CHUYỆN NGẮN

 

 CÔNG CHA NGHĨA MẸ

 

    Xuân Vũ TRẦN Đ̀NH NGỌC

 

                                   Phải nghĩa mẹ, nước trong nguồn

                                   C̣n công cha, dẫy Trường Sơn, Ba V́?

                                   Làm con bất hiếu, bất ngh́

                                   Th́ sao xứng đáng được ghi là  người?

                                   Là hàng cầm thú vậy thôi!(TĐN)

                        

         Ông bà Trản theo ḍng  hành khách ra khỏi phi cơ. Chuyến bay này từ San Francisco về đây, hành khách khoảng hơn trăm người th́ hết phân nửa là người Việt đi đoàn tụ. Số khách c̣n lại gồm người Mỹ, người Á châu và nhiều sắc tộc khác.

Thân nhân đi đón rất đông, đàn ông, đàn bà, trẻ nít. Họ đứng ngoài ṿng rào dán mắt vào cửa phi cơ, nơi đó hành khách đang đổ ra đầu một cái thang thật cao, ép sát vào cửa phi cơ, họ đi theo thang xuống sân bay để vào pḥng đợi của phi trường. Bỗng John la lên:

         “Ḱa, có phải ba má không ? Tụi bay nh́n kỹ coi !”

 Rick, Vick, Susan, Phil rồi cả vợ John, Dianne  chăm chú nh́n và cùng la lên:

         “Đúng rồi ! Ba má chứ ai ?

         Thế là cả bọn hấp tấp dời nơi hàng rào rất đông người đang đứng ḥ hét, cười nói khi thấy người nhà họ xuất hiện ở cửa phi cơ, để vào cái cổng bên trong,  nơi đó ông bà Trản sẽ ra tới nơi.

         “Gate number 5”, đi t́m “gate number 5, tụi bay !”, John, anh cả trong bọn nói với đám đàn em.

         “Gate này number 12, basically đi về phía kia là number 5” Rick bảo mọi người.

 Thân nhân dân đi đoàn tụ lần lượt đến bu kín lối ra cổng số 5. John cầm tay Diana đặt lên ngực ḿnh:

         “Dianne, em nghe tim anh đâp này !”

         Dianne  đặt tay lên ngực chồng:

         “Em c̣n  mừng thế này huống hồ anh. Em mong bố mẹ em rồi cũng có ngày như thế này.”

 Dianne vừa dứt câu nói th́ tiếng reo ḥ vang dậy. Các thân nhân đi đoàn tụ đă vào đến cổng. Có những người nhảy tưng  tưng, ḥ hét. Những tiếng gọi:”Má, má. Đây mà má.” Đây mà ba !” ầm ĩ khiến mấy người Mỹ đứng trố mắt nh́n.

 Ông bà Trản vừa chui qua cổng th́ John, Rick, Vick, Jessica, Susan, Phil, Rose và cả Dianne, Tuyết, Carol... ôm chầm lấy hai ông bà hôn lấy hôn để. Bà Trản bật khóc v́ bà sung sướng quá. Ông Trản cũng quá cảm động nhưng c̣n nén được. Lần lượt ôm hôn hết lượt, ngay cả mấy đứa cháu nôi, ngoại của hai ông bà. Trong lúc đứng chờ cái va-li hành lư sẽ được giao ra từ cái “conveyor bell” bà Trản hỏi John:

         “Này Cát – tên Việt Nam của John là Cát – má cứ nghĩ tới đây cũng phải tối chứ vậy mà cũng chưa lặn mặt trời. Đứa nào là vợ mày ?” Bà nh́n bốn, năm cô con gái đứng lẫn lộn.

 John chưa kịp trả lời th́ Dianne nói hớt:

         “Con đây má, tên con là Dianne. Hai đứa cháu nội của ông bà đây, thằng George  và em nó là Barbara, c̣n con Mindy th́ gửi ở nhà. Mấy hôm nay nó hơi bệnh. Từ nay má gọi chồng con là John, nghe má. Má gọi Cát chẳng ai biết. Để về nhà rồi tụi con sẽ nói hết tên cho má với ba biết.”

         Trong lúc đó ông Trản đang đứng với Rick, Vick, Susan và ba, bốn đứa khác. Đứa nào cũng ôm hôn ông nhiệt t́nh. Rick bảo ba:

         “Vậy là con yên trí đấy ba. Ba má c̣n ở bên đó tụi con làm ăn ǵ cũng không yên tâm.”

 Bỗng tiếng John nói hơi to:

         “Rồi, va li của ba má đây rồi. Ra xe về !”

         Năm cái xe theo  nhau dời phi trường. Để chia cho đều không sẽ b́ tị, bà Trản ngồi chiếc xe SUV Lexus cùng với vợ chồng John và hai đứa con. Ông Trản ngồi với vợ chồng Rick và đứa con gái của Rick, Liz. Các xe kia chạy theo sau xe John, chồng nào, vợ ấy.

  Dianne đă dự bị sẵn một tiệc tẩy trần rất thịnh soạn. Nào bánh lá chả tôm, nào súp măng tây cua, nào chả gị, xôi gấc, bánh cuốn chả lụa, bánh bèo tôm cháy...thứ nào cũng nhiều và ngon. Ngoại trừ món súp Dianne làm lấy c̣n đều đặt hết nhưng được cái Number One Food to go này làm rất có tín nhiêm. Dianne vừa muốn lấy ḷng bố mẹ chồng -  lần đầu gặp trực diện c̣n trước đây, từ ngày cưới, chỉ gửi ảnh - vừa muốn lấy điểm với chồng. “Đấy nhá, ba má anh sang tôi đối xử hết ḿnh, khi ba má tôi sang, anh cũng liệu mà ăn ở cho phải đạo, đấy nhé.” Xưa nay bánh ít đi, cũng muốn bánh qui lại cho vừa ḷng nhau ấy mà.

Bằng ấy đứa con, đứa cháu quây lấy bà Trản làm bà chóng mặt. Bay gần 20 giờ trên máy bay, đến được đây, bà chỉ muốn nằm cho đỡ mệt và đỡ nhức đầu. Ở trên phi cơ, các cô chiêu đăi viên cho bà ăn đồ ăn Mỹ, bơ mỡ nhiều quá, bà ăn vào muốn ói nhưng phải nhịn không dám ói. Bà hối hận đă ăn một miếng trứng chiên hơi lớn, rất thơm rất béo, có lẽ bỏ bơ nhiều v́ toàn mùi bơ, từ lúc ăn vào bà thấy khó chịu quá. C̣n ông Trản thấy người ta mời rượu, ông cũng gật đại. Thế là cô chiêu đăi xinh đẹp, lịch sự rót cho ông một ly nhỏ. Ông uống thấy ngon, uống hết. Nhưng rồi lúc phi cơ nhồi, ông cũng muốn ói. Cơ khổ !

         “Các con ăn đi, gắp nhiều cho các cháu,” ông Trản bảo đám con,”Ba má đă ăn chút đỉnh trên máy bay, không đói.”

            Thiệt ra, chẳng những không đói mà cả hai ông bà thấy cái bụng bí búc khó chiu, chỉ muốn cho ra cho nhẹ bụng rồi kiếm chỗ nằm.

Jane, đứa con gái út, chưa có chồng, đáp lời ông Trản:

         “Trên máy bay người ta cho ăn cầm chừng để ḿnh khỏi đói thôi ba, kẻo đói mai mốt không đi hăng đó người ta mất khách. Làm sao bằng ăn ở nhà, ba. Để con tiếp cho ba má.”

         Nói xong, Jane cầm đĩa bánh lá chả tôm đến sớt cho ông bà Trản.

         “Má c̣n nhiều trong chén đây, đă ăn hết đâu.”

         Jessica, vợ  Vick, con trai út, vừa nhai vừa nói:

         “Để Jane sớt cho ba má. Ba má sang Mỹ là chỉ có ăn. Đồ ăn xứ này thừa mứa, không ăn bỏ uổng.”

         Bà Trản vẫn cố nói:

         “Nhưng má đă ăn hết đâu.”

         “Không sao đâu má, cứ thong thả ăn. Mà con hỏi thực má. Thức ăn bên Mỹ có ngon bằng ở Việt Nam không?”

“Ngon lắm, con!” Bà Trản thành thực, “Chất lượng này th́ cũng ngang ngửa bên Việt Nam. Có điều nghe nói ở Mỹ thịt thà, cá mú nhiều lắm, ăn không xuể nên dễ làm hơn ở Việt Nam nhiều. Ở Việt Nam, thịt ḅ là đắt nhất, dân khá giả mới dám ăn thịt ḅ.”

Đai-en xen vào:

“Thịt ḅ bên này cũng đắt, má. Đắt hơn gà, hơn heo, nhưng muốn ăn vẫn cứ là mua ăn thoải mái.

Các món ăn hôm nay, con đă lựa kĩ lưỡng chỗ đặt, phẩm chất tuyệt vời, nhất thành phố này đấy má! Tụi con mỗi lần ăn là ít nhất phải hai cái bánh lá với hai cái chả tôm mỗi đứa, chả gị dăm, sáu cái. Tụi con nít  ăn cũng mạnh!

C̣n về số lượng th́ bà Ba Huể này làm “đụng lặm.”, Đai-en nhái giọng Huế y chang làm cả nhà bật cười, cô ta có khiếu bắt chước “Đặt bả khỏi cọ lo thiệu. Lần nào 50 cại chả gị về đệm cũng cọ 51, 52 cại chự không bị thiệu bao giờ.”

Ông Trản cũng cười sằng sặc, hừng chí hớp thêm một hớp Heineken:

“Rất tốt. Phẩm chất ngon đặc biệt mà số lượng đủ như đă đặt th́ người cung cấp đó là nhất rồi.”

Bữa tiệc đoàn tụ diễn ra vô cùng hưng phấn, đầm ấm và hạnh phúc. Người lớn ngồi ở bàn, chuyện tṛ như pháo ran; trẻ nít, có thêm vài đứa trẻ hàng xóm,  rủ nhau ngồi trên sofa vừa ăn vừa coi phim hoạt họa:”Công chúa ngủ trong rừng”, “The Lion King” “Mulan”. Thằng George thuộc bài hát, thỉnh thoảng lại ư ử hát theo phim làm con Barby,  con Liz và mấy đứa kia vỗ tay hoan hô rầm rộ.

 Trời bên ngoài tối dần. Đèn bật lên sáng trưng pḥng ăn nhà John để ông bà Trản trầm trồ căn nhà đẹp. Công lao này do Dianne nhiều hơn là do John v́ Dianne có tiệm bán mỹ phẩm, lợi tức thu hàng tháng rất đáng kể trong khi John đi làm ba cọc ba đồng lương kĩ sư, nếu chỉ ḿnh John th́ chỉ đủ sống, may lắm mua được một căn nhà nhỏ ba pḥng ngủ là đă mừng. Ông Trản gọi tên các con, các cháu đă hơi quen c̣n bà Trản, chưa từng phát âm những tiếng đó bao giờ, bà thấy ngượng ngùng làm sao ấy.

         “Này Cát, Thứ, Lam, Lầu....má chỉ muốn gọi chúng mày bằng tên ba đặt, má gọi dễ. C̣n tên Mỹ, má khó nhớ quá.”

         “Sẽ quen dần má ơi,” Vick nói với bà Trản,” bọn con c̣n đi làm với hăng Mỹ kiếm tiền nữa chứ có ngồi nhà đâu má. Sang đây, bọn trẻ đổi tên khắp lượt vậy đó.”

Bà Trản đ̣i lũ con để bà gọi bằng tên “cúng cơm” của chúng đến lần thứ hai nhưng chúng vẫn không đáp ứng khiến ông phải bảo nhỏ bà:

         “Ăn theo thuở, ở theo th́ bà à. Chúng nó lấy  tên Mỹ gọi thành quen rồi, bây giờ trở lại tên Việt Nam chúng đâu có chịu. Tên gọi không nhằm nḥ, miễn chúng có hiếu với tôi và bà là được.”

 Bà Trản thấy chồng nói thế cũng thôi không đề cập đến chuyện đó nữa.

         Từ pḥng tắm ra, bà Trản đứng trước đám con trầm trồ:

         “Nhà bên Mỹ thiệt đẹp. Ở Việt Nam ít có cái nhà nào đẹp như vầy. Pḥng vệ sinh sạch như lau như li. Việt Nam nhà này cứ là cả trăm triệu.”

         Dianne nói:

         “Nhà tụi con đâu đă thấm thía ǵ với nhà chú thím Vick – Jessica. Để mai ba má lại coi. Nhà mới tinh mà chỗ nào cũng “de luxe” hết. Tụi con c̣n lâu mới mua được căn nhà như thế.”

 Vick và Jessica nghe chị dâu khen trước mặt ba má và mọi người th́ cảm thấy sung sướng như lần đầu được khen, dù đă nghe không biết bao nhiêu lần.

         Dianne quay gọi ba đứa lớn nhất:

         “George, Barby, Liz ! Come here ! I’d like to introduce you to grandpa and grandma !”   

 Ba đứa trẻ chỉ nh́n Dianne nhưng không nhúc nhích. Chúng thấy hai ông bà già th́ có vẻ lạ lùng. Dianne phải giục đến lần thứ hai:

         “Come on ! Come here quickly !”

         Ba đứa nhỏ tụt khỏi sofa chạy lại.

         Dianne bảo hai đứa con và đứa cháu:

         “George, Barby và Liz chào ông bà nội đi ! Say:”Hello grandpa ! Hello  grandma !”

 Bảo đến lần thứ hai chúng mới nói.  Dianne lại nói:

         “Give him and her a big kiss !”

         Ba đứa trẻ vẫn trố mắt nh́n, không động đậy. Dianne lại phải giục:

         “Come on ! Give them a kiss ! No, bigger, bigger ! Alright !”

         Mỗi đứa lần lượt hôn vào má hai ông bà ba lần v́ Dianne bắt phải hôn mạnh hơn... mà chúng v́ lạ nên có vẻ chiếu lệ.

         Nhưng ông bà Trản lại cảm thấy quá sung sướng. C̣n cả bọn th́ cười nói, reo ḥ. Ước ǵ mỗi ngày được chơi với đám cháu như thế này, hai ông bà thầm nghĩ.

         Lúc đó Barbara đă bồng thằng Jason, 10 tháng, Susan ôm con Margie, 4 tháng, Rose ôm thằng Jake, 6 tháng, và Jane bồng được con Mindy mới 8 tháng, con của John và Dianne tới chỗ ông bà Trản. Dianne lại lần lượt giới thiệu từng đứa. Bà Trản không làm sao nhớ nổi những cái tên quá khó nhớ, quá khó phát âm. Bà chỉ cố nhớ khuôn mặt của chúng để khỏi lôn lạc con đứa này ra con đứa khác, e bố mẹ chúng buồn. Trai, gái, dâu, rể và cháu, mấy chục cái tên Mỹ một lúc dễ ǵ nhớ được. Mới có một lúc, bà dă gọi lộn tên hai đứa làm chúng cười bể nhà.

Bà Trản cũng muốn đặt cho mỗi đứa một cái tên Việt cho dễ gọi, dễ nhớ nhưng biết lời đề nghị không được hưởng ứng., bà đành nín lặng. Bà muốn bồng con Margie, đứa cháu ít tháng nhất, nhưng Susan  nói để Susan  cho nó ăn v́ đă đến giờ ăn của nó.

Ông bà Trản nh́n bảy đứa cháu mũm mĩm xinh đẹp, ḷng vui chứa chan. Ông Trản gọi thằng George, 5 tuổi, cháu đích  tôn của ông bà:

         “Giọt, lại ông nội coi !”

        Vừa năy nó đă hôn ông, nhưng vẫn chưa quen. John phải bảo nó:

         “Ông nội gọi con. Con lại với ông nội đi !”

         Nó vẫn ngồi yên, cứ nh́n chăm chăm vào mặt ông. John phải nói tiếng Anh:

         “Come  on ! Grandpa calls you ! Come to ask: How are you today, grandpa ?”

Bất đắc dĩ nó phải lại nhưng cái mặt không vui. Ông Trản nắm lấy tay thằng cháu đích tôn, ḷng cảm động. Ông hỏi John:

         “Có đứa nào biết nói tiếng Việt không con ?”

         “Chúng nó nghe chút đỉnh được, chỉ dăm ba từ thôi, nhưng không biết nói.”

         Ông bà Trản đều nói:

         “Các con chịu khó tập cho chúng nói tiếng Việt kẻo bỏ mất một ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ của tổ tiên, uổng lắm !”

Sau tuần đầu nghỉ ngơi ở nhà  John, ông bà Trản  đă lại sức. Với bà, tên Mỹ cũng chưa quen lắm nhưng phát âm vẫn sai, như George bà cứ Giọt, John bà cứ Gion, Jane th́ lại Rên, cái lưỡi đă quá cứng không thể phát âm cho trúng.

Cuối tuần đó, John gọi các em, cả dâu cả rể đến nhà. Lại một bữa tiệc thịnh soạn. Hôm nay, Dianne cho ăn bún thịt nướng. Một ḷ nướng bằng gaz để ở vườn sau, thịt ḅ, thịt heo đă ướp sẵn,  hai, ba người đổi nhau đứng nướng. Bún, nước mắm chua ngọt, rau sống, rau thơm, chén, đũa và thức uống để la liệt trên một cái bàn cạnh đó, mỗi người tự lấy ăn, tự lấy uống thật giản dị và tiện lợi. Mùi thịt nướng theo khói bay khắp khu vườn. Nh́n qua hàng giậu sang nhà hàng xóm cũng người lớn con nít thấp thoáng, tiếng cười nói và mùi bác -  bi - kiu thơm nức mũi, khói um lên một vùng..

Khi bữa ăn đă giảm tốc độ, John kéo ghế cho ông bà Trản và kêu các em kéo ghế  ngồi thành ṿng tṛn ngay ngoài vườn,  dưới bóng cây, cạnh cái hồ nhỏ nuôi cá vàng, có núi non bộ  bên trong. John đứng nói:

         “Thưa ba má, nhờ phúc đức tổ tiên, ba má đă sang được với chúng con và các cháu của ba má, chúng con thiệt mừng. Trước đây, ba má đă hi sinh mọi thứ cho chúng con lại t́m đủ mọi cách gửi chúng con vượt biên, chúng con mới có ngày hôm nay. Chúng con đội ơn ba má rất nhiều. Do bảo lănh đoàn tụ, ba má lại được đi sớm hơn nhiều người thành ra hôm nay ba má mới ở đây, nếu không, con nghĩ cũng phải cuối năm.”

Ông Trản tiếp lời John:

         “Ba má rất vui nh́n thấy các con hạnh phúc, làm ăn khá giả. Khi các con đi hết rồi, ba má ở lại nhà, cứ nghĩ khôn nghĩ dại chắc khó ḷng c̣n gặp lại các con. Thế mà “hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân”,  ngày hôm nay, ba má có mặt trên nước Mỹ này cùng với các con. Thật là phải cám ơn nước Mỹ đă cưu mang  và Ơn Trên ban những điều may mắn đến với gia đ́nh ta.”

            John lại tiếp:

         “V́ ba má sinh ra bảy anh em chúng con, dâu rể sẽ là mười bốn, dù con là con cả, con không thể giành ba má riêng cho gia đ́nh con. V́ vây hôm  nay anh em chúng con bàn về việc thay phiên phụng dưỡng ba má. Con đề nghị các em thế này. Hiện có sáu cặp, trừ em Jane chưa lập gia đ́nh. Cứ mỗi anh rước ba má về nuôi một tháng. Cứ mồng một mỗi tháng, ba má đến một nhà mới. Trong tháng đó, anh chị đó phải lo lắng mọi thứ cho ba má. Tháng này con xin ba má ở nhà con. Tháng sau là chú thím Rick ,  tháng sau nữa, cô chú Susan – Phil vv...Ba má và các em nghĩ vậy có được không ?”

Không ai nói ǵ, coi bộ giải pháp này thuận lợi. Nhưng rồi bà Trản nói:          

         “Nhờ trời, ba má đă sang được đến đây, ba má mừng lắm mà chúng mày cũng mừng. Vậy cần ǵ phải phân chia như thế. Đứa nào thuận tiện th́ cho ba má ở với, có được không ?”

 Dianne trả lời ngay:

         “Không được đâu má. Ăn cho đều, chia cho ṣng,  kẻo lại “unfair” rồi đánh nhau vỡ đầu. Vợ chồng con là lớn nhất nhưng cũng không độc quyền giữ ba má măi được. Actually, cứ mỗi anh một tháng như chồng con nói là good nhất. Trong tháng đó hai anh chị đó phải lo hết cho ba má từ A tới Z. Có vậy mới khỏi tị nạnh, phân b́.” Quay qua đám em:”You guys thấy sao?”

            “Fair.”

            “OK.”

            Hai, ba tiếng trả lời.

Thật ra, không phải anh chị nào cũng tranh giữ ba má mà nuôi. Mấy đứa con gái tinh khôn nói với nhau:” Phải đi xin Medical cho ông bà già xem có được không. Không có Medical, ông hay bà bệnh phải vô nhà thương th́ tới số. Ở đây đụng đến nhà thương, bác sĩ mà không có bảo hiểm hay Medical th́ đi làm cả đời cũng không trả nợ xong.”

       

 Không ai nói ǵ thêm v́ nghĩ một tháng quay đi quay lại cũng chóng. Cốt giữ sao cho hai ông bà không bệnh là ăn tiền.

         Hai tuần sau, Dianne gọi cho một người cán sự xă hội:

         “Thưa chị, ba má chồng em mới sang, đi theo diện đoàn tụ, chúng em muốn đưa ông bà lên Sở Xă hội xin Medical cho ông bà pḥng khi đau ốm. Xin chị cho em cái hẹn.”

         “Ai là người bảo lănh ông bà sang đây ?”

         “Actually, chồng em, thưa chị.”

         “Well, tôi chưa đọc hồ sơ nên chưa hiểu thế nào. Theo nguyên tắc, người sponsor phải lo đời sống vật chất tinh thần cho người được bảo lănh trong ṿng ba năm. Anh chị có tài sản ǵ không ?”

         “Chúng em có nhà nhưng nghe người ta nói, ông bà già xin Medical được. Có những người quen đă xin được. Chị cho em cái hẹn em đưa ông bà già lên gặp chị.”

Dianne bỏ một buổi làm chở bố mẹ chồng lên Sở Xă hội. Sau khi coi kỹ hồ sơ, cô cán sự nói:

         “ Như tôi đă tŕnh bày với chị trên phone, phải sau ba năm ông bà mới xin được Medical. Có những trường hợp chúng tôi cấp phát sớm được v́ người sponsor không có tài sản ǵ hết, chỉ đủ nuôi người được bảo lănh và những người này đă trên 70 tuổi. Hai ông bà bố mẹ chồng chị chưa tới tuổi đó, cũng không có bệnh liệt lào, anh chị có thể đảm bảo đời sống cho hai bác theo như giao kèo anh ấy kư với Sở Di trú trước khi được chấp thuận cho sang đây. Tôi rất tiếc không giúp chị ǵ được.”

Dianne tiu nghỉu ra về, thông báo cho cả nhà hay. Anh chị nào cũng có ư nghĩ, ông hay bà bệnh nặng là khốn khổ cả. Lo nhất là bà. Bà vốn có bệnh suyễn, mùa Đông nó hành dữ lắm. Thôi, tới đâu hay đó chứ biết sao !

Tháng thứ hai, ông bà Trản đến ở với vợ chồng Rick, thằng con trai thứ nh́. Rick đă có đứa con gái, năm tuổi, tên Liz và em nó, thằng Jason, chưa được một năm.

         Nhà Rick cũng đẹp tuy không lớn bằng nhà John. Hai vợ chồng Rick đi làm về chỉ có một thú vui là săn sóc cái nhà. Từng li từng tí. Từ những góc kẹt cho tới nhà tắm, pḥng vệ sinh, bồn rửa chén vv... đều có lịch tŕnh “clean up” theo đúng sách vở. Những bao tay, thuốc hoá học để lau chùi, đánh bóng, các sách hướng dẫn những công tác này xếp đầy một ngăn tủ. Hai vợ chồng Rick đọc rồi thực hành, làm quá cả sự mong muốn của tác giả những cuốn sách. Sách vở, thuốc hóa học, sao mà nhiều thế. Bà Trản vốn tính tỉ mỉ, hồi ở Việt Nam bà được tiếng là người giữ ǵn nhà cửa vén khéo, ngăn nắp thế mà sang đây, bà thấy những cái bà đă làm ở Việt Nam chẳng được một phần mười những cái các đứa con bà làm cho căn nhà của chúng. Nguyên ngửi những mùi thuốc hoá học khi chúng “lin ấp”, bà đă thấy chóng mặt.

Có lần trước khi đi làm, vợ Rick, Barbara, bảo bà:

         “Má chơi với con Liz. Thằng Jason tụi con gửi baby sitter chiều đi làm ra con mới đón nó về. Thứ bảy, Chủ nhật baby sitter không giữ, ḿnh phải giữ lấy. Lúc nào con Liz ngủ, má chùi giùm con cái nhà tắm ba má xài, nghe má. Con đă để thuốc “clean up” trong đó. Má cứ đổ một ít ra khăn khô chấm lên rồi má chùi đi chùi lại thật kỹ. Đấy là cái cửa kiếng và khung nhôm. C̣n men bồn tắm th́ má dùng thứ kia, con đă viết tiếng Việt trên nhăn. Má cứ nh́n là biết. Nghe má !”

         Bà Trản gượng gạo trả lời:

         “Ừ, để rồi má làm.”

 Nhưng cho đến lúc đứa con dâu về, vào pḥng tắm của hai ông bà, nó vẫn thấy mấy chai thuốc hóa học và đám giẻ c̣n nguyên chỗ cũ.

         “Má ơi, má ời...”

         Bà Trản đang dắt con Liz đến cạnh mấy cây hồng chỉ cho nó xem mấy bông hoa đẹp. Bà quay lại. Barbara cố làm cho giọng nói nhẹ nhàng:

         “Má chưa làm pḥng tắm của má, hả má ?”

         “Ừa, ừa...Tao chơi với con Li quên khuấy đi mất. À, lúc năy má có coi. Nó c̣n sạch quá đấy thôi. Đâu đă phải làm.”

         Mặt Barbara nhăn nhăn:

         “Không được đâu má. Basically mỗi tuần phải “clean up” một lần không th́ nó đóng chất dơ vô chùi không ra. Để hai tuần làm cực lắm.”

         “Ừa, thôi để mai má làm.”

         Một lúc sau:

         “Má ơi, má ời...”

         Bà Trản không nghe, Barbara phải gọi đến lần thứ hai:

         “Ǵ đó con ?”

         “Sao kẹo bánh ở đâu dây  ra hết cái sàn nhà hả má ?”

         “Ấy, chú thím Tiền đến thăm ba má, đứa cháu của chú thím ấy ăn cà rem, chắc nó mới làm rớt ra chút đấy.”

         Barbara vặt đầu, vặt tai:

         “Vợ chồng con mới đánh bóng chỗ sàn này hôm rồi là má ba tới đó. Cà rem bôi ra thế này giết tụi con. Sao mà chùi rửa lại c̣n đánh bóng lại.”

 Bà Trản biết khách của ḿnh làm ra là lỗi của ḿnh. Bà đi lấy cái khăn nhúng nước tính lau. Nhưng bà vừa đặt cái khăn xuống sàn th́ Barbara la toáng lên:

         “Ấy má, không lau bằng nước được. Thôi má để đó cho con.”

 Tối hôm đó, bà Trản vào pḥng ngủ mà c̣n thấy đứa con dâu đang miệt mài cùng chồng nó lau chùi, đánh bóng  chỗ sàn nhà. Bà Trản cứ nằm thở dài, làm ông hỏi:

         “Chuyện ǵ mà bà thở dài thở vắn thế ?”

         “Có lẽ ở đây ít lâu rồi trở về Việt Nam thôi ông à !”

         “Mới sang được hơn tháng. Lúc đi th́ bà mừng hết lớn đấy thôi. Bà buồn chuyện ǵ ?”

         “Con cái ḿnh giờ nó lớn, nó ra ngoài tầm tay của ḿnh rồi. Tôi với ông th́ không tiền không bạc, ở với chúng nó ăn nhờ ở vả, con đă vậy, c̣n dâu, c̣n rể. Chúng chỉ hơn người dưng nước lă một tí. Chúng nó coi trọng cái nhà và  đồ vật. Ḿnh th́ quen cái thói Việt Nam làm không vừa ư chúng nó. Tôi để ư rồi ông à. Cái giường chúng nó nằm chỉ chui ra chui vào nương nhẹ, c̣n lúc nào cũng phải giữ nguyên nếp không sai một li. Tôi cũng kỹ nhưng kỹ như thế tôi không theo được.”

Ông Trản an ủi vợ:

         “Thôi, bà ạ. Ăn tùy chủ, ngủ tùy con. Nó vừa là chủ nhà, vừa là con mà con đă trưởng thành, ḿnh phải chiều chúng nó chứ biết sao ? Bà coi cái thằng Út, hôm tôi với bà đến phi trường, nó mừng ôm lấy bà, ôm lấy tôi mà khóc. Rồi nọ nay hai tuần nó với vợ nó mới đến thăm bà và tôi được một lần. Nó nói nó bận đi làm, đưa vợ nó đi chợ, về bên bố mẹ vợ. Ngày tôi và bà c̣n ở Việt Nam th́ nó viết thư về khóc lóc, nhớ thương, đ̣i tôi với bà phải gửi cho nó vài sợi tóc, nó nh́n hàng ngày mà nhớ đến cha mẹ...”

Bà Trản tiếp lời ông:

         “Bây giờ nó chỉ cần tóc của vợ nó với bố mẹ vợ nó thôi. Ông ơi, tôi biết sự thể thế này th́ tôi ở nhà cho xong.”

         Sáng hôm sau, Rick,  trước khi ra khỏi nhà c̣n dặn mẹ:

         “Má đừng cho con Liz ngủ ban ngày nhiều kẻo đêm nó không ngủ, nó quấy tụi con không ngủ được. Má dẫn nó ra vườn chơi hay bày đồ hàng trong nhà chơi với nó. Nó bảo nó thích nội lắm đó. À, trước khi tắm, má chùi dùm con cái bồn tắm cho sạch rồi hăy xài nhe má !”

Hết vợ đến chồng. Bây giờ con vợ không nhắc th́ lại đến thằng chồng. Làm như ḿnh là thứ ăn dơ ở bẩn vậy. Trưa hôm ấy, lúc con Liz ngủ, bà Trản vào nhà tắm lau chùi. Đánh cái bàn cầu, chùi cửa kính “shower” và chùi cái bồn tắm. Đến hơn một tiếng mới xong. Bà ra ngoài ngồi nghỉ một chút mà đầu óc quay mồng mồng. Mấy thứ hóa học nặng mùi quá, nó bố lên mũi làm bà chịu không được. Hai con mắt th́ mờ ra!

Chẳng biết những weekend trước Rick và Barbara  gửi thằng Dê-sần ở đâu hay giữ tại nhà mà ngay từ weekend đầu tiên, Barbara đă giao nó cho bà nội, ông nội cùng với con Liz, hai vợ chồng đi chơi.

         Thằng Jason mới được 11 tháng, nó bệnh vặt luôn, hết nóng đầu đến khóc, ai nuôi nó cũng mệt. V́ vậy chị giữ trẻ tính giá hơi đắt để cho Barbara đi kiếm chỗ khác nhờ giữ. Chị giữ 6 đứa nhưng không cực bằng giữ ḿnh thằng Jason.

Bà Trản thương các cháu lắm, t́nh thương con ngày xưa nay dồn cho cháu hết. Trước khi ra đi, Rick nói với ông bà Trản:

         “Ba má coi giùm hai cháu cho tụi con đi xả hơi một chút. Suốt tuần làm việc lại quần quật với tụi nó, mệt quá, nhé ba má !”

         Hai ông bà Trản lúc nào chẳng thương con, thương cháu:

         “Ừa, giờ tụi tao không bồng ẵm tụi bây nữa th́ có con tụi bây. Cũng là vui. Tụi bây đi chơi những đâu vậy ?” Bà Trản ṭ ṃ.

 Barbara trả lời, mặt tươi rói:

         “Tụi con đi đánh “góp” đấy má !”

         “Đánh “góp” là đánh ǵ ?”

         “Má có nh́n thấy má mới biết. Nào, biết tả làm sao nào. Trái banh nhỏ tí xíu bằng trái chanh.  Ḿnh dùng cây gậy đánh vào nó cho nó bay đi, rồi ḿnh đưa nó tới cái lỗ đă khoét sẵn. Ai đánh ít mà banh chui tọt vào lỗ th́ người ấy thắng.”

         Ông Trản chêm vào một câu:

         “Ôi, Mỹ mà bà, nhiều tṛ chơi lắm. Bà có nh́n mới biết. Thôi để cho chúng nó đi.”

         “Thưa ba má, tụi  con đi !”

Hai vợ chồng Rick - Barbara ra khỏi nhà như hai con chim sổ lồng.

         Rick vừa mở cửa xe vừa háy mắt với vợ:

         “Có ông bà nội lo con cho đi chơi. Sướng nhé !”

         “Th́ ông cũng sướng chứ ḿnh tôi sướng à ? - thỉnh thoảng Rick và Barbara vẫn gọi nhau bằng ông bằng bà như vậy - Để ông bà nội biết nuôi con ở Mỹ khổ cực như thế nào, kẻo khi c̣n ở Việt Nam th́ ông bà nội cứ gào lên là ông bà thương các cháu lắm !” Barbara trả lời Rick tỉnh queo.

Ông Trản phải coi con Liz để bà Trản bồng thằng Jason. Nhưng má nó đi không được bao lâu th́ nó khóc. Bà Trản tưởng nó đói, lấy chai sữa cho nó bú nhưng nó không chịu bú, vẫn cứ khóc. Bà bồng nó đi đi lại lại trong nhà, ru nó bằng những câu ca dao mùi mẫn nhất mà bà thuộc:

       Gió đưa bông cải về trời

Rau răm ở lại chịu lời đắng cay...

      Tay bưng dĩa muối dĩa gừng

Gừng cay, muối mặn xin đừng phụ nhau...

     À ơi.... À ời...

Thằng Jason, dù đẻ ở Mỹ nhưng là con Việt Nam, nó nghe ca dao cổ tích cũng bùi tai, chợp mắt. Nhưng chỉ được mười phút, bà nó thôi ru, nó lại mở choàng mắt ra khóc ra rả. Người th́ bé nhưng cái miệng thiệt lớn, bà Trản nghe mà sốt ruột. Hơn hai mươi năm nay, từ hồi đứa con gái út được ba tuổi, bà có phải bồng ẵm, trông coi con nít nữa đâu. Hồi  trẻ khác, bây giờ khác, đánh vật với con nít mau mệt. Giờ này bà biết lư do người giữ trẻ từ chối không muốn giữ thằng cháu nội của bà dù được trả mắc.

  Bà Trản đổi thế bồng. Bà dựng đứng nó lên cho mặt nó úp vào vai bà. Như nhiều đứa khác th́ kiểu bồng này là êm ngay, nhưng thằng Dê-sần không thích kiểu nào. Nó vẫn cứ khóc ngằn ngặt như đứa bị đau bụng đau băo ǵ đó. Bà Trản lại ước có cái vơng như ở Việt Nam, hai bà cháu nằm, cháu cũng êm ái mà bà cũng đỡ mỏi. Rồi êm êm, mát mát  th́ hai bà cháu làm một giấc. Khoẻ ru. Ở Việt Nam nó hợp với bà như vậy đó. chứ ở đây, mọi cái với bà đều xa lạ, bất tiện, không thoải mái.

Thằng Dê-sần vẫn khóc. Mồ hôi nó dấp dấp ra trán. Bỗng một tia sáng loé ra trong đầu bà Trản. Phải rồi, có lẽ nó thèm cơm. Thằng bố nó ngày xưa, cho ăn ǵ cũng không khoái bằng ăn cơm. Khóc mấy có chén cơm, nín ngay.

Bà Trản đặt thằng Jason vào nôi, mặc cho nó khóc, bà đến nồi cơm điện lấy muỗng xúc lưng chén, lấy ở trong tủ lạnh vài con tôm kho. Bà xúc hai muỗng cơm cho vào miệng nhai cùng với cái đuôi tôm cho nát tinh nát nhừ ra. Cơm nhai không nhuyễn, thằng bé hóc th́ khổ. Xong bà lấy cái muỗng nhựa nhỏ, lè ra từng miếng bằng trái nho. Bà  bồng thằng cháu nội lên:

         “Bà cho cháu ăn cơm nhé, cơm nhon nhắm.”

         Xong bà đút cho nó. Miếng đầu nó chưa biết ất giáp ra sao vừa khóc vừa trệu trạo nuốt đi, nhưng từ miếng thứ hai, thứ ba, lạ lùng thay và mầu nhiệm thay, nó há to miệng ăn tem tẻm, hết miếng nọ đến miếng kia. Hết khóc. Hết miếng cơm trong miệng, bà Trản lại làm miếng nữa. Ba lần như vậy, nó không há miệng nữa, đôi mắt long lanh, cái bụng căng tṛn, nh́n bà cười thật tươi.

         “Mẹ bố mày, đúng là cha nào con ấy, ṇi nào giống nấy.  Mày là giống y chang cái thằng bố Thứ của mày rồi !”

Bà Trản sung sướng nh́n thằng cháu nội nằm trong nôi đạp chân, quơ tay. Đúng là không ǵ bằng cơm, ông bà ḿnh nói có sai bao giờ.

Thực sự từ ngày nh́n thấy nó, chưa bao giờ bà thấy nó sởn sơ, tươi mát  như lúc này.

  Rồi bà đi lấy chai nước cho nó bú. Ăn xong, uống xong, nó nằm chơi thoải mái nhoẻn cái miệng tươi hồng ra cười như một đứa trẻ dễ tính nhất trên đời. Bà ngồi chơi với cháu, ḷng mừng rỡ như vừa t́m ra phương thuốc cải tử hoàn sinh. Bà sẽ đem khoe với những đứa con để chúng có kinh nghiệm mà nuôi con. Nào nó  có  khó  tính. “Con Việt Nam cứ phải cơm. Không ǵ bằng cơm !” Bà Trản đọc đi đọc lại câu kinh nhật tụng. Chị giữ trẻ mà biết phương pháp này th́ mười thằng Dê-sần chị cũng giữ ngay. Thiêt ngon xơi!

Thằng Dê-sần nằm chơi với bà một lúc rồi đi vào giấc ngủ.      

        Trong lúc đó, ông Trản dắt con Liz ra đường ngó trời, ngó đất. Hai ông cháu đi ṿng ṿng trong khu. Vài con chó thấy người, sủa nhặng lên từ trong hàng rào. Một đám sẻ kêu ríu rít trong một bụi cây rậm rạp cạnh đường đi. Dăm con quạ bay qua bay lại kêu “quạ, quạ”, cái thứ chim ít người ưa.

   Chẳng có nhà Việt Nam nào ở khu này, chung quanh toàn Mỹ hay Mễ.  Có vài người dắt chó đi trước mặt ông Trản, ông muốn chào hỏi một câu cũng chẳng biết phải nói sao.  Ông thầm nghĩ, ở Việt Nam ḿnh đâu đến nỗi, cũng là dân trung lưu, học hành trung b́nh, đi nhà binh cũng là Sĩ quan, ra hành chánh cũng tham sự, giám sự, thế mà sang đây, cái tiếng cái tăm không biết, y như thằng câm thằng điếc, hay thằng mán vô rừng. Giá trị con người kém hẳn đi. Càng ở lâu mà càng không hiểu tiếng nói của người ta, không hội nhập được, càng thấy nhục nhằn trong ḷng. Giả sử c̣n tuổi thanh xuân,  th́ đi học kiếm lấy ít chữ mà ba xí ba tú, cho qua ngày đoạn tháng. Đàng này, tuổi cũng đă trọng, học rất khó vào,  chẳng biết làm sao ! May được đàn con có hiếu, chúng biết nghĩa vụ làm con, chứ không th́ sống chết ở quê chứ sang đây làm ǵ. Xú sở này không đi làm kiếm tiền được, là khốn khổ đến cái thân ngay.

Ông Trản và con Liz ra đến đầu đường lại ṿng trở về, chút xíu lại thấy cái cổng nhà hiện ra. Con Liz không đi nữa, nó mở cửa vào nhà. Ông Trản cũng phải theo nó. Bà Trản vừa nh́n thấy hai ông cháu, bà gọi ông:

         “Này ông, lại mà coi, thằng Dê-sần tôi nhai cơm đút cho nó, nó ăn tem tẻm, giờ nằm chơi “phây phả”chứ có quấy khóc ǵ đâu.”

 Ông Trản nắm lấy bàn tay mũm mĩm của thằng Jason trong khi con Liz đứng ngó em chằm chằm. Nó chẳng hiểu ông bà nói những ǵ với nhau.

         “Th́ ra thằng bé thèm cơm hả bà ?”

         “Nó thèm cơm, y như thằng cha nó ngày xưa. Ông nhớ không, hồi đó tôi nhai cơm mớm cho nó, nó mới thôi khóc, y như thằng con nó bây giờ.”

         “Thôi cũng mừng, cho nó bớt quấy. Từ nay cứ cơm mớm cho nó ăn. Bảo má nó nha bà.”

 Nói rồi ông vào nhà tắm. Ông thấy cửa kính, bồn tắm, sàn nhà, bồn cầu... chỗ nào cũng sáng trưng, thầm nghĩ bà ấy lau lọt đây. Tuần tới để bả nghỉ, ḿnh làm kẻo để bả làm măi, tội nghiệp. Ngày xưa bả cũng là nữ sinh trường Nữ Cần thơ đấy, phải tầm thường sao ? Bây giờ có tuổi, sinh nhiều, lo lắng hơn chục năm nay cho con đi, người bả bây giờ khác xưa một trời một vực. Nghĩ đến đó, ông Trản lại thấy bùi ngùi thương vợ.

         Khi ông từ nhà tắm ra, bà và con Liz  đang líu lo ở ngoài vườn. Thằng Jason ngủ êm trong nôi.

 Chợt tiếng máy cắt cỏ kêu ầm ĩ từ bên hông nhà. Hai anh Mễ cắt cỏ ở vườn phía trước, rồi ṿng về khu vườn phía sau. Ông Trản chợt nghĩ, tại sao ta không làm cái việc cắt cỏ này cho con ? Cũng là một cách góp phần để chúng bớt chi tiêu mà những đứa con dâu, con rể không nói vào đâu được. Chơi không chỉ phí th́ giờ. 

         Ba hôm sau, trong bữa cơm, ông Trản hớp một hớp Heineken mà ông thấy quá ngon, rồi hỏi Rick:

         “Ba thấy hai anh Mễ đến cắt cỏ cho con. Mỗi tháng con phải trả bao nhiêu ?”

         “Tháng hai lần, con phải trả năm chục. Các thứ hoa như hồng th́ phải cắt, tỉa nó mới có bông, cây cối cho bớt rậm rạp cũng phải cắt. Tính thêm, ba.”

         “ Thôi, để ba cắt cho con cho đỡ tốn tiền mà ba cũng có việc ba làm kẻo ở không buồn lắm. Săn sóc cây cỏ là sở trường của ba.”

         Rick ngần ngừ:

         “Ba mới sang c̣n mệt, ba nghỉ cho khoẻ.”

         “Ba làm được, làm có chết ai đâu. Ba sẽ khoẻ hơn cho con coi.”

Vài bữa sau, Rick ra ga-ra lôi cái máy cắt cỏ cũ, đầy bụi bậm ra:

         “Cái máy này là máy cắt cỏ. Để con giật máy cho nổ rồi ba thấy. Cái này không có tự động nên đẩy hơi nặng. Để con đưa lên băi cỏ ba đẩy xem sao.”

         Rick đẩy trước một đường, sau đó ông Trản đẩy. Ủa, trông vậy mà nặng gớm. Nhưng nặng cũng phải cố kẻo vừa  nói làm được  nay lại đầu hàng sớm th́ c̣n ra cái “thống chế” ǵ. Đi được hai ṿng, ông Trản thấy toát mồ hôi. Thêm nửa ṿng, mắt ông hoa ra. Thấy mặt ông Trản đổi khác, Rick nói:

         “Chắc ba chưa quen đẩy, mệt đó. Ba ngồi nghỉ đi.”

 Ông Trản vào ngồi dưới gốc cây, thở hổn hển.  Rick lại tiếp:

         “Nếu con mua cái self-propelled th́ ba không phải đẩy, tự nó, nó đi. Cái này ḿnh phải đẩy nó nên hơi mệt. Hễ ba cảm thấy thích và khoẻ th́ ba làm cho vui. C̣n nếu mệt th́ ba đừng làm.”

         Buổi chiều khi Rick và Barbara đi đánh “golf” về, con Liz ra ôm chầm lấy má:

         “Mámi, mámi !”

         “Ở nhà Liz có ngoan với ông bà nội không ?”

         Nó không trả lời chỉ gật đầu.

         “Ủa, thằng Jason c̣n ngủ hả má ?”

         “Ừa, nó ngủ ngoan lắm.” Bà Trản trả lời con dâu. Rồi bà kể lúc nó quấy khóc quá, bà phải nhai cơm mớm cho nó. Ăn xong nó nằm chơi một lát rồi ngủ kh́ đến giờ này.

         ” Con biết không, má không c̣n cách ǵ dỗ nó nữa. Nó khóc ré lên ngằn ngặt như có ai bấu chí nó vậy. May quá, má nhớ ra, má liền lấy cơm với tôm kho nhai nát ra, má đút từng muỗng nhỏ cho nó. Nó cứ há miệng sau khi nuốt, y như con sáo con trong tổ đ̣i mẹ đút. Trông thương lắm !”

Vừa nghe hết câu chuyện,  Barbara sửng sốt cả người:

         “Trời đất ! Má nhai cơm ra nhổ vào miệng thằng Jason à ?”

          “Không, má dùng cái muỗng nhỏ chứ. Ngày ở Việt Nam, người không có muỗng họ áp ngay miệng họ vào miệng con họ là xong.”

         Barbara khẽ rùng ḿnh:

         “My Gosh ! Má ơi, má làm con muốn ói. Con sợ quá má ơi ! Bảo sao con đang đánh golf mà bụng cứ đánh sóng lên từng hồi. Th́ ra má mớm cơm cho thằng Jason.”

Ông Trản và Rick đang ở ngoài vườn, nghe to tiếng chạy vào.

         “Ǵ thế em ? Ǵ mà em lớn tiếng với má thế ?”

         Mặt Barbara sưng sỉa đầy tức giận:

         “Anh bảo má kể cho anh nghe đi. Má lấy cơm mớm cho thằng Jason.”

         “Ừ, th́ sao ?”

         “C̣n sao nữa. Dơ ơi là dơ. Rồi mồm miệng má. Toàn “germ” không,  đưa sang hết thằng bé. Má có suyễn mai mốt nó sẽ có bệnh suyễn cho mà coi. Gớm chết !” Barbara lại rùng ḿnh.

         Ông Trản phải can thiệp:

         “Không sao đâu con à. Chồng mày ngày xưa bà ấy cũng mớm cơm cho ăn như thế đấy. Lớn lên như Tây !”

         “Chồng con khác, con con khác. Con nhờ má một chút,  má làm ngay như vậy, con đâu dám nhờ coi nó nữa.”

         “Người giữ trẻ khuất mắt cũng cho nó ăn tạp nhạp, con đâu biết.” Bà Trản sượng trân nhưng cố chống đỡ.

         “ Baby sitter th́ chỉ có sữa, lớn như con Liz th́ cereal, cho con người ta ăn bậy bạ là ở tù đấy má !”

Rick nghe vợ nói nặng mẹ, quát lên:

         “Thôi chuyện đă rồi ! Em không được nói hỗn với má. Mai mốt ở nhà mà coi lấy con !”

         Barbara ôm thằng Jason từ nôi đưa lên lầu:

         “He’s not just my son. He’s yours, too ! Understand ?”

         Lên đến pḥng, đặt thằng Jason ra giường, nó mở choàng mắt. Barbara cúi xuống hôn vào má nó, nựng nịu:

         “Tội nghiệp Jason, Jason của má. Sao Jason không lè ra mà lại nuốt cơm đi ? Chỉ v́ má ham đánh golf mà Jason chịu cực. Từ nay má không để cho bà nội mớm cơm cho Jason nữa. Má xin lỗi Jason !”

 Thằng bé nh́n má nó nhoẻn cười, nó lật úp người và lồm cồm ḅ trên giường.

         Từ đêm đó, bà Trản ít ngủ hẳn đi mặc dù ông khuyên bà hết lời. Bà ít ngủ làm ông cũng mất ngủ.

         “Khi bà khoe với tôi thằng bé thích ăn cơm, tôi đă nghĩ trong bụng, phải hỏi bố mẹ nó đă, xem chúng có đồng ư cho ăn cơm Việt sớm như vậy không. Nhưng lúc tôi và con Liz ở ngoài đường về th́ bà đă cho thằng Dê-sần ăn xong, nó ngủ rồi. Thôi, quên đi mà sống, bà ạ.”

Từ đó, bà Trản không được cái hân hạnh giữ thằng Jason nữa mà chỉ lúc nào má nó ở nhà bà mới được chơi với nó một lát thôi. Nào đă hết, Barbara kể cho Dianne, Susan, Rose, Tuyết ... mọi anh chị em cùng nghe. Đứa bênh bà Trản, nói Việt Nam người ta cho con ăn theo kiểu đó đầy ra, có chết thằng Tây nào. Đứa lại nói mớm cơm như vậy là không hợp phép vệ sinh vệ đẻ, truyền tật bệnh sang đứa trẻ.

 V́ chuyện đó, mỗi lần phải gửi con cho bà Trản, đứa con dâu hay con gái lại dặn đi dặn lại:

         “Đồ ăn của con con đây. Má bỏ tủ lạnh rồi nó đói, má cho nó ăn giùm con. Má đừng mớm cơm cho nó như thằng Dê-sần, nghe má ! Tội nghiệp nó lắm !”

         Có thể đứa con thực t́nh nhưng bà Trản cảm thấy xấu hổ như những lời trách móc. Mặt mày bà sượng sùng, rầu rĩ, ưu tư chứ không c̣n vui vẻ, hồn nhiên, tươi tỉnh như tháng đầu mới tới.

Cũng v́ chuyện mớm cơm, mẹ con trở nên khó ăn khó ở.

          Bữa đó Susan đưa con Margie mới 6 tháng đến gửi bà Trản, lúc này hai ông bà đang ở hotel Vina, do Vick và Jessica mướn. Chồng Susan là Phil, con lai Mỹ trắng, tính t́nh tốt nhưng nóng nảy.

         Buổi chiều, xong công việc, Susan và Phil đến đón con về, cám ơn ba má đàng hoàng. Chẳng biết con Margie trái gió trở trời hay sao mà tối đó nó khóc ra rả. Susan dỗ không được, trao cho Phil.

 Phil đi đi lại lại trong pḥng khách ru con nhưng nó vẫn cứ khóc. Anh ta chợt nghĩ đến chuyện thằng Jason ăn cơm mớm bữa trước bèn gọi Susan, hỏi:

         “Em có dặn bà ngoại là đừng mớm cơm cho con Margie không ? Sao nó khóc quá? Anh nghi là bà ngoại đă mớm cơm cho nó v́ anh sờ bụng nó thấy bụng nó cứng lắm.”

         “Em dặn kỹ má rồi mà.” Susan cũng sờ bụng con. “Ừ, sao bụng nó cứng quá hả anh ?”

         “Em gọi điện thoại cho má đi. Anh phải chuẩn bị đưa con đi Emergency !”

 Susan bấm điện thoại. Đầu giây kia:

         “Susan đấy hả ? Ba đây con. Có chuyện ǵ mà con gọi trễ vậy ?  Con chờ má một tí.”

         “Má ơi, má có mớm cơm cho con Margie ăn không vậy má ? “

          “Sau vụ thằng Dê-sần, má đâu có ngu cho con tụi bây ăn cơm mớm nữa.”

           “Cái bụng nó cứng quá má à. Vợ chồng con cứ đoán là má lại cho con Margie ăn cơm mớm cho nó khỏi khóc. Vậy hả má ? Má sure chứ má ? Để con c̣n biết mà nói với bác sĩ ấy mà. Thôi, nếu má không cho nó ăn th́ thôi. Má ngủ lại đi. Tụi con phải đưa nó vô bệnh viện Emergency cho bác sĩ coi.”

  Susan cúp máy rồi mà bà Trản vẫn c̣n ngẩn ngơ như kẻ mất hồn. Bà nhớ rất rơ bà đâu có mớm cơm cho con Margie. Vậy mà đứa con gái và cả thằng chồng nó nói như đổ sống cho bà. Bà buốn quá, những giọt nước mắt lặng lẽ lăn tṛn trên má. Ông Trản từ pḥng vệ sinh ra, nh́n đồng hồ: 2 giờ sáng.

         “Thôi bà, ngủ trở lại đi, kẻo một chút là sáng.”

         Nhưng từ đó đến sáng, hai ông bà không ngủ được nữa.

 Ngày hôm sau, ba Trản gọi  Susan hỏi thăm sức  khoẻ con Margie thi Susan nói, đă hai ngày nó không đi cầu mà tụi con không biết. Sau khi bác sĩ bảo cô y tá xịt thuốc vào hậu môn cho nó th́ nó đă đi được và cái bụng mềm rồi. Bà Trản bảo con gái:

         “May là bác sĩ kiếm ra bệnh, không th́ tao cứ gọi là phải bán xới khỏi cái đất này.”

         Susan cười  sằng sặc:

         “Thôi, má đừng giận tụi con, nha má. Con xin lỗi má.”  

Trở lại chuyện đi ở luân phiên, hết tháng ở nhà Rick và Barbara, ông bà Trản lần lượt đến ở với ba đứa con gái và chồng của chúng. Theo thứ tự, Susan – Phil, đến Rose – Bob rồi đến Tuyết - Giảng. Nhưng cặp Susan - Phil  đang có mẹ nuôi của Phil,  và cặp Rose – Bob đang có cha mẹ  Bob, cũng vừa đi đoàn tụ,  ở chung. Sui gia đang ở với con gái ḿnh và con rể, nay ḿnh cũng đến ở,  coi không tiện. Thế là dịch xuống dưới, cặp Tuyết - Giảng.

 Tuyết - Giảng chưa có con. Hai anh chị quen nhau trong đám cưới của Phil – Susan v́ Phil – dân Mỹ trắng - và Giảng làm cùng một hăng điện toán ở Newport Beach.

         Trong hăng, người ta gọi Giảng là Jean (Dăng) như tên Pháp, c̣n trong hăng Tuyết, người ta gọi Tuyết là Snow, nhưng ở trong gia đ́nh và các bạn bè Việt Nam, hai anh chị vẫn giữ tên Tuyết và Giảng.

         Tuyết không đổi tên Mỹ lúc thi vào quốc tịch như các anh chị. Người ta đề nghị với Tuyết tên Mỹ ”Snow” và bảo nó đẹp lắm nhưng Tuyết cũng không đổi. Cha mẹ đặt sao, giữ vậy, Tuyết nghĩ thế lúc đi thi quốc tịch.  Giảng, cũng cùng ư nghĩ.

 Hai anh chị hợp nhau, chẳng riêng vấn đề đổi tên Mỹ mà c̣n nhiều vấn đề khác. Chẳng hạn như nhà cửa. Tuyết và Giảng cũng đă mua được căn nhà ba pḥng mới cất năm năm trong khu Ever Green là khu tốt tại thành phố này. Hai anh chị săn sóc nhà cửa, vườn tược đàng hoàng nhưng không đi đến chỗ trở thành nô lệ căn nhà như nhiều người. Ông bà Trản đến ở với Tuyết và Giảng một tháng thấy rất dễ chịu.

         Chỉ c̣n ba ngày nữa là hai ông bà sẽ sang nhà con trai út, Vick – Jessica.

 Bữa đó, Tuyết và Giảng đi làm chưa về, ông bà Trản đang ngồi chơi ở pḥng khách chờ hai vợ chồng Tuyết về là ăn cơm. Đi nhà con nào, bà Trản cũng cố giúp con bằng cách nấu nướng để chúng đỡ bận rộn. Những món chúng không muốn bà làm v́ nghĩ bà không biết làm, chưa từng làm bao giờ th́ bà để chúng làm lấy. Những món canh cải, rau muống luộc, rau muống xào, dưa giá, cá kho, tôm kho như ở Việt Nam gia đ́nh bà vẫn thường ăn th́ bà bảo  để bà làm đỡ. 

 Đúng ra, hai ông bà Trản chỉ thích ăn những món Việt, rau cải nhiều mà thịt cá ít, không bơ mỡ, ít dầu, ăn mau tiêu, đỡ nặng bụng, hợp tạng người Việt mà lại ít tốn tiền. Ngày ở Việt Nam, vài mớ cải luộc với đĩa cá kho, những con cá nhỏ xíu bằng nửa ngón tay út, hay mấy con cá khô cũng xong bữa cơm. Khi sang hơn, có đĩa dưa giá cùng nồi thịt kho hột vịt, xoong canh khổ qua nhồi thịt heo bằm, hoặc ít trái ớt “phạc-si” nhồi thịt, ấy là phải nấu thêm cơm kẻo thiếu giữa bữa. Tựu trung, những bữa cơm giản dị Việt Nam  không vất vả v́ nấu nướng, lại tốt cho sức khoẻ. Khi có thêm đồ ăn, bà Trản làm món đậu hũ nấu canh hẹ với mấy con tôm khô, chỉ loáng là xong.

         Bây giờ con cái sang đây, tập tành theo thói ăn nết ở của nhà giầu, món này món kia cầu kỳ rắc rối. Nhưng thôi, ông chồng bà đă khuyên, chúng trưởng thành hết rồi, tùy chúng muốn làm ǵ th́ làm kẻo nói lắm chúng đă không nghe mà c̣n cho là ḿnh già khó tính hoặc lẩm cẩm,  sinh nhiều mâu thuẫn !

 Hai vợ chồng Vick – Jessica vào ngồi với ông bà Trản ở pḥng khách. Ông Trản hỏi:

         “Hôm nay các con không phải đi làm hay được về sớm ?”

         “Hôm nay chúng con lấy một ngày off, ba à,” Vick trả lời,” Ba má hôm qua anh Giảng chở đi thăm bạn bè à, ba má ?”

         Bà Trản đáp:

         “Ừa, hai bác Năm xe đ̣ đấy mà. Hai bác đi trước ba má gần một năm nhưng vẫn viết thư về thăm và cho địa chỉ. Giảng và Tuyết bỏ ra coi th́ chỉ cách đây hơn ba chục mai. Bác gái cứ trách là sao sang mà không cho hai bác biết để đi đón và đưa về nhà hai bác chơi.”

         “Hai bác đó bây giờ ở với ai, hả má ?” Jessica cũng chêm vào cho vui chuyện.

         “Hai bác có ba người con, anh lớn đậu bác sĩ, chưa có vợ, chị thứ hai ra dược sĩ có chồng con ở trên Lót. C̣n chị Út hai bác đang ở với có chồng và một đứa con, bằng tuổi con Li của vợ chồng Rick.”

         “Con đi pha trà ba má dùng nhé !” Vick nói.

         “Má pha uống hăy c̣n trong b́nh trà. Con muốn uống th́ rót ra mà uống. Trà Việt Nam, tao với ba mày chỉ thích thứ này.”

 Vick  đưa b́nh trà và khay tách ra bàn, xong rót vào bốn tách.

         “Mời ba má dùng nước.”

         Jessica lấy trong cái xách nhỏ bằng giấy ra một gói kẹo, lấy cái đĩa nhỏ, trút ra:

         “Kẹo gương của tiệm bánh Bông Hồng trên phố. Con mua để ba má uống trà cho ngon. Kẹo này nổi tiếng ở đây. Mời ba má dùng thử.”

 Ông bà Trản mỗi người cầm một miếng. Vick, Jessica cũng cầm. Nhân dịp nhắc đến mấy đứa cháu, Jessica ngỏn ngoẻn hỏi bà Tràn:

         “Má ơi, con hỏi điều này, má đừng giận con nhé má !”

         Bà Trản nh́n con dâu:

         “Ừa, con cứ hỏi.”

         “Hồi nhỏ, bà ngoại có  mớm cơm cho má như má mớm cho thằng Jason không ?”

         “Má không hỏi mẹ của má nhưng nếu người mẹ không đủ sữa cho con bú, cũng không c̣n phương tiện ǵ khác như giă gạo cho nát ra rồi nấu cháo, hay có bà hàng xóm nhiều sữa cho bú ŕnh, bú chực vv... th́ phải nhai cơm mớm cho con. Tụi bây lấy làm lạ lắm sao?”

Vick chỉ cười mỉm v́ sợ mẹ giận, c̣n Jessica th́ cười rũ rượi:

         “Con kể cho mấy con bạn Mỹ trong sở nghe, chúng  hăi lắm. Chúng bảo rồi nước miếng theo “germ” sang đầy miệng thằng nhỏ. Con cũng hăi nữa. Hễ con có con là tuyệt đối con dặn má không có mớm cơm cho con con đâu !”

 Tay bà Trản cầm miếng kẹo gương đang ăn dở run lên muốn rớt miếng kẹo, bà muốn “tế” cho đứa con dâu lắm điều đưa chuyện, đi kể chuyện gia đ́nh cho bạn bè nghe mấy câu. Nhưng bà kềm được:

         “Má ít sữa, có lẽ tất cả bảy đứa kể cả chồng con đều ăn cơm mớm. Khi nào má bận th́ chị người làm mớm cơ đấy. Có chết thằng Tây đen nào đâu mà đứa nào cũng lớn như thổi, đẹp trai đẹp gái vậy thôi !”

         “Má ơi,” Jessica biết bà mẹ chồng giận,” Công ơn má là lớn như trời như biển, nhưng nếu má cho ăn như trẻ con bên Mỹ này th́ các con má c̣n ngon lành hơn nhiều.”

         “Chèng đéc ơi, con tưởng xứ nào cũng thừa mứa đồ ăn như xứ Mỹ này à ?” bà Trản có vẻ nóng máu,” Con hỏi ba con đây, lương Sĩ quan, lương công chức thời Việt Nam cộng ḥa, không khéo ăn khéo tiêu th́ thiếu nợ ấy chứ. Bán nhà mà ăn à ? Ngay như có tiền,  nhiều khi cũng không mua được đồ ăn. Ba Tàu Chợ lớn đầu cơ từng kí đường, kí muối, kí gạo. Chỉ rau muống, dưa cải, trái cây... chóng hư thối chúng không đầu cơ được nên phải chịu thôi. Mua được vài hộp sữa Ông Thọ cho con là mừng hết lớn vậy đó, nhiều khi phải có “bông” mới được mua v́ nhà có con nít dưới ba tuổi. Khi c̣n ở trong Quân đội th́ trông vào hàng Quân tiếp vụ. Mua được chút hàng cũng để dành cho con, chia đều từ dưới lên, đến lượt ba má nhiều khi chẳng c̣n.  Ba má luôn luôn phải nhịn cho tụi bây ăn uống mới được như thế !”

Ông Trản và Vick chỉ mỉm cười ngồi nghe hai mẹ con bà Trản đối đáp. Ông Trản vẫn nghĩ, những đứa con gái như Jessica và cả con gái ông, c̣n trẻ người non dạ, chúng chưa biết ǵ về cuộc đời. Nói chúng cũng không hiểu. Đôi ba câu tiếng Anh đi làm cho hăng Mỹ lấy lương sống, chúng có chút ǵ sâu sắc về cuộc đời? Chẳng nên trách móc chúng làm chi. Trách móc chúng đă chẳng có lợi lại thêm mâu thuẫn.

Jessica lại nói:

         “Má ơi, nếu má có đủ sữa th́ má có cho con má bú sữa mẹ không ?”

         “Sao không ? Các bác sĩ nói sữa mẹ tốt nhất cho trẻ sơ sinh đó, cùng bất đắc dĩ mới phải cho bú sữa ḅ.”

         “Không đâu, má ơi. Má cứ hỏi các chị Dianne, Susan, Rose, Barbara, các chị đă nuôi con là má biết. Các chị ấy nói cho bú sữa mẹ bị rát nuốm vú chịu hổng nổi, lại bị mất ngủ v́ đêm con đ̣i bú phải cho con bú, ấy là chưa kể bị ...xấu bộ ngực đi. Lợi một tí chẳng bơ hại đấy má !”

         “Thôi, tụi con muốn làm ǵ th́ làm, muốn cho con tụi bây ăn uống ǵ mặc ư. Má già rồi, không có ư kiến !” Bà Trản trả lời một cách dấm dẳn.

Để đổi đề tài không mấy làm vui ḷng mẹ, Vick nói:

         “Thưa ba má, tháng sau tới phiên vợ chồng con đón ba má đến ở với chúng con một tháng.”

         Ông Trản cầm tách nước trà lên:

         “Cám ơn các con. Tuy nhiên ba má thấy ở với Tuyết và Giảng thêm tháng nữa cũng được. Hai ông bà ba má của Giảng th́ bốn tháng nữa mới sang.

         Vợ chồng nó cũng bảo ba má muốn ở đến bao giờ th́ ở, chúng nó không có vấn đề ǵ, ngoại trừ sau này ông bà Giải tới cũng giống như ông bà Tích, bố mẹ thằng Bob và bà Chứng, má nuôi thằng Phil.”

 Vick nghe ông Trản nói, kín đáo nh́n Jessica, ngầm một câu nói. Jessica nhỏ nhẹ:

         “Thưa ba má, anh chị Giảng - Tuyết nói thế nhưng đến phiên là chúng con phải có bổn phận đón ba má về ở với chúng con, chẳng được nhiều th́ cũng được một tháng kẻo rồi như chị Dianne nói, ăn cho đều, chia cho ṣng mới không căi lộn.”

         Vick tiếp lời Jessica:

         “Nhà con sắp phải sửa cái bếp và cái pḥng tắm, e rằng ba má sẽ mệt với bọn sửa nhà.”

            Ngần ngừ một chút, Vick tiếp:

“Hay thế này, để con mướn một pḥng khang trang trong cái hotel gần nhà cho ba má ở tạm ít bữa. Khi nào nhà cửa con sửa xong, chúng con sẽ đón ba má về ở với chúng con.”

         Bà Trản ngây thơ, hỏi:

         “Hô-theo là ở đâu vậy con ?”

         “Hô-theo là khách sạn, đấy má. Gần nhà con có cái hô-theo của anh bạn người Việt. Mướn tháng th́ giá cả cũng tương đối mà hàng ngày tụi con đưa cơm nước đến cho ba má dễ dàng.”

Vick vừa nói đến đấy th́ Tuyết mở cửa bước vào.

         “Hello chị Tuyết.” Jessica chào,”Anh Giảng đâu ?”

          Tuyết nh́n ông bà Trản:

         “Thưa ba má, con đă về,” Xong quay sang Jessica,” Anh Giảng nửa tiếng nữa, em à. Các you lại lâu chưa ? Hôm nay off hả ?”

         “Tụi em đến được bốn mươi phút rồi. Tụi em lấy một ngày off để làm vài công việc trong nhà. Đi làm hoài, nhà cửa để bê bối quá !”

Bà Trản nói, như hồi ở Việt Nam:

         “Tuyết, con đi thay quần áo mát đi !”

         Một loáng cái, Tuyết ra, ngồi cạnh bà Trản.

         “Kẹo gương Bông Hồng Jessica mua đấy hả ?”

         “Dạ, em mua đấy. Chị ăn một miếng. Ngon lắm.” Jessica cầm đĩa kẹo giơ lên trước mặt Tuyết.

         “Ngon, rất ngon, nhưng tháng này chị phải cữ đường, bác sĩ bảo thế. Chị phải xuống bớt nếu không muốn bỏ đi một mớ quần áo mới mua.”

         “Chị kỹ kiêng vậy thôi, chị đâu đă mập ǵ. Em c̣n sợ hơn chị nữa.” Jessica vừa nói vừa nh́n Tuyết.

 Bà Trản bảo Tuyết:

         “Vừa năy con chưa về, em Vick có nói với ba má tháng tới đến nhà vợ chồng nó. Ba má bảo ba má muốn ở thêm với vợ chồng con nhưng nghĩ lại, con nào cũng là con, con ở nhiều con ở ít rồi nó nghĩ không thương nó, nó buồn. Nhưng Vick lại nói mướn hô-theo gần nhà cho ba má ở kẻo nhà nó sắp sửa bếp, sửa nhà tắm chi đó...”

         Tuyết nghe đến đó ném cái nh́n sang Vick:

         “Hai em sửa nhà sao ? Thế mà chị không nghe.”

         Vick và Jessica có vẻ ngượng ngùng. Vick đỡ đ̣n:

         “Tụi em mới có ư nghĩ đó thôi. Từ hôm ba má sang, ba má chỉ ở nhà mà chưa biết hotel. Em định mướn pḥng ở hotel Vina gần nhà cho ba má ở một tháng ấy mà. Anh Marvin, manager, là bạn thân với em.”

 Đến đây, Vick và Jessica đứng lên:

         “Tụi con có việc phải đi. Ba bữa nữa chúng con sẽ lại đón ba má.”

         Vick và Jesica đi rồi, Tuyết hỏi bà Trản:

         “Vick và Jessica nói vậy đó. Cuối tháng này, hai em sẽ đến đón ba má đến với hai em. Ba má nghĩ sao ?”

         “Ba má sang đây là v́ các con;  nếu không có các con, ba má sẽ ở lại quê hương dù đời sống khó khăn, tù túng, chật vật nhưng có một điều an ủi là được chết trên quê hương, cạnh mồ mả cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Ba má ở với hai con đă một tháng, ba má thấy ở đây rất thuận tiện cho ba má nhưng v́ các con đă đặt ra cái lệ mỗi đứa một tháng th́ ba má cũng cứ theo thế mà đi cho khắp lượt kẻo có đứa lại nói con yêu, con ghét. Lần này đến nhà vợ chồng thằng Vick  rồi con Út là giáp ṿng.”

         Ông Trản chêm vào:

         “À, Tuyết, sao nó lại bảo mướn hô-theo cho ba má ở là sao ? Ba thắc mắc như vậy.”

         Tuyết ngần ngừ một chút, nhưng rồi nói:

         “Lẽ ra con chẳng nên nói điều này cho ba má biết nhưng con nghĩ, cha mẹ phải hiểu con cái cũng như con cái thông cảm cha mẹ. Nếu cứ bưng bít, giữ kẽ tất nhiên sẽ gây ra sự hiểu lầm đáng tiếc c̣n tai  hại hơn nhiều. Thà nói phăng ra cho dễ cư xử.”

         Ông Trản:

         “Con cứ nói. Cha mẹ không hiểu con cái th́ c̣n hiểu ai? Hiểu mới biết cách ứng xử chứ con !”

 Vừa lúc đó, Giảng cũng từ cửa ga-ra vào.

         “Đường kẹt xe không con?” Ông Trản hỏi Giảng.

         “Cũng kẹt, thưa ba. Con phải ở trên freeway 20 phút. Lẽ ra con về nhà lâu rồi. Nhà có cuộc họp gia đ́nh mới xong chắc.” Giảng nh́n khay nước và bánh trái.

         “Vợ chồng em Vick vừa ở đây về chứ có ai đâu. Tháng sau hai em sẽ đến đón ba má đến ở với chúng nó một tháng,”

         Giảng ngồi xuống một chiếc ghế:

         “Phải, Vick với Jessica phải đặc biệt cho ba má chứ. Cha mẹ sinh ra ḿnh kia mà.”

         Giảng nói có ngụ ư nhưng ông bà Trản đâu có thể hiểu. Chỉ Tuyết hiểu.

         Tuyết không đắn đo:

         “V́ anh đă biết tính Vick và Jessica nên em nói luôn. Vick và Jessica sẽ mướn hotel cho ba má ở một tháng đó.”

Giảng trố mắt:

         “Ba má cũng phải ra hotel ở sao ?”

         Tuyết thuật lại đầu đuôi câu chuyện vừa xong và kết luận:

         “Ba má có biết v́ sao Vick và Jessica lấy cớ là sửa nhà nên mướn hotel cho ba má ở không ? V́ chúng nó kỹ tính lắm. Cái nhà đó chúng mua mới tinh, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, đi không dám đi mạnh, đi làm về hi sinh mọi thú vui chỉ để săn sóc nhà cửa. Các chỗ phải lau chùi đều có lịch tŕnh hết. Má có rửa chén ở nhà nó chắc nó cũng không ưng cách má rửa. V́ vậy chúng nó phải mướn hotel cho ba má ở đỡ.

Có thể Vick sửa bếp và pḥng tắm thực mà cũng có thể không. Có hỏi tại sao kỹ quá như thế th́ chúng nói giữ kỹ để c̣n bán, không phải sửa sang lại. Vả lại không dễ mua được cái nhà mới và đẹp nên phải giữ.”

 Ông bà Trản nghe mà chán nản.  Sang đây tưởng đoàn tụ với con để bù lại những năm tháng xa cách, nhớ nhung. Dù nghèo, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo mà t́nh nghĩa mặn nồng c̣n hơn ở trong lâu đài mà lạnh nhạt, xa cách. Cái nhà của nó, nó trọng hơn cha mẹ. Nó sợ ḿnh làm hư đồ đạc, đánh bể máy móc nên nó phải mướn hô - theo cho ḿnh ở !

 Ông Trản lại hỏi Tuyết:

         “Nó kỹ vậy, sao nó c̣n nuôi hai con chó , hả con ?”

         “Ấy không, thưa ba má. Hai con chó, con lớn là của Vick, thứ berger lớn lắm, con nhỏ của Jessica, loại chó Mễ Chihuahua, nó nhanh lắm. Hai em chưa có con nên đi làm th́ thôi, ở nhà th́ lo cho hai con chó, hầu hạ nó cũng hết ngày.”

         “Hôm nọ má đứng ở vườn nhà nó,” bà Trản nói, “má thấy cứt chó đầy ngoài vườn. Vườn đẹp để chó ỉa, uổng quá !”

         “Ở Mỹ không phải nuôi chó để giữ nhà như ở Việt Nam đâu ba má,” Giảng giải thích,” Nuôi chó ở Mỹ như một nghệ thuật và người nuôi được cái lợi là có nó làm bầu làm bạn cho bớt cô đơn, nhất là với những người độc thân hoặc về già...”

         “Hai đứa em con đă già đâu ?” Ông Trản hơi có vẻ nóng nảy.

         “Thưa ba má, hai em Vick và Jessica chưa già nhưng ở vào trường hợp thích nuôi chó, coi như một thú vui. Hễ đă lấy nó làm thú vui th́ phải tốn tiền, tốn th́ giờ với nó, không riêng chó mà bất cứ loại giải trí nào khác.”

“Ba má có biết không,” Giảng nói thêm,” Theo thống kê, năm vừa rồi, nguyên thực phẩm cho chó mèo, dân Mỹ bỏ tiền ra mua là 14 tỉ Mỹ kim; các thứ đồ chơi của chúng là 21 tỉ, tức là 21 ngh́n triệu, một số tiền rất lớn, bằng ngân sách một quốc gia nhỏ. Nhiều hăng đua nhau làm đồ chơi, quần áo, giầy, vớ, mũ, kính mát, kính lúc tắm, các thứ nước hoa, nước xịt cho thơm, các thứ mĩ phẩm để làm móng chân, móng tay. Lại có mấy hăng chế ra cả hem-bơ-gơ, cereal, yagourt, đồ ăn diet cho chó mèo, mấy hăng chế ra máy lọc không khí trong nhà cho chó mèo kẻo sợ không khí b́nh thường như thế này chúng sẽ bệnh hoặc không được trong lành cho lá phổi...”

         “Rồi ai phải hốt cứt chó chứ không lẽ để nó ỉa ngập lên ?” Bà Trản xen vào, “ Hôi thúi lắm con à !”

         “Riêng mèo đă có những cái máy hút phân. Chúng cứ vào đó cho ra rồi máy làm. Khi nào đầy th́ người đem ra vườn đổ hoặc bỏ vào bao. Nhưng chó th́ chưa có v́ chúng ăn nhiều nên cho ra nhiều.

Về hai con chó của Vick và Jessica, phần vụ hốt cứt chó lẽ ra do cả hai chủ chó mới phải nhưng ở Mỹ, lady first, ba má à. Có nghĩa quyền ưu tiên bao giờ cũng tính từ người đàn bà, thứ nh́ đến con nít, ba đến chó mèo, con xin lỗi ba, đàn ông sau rốt.”

 Ông Trản cảm thấy nóng ở mặt:

         “Ba cũng đến chịu thua cái văn minh quá độ của nước này. Luân thường đảo ngược hết. Sao “lady first” mà Jessica nó không đi hốt cứt chó đi ?”

         Tuyết dài giọng:

         “Không đâu, ba ơi. Lady first, đàn bà trước nhất, ở những chỗ lấy đồ ăn, thức uống, đi chơi, hưởng thụ, c̣n vụ hốt cứt chó th́ lady last, nghĩa là đàn bà sau cùng. V́ vậy, nếu Vick không mướn người hốt cứt chó th́ Vick phải lo hốt, đừng bao giờ gọi Jessica làm việc đó mà có chuyện lôi thôi ngay.”

 Bà Trản cầm tách nước trà:

         “Hôm nọ đến ăn nhà nó, má thấy đang ăn, nó cũng phải lo săn sóc chó. Mà hai con chó được cưng chiều, có vẻ hỗn, má khó chịu quá.”

         “Nó vẫn thế đấy má. Ấy là có ba má và tụi con. Chỉ có hai vợ chồng nó, đang ăn chúng nó cũng bỏ cơm đó trửng giỡn với chó. Chó hôn vào miệng vào mồm, chó lên sofa, lên mặt bàn, vào cả trong giường nằm v́ chủ đă dậy cho nó. Ba má chưa biết đâu. C̣n phải đưa chúng đi chích ngừa tại pḥng mạch Thú Y sĩ, tỉa lông, cắt móng chân, tắm rửa, cho ăn, cho uống. Mỗi buổi chiều phải dắt nó đi chơi long dong ở ngoài đường không th́ nó sủa rộn lên. Thỉnh thoảng phải đưa nó ra biển tắm, chó rất khoái biển, thấy nước là nó sủa ầm ĩ. Chủ vui khi chó vui. Chủ buồn khi chó bệnh. Nếu  nó bệnh, phải mang nó đi bác sĩ thú y.  Bác sĩ khám cho nó như người, chích thuốc, dặn ḍ chủ chó cách săn sóc, cho ăn, cho uống cho đến khi nó khỏi. Và dĩ nhiên là chủ chó phải trả tiền bác sĩ, tiền y tá, tiền thuốc...

          Vợ chồng con cũng thích chó nhưng không dám nuôi v́ tốn giờ săn sóc và cũng tốn tiền nữa. Ḿnh để nó bệ rạc, hàng xóm báo Cảnh sát là bị hỏi han, có khi bị tù v́ bị ghép tội hành hạ súc vật nữa đấy ba má.”

 Ông bà Trản thở dài sườn sượt. Bà Trản tiếp lời Tuyết:

         “Mấy con chó bên này sướng hơn nhiều người bên Việt Nam rất nhiều. Các con biết không, vợ chồng chú Áng ở gần nhà ḿnh khi xưa, Tuyết c̣n nhớ chứ con ? Chú phải vào trại cải tạo, vợ chú ở nhà đi buôn rau buôn cải ngoài chợ. Một bữa, thím ta về đến nhà th́ hai đứa con chết nổi ở dưới ao cạnh nhà. Thím nói con thím vẫn thường xuống ao ṃ cua, bắt cá lên ăn. Bữa đó sao lại cả hai đứa chết.”

 Giảng nh́n đồng hồ:

         “ Bảy giờ rồi. Hôm nay tụi con mời ba má đi ăn cơm Tàu. Ba má đi thay quần áo !”

         Ông Trản nói:

         “Cám ơn các con. Bây giờ ba má lớn tuổi rồi nên chỉ cơm Việt, rau dưa là thích hợp. Cơm Tàu có đ́nh đám th́ phải thù tiếp nhưng dầu mỡ nhiều lắm, ăn ngon miệng thiệt nhưng người cảm thấy không khoẻ. Ba c̣n tàm tạm, chứ má các con bao tử hơi yếu nên bất đắc dĩ thôi.”

         Tuyết mau mắn:

         “Vậy để con nấu canh mồng tơi với tôm tươi và kho lát cá thu con đă mua sẵn ba má xơi.”

         Bà Trản thực thà:

         “Con mới nói má đă thấy thèm rồi. Đi xuống bếp ! Để má phụ cho nhanh.”

         “Má cứ ngồi nghỉ đi. Có ǵ đâu mà phải phụ, hả má ?”

                                                       *            *

                                                            *          

 

         Theo đúng lịch tŕnh, ba ngày sau Vick và Jessica  đến đón ông bà Trản. Hai anh chị đưa thẳng ông bà Trản đến Hotel Vina, một khách sạn hạng trung có chừng 60 pḥng, cách nhà Vick khoảng một dặm nhưng là hai con đường khác nhau.

         Anh manager, Marvin, quen với Vick, tiếp đón ông bà Trản rất niềm nở. Marvin  nói:

         “ Hai bác sang xứ Mỹ cũng nên biết mỗi thứ một chút. Các anh chị con hai bác làm ăn khá giả, ai cũng có nhà cao cửa rộng nhưng hotel th́ hai bác không tiện dịp ở. Nay Vick và Jessica sửa nhà tắm, hai bác đến pḥng của cháu ở ít bữa xem nó ra sao. Cháu nghe nói hai bác không thích chó mà Vick với Jessica lại nuôi hai con chó, chúng quấn người cả ngày, e hai bác không quen bắt mệt với chúng.

         Về pḥng ốc, nếu có ǵ không ưng ư, hai bác bảo cô thư kư ở văn pḥng gọi cháu. Cháu thoả măn hai bác ngay.”

 Căn pḥng khách sạn khá khang trang và sạch sẽ. Có tủ lạnh, bếp điện, microwave, máy lạnh, tủ treo áo quần, TV. Cứ 11 giờ trưa có chị Mễ đến lau chùi, thay drap giường, làm vệ sinh. Kể ra ở thế này cũng là sang. Bà Trản cứ thắc mắc không biết Vick trả có nhiều tiền không nhưng Vick nói, ba má yên chí, Marvin không tính đắt con đâu.

         Vick và Jessica giống y người Mỹ, hầu như ăn tiệm suốt, chỉ có breakfast - sữa với cereal - là ăn ở nhà rồi đến sở. Buổi tối, hai anh chị đến đón ông bà Trản đi ăn, c̣n buổi trưa chẳng biết tính sao.

         Không lẽ đưa tiền nói ba má đi kiếm hem-bơ-gơ, hót đoóc ăn. May có Tuyết hiểu được điều đó. Tuyết t́nh nguyện nấu cơm trưa đưa đến từ tối hôm trước bỏ tủ lạnh, hôm sau hai ông bà chỉ hâm microwave là ăn. Có khi Tuyết nấu nhiều, hai ông bà ăn một nửa cho bữa trưa c̣n một nửa để ăn bữa tối. Vick và Jessica đến đón đi ăn th́ ông bà nói đă có sẵn đồ ăn. Tuyết đă mang đến một cái nồi cơm điện nhỏ và mấy lon gạo. Bà Trản nấu một lần ăn hai, ba bữa. Chẳng có ǵ phiền phức.

 Cuối tuần, không anh này th́ chị kia mời hai ông bà đến nhà ăn uống vui chơi nên cũng đơ buồn.

Hai ông bà Trản c̣n nhận ra một điều, ấy là party sinh nhật luôn luôn. Chỉ có mười ba người lớn – v́ Jane chưa làm đám cưới - cộng với bảy đứa nhỏ là hai mươi, cộng thêm những ngày sinh nhật của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ đám con ông bà Trản, cộng thêm những ngày lễ như Mother’s Day, Father’s Day, Memorial Day, Halloween, Thanksgiving, Labor Day, Christmas, New Year vv... th́ hầu như cuối tuần nào cũng tiệc tùng, ăn uống, đăi đằng.

Hồi sang được hơn tháng, bà Trản máy miệng bảo con cái là cuối tuần đó là ngày sinh nhật của ông, trùng vào sinh nhật của thằng Jake, con của Rose và Bob. Thế là cả nhà họp lại ở nhà Rose. Ông Trản bảo, ba già rồi không cần sinh nhật sinh nhiếc ǵ nữa, cứ làm cho thằng Jake, nhưng cả đám không chịu. Một cái sơ-mi và một cái quần dài có dây nịt đàng hoàng, một cái mũ và một đôi giầy với vớ loại tốt, do tất cả chung tiền, được trao cho ông Trản trong khi bọn trẻ vừa vỗ tay vừa hát:”Happy birthday to you” ầm ĩ cả nhà. Thằng Jake chưa biết  thổi tắt  cây nến cắm trên cái bánh thật to và đầy mầu sắc, Rose phải bồng nó thổi giùm nó.

 Nhà tắm của Vick sửa nhưng chỉ hai tuần là xong. Vick nh́n ông bà Trản, biết có lẽ ba má giận ḿnh v́ không mời ông bà về nhà. Một bữa, Vick đi làm về ghé khách sạn. Gơ cửa pḥng không có ông bà ở nhà. Vick ra văn pḥng hỏi, anh thư kư nói chiều nào hai ông bà cũng đi dạo chơi một lúc mới về. Vick ra xe ngồi chờ. Khoảng nửa tiếng sau, ông bà Trản mới về. Vick theo vào.

         “Con đến đây đă lâu chưa ?” Bà Trản hỏi.

         “Khoảng nửa tiếng, má. Ba má đi bộ éc-xớ-sai ?”

         “Ét sai là cái ǵ ?”

          “Là thể dục cho khoẻ người đấy má.”

          “Ba má ra đường cho khoảng khoát một chút chứ có thể dục, thể diếc ǵ đâu !”

          “Đi bộ là tập thể dục đấy má. Theo các bác sĩ, mỗi ngày ít nhất nên đi bộ nửa giờ. À, ba má, con đến mời ba má đi dùng cơm.”

          “Jessica đâu ?”

          “Vợ con phải đi huấn luyện ba ngày ở trên Los.”

          “Cái anh ǵ nói là cùng làm với Jessica đấy nhỉ...”

          “Jonathan. Có ǵ không hả má ?”      

       “Không, không có ǵ....”

 Bà Trản tính nói nhưng lại thôi v́ chẳng biết con có hiểu cho ḿnh không hay lại cho là ḿnh đi sâu vào đời sống riêng tư của chúng nó. Chứ bà thấy sao ở Mỹ, người ta quá “:tự nhiên” với nhau, như con dâu bà, Jessica, nó có vẻ quá thân mật với người bạn cùng sở của nó là Jonathan.  Chẳng những với Jonathan mà cả với Marvin, mê-nê-dơ cái hô-theo này. Bà nghe chúng nói tiếng Mỹ không hiểu được nhưng cứ nh́n dáng điệu, cái nh́n của chúng, bà thấy nó thế nào ấy.

Vick ngần ngừ măi mới nói được:

          “Thưa ba má, sở dĩ hôm rồi con và Jessica không đón ba má đến ở với chúng con được v́ hai lư do: trước nhất là hai con chó. Con thấy ba má không thích chó nên khó cho ba má nếu ở chung với chúng con và hai con chó. Hai con chó này cũng không thể đem gửi đâu được. Nếu để lôi thôi, chúng cắn người ta ấy là con bị phạt tiền, có khi c̣n ngồi tù nữa.

Ngoài ra, v́ vợ con kỹ giữ nhà cửa lắm, ba má ở với chúng con, thấy chúng con lau chùi, đánh bóng cửa nhà không lẽ không giúp một tay nhưng nếu ba má có giúp, chúng con cũng không muốn để ba má vất vả. Chính v́ kỹ giữ, chúng con chỉ đi ăn tiệm, tiệm Mỹ, tiệm Việt, tiệm Tàu vv... mà không nấu nướng ở nhà để giữ cho nhà không có mùi đồ ăn, mùi nước mắm, sau này bán nhà mất giá trị. Xin ba má thông cảm cho con và Jessica.”

  Ông Trản nói:

          “Thôi, không sao. Ba má ở hô-theo cũng được, chỉ sợ tốn tiền các con. Ba má thấy các con hạnh phúc là ba má sung sướng rồi.”

         Bà Trản:

         “Tụi bay lấy nhau mấy năm mà chưa có con ?”

         “Mới ba năm, má. Jessica chưa tính có con, nói phải vài năm nữa. Có con ra đi làm cực lắm, má. Mà ở nhà th́ năm mất gần trăm ngàn, tiếc lắm.”

         “Ừa, th́ vợ chồng con muốn tính sao th́ tính.”

                                                        *

                                                    *        *

         Cô con gái “rượu”, cô con út của ông bà Trản, như ông Trản vẫn gọi đùa, đúng ngày mồng một tháng sau, đến đón ông bà.

         Đưa hai ông bà về cái “can-đô” một pḥng ngủ, một pḥng khách, một pḥng vừa bếp, vừa pḥng ăn, nhà tắm, Jane bảo ông bà Trản:

         “Con gái út của ba má cũng phải bươn chải hết ḿnh đấy ba má. Ở bên này chẳng ai giúp ai đâu. Có thân có lo. May con ra trường có ngay một công việc cũng khá tốt. Con mua tạm cái “can-đô” này sau có tiền bán đi mua nhà.”

Ông bà Trản đi coi toàn thể cái “can-đô”.

          “Hơi hẹp một chút,” ông Trản bảo Jane,”nhưng một người là vừa, đâu cần rộng hơn.”

         Cả ba ngồi xuống một bộ sa-lông nhỏ, xinh xắn. B́nh hoa mới cắm, hồng, cúc, thược dược, cẩm chướng trông thật vui mắt. Cái bàn vuông  nhỏ ngay cạnh tay ông Trản có kính phủ trên, để một chậu bonsai là cây thông nhỏ lá đỏ thật đẹp. Bà Trản buột miệng khen:

         “Khi con rời má con đi mới hơn mười tuổi đầu, con đâu đă biết cái ǵ. Vậy mà nay sắp xếp nhà cửa, pḥng ốc như một người lớn có nhiều kinh nghiệm. Ba má thiệt mừng cho con.”

 Jane vừa lại tủ lấy ra ba cái ly nhỏ và b́nh nước cam Jersey’s Maid trong tủ lạnh, rót ra, vẫn quen miệng chêm thêm tiếng Anh trong lúc nói:

         “Basically, xứ này con người như vậy đấy, ba má. Ngoan th́ thật ngoan, hư th́ thật hư. Hễ biết take care cho ḿnh  từ những lớp 1, 2, 3, 4... th́ học đến đâu, xong đến đó, graduate, đi làm, có tiền, muốn mua ǵ được nấy. C̣n không tự take care, học hành lười biếng, dốt nát, ù ĺ, stupid... th́ chỉ có chết. Chẳng ai phải giục giă, chẳng ai phải ra kỷ luật với ḿnh. Anh chị mỗi người mỗi phận, có thương lắm th́ cũng chỉ giúp cho một lần, rồi tự lo mà sống. Con là út mà ba má coi, con có thua sút anh chị nào đâu ? I do everyting OK.”

 Cả hai ông bà Trản gật gù, mặc dù bà Trản chẳng hiểu khi Jane nói tiếng Anh:

         “Con gái út của ba má rất giỏi. Sau này ba má sẽ được nhờ.”

         Ngồi thêm một lúc nữa, Jane bảo hai ông bà:

         “Con rất ít nấu nướng trong nhà v́ sợ hôi nhà. Cái mùi nước mắm là kinh lắm. Con có con bạn cùng làm, nhà nó nấu đồ ăn Việt hà rầm, ông bà già nó lại thích ăn mắm chưng, mắm kho. Chao ôi, it’s terrible! Những mùi này bám vào quần áo nó, khi nó vào sở, người Mỹ họ bịt mũi chạy hết. She mắc cỡ quá đi thôi, she must go home thay quần áo khác, xức đầy nước hoa vào mới dám trở lại sở. It’s terrible, ba má !“

         “Con ơi,” bà Trản trầm trầm, “Mỗi phong tục, tập quán mỗi khác. Ông già bà cả từ Việt Nam sang th́ thích ăn mắm chưng với thịt ba chỉ, rau sống, chuối chát. Má với ba mày thỉnh thoảng cũng thèm ăn món đó, đừng nói ai !”

 Jane rùng ḿnh một cái, nh́n bà Trản:

         “Thôi, ba má có muốn ăn th́ đợi đến khi về nhà anh John, chị Dianne. Ở đây má chưng lên rồi con hết đi làm. Như một con bạn khác của con, she không ăn mắm chưng mà gia đ́nh ăn durian... à quả ǵ hả má... à quả sầu ...sầu riêng. Chao ôi, she  đem vào sở vài múi làm cả pḥng nhốn nháo, tháo chạy ra ngoài như có giặc. Người ta hỏi, she thực t́nh giơ cái lon đựng ba múi sầu riêng ra. Thế là họ bắt đem ra thùng rác liệng cả cái container bằng plastic. Má chớ mang durian về nhà con nhé, má.”

         “Má nhớ rồi. Hễ muốn ăn mấy thứ này, ba má lại nhà Giảng - Tuyết là chắc ăn.”

         “Thưa ba má, bây giờ con mời ba má đi ăn cơm tối với con.”

 Bà Trản có vẻ không sốt sắng lắm, vừa sợ con tốn tiền, vừa ngại những món Tây, Tàu nặng bụng:

         “Đi ăn ở măi đâu vậy con?”

         Jane có vẻ rất hănh diện khi nói ra cái nhà hàng ở trên đồi mà một lần Mike – boyfriend chưa chính thức, nghĩa là c̣n chân trong chân ngoài, những anh bắt cá mười tay – đă đưa Jane tới thưởng thức món “thỏ sốt vang” của đầu bếp Tây:

         “Nhà hàng này tuyệt vời lắm, ba má, ở tuốt trên ngọn đồi Orange Hill cao mấy trăm phít. Con và người bạn đă đến ăn một lần. Họ có món “thỏ sốt vang” theo lối Pháp, gọi là civet lapin, rất ngon. Ba má ăn một lần không thể quên được. Vừa ăn vừa ngắm thành phố ban đêm ở dưới chân đồi. Mấy anh chị con chưa ai biết. Để con đưa ba má đi cho họ nể mặt.”

 Ông Trản bảo Jane:

         “Cám ơn con gái rượu của ba. Nhưng con ạ, từ hôm đến đây, ba má ăn nhiều đồ bổ quá, người nó nặng nề làm sao ấy. Hay thế này, hôm nay con chở ba má về lại chị Tuyết. Canh cải bẹ nấu gừng, tôm khô buổi trưa hăy c̣n. Má với ba ăn qua loa rồi về đây ngủ với con. Đi ăn thỏ sốt vang để bữa nào đi ăn cả nhà cho vui.”

 Jane có vẻ tiu nghỉu v́ đề nghị không đắt:

         “Ba tưởng món đó rẻ sao, ba? Ba người ăn cũng phải một trăm rưởi, lại c̣n rượu vang, các thứ phụ thêm, tiền tip. Không dưới hai trăm đâu ba. Cả nhà ḿnh đi th́ vài ngàn như không.”

         “Ừ, ba biết con rất có hiếu với ba má. Nhưng hôm nay bụng ba má  không được khoẻ. Con chiều ba má một chút. À, coi. Nhà con chỉ có một cái giường th́ ba má ngủ ở đâu ?”

 Jane chậm răi:

         “Con định thưa với ba má mà chưa kịp nói th́ ba đă ... đă mention about. Là ...là...má có thể ngủ giường này với con, c̣n ba, ba nằm sofa được không, vậy ba ?”

         Ông Trản chưa biết nói sao th́ bà Trản nói giùm cho ông:

         “Lâu nay ba con bị đau lưng, ổng  nằm sofa ở nhà anh Rick con mấy bữa càng đau thêm v́ nó làm cong thêm cái xương sống. Con, con có thể ngủ sofa được không, hả con gái má ?”

         “Má ơi, con chỉ có thể ngủ trên chiếc giường của con được thôi. Nằm giường lạ con không ngủ được, ngay như tắm rửa, vệ sinh con cũng phải về nhà. Hay con bàn thế này, con trải mền xuống thảm cho ba ngủ, vừa thẳng lưng vừa rộng răi thoải mái ?”

         Ông Trản đành đáp xuôi cô con gái rượu:

         “Ừ, để ba nằm dưới thảm cũng được. Không sao đâu con.”

 

                                                           * * *

       

 Khoảng bảy năm sau, tác giả truyện này mới gặp lại anh chị Trản. Khi c̣n trong Quân đội của Miền Nam Việt Nam, hai chúng tôi cùng vào huấn luyện  tại Trường Bộ Binh Thủ Đức một ngày, cùng Đại đội, vào năm 1962, khoá 13 Sĩ quan Trừ bị.

 Có lẽ về tuổi tác, anh Trản hơn tôi một tuổi. Hồi đó tôi làm đại diện Sinh viên suốt một năm ḍng cho đến khi chúng tôi thi trắc nghiệm và đi các ngành của Quân đội. Anh Trản và tôi đi hai ngành khác nhau nhưng lễ măn khoá, chúng tôi trở về trường Mẹ - Truờng Vơ Khoa thân yêu - để cùng làm lễ ra trường, rồi sau đó chúng tôi không gặp nhau nữa cho đến khi anh chị Trản được các con bảo lănh đến quận Cam, California, nơi tôi đang làm Chuyên viên T́m việc (Employment Specialist) cho Sở Xă hội quận Cam.

Sở dĩ có thời gian ngắt quăng v́ anh chị Trản đă di chuyển sang Oklahoma trú ngụ với người em thúc bá mấy năm sau khi anh chị thấy không thể trông nhờ vào mấy đứa con, coi nhà cửa, tiền bạc hơn cha mẹ. Nhờ vả chúng th́ nhục nhằn, đau khổ mà có chúng đấy,  Chính phủ không giúp đỡ.

 Chẳng may cho anh chị Trản, mới ở với người em được hai năm, ông này, nhân đi chơi xa với gia đ́nh một người bạn, bị tai nạn xe, từ trần, cùng với hai đứa con và người vợ cùng cả gia đ́nh người bạn.. Anh chị Trản phải vào nhà dưỡng lăo v́ hết chỗ nương nhờ. Khí hậu ở Oklahoma không thích hợp với anh chị nên anh chị đành phải trở lại quận Cam và v́ vậy, tôi mới gặp lại anh chị.

 Tôi lái xe đưa anh chị Trản từ một nhà dưỡng lăo ở Garden Grove, đến nhà tôi vào một buổi chiều thứ sáu. Tôi đă dặn nhà tôi làm cơm rau dưa mời anh chị vừa ăn vừa nói chuyện cho vui. Cả hai anh chị trông già đi nhiều, nhất là anh - bảy năm c̣n ǵ - từ ngày tôi gặp lúc mới tới quận Cam. Những vết nhăn trên trán, hai má hóp, mắt quầng sâu tố cáo những đêm mất ngủ. Tôi vừa mời anh chị vào bàn ăn, vừa nói:

         “Vợ chồng tôi biết anh chị chỉ thích canh rau đay hay rau mồng tơi, cà ghém, mắm tôm và cá kho.  Hôm nay chúng tôi có đủ những món đó đăi anh chị chứ không nem công chả phượng ǵ.”

         Vợ tôi chêm vào:

         “Ở đây người ta hay nấu canh mồng tơi hay rau đay với tôm khô hoặc tôm tươi, chỉ ở miền Bắc Việt mói nấu với cua đồng. Nhưng em đă dùng cua biển giă nhỏ lọc lấy nước nấu canh mồng tơi anh chị dùng thử. Sáng kiến này là của anh Vũ khi anh bảo em dùng cái máy xay sinh tố xay cua và lọc lấy nước. Bữa sau anh chị tới, em sẽ nấu bún riêu cũng kiểu giă cua biển như thế này, ngon lắm anh chị, riêu cua như hệt.”

 Anh chị Trản cám ơn ngồi vào bàn. Hai anh chị nói không mấy khi được ăn cơm ngon và hợp khẩu như thế này. Tôi đă nghiệm ra, hễ hợp ư là ngon, không  cứ  phải sơn hào hải vị.

         Ăn xong, chúng tôi cùng ngồi ở pḥng khách uống trà đàm đạo. Nhà tôi pha nụ vối bà chị gửi người quen từ Việt Nam qua. Tôi hỏi:

         “Hai anh chị vào Viện dưỡng lăo này được bao lâu rồi ? Chỗ ăn ở, sinh hoạt, giải trí   có dễ chịu không ?”

         “Chúng tôi từ Oklahoma về đây hơn sáu tháng rồi. Đă ỏ thử với vài đứa con nhưng thấy rằng gây phiền phức cho chúng nên tôi bàn với nhà tôi, kiếm  cái viện dưỡng lăo nào đó để khỏi phiền con cái. Giờ này chúng tôi đă có tiền già và Medical nên tiền ăn ở không phải lo. Mỗi tháng Chính phủ bỏ thẳng tiền vào Ắc-cao của ḿnh, ḿnh kư chi phiếu trả Viện Dưỡng lăo, c̣n lại th́ tiêu vặt, khỏi nhờ vả đến ai.”

 “Bao lâu các cháu vào thăm anh chị một lần ?” nhà tôi hỏi.

         “Lúc nào rảnh th́ chúng vào. Hoặc đôi khi chỉ gọi điện thoại. Cái điều làm cho vợ chồng tôi buồn phiền là chúng dễ bỏ nhau quá. Đứa con gái thứ ba, con Susan với chồng nó là Phil, li thân. Thằng Phil vốn là con Mỹ lai. Ba nó Mỹ trắng sang tác chiến ở Việt Nam, gặp má nó, lấy nhau,  sinh ra nó. Khi ba nó được trở về Mỹ, má nó không chịu theo, anh ta cho ít tiền để nuôi con. Chị này hai năm sau bị chết v́ đạn pháo kích của Việt cộng. Chị Chứng ở cùng xóm, không có chồng, không có con, bèn xin nuôi thằng Phil. Khi có lệnh cho con lai đi, chị Chứng cùng thằng Phil được qua Mỹ, có đăng báo kiếm người cha của Phil nhưng không t́m ra tông tích. Phil nhận chị Chứng là mẹ v́ ngoài chị Chứng, nó chẳng c̣n ai cho đến khi nó lấy con Susan và được một đứa con gái tên Margie, năm nay cũng tám, chín tuổi. C̣n con Jessica, vợ thằng  Vick, li dị.”

Vẻ mặt hai anh chị Trản biến đổi. Tôi biết câu chuyện về những đứa con của anh chị, những điều bất như ư, bèn lái câu chuyện sang mấy đứa cháu nội ngoại, mà tôi nghĩ, anh chị Trản hết sức thương quí. Nào ngờ nghe chị kể:

           “ Anh chị Vũ nghĩ coi,” Chị nói như phân bua với chúng tôi, “Cái phần về con chẳng có th́ như nhiều người, cái phần về cháu cũng được yên ủi. Đàng này, chúng tôi mất hết.”

          “Mất hết là sao, hả chị ?” Nhà tôi xen vào.

         “Khi chúng tôi từ thành phố Ô-la-hô-ma trở về đây, chúng tôi cũng biết trước khó ḷng nhờ vả được con. Nhưng ngoài con th́ biết trông vào ai. “trẻ cậy cha, già cậy con.” phải không anh chị ? Vả lại, dù có muốn kiếm Viện Dưỡng lăo th́ cũng phải có giờ đi kiếm xem nơi nào thích hợp mà lại vừa túi tiền, không đắt quá mới chịu nỗi.

 Đầu tiên là thằng Gion, con cả. Khi ông nhà tôi bảo nó cho ba má ở đỡ ít lâu rồi ba má đi kiếm Viện dưỡng lăo. Nó có vẻ chịu nhưng nói để nó bàn với vợ nó. Vợ nó không bằng ḷng, nói nhà 4 pḥng, hai vợ chồng nó một pḥng, ba đứa con ba pḥng v́ bây giờ chúng đă lớn – 12, 11 và 9 tuổi – không chịu ở chung. Hỏi đến thằng Rick, con trai thứ, hai đứa con hai pḥng, vợ chồng nó một pḥng c̣n lại một pḥng là pḥng c̣m - piu - rờ. Vả lại, từ bữa tôi mớm cơm cho con nó, vợ thằng Rick có vẻ ác cảm với tôi, không véo vón như trước. Thằng con trai út th́ li dị  vợ, treo bảng bán nhà,  chia. Con Susan và thằng Phil cũng thế. Con Rô ( tức Rose ), con Tuyết, con Dên đều đang có bố mẹ chồng ở với. Anh chị nghĩ đă chán chưa ?”

 Chị Trản nói một thôi, có vẻ mệt th́ ít mà tức giận th́ nhiều. Rồi chị tiếp tục:

         “Đối đế quá không c̣n cách ǵ, thằng Gion nó bảo hai đứa con gái của nó dọn chung vào một pḥng, nhường cho ông bà nội một pḥng. Khi tôi và ông nhà tôi vào ở mà hai đứa cháu này c̣n mặt sưng mày sỉa, chửi chó, mắng mèo, hỗn láo, không coi ông bà chúng ra ǵ.

 Bữa ăn tối đầu tiên, ba đứa cháu,  kể luôn thằng con trai, thằng Giọt,  không chịu ngồi chung bàn với vợ chồng tôi. Ba má chúng bảo,  chúng cũng không ngồi, măi rồi thằng con trai mới ngồi, mặt nó như cái mặt đưa đám.  Hai đứa con gái nói từng tràng tiếng Anh với nhau với vẻ mặt rất giận dữ. Tôi không biết chúng nói những ǵ nhưng sau bữa cơm, ông nhà tôi bảo tôi, chúng chửi ḿnh chiếm pḥng của chúng đấy. Thực ra không cần phải có tiếng Anh mới hiểu chúng nói ǵ, cứ coi thái độ của chúng trong bữa cơm là cũng đoán ra.

 Cái pḥng chúng nhường cho hai chúng tôi nóng như cái ḷ nướng bánh ḿ. Đă vậy, thằng Gion sợ trộm, sợ đạo thế nào mà cứ 15 phút nó cho ba cái đèn ở phía trước nhà sáng rực lên 15 phút, sau đó tắt đi 15 phút rồi lại bật lên làm chúng tôi đă khó ngủ v́ nóng lại càng không ngủ được v́ đèn.

 Khi đèn bật lên th́ cà cái pḥng của chúng tôi sáng trưng v́ cửa sổ chỉ che bằng cái màn mỏng. Hôm sau, ông nhà tôi bảo nó đừng làm thế kẻo ba má mất ngủ th́ nó nói v́ sợ trộm. Làm vậy để ăn trộm tưởng chủ nhà vẫn thức chúng không dám vào. Có thể c̣n phải gắn thêm vài bóng đèn lớn nữa cho sáng thêm. Thiệt hết sức.

 Chưa hết, ba đứa cháu ban ngày lúc ở trường th́ thôi, từ lúc chúng về, chúng làm tứ bách tứ động. Chúng “chạo” nhau khóc lóc um sùm. Chúng nhảy lên sofa khi chúng tôi đang ngồi trên đó. Chúng lấy cà-rem, nước ngọt trong tủ lạnh ra ăn uống tỉnh bơ rồi đuổi nhau làm rớt đồ ăn xuống sàn, xuống thảm. Bát đĩa ăn xong chúng lùa vào cài bồn rửa chén cho mẹ chúng về rửa mà hai đứa con gái đă 11 và 9 tuổi, thằng Giọc, lớn nhất đă 12 tuổi chứ c̣n bé bỏng ǵ. Khi ông nhà tôi và tôi gọi chúng đến gần để tỏ t́nh thân mật giữa ông bà với các cháu nhưng gọi mấy chúng cũng trố mắt ra nh́n, lại c̣n nói với nhau bằng tiếng Anh, rồi cười hô hố.

 Có lúc, chỉ có hai vợ chồng thằng Gion, tôi bảo:

         “Vợ chồng con bận rộn đi làm tối ngày, cuối tuần  cũng không được nghỉ ngơi, sao các con không tập cho hai đứa lớn rửa cái chén cái bát, lau cái sàn đỡ đần. Vừa phần dậy cho chúng biết săn sóc cửa nhà mai sau chúng ở riêng không bị lúng túng, vừa phần chúng biết thế nào là lao động chân tay để giữ ǵn nhà cửa sạch sẽ hơn.”

Đứa con dâu lớn của tôi nói ngay:

        “Ba má ơi, ở bên Mỹ này con nít không  giống như con nít ở Việt Nam đâu. Ba đứa con của tụi con là ngoan nhất đó, chúng “straight A” không, ở trường mấy bà giáo, ông giáo cấp bằng khen hoài. Bắt chúng làm cái này, cái kia đă chẳng nên hồn mà chúng lấy cớ không chịu học, bị tụt hạng th́ chỉ tụi con chết. Con Barby có con bạn, cũng 11 tuổi như Barby mà không hề đụng móng tay. Dọn cơm đưa tận miệng cũng chưa buồn ăn cho. Quần áo dơ thay vứt chài ra đó chứ những đứa này khi quần áo dơ, chúng c̣n biết bỏ vào máy giặt. Actually, vậy là đỡ lắm đấy, ba má !”

 Anh chị bảo chúng bênh con chúng vậy th́ ḿnh c̣n nói ǵ ?”

         Tôi tiếp lời chị Trản:

         “Con nít Mỹ hấp thụ một nền văn hóa nặng về hưởng thụ và ích kỷ cá nhân. Chúng chỉ biết làm sao cho chúng thỏa măn, sung sướng là được. C̣n những người khác, kể cả ông bà, cha mẹ, chúng coi rất nhẹ.

         Một cái xă hội như thế, t́nh nghĩa rất hiếm, con người chỉ c̣n một thứ uốn nắn là pháp luật, tù tội. Không có hai thứ này con người đánh mất luôn nhân tính.

            Nhiều thiếu nữ Việt khi mới sang đây rất ngoan nhưng rồi đi học, đi làm, tiếp xúc, bắt chước cái thói tay năm, tay mười, có người gọi là “chồm chồm” “chồm chồm” nghĩa là háo thắng, ích kỉ, rồi coi ông già bà cả đă đến tuổi chậm chạp, học hành dở kém, phát âm ngọng nghịu không ra ǵ. Người thiếu nữ Việt thuần thục, ngoan ngoăn khi xưa đă mất...”

 Chị Trản lại tiếp:

         “Một bữa con bé lớn, con Ba-bỳ, không biết nó làm cái ǵ mà ba má nó rầy nó. Lúc đang ăn cơm buổi tối, nó bỏ đĩa muỗng đó đứng lên vào pḥng nằm. Má nó lên hỏi nó, nó không nói, dỗ nó xuống ăn tiếp, nó không xuống. Rồi nó nói, nó sắp chết đây. Ư nó nói nó muốn tự tử. Thế là hai vợ chồng hoảng hồn năn nỉ, dụ nó hết ḿnh, nói con chớ làm điều xằng bậy như vậy, khổ ba má, khổ thân con, rồi Cảnh sát điều tra ba má vv... Nó bảo nó sẽ đi bụi đời v́ mấy đứa bạn rủ nó. Hai ba má nó cả đêm không ngủ. Từ đó hết dám cằn nhằn.”

 Nhà tôi hỏi:

         “Mấy đứa cháu anh chị chúng có biết nói tiếng Việt không ?”

         Anh Trản đỡ lời vợ:

         “Mấy đứa lớn th́ nghe hiểu chút chút nhưng không nói được. Có lẽ chúng không muốn nói. Thỉnh thoảng tôi bảo chúng:”Các cháu chịu khó nói tiếng Việt cho quen, bỏ mất một ngôn ngữ lại là ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ của ông bà tổ tiên uổng lắm. Hễ đứa nào nói giỏi ông bà thưởng tiền để mua đồ chơi.”

Nhưng dù khuyến khích mấy chúng cũng cứ như thế. Mặt khác, không riêng các cháu tôi mà nhiều gia đ́nh, trẻ con không chịu học tiếng Việt. Có nhiều gia đ́nh, bố mẹ sợ con cái học tiếng Việt, chúng sẽ dốt tiếng Anh, sau này đi làm khó. Xứ này cần đi làm nên họ không cần duy tŕ tiếng mẹ đẻ, chỉ bắt con làm sao học Anh ngữ cho giỏi, học ngành nghề, ra đi làm kiếm tiền là xong. Tất nhiên c̣n một số gia đ́nh chăm sóc cho con, cho cháu học trơn tru tiếng Việt và là điều rất đáng khen.”

   “Xă hội này, văn hóa này chỉ đào tạo con người sao cho thỏa măn những nhu cầu vật chất,” tôi tiếp lời anh Trản,” C̣n về tinh thần th́ quá nghèo nàn. Nhưng không riêng ở đây, nh́n chung thế giới, nh́n về Việt Nam, nơi quê hương, theo lời vài anh bạn tôi đă về thăm Việt Nam, th́ con người ở Việt Nam cũng như ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay đă biến chất, đă tha hoá, không c̣n là con người đạo đức, tư cách như xưa nữa. Có lẽ người ta chỉ nghĩ đến hưởng thụ, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, coi như cứu cánh của cuộc đời nên luân thường đạo lư đảo lộn hết. Ngay như một số người có ư định từ đầu là từ bỏ đời sống vật chất , t́m phương tu hành nhưng rồi tiếng gọi của kim tiền, lợi lộc, tiếng gọi của những thú vui thể xác quá mạnh mẽ làm họ quên mất những ǵ gọi là lư tưởng khi xưa.”

 B́nh nụ vối đă châm thêm hai lần, nước vẫn c̣n ngon và thơm. Tôi đổi qua một đề tài khác, những người bạn cùng nhập ngũ với chúng tôi năm 1962, kẻ c̣n, người mất. Nhớ nhất ban Văn nghệ của đại đội. Vài cái guitare, vài cái mandoline, khẩu cầm... Mệt đứt hơi đi băi về cũng hát vài bản hùng ca rồi mới đi ngủ. Anh Tùng chơi tây ban cầm lăo luyện, c̣n anh Hoàn có tài kể chuyện tiếu lâm ngố cũng phải cười. Ít năm sau, nghe tin các anh đă lên đến Trung tá v́ chiến đấu rất anh dũng nhưng rồi anh Hoàn hi sinh ở A lưới, A sao.

Rồi chúng tôi lan man qua những kỷ niệm từ năm 1954, từ Bắc di cư vào Nam, chúng tôi, người nhiều nhất, mới hơn vài chục tuổi đầu. Những địa danh nằm ḷng của dân di cư như Hố Nai, Hố Ḅ, Ba Bèo, Đất Đỏ, Long Thành... gợi nhớ một thời xa xưa. Rồi trường Trung học Nguyễn Trăi, Trung học Hồ Ngọc Cẩn, Nữ trung học Trưng Vương đối trọng  với bên người miền Nam  là trường Pétrus Kư, trường Nữ trung học Gia Long...

 Cho đến một giờ sáng mà câu chuyện của bốn chúng tôi vẫn nổ ḍn như pháo Tết.     

Thấy đă khuya, nhà tôi nói:

         “Thôi, anh chị Trản đi  ngủ kẻo mai mệt. Mời anh chị lên pḥng, em đă dọn sẵn. Thỉnh thoảng tụi em lại mời anh chị đến dùng cơm nói chuyện cho vui. Anh chị đă trở lại quận Cam, chúng ta c̣n nhiều dịp.”

  Sáng hôm sau tôi và nhà tôi đưa anh chị Trản trở lại Viện Dưỡng lăo Garden Grove. Nhà tôi lái xe, chị Trản ngồi phía trước với nhà tôi, tôi và anh Trản ngồi băng sau. Nhà tôi lái đến tiệm phở “Số Một”. Chúng tôi  thưởng thức những tô phở ḅ, phở gà  thơm, ngon, nóng hổi.

         Trong lúc uống trà, sẵn giấy bút, tôi làm bốn câu thơ, đưa tặng anh chị Trản:

      Công cha nghĩa mẹ

       Công cha nghĩa mẹ cao dày

 Làm con phải báo, chẳng ngày nào quên

        Trăm năm cánh hạc lên tiên

 Ăn năn đă trễ, muộn phiền đă  xong !

  Anh chị Trản đọc đi đọc lại, khen hay và rất thích thú với bốn câu thơ hợp t́nh hợp cảnh.      

 Trước khi tạm biệt, anh Trản rưng rưng cầm tay tôi:

         “Cám ơn anh chị Vũ đă mời vợ chồng tôi tới nhà chơi qua nay. Chúng tôi được hưởng những giờ phút rất đáng sống mà chỉ có t́nh bạn mới có. Chúng tôi cô đơn lắm, anh chị ạ! Cuộc đời về già chẳng c̣n ǵ. Thỉnh thoảng anh chị gọi  cho  chúng  tôi  với  nhé !”

 Tôi nghe anh nói ḷng bùi ngùi. Bảy đứa con sinh ra, nuôi cho khôn lớn, gửi đi vượt biên, ăn học thành tài, bây giờ tuổi già, vẫn cô đơn, như chỉ có hai con người đơn độc trên cái hành tinh nghiệt ngă, vô cảm này.

            

 Quận Cam, CA 20-4-04

        Xuân Vũ TRẦN Đ̀NH NGỌC