dài...rồi tiếng xe lửa hú c̣i từng chập.  Quá thất vọng, tôi nằm ghé ra nệm xe, thầm nghĩ hết đường trốn. Giở dói ra không xong là mất mạng như người đàn ông đă đe. Có lẽ đây là một tổ chức bắt cóc rất chuyên nghiệp. Họ đă ngừa tất cả những ǵ có thể xẩy ra từ một nạn nhân của họ muốn trốn. Vài cốc nước chè đường uống hồi chiều làm cái bọng đái của tôi quá căng, tôi đành phải giải quyết ngay tại chỗ v́ nín hết nổi.

Rồi cửa xe lại mở, ma-ni-ven lại quay, xe lại lao đi nhưng tuyệt nhiên hai người phía trước không hề chuyện tṛ với nhau. Tôi đoán họ đang làm một việc ǵ bí mật và quan trọng.

Lúc tôi bị bắt lên xe, phố xá đă lên đèn. Giờ này vợ và các con tôi đứng tựa cửa ngóng tôi về từng phút.  Cỗ cúng giao thừa, hương hoa, bánh trái vợ tôi đă gắng lo lắng mọi thứ cho được tạm như ư. Các con tôi chúng rất vui khi có tôi ở nhà sắp cái này, bày  cái kia cho chúng coi. Gia đ́nh đầm ấm vui vẻ dù chẳng giầu sang ǵ. Vợ con tôi không thấy tôi về chắc là nóng ruột lắm đây. Làm sao thông tin cho vợ con tôi biết, tôi đang bị bắt cóc trong một chiếc xe hơi sang trọng thế này ! Đầu tôi muốn bể ra !

Lúc này xe chạy thẳng và nhanh. Tôi đoán xe đă ra khỏi thành phố, thẳng hướng quốc lộ,  v́ gió bên ngoài phần phật thổi rất mạnh. Phía người đàn bà, cửa kính để thấp, gió luồn vào trong xe, tôi run bần bật.  Tôi  đưa cả hai tay bị trói  lên cố che cái mặt, ngồi chết trân chịu đựng, dở mếu, dở khóc.

Ra khỏi thành phố một lúc lâu, xe vẫn cứ chạy. Nếu không có mớ giẻ trong miệng, có lẽ tôi đă nóng nảy la lên :”Hai ông bà đưa tôi đi măi đâu ?” nhưng tôi không làm ǵ, ngay cả ú ớ trong miệng v́ tôi biết, có giở dói ra chỉ tổ cho họ ghét, không ích  chi.

Khoảng hơn tiếng lái, chiếc xe quặt mạnh vào một con đường nhỏ phía tay trái, đi ngoằn ngoèo khoảng vài cây số rồi ngừng lại. Người đàn ông quay xuống tháo khăn và cởi trói cho tôi. Ông ta bảo tôi ra khỏi xe. Tôi rút cái khăn trong miệng ra, mở cửa, nói với ông ta:

         “ Xin ông cho tôi đi tiểu một cái.”

         Người đàn ông chỉ tay vào một gốc cây cạnh đường. Nhưng trước khi tôi bước đi, ông ta lại nói:

         “Đến nơi làm việc rồi. Anh chớ nghĩ đến chuyện trốn mà mất mạng !”

Tôi cũng biết như thế v́ trông mặt ông ta  rất cô hồn các đẳng. Đứng xả ở gốc cây, tôi cứ quẩn quanh với ư nghĩ không biết bọn này định hành hạ ǵ tôi đây. Chính trị đảng phái, tôi không. Lính bên này hay bên kia, cũng không nốt. Vậy th́ họ bắt tôi để làm ǵ ?  Chứ tôi, một anh buôn bán chợ trời, rồi thợ hớt tóc dạo kiếm tiền nuôi gia đ́nh không xong, nghèo rớt mồng tơi, vợ con nheo nhóc, ai thèm lư tới tôi ? Đang vẩn vơ suy nghĩ trong lúc tiểu tiện, người đàn ông thấy lâu quá, ông ta giục:

         “ Xong chưa ?”

         Tôi vừa đáp vừa trở ra. Ông ta nói:

         “Đi theo tôi !”

Người đàn bà đă đi vào một căn nhà gần đó ngay từ lúc xuống xe. Người  tài xế - tôi xin gọi tạm vậy -  dẫn tôi vào căn nhà đó. Ông ta đi trước, tôi theo sau. Khi c̣n cách cổng ngơ chừng dăm bước, ông ta ngừng lại. Rồi ông ta thốt ra ba tiếng nhỏ, tôi nghe không rơ, nhưng sau đó ông ta quay lại ngoắc tôi vào.  Sau này tôi nghĩ ra đó là họ trao đổi mật khẩu. Các tổ chức dùng mật khẩu để nhận biết nhau trong đêm. Nói sai mật khẩu tức là địch, không phải ta, có thể bị bắn ngay.  Quả thế, vào tới cổng, tôi thấy hai người quần áo đen, mũ đen, đeo trên vai mỗi người một khẩu tiểu liên. Họ bắt tôi mở ḥm đồ để họ xét. Người  tài xế đứng nh́n cho hai người kia làm việc. Không có ǵ ngoài bộ đồ hớt tóc. Tôi đóng ḥm đồ và theo người tài xế vào nhà.

Đó là một căn nhà năm gian cửa đóng im ỉm. Một người đàn ông mở cửa cho  người tài xế và tôi. Quang cảnh trong nhà làm tôi rợn người. Một ngọn đèn nhỏ trên cái giá để giữa nhà, mấy ngọn nến leo lét, các góc nhà đều lờ mờ tối. H́nh như người trong nhà sợ ánh sáng lọt ra ngoài v́ tôi vào xong là người đàn ông đóng cửa lại. Có hai người đang ở trong nhà. Người thứ nhất là một người đàn bà hơi đứng tuổi, trên đầu đội một cái khăn len “cát côn” mầu xám đậm, chỉ để hở khuôn mặt, mặc quần đen, cái áo len mầu xanh thẫm, nét mặt nghiêm nghị, khắc khổ. Người thứ hai là người đàn ông mặc cái áo va-rơi đen, mũ dạ đen đội sùm sụp trên đầu, ban đêm vẫn đeo kính đen, vừa năy đă mở cửa cho tôi và người tài xế. Người đàn bà tóc phi-dê dụ tôi lên xe không thấy có trong nhà. Rồi người đàn bà, người đàn ông  và người tài xế lui vào  góc nhà. Họ th́ thầm nói với nhau, cử chỉ kín đáo, bí mật. Căn nhà có ba gian giữa thông nhau, mỗi gian để một chiếc giường đơn. Trên giường một người nằm, tấm khăn trắng phủ suốt người và mặt. Tôi giật ḿnh. Vậy là người này đă chết ? Cả ba người nằm trên giường đều như vậy.

Mấy đứa trẻ nghe đến đây đều sợ, nhất là mấy đứa con gái. Chúng ôm chặt lấy mẹ.  Có lẽ chúng không dám thở mạnh nữa. Hớp một ngụm nước, chú Hăn lại tiếp:

         “ Tôi vừa nói trên mỗi giường là một xác chết nằm ngay đơ, khăn trắng phủ suốt từ đầu xuống tới chân. Mỗi cuối giường có hai chân nến  đỏ và một bát hương, đặt trên cái kỷ nhỏ.  Mấy cây hương đang tỏa khói và ánh nến leo lét càng làm cho cảnh tượng buồn thảm hơn y như trong một cái nhà quàn.  Mà nhà quàn thật. Ba xác chết ! Tôi lạnh cả xương sống, tay chân tự nhiên cứng đờ. Mồ hôi lạnh chảy dọc ở  sống lưng.  Ḥm đồ rời tay bỗng rớt cái xoảng làm chính tôi giật bắn người. Mấy người trong nhà lừ lừ  nh́n tôi một cái nh́n nghiêm khắc. Người tài xế   nói  nhỏ nhưng chắc giọng :

       “Anh không được bất cẩn gây tiếng động như vậy nữa, nghe không ? Bắt đầu làm việc đi !”

         Tôi ríu lưỡi:

       “Thưa ông, làm việc là làm ǵ ?”

         Người đàn bà chỉ vào các xác chết:

         “ Cắt tóc cho mấy ông  này !”

Tôi thực sự khiếp đảm. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ, tôi không bao giờ dám đến gần người chết. Ngay bố, mẹ tôi, tôi thương yêu như vậy mà  lúc mất, thay quần áo, khâm liệm, ai làm ǵ th́ làm, tôi trốn xuống bếp.

         Tôi run giọng hỏi lại, hay là tai tôi nghe lầm:

         “ Cắt tóc cho  những...vị này ?”               

         Người đàn ông mặc chiếc va-rơi đen, năy giờ không nói ǵ, nh́n vào mặt tôi gật đầu và hất hàm, ra lệnh. Tôi cầm ḥm đồ đến bên giường, mở, lấy tông-đơ ra. 

Thoạt đầu,  chạm tay vào cái mặt người chết, tôi rùng ḿnh. Da thô cứng, lạnh ngắt như bỏ tủ nước đá lâu ngày. Tóc tai ông ta dựng đứng, một vết thương ở ngay thái dương bên phải dài khoảng ngón tay. Vết máu đă được chùi đi nhưng phần da đó đen lại như quả mồng tơi chín. Người này chỉ khoảng trên 40 hoặc 50 tuổi. Mái tóc c̣n xanh chưa có sợi bạc, bù xù một đống chắc lâu ngày không cắt. Râu ria lởm chởm tuy không quá dài. Cặp môi mím lại, đen ś và hai bên hàm bạnh ra. Ở cổ phía trái cũng một vết thương nữa, miếng bông băng phủ đi nhưng không kín, vết máu đẫm đen kịt, khô cứng. Trên ḿnh mặc một chiếc áo nâu, tôi chỉ nh́n thấy phần vai. Tóc gáy tôi dựng đứng, tôi sợ quá, người nổi gai ốc v́ chưa từng sờ vào người chết bao giờ.”

Mấy đứa nhỏ càng sợ, gục đầu vào ḷng mẹ, hai tay ôm chặt lấy mẹ. Có đứa lấy tay bịt hai tai không nghe nữa. Câu chuyện đến hồi kinh dị làm chúng tỉnh ngủ. Chú Hăn lại tiếp tục:  

         “ Cũng như cắt tóc cho người sống, đầu tiên tôi đưa nhẹ tông đơ vào thái dương hớt ngược lên sau khi hỏi người đàn bà đội khăn  là cắt cao bao nhiêu. Bà ta nói vừa phải, mai xanh, cho đẹp.  Cắt xong hai cái mai, bà ta lại ngắm nghía, tỏ ư hài  ḷng. Bây giờ đến phía sau ót mới là khó. Tôi bảo bà ta:

         “ Xin bà cho người giúp tôi  cho ông ấy ngồi lên hoặc nằm úp sấp xuống th́ tôi mới có thể cắt được.”

Nghe tôi nói, hai người đàn ông chạy tới, họ loay hoay măi mới lật úp được xác chết nhưng họ làm với vẻ nương nhẹ, kính trọng.  Tôi thầm nghĩ có lẽ ba ông này là những vị chỉ huy cao cấp của nhóm người này nên họ mới kính trọng như vậy. Tôi đưa tông - đơ vào gáy. Người đàn bà nói:

         “ Chú cắt xanh  chân  và thuôn lên v́ lúc sống ông ấy chỉ thích kiểu này.”

Tôi đă hơi quen,  vả lại có đông người nên bớt sợ nhưng cái cảm giác rờn rợn  với thi hài người chết  và tử khí phảng phất  vẫn làm tôi muốn ói. Nhưng tôi phải cố ḱm lại. Cắt xong là cạo. Cũng cạo ở gáy, hai vành tai, xong hai người đàn ông lại lật ngửa thi hài cho tôi chận hai bên mai rồi cạo râu, cao mặt. Râu cứng quá tôi phải xin tí nước để làm sủi bọt cái đồ cạo râu. Nhân tiện , họ cho tôi một tách nước trà nóng. Uống xong, râu đă hơi mềm, tôi cạo. Cạo đầy đủ y như một người c̣n sống. Xong, phải xịt nước cho ướt tóc rồi rẽ ngôi. Tóc không chịu nếp phải bôi bi-săng-tin chải đi chải lại, dùng kéo sửa sang cho đẹp. Phải mất gần tiếng  mới xong người đàn ông thứ nhất.

V́ phải đánh vật với cái đầu ông khách, tôi mệt quá, xin được nghỉ mấy phút. Nắm xôi với miếng chả ḅ hồi chiều chắc đă tiêu hoá hết, tôi bỗng cảm thấy đói. Nghe tôi xin nghỉ, người đàn bà đồng ư. Tôi đưa cái ghế xếp lại kế cửa ngồi. Được dăm phút, bà ta hỏi tôi đă ăn cơm tối chưa ? Tôi nói đă  ăn trưa lúc 2 giờ. Bà ta vào buồng trong, mang ra  một cái bánh chưng nhỏ bằng nắm tay, bảo tôi ăn cho đỡ đói. Tôi sung sướng nói cám ơn, xong bóc cái bánh.

Đột nhiên chuông chùa, chuông nhà thờ rộn ră đánh lên. Tôi lẩm bẩm:”Giao thừa”, trí óc cứ xoắn chặt lấy hai tiếng đó và ḷng tôi nao lên v́ vợ và các con tôi  đă mong đợi cái giây phút này từ hai tháng nay. Nhất là các con tôi, chúng mong được ăn ngon bữa cỗ giao thừa, được mặc áo quần mới, đi giầy mới và có tiền mừng tuổi.

Chuông chùa và chuông nhà thờ chưa dứt th́ lại nghe tiếng mơ đánh chậm chậm đều đều, tiếng mơ cầu kinh, tụng niệm ở một ngôi chùa nào đó. Có lẽ chùa không gần lắm nên không nghe được tiếng cầu kinh. Từ hồi có chiến tranh, Chính phủ cấm đốt pháo nên mấy năm nay không có tiếng pháo giao thừa.

Bánh đă bóc hơn phân nửa, trông thật ngon, mầu trắng xanh dưới ánh đèn. Tôi đưa lên miệng  cắn một miếng, nhưng nuốt không vào, cổ họng muốn ói ra. Tôi phải vội bưng lấy miệng. Tôi nôn khan mấy cái biết rằng  không thể ăn, dù bụng rất đói. Ba thây người nằm kia, tử khí lảng vảng, tôi thực chưa bao giờ ăn uống trong trường hợp này. Tôi lại sợ bị rầy v́ thiếu lịch sự nhưng quả tôi không điều khiển đưọc cơ thể của tôi. Đành lấy lá gói lại, tôi để cái bánh lên nóc ḥm đồ rồi xin đi rửa tay để cắt tiếp. Một người đàn bà trẻ  năy giờ chưa xuất hiện, nghe bà đội khăn  gọi bằng ám số, từ trong buồng đi ra, dẫn tôi ra  sân trước, chỉ cho tôi  vại nước và cái gáo. Bên ngoài thật lạnh, gió lớn  làm tôi run bần bật, hai hàm răng đánh vào nhau cộp cộp. Rửa tay xong, tôi lại theo người đàn bà trẻ vào nhà.

Bắt đầu ông khách thứ hai. Ông này tóc không dài lắm nhưng có bộ râu quai nón khá rậm và dài. Hoàn toàn từ cổ trở lên không có vết thương, tôi nghĩ có lẽ ông ta bị thương từ vai trở xuống v́ khi giở tấm vải phủ người ra, bông băng quấn đầy cả.  Cũng phải hai, ba người phụ, tôi mới cắt xong phía gáy cho ông này.  Đến cạo, tôi đánh vật với bộ râu  v́ dao đă hơi cùn mà râu ông ta quá cứng. Bôi hai ba lần xà pḥng nhưng râu vẫn không mềm chút nào.  Người chết, nói chung, c̣n một cái khác với người sống mà  đến hôm đó tôi mới nghiệm ra, là râu tóc của họ đều dựng ngược lên y như khi ta quá sợ vậy. Tôi thay con dao khác nhưng chỉ đi vài đường là dao nhụt. V́ t́ tay mạnh quá, tôi làm sứt một mảnh da nhỏ ở cằm ông này. Như người sống th́ máu đă tươm ra nhưng xác chết, máu không lưu thông nữa, nên không có vết máu. Dù sao tôi cũng giật ḿnh v́ sự sơ sót, tôi sợ những người đang đứng canh chừng  tôi làm việc nh́n thấy th́ khổ.

Tôi khẽ nhướng mắt, liếc nh́n,  nhưng cả ba đang thầm th́ nói chuyện nên không biết. Không hiểu sao hôm nay những con dao của tôi mau nhụt vậy. Lấy miếng da ra liếc cẩn thận, cạo tiếp cho xong,  nhung dao chê bộ râu quá cứng như râu Trương Phi. Tôi hỏi hai người đàn ông đứng đó, nhà có lưỡi lam mới không ? Họ chạy đi t́m mấy phút trở ra nói không có. Hàm râu lởm chởm, chỗ cạo rồi trắng nhởn, chỗ c̣n y nguyên đen ś  coi tức cười. Nhưng dù tôi cố cạo, chỉ đứt da chứ bộ râu nham nhở vẫn hoàn nham nhở. Ba người thôi nói chuyện đến đứng sau lưng, coi tôi làm.

Người đàn bà đội khăn – có vẻ là người chỉ huy - nh́n vào mặt xác chết tôi đang cạo, nói:

          “ Này chú phó cạo, sao hàm râu của ông, chú  cạo lem nhem vậy ?”

          Tôi đang cúi người để cạo, cái lưng mỏi muốn gẫy ra, ngước nh́n lên ba người::

         “ Thưa bà, có lẽ phải chịu vậy v́ dao của tôi nhụt quá cạo không đi.”

         Bà ta sẵng giọng:

         “ Nhưng phải làm sao chứ để nham nhở thế này chụp h́nh chụp ảnh sao được ? H́nh thờ, h́nh để tôn kính kỷ niệm lâu dài chứ phải một ngày, hai ngày rồi bỏ đi đâu.”

          Tôi nhăn nhó:

         “ Như vậy phải chờ sáng, ra chợ mua vài con dao lam, may ra mới được.”

Người đàn bà bất đắc dĩ chấp thuận nhưng có vẻ không vui. Tôi bỏ hàm râu quai nón dở dang đó quay sang người thứ ba sau khi đă chải rẽ ngôi, bôi bi-săng-tin đâu đó cho mái tóc ăn nếp

Ông khách thứ ba của tôi  khoảng gần sáu chục, tóc muối tiêu. Một vết thương ngay đầu, tôi đoán là do đạn hay mảnh bom, máu c̣n dính cục, lại quấn bông băng, rất khó cắt. Mặt ông ta nhăn nhúm, miệng mím lại, có lẽ lúc chết đau đớn lắm. Ông này không có râu, chỉ lưa thưa chút đỉnh nên cạo dễ dàng.

Tôi cắt xong ba cái đầu th́ gà gáy rộ lên lần thứ nhất. Đó là bốn giờ sáng ngày mồng một Tết năm Đinh Hợi (1947).

Chuông chùa và chuông nhà thờ lại gióng lên cùng với tiếng mơ tụng niệm đều đều. Nghe ngoài đường đă thấy có người đi, xe ngựa lọc cọc với tiếng vó ngựa gơ trên đường,  nhưng trời c̣n tối lắm.

Tôi nói với người đàn bà đội khăn cho tôi đi rửa tay và nghỉ mệt một chút. Bà ta lại sai người đàn bà trẻ dẫn tôi ra vại nước. Sau đó tôi lại vào nhà. Người trong nhà đang chuẩn bị chụp h́nh cho ba người chết. Tôi thấy có một ông thợ chụp ảnh với máy chụp, cái chân ba cẳng đỡ máy và cái khăn đen to rộng để trùm máy. Giây điện một đống, đèn chân cao của thợ chụp ảnh hai ba cái. Tôi tự nghĩ thầm, không biết ông thợ chụp ảnh này có bị bắt cóc như tôi không.  Người đàn bà trẻ đưa cho tôi một tách nước nữa. Tôi cám ơn nhưng không uống, đầu vẫn quẩn quanh với ư  nghĩ t́m cách thoát thân v́ xong việc rồi, biết đâu họ không thủ tiêu hoặc bắt làm những chuyện khác.

 Nhưng không lâu, người  tài xế đến bên bảo tôi đi theo ông ta. Ra sân, ông ta nói:

         “ V́ trường hợp đặc biệt, chúng tôi phải bắt cóc anh tới đây làm việc, mong anh thông cảm. Đây là tiền công của anh,”

Ông ta móc túi trao cho tôi mấy tờ giấy bạc, “ Chúng tôi trả anh gấp đôi bù vào sự khó nhọc đêm hôm khuya khoắt của anh. Đó là chúng tôi đă tử tế với anh lắm, không th́ v́ vấn đề bảo mật, anh c̣n  phải theo chúng tôi đi nữa, chưa thể  về gặp mặt vợ con ngay đâu.”

Tôi chỉ biêt “Dạ, dạ” cho xong chuyện rồi bỏ tiền vào túi, biết rằng sắp được tha về. Một niềm hân hoan tràn ngập ḷng tôi, có thể nói chưa bao giờ tôi mừng như thế. Ông ta lại nói:

         “ Anh cầm ḥm đồ theo tôi !”

         Tôi nói:

         “Xin phép ông cho tôi mấy phút chào quí vị ở trong nhà.”

         Rồi tôi vào nhà bỏ dụng cụ vào ḥm, xong nói với người đàn bà đội khăn:

         “ Xin bà cho phép tôi được khấn vái các vị này trước khi ra về.”

Người đàn bà đồng ư. Tôi đứng  giữa nhà, xin ba cây hương đốt dưới  ngọn nến cho cháy rồi hướng vào ba thi hài,chắp tay vái và lâm râm khấn:

         “ Xin các ông tha lỗi nếu tôi đă làm điều ǵ không phải với các ông hôm nay. Các ông sống khôn, thác thiêng phù hộ cho gia đ́nh tôi được may mắn. Kính chúc các ông sớm tiêu diêu miền cực lạc.”

Tôi vừa khấn xong th́ một đám gần chục người bước vào nhà. Đàn ông, đàn bà, thanh niên, người già đều có. Họ thầm th́ với nhau và lấy thẻ hương, chia mỗi người ba cây  Họ cũng chuẩn bị niệm hương cho người chết, người nào người nấy thái độ rất cung kính và tuyệt đối im lặng.

Tôi cầm ḥm đồ và cái ghế xếp , gật đầu chào mọi người rồi bước ra sân, thở phào nhẹ nhơm v́ biết sắp tai qua nạn khỏi.  Người tài xế đă đợi tôi ở đó.  Ông ta đang  th́ thầm với người đàn bà trẻ. Thấy tôi, ông ta ngoắc tôi đi theo  ra chỗ đậu xe. Ông ta bảo tôi quay lưng cho ông ta bịt mắt. Khác với lần đầu, tôi ngoan ngoăn nghe lời. Cũng vuông khăn hồi năy, buộc chặt nhưng tôi phải ráng chịu. Xong đến đoạn dây điện, trói hai tay. Lần này, tôi không bị tọng giẻ vào mồm. Sau cùng, lên xe. Chỉ có tôi và ông ta,  không có người đàn bà tóc phi-dê. Ông ta quay ma-ni-ven, lái đi. Đi khoảng  vài chục  phút, xe dừng lại. Ông ta mở cửa xe, tháo khăn và cởi trói cho tôi. Trước khi đi, ông ta c̣n dặn:

         “Đừng t́m hiểu những ǵ về chúng tôi và nơi vừa năy làm việc. Anh hiểu chứ ?

          Tôi gật đầu:

          “Dạ, hiểu.”

Chiếc xe đen khuất vào trong sương đêm, mờ mờ ảo ảo. Tôi định thần đứng ngó xem đây là đâu. Nh́n tuốt đàng xa thấy lố nhố có đèn sáng. Tôi ḷ ḍ tới đó. Sau khi hỏi thăm  được biết đó là bến xe “ca” Kiến An đi Hải pḥng, tôi rất mừng.  Khoảng một giờ nữa, có chuyến xe đầu tiên lúc 6 giờ rưỡi sáng. V́ hành khách quá đông không muốn bỏ mối lợi, hăng cho xe chạy cả 3 ngày Tết. Các toán rà ḿn và giữ an ninh trên quốc lộ cũng vẫn làm việc. Họ không nghỉ Tết ta.

Không thể tả hết nỗi vui mừng của vợ con tôi khi tôi về tới nhà. Tôi không dám kể câu chuyện ba người khách đêm giao thừa cho vợ con tôi nghe, e từ đó lối xóm  biết, nguy hiểm cho tôi. Tôi chỉ nói với vợ tôi, tôi gặp lại một anh bạn học từ hồi xưa, anh ta mời  về nhà  chơi, bỏ rượu ra uống rồi say quá, lại giới nghiêm,  không về được. Vợ tôi hoài nghi v́ xưa nay tôi rất trọng bữa cúng giao thừa nhưng v́ tôi quả quyết thế,  nên tin.

 Ngay chiều  mồng một Têt, đầu tôi nhức như búa bổ và ngầy ngật sốt, nằm biệt cả tuần không dậy. Tôi đă ho cảm khật khừ từ mấy ngày trước. Cứ nghĩ đến những cái đầu, cái mặt se cứng, lạnh ngắt như đồng , tóc tai dựng ngược, những vết máu bầm đen của người chết mà tôi phải cắt, phải cạo, phải chải, phải làm đẹp, tóc gáy tôi lại dựng đứng lên. Vợ tôi nấu cháo, nấu súp ép tôi ăn, tôi gượng ra bàn ăn vài th́a cháo  lại ói ra v́ cái mùi tử khí tôi tưởng tượng như vẫn c̣n quanh quẩn. 

Sau  cả  tháng, tôi mới khỏi và từ đó tôi bỏ nghề hớt tóc dạo và cũng rời Hải cảng lên Hà nội. Sở dĩ hôm nay tôi dám kể lại câu chuyện đó cho chú cô Tuấn và các anh chị nghe v́ tôi nghĩ cũng sáu  năm rồi. Tôi đoán một đảng phái chính trị nào đó đă giao tranh và đă thiệt hại những vị chỉ huy cao cấp của họ.  Họ không muốn đem chôn ngay mà cắt tóc, trang điểm rồi chụp h́nh làm kỷ niệm, như lời người đàn bà nói, hoặc làm ǵ khác nữa tôi không biết. Họ doạ tôi phải kín miệng  v́ họ sợ động ổ, kẻ thù của họ đến quấy nhiễu, chứ đến nay, chuyện cũng đă phôi pha, chắc họ không có th́ giờ để ư xem tôi có tiết lộ chuyện của họ hay không.

V́ vậy tôi mới dám kể làm món quà Xuân chú cô Tuấn và các anh chị  nghe  và thông cảm với tôi qua một đêm giao thừa nhớ đời.”

Chú Hăn lại kéo cái điếu, vê thuốc hút.  Bọn chúng tôi cũng hút. Khói thuốc toả lan trong không gian. Chúng tôi chưa ai nói câu nào, có thể mỗi người một ư nghĩ về cái chết của ba ông khách đêm giao thừa năm Đinh Hợi của chú Hăn.

Ngoài trời, gió bắt đầu nổi mạnh. Bầu trời đầy mây đen, sấm chớp ù ù , nh́n qua cửa kính, cơn mưa sắp tới. Mấy đứa trẻ đă ngủ say trong ḷng mẹ. Các chị đang bồng chúng lên gác ngủ, tay kia dắt những đứa lớn. Cô Thư và  mấy chị khác cũng cáo lỗi theo  lên. Vài ông bạn láng giềng của tôi đứng lên cáo từ.

Lúc mở cửa cho họ ra, tôi c̣n nh́n hai quả hoả châu đỏ rực, sáng rỡ, lơ lửng trên bầu trời ngoại ô Hà nội và tiếng đại bác ́ ầm,  lẫn với tiếng sấm sét, từ xa vẫn đều đều vọng về.

(Chuyện có thật được viết lại để nhớ những người thân đă khuất) 

 

Little Saigon, California

Tết   Giáp  Thân  2004

Xuân Vũ TRẦN Đ̀NH NGỌC