LỄ HỘI KỈ NIỆM CHIẾN THẮNG CỦA

                         

   PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

 

 

 

*Xuân Vũ  TRẦN Đ̀NH NGỌC

 

 

      Hội hè đ́nh đám ở nước ta thời xưa chẳng những để đáp ứng khát vọng về tôn giáo nhưng nó cũng là những cơ hội hiếm hoi trong năm để dân chúng đi trẩy hội, vui chơi, thưởng thức, quan sát hoặc cầu phước trong lễ bái, hội hè.

 Dù là tôn giáo nào - Thiên Chúa giáo, Phật giáo hay đạo thờ cúng ông bà, tổ tiên - các vị lănh đạo và tín hữu cũng sắp xếp để tổ chức những cuộc rước - h́nh thức phổ thông nhất thời đó - để nói lên tấm ḷng ngưỡng mộ của dân chúng đối với các thần linh hay anh hùng liệt sĩ của dân tộc.

      Trong bài này, tác giả xin cống hiến quí bạn đọc một trong những hội lớn nhất ngày xưa ở Bắc Việt, lễ hội kỉ niệm chiến thắng giặc Ân của Phù Đổng Thiên Vương gọi nôm na là Hội Gióng.

 

ĐÔI D̉NG LỊCH SỬ

 

      Theo huyền sử, đời Hùng Vương thứ 6, nước Ân ở phía Bắc nước ta luôn luôn sang quấy nhiễu, định cướp lấy nước ta. Vua Hùng Vương lo lắng t́m cách giữ nước. Có người nhắc cho vua biết ngày xưa vua Lạc Long Quân dựng nước có dặn rằng khi nào có việc nguy cấp th́ cứ gọi:”Bố ơi, sao bố không về cứu chúng con!” là ngài lại hiện lên đuổi kẻ thù mang lại yên vui cho con cháu.

      Hùng Vương nghe theo liền đích thân đi mời Lạc Long Quân. Ba ngày sau, một cụ già râu tóc bạc phơ hiện đến giữa lúc mưa băo tự xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân cho biết rằng khoảng ba năm nữa, giặc Ân sẽ tràn xuống, khi ấy vua hăy cho sứ giả đi khắp nước cầu người tài giỏi th́ sẽ có thần tướng hiện ra giúp.

      Ba năm sau, giặc Ân tràn qua biên giới y như lời Lạc Long Quân đă báo. Chúng đi đến đâu cướp của, giết người vô cùng dă man. Tin báo cáo về Phong Châu, vua Hùng Vương nhớ lời dặn của vua Lạc Long bèn sai sứ đi t́m tướng tài đánh giặc cứu nước.

      Bấy giờ ở làng Phù Đổng (làng Gióng), họ Vũ Ninh, thuộc Bắc Ninh bây giờ có một người đàn bà đă ngoài 60 tuổi, cách đó mấy năm, một hôm ra đồng sau một đêm mưa, thấy một vết chân người rất to, lấy làm lạ bèn ướm thử chân ḿnh vào. Liền đó bà thấy xúc động cả người, từ đó thụ thai, rồi sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Gióng. Đă lên 3, Gióng không biết lật cũng không biết nói biết cười chi cả nên bà mẹ rất buồn rầu.

      Đến ngày sứ giả nhà vua đi qua làng Phù Đổng rao t́m người tài giỏi đánh giặc th́ mẹ của Gióng chép miệng nói đùa:” Con ḿnh thế kia th́ làm sao mà đánh giặc để đền ơn vua, cho bơ công cha mẹ?” Đứa bé bỗng ngồi bật dậy, cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Bà mẹ rất ngạc nhiên nhưng cũng chiều theo ư con đi mời sứ giả đến. Gióng bảo với sứ giả mau về xin vua đúc cho một con ngựa sắt và một thanh gươm sắt để Gióng đi đánh giặc.

      Sứ về tâu vua.Vua lấy làm lạ nhưng nhớ lời Lạc Long Quân nên truyền làm y theo lời đứa bé. Ngựa sắt và gươm đúc xong đưa đến nơi th́ Gióng vùng dậy, vươn vai, ḿnh cao hơn hai trượng (gần hai thước rưỡi tây), bảo mẹ dọn cơm cho ăn và xin áo mặc. Gióng ăn khoẻ đến nỗi mấy nồi cơm bà mẹ nấu liền tay Gióng ăn không đủ. Làng xóm thấy vậy liền góp gạo, giết lợn, gà dọn ra cho Gióng ăn nhưng chừng nào cũng không đủ. Vải vóc xóm làng góp lại cũng nhiều nhưng không bộ quần áo nào vừa với kích thước của Gióng.

      Rồi Gióng đội nón, hươi gươm, nhảy lên con ngựa sắt phi nước đại. Tư nhiên ngựa thét ra lửa, phi như gió băo, cuồn cuộn như sấm sét. Gióng thúc ngựa tới chỗ giặc Ân đang hoành hành, gặp giặc ở chân núi Trâu Sơn (tức là Vơ Minh Sơn, thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Người thần có quân lính chạy theo sau, phóng ngựa sắt thét ra lửa, chém giết giặc tơi bời. Giặc Ân trông thấy hoảng sợ kêu là tướng nhà trời (thiên tướng) vừa chống đỡ vừa t́m đường tháo lui, lớp bị ngựa sắt phun lửa chết, lớp bị gươm của thánh Gióng chém đứt ĺa, thây nằm ngổn ngang đầy đồng. Đang lúc một ḿnh một ngựa hăng say giết giặc, thanh gươm độc nhất của Gióng bị gẫy ngang. Gióng với tay nhổ luôn cả bụi tre bên đường quật vào đầu quân giặc đang tán loạn hàng ngũ. Tre ấy về sau mọc nhiều ở huyện Gia B́nh gọi là tre Đằng Ngà. Giết giặc xong, Gióng phi ngựa chạy lên ngọn núi Vệ Linh (tức Sóc sơn thuộc huyện Kim Anh, Phúc Yên), cởi bỏ quần áo rồi cả người lẫn ngựa đều bay lên trời.

      Tục truyền các ao hồ trong vùng từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc sơn đều là dấu vết chân ngựa sắt của thánh Gióng để lại. Khu rừng giặc bị ngựa phun lửa chết cháy ngày nay c̣n mang tên là làng Cháy.

      Nhờ ơn thiên tướng phá tan được giặc, vua Hùng Vương và triều đ́nh rất mừng, mở tiệc ăn mừng chiến thắng rồi cho lập đền thờ tại làng Phù Đổng để nhớ ơn người anh hùng giết giặc cứu nước. Vua phong ngài là Phù Đổng Thiên vương, c̣n dân gian gọi nôm na là Đức Thánh Gióng. Vua Lư Thái tổ phong cho ngài là Sung Thiên Thần vương

Từ đó, dân làng Phù Đổng hàng năm tổ chức hội Gióng vào mồng 8 tháng tư để ghi nhớ công đức và diễn lại chiến thắng của thánh Gióng. Ngoài hai ư nghĩa trên, hội Gióng cũng để nung nấu tinh thần yêu nước của toàn dân, nhất là lớp thiếu nh́ hậu sinh chưa biết nhiều về sử nước nhà. Thánh Gióng là tượng trưng cho uy dũng, can đảm và yêu nước nhiệt thành. Giặc Ân ở phía Bắc nước ta tức giặc Tàu sau này đô hộ dân ta hơn một ngh́n năm phải nhờ tới nhiều vị anh hùng của nước ta cùng với toàn dân mới đuổi được chúng ra khỏi bờ cơi. Các vị anh hùng, anh thư này có thể kể: Hai Bà Trưng, bà Triệu thị Trinh, vua Lê Lợi, vua Quang Trung, Đức Trần Hưng Đạo, danh tướng Lư thường Kiệt và rất nhiều anh hùng liệt nữ khác.

 

      HỘI GIÓNG NGÀY XƯA

 

      Người viết không rơ Hội Gióng ngày nay có c̣n không và được tổ chức ra sao. Những ǵ tŕnh bày sau đây là Hội Gióng hơn nửa thế kỉ trước.

      Một số bạn đọc, có thể không biết nơi chốn thánh Gióng sinh ra.

      Đó là làng Phù Đổng cách Hà Nội 17 km. Từ Hà Nội đi trên quốc lộ 1 khoảng 10 km về hướng Bắc sẽ gặp sông đào Thiên Đức (thường được gọi là sông Đuống), đi đ̣ ngang qua sông Đuống, đi tiếp vài trăm mét, bỏ quốc lộ 1 rẽ tay mặt đi theo một con đê khoảng 7 km nữa sẽ tới làng Phù Đổng. (Nếu cứ tiếp tục đi trên QL1 ta sẽ tới Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn). Qua làng Phù Đổng là làng Đổng Viên. Kế đó là làng Phù Dực và bên kia sông Đuống là làng Đổng Xuyên. Làng Phù Đổng nguyên thuộc huyện Tiên Du, từ sau 1945, huyện Tiên Du sáp nhập với phủ Từ Sơn làm thành huyện Tiên Sơn nhưng làng Phù Đổng lại bị cắt riêng cho sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Những làng quan họ như Nội Duệ, Cầu Lim, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích, huyền sử Bích Câu vẫn thuộc huyện Tiên Du như trước.

 

      ĐỀN THỜ THÁNH GIÓNG

 

      Đền thờ ở ngay tả ngạn sông Đuống. Trước đền là một sân rộng và một hồ nước gọi là Ao Rối, chạy dài trước mặt tiền của đền Thượng. Giữa Ao Rối có nhà thủy tạ để tổ chức hát tuồng hay múa rối trong những ngày hội. Bên trái đền Thượng là Nhà Ba Gian, trường tiểu học, đ́nh làng và chợ Gióng.

      Ngoài đền Thượng là ngôi đền chính để thờ thánh Gióng c̣n một ngôi đền nữa cách đền Thượng khoảng vài trăm mét là đền Hạ thờ thánh mẫu.

      Hội Gióng tổ chức hàng năm, từ mồng 8 tháng 3 âm lịch đến ngày 12 tháng 4. Mỗi năm, một Giáp thuộc tổng Phù Đổng được luân phiên đăng cai (tức chịu trách nhiệm tổ chức). Mỗi Giáp là một họ, th́ dụ họ Trần, họ Nguyễn v.v...

      Giáp đăng cai cử 6 người làm tướng của thánh Gióng trong đó có 3 tướng cầm cờ, chiêng, trống. Tướng cầm cờ đóng vai thánh Gióng. Các diễn viên này được luyện tập hàng ngày từ rằm tháng 3. Họ cũng phải ăn ở chay tịnh trong Nhà Ba gian cho đến ngày hội. Diễn viên có niềm hănh diện lớn lao v́ đă được chọn vào việc thờ thánh.

      Hội chính bắt đầu từ 6 tháng 4 âm lịch, khởi sự với hội rước nước. Tất cả quân tướng tham gia hội đều dự lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng để rửa vũ khí.

      Ngày mồng 7 rước cỗ chay gồm cơm và cà pháo là hai món ăn đă nuôi thánh Gióng khi xưa. Bà mẹ thánh Gióng nghèo, đâu có ǵ ngoài hai thứ đó để nuôi con.

 Phường Ải Lao, phường chuyên lo về đàn hát trong ngày hội, sẽ hát những bài ca tụng chiến thắng của thánh Gióng có đàn, nhị, sáo, trống cơm đệm cho xôm tṛ. Những nghệ nhân trong Phường Ải Lao phải tập dượt nhiều tối trong năm cho nhuần nhuyễn những bài hát và ca múa. Buổi tối hôm đó có hát chèo, múa rối, cờ tướng, tổ tôm điếm, tam cúc điếm v.v...

Khu nào cũng đông nghẹt người. Đèn  dầu, đèn măng-xông, đèn khí đá thắp la liệt khắp nơi. Trai thanh gái lịch từ Hà Nội, các tỉnh khác và vùng phụ cận được dịp làm quen lúc coi chèo, coi tuồng hoặc các tṛ vui khác. Các cô gái tới tuổi dậy th́ quấn tóc hoặc bỏ xơa, mặc áo tứ thân, váy sồi, váy lĩnh, đội nón thúng quai thao lúc ban ngày, thắt lưng nhiễu Tam giang mớ ba mớ bảy, đeo xà tích bạc, chân dận dép cong  từ Cầu Lim, Nội Duệ, Thụy Khê, Bưởi, Hà nội  hoặc măi từ Phủ Giầy, Nam Định và nhiều nơi khác tới tham dự lễ hội như những đóa hoa khoe sắc với các cô gái  Phù Đổng, Đổng Xuyên, Đổng Viên và Phù Dực. Thanh niên Hà Nội, những anh đang muốn nhắm một cô vợ, cũng ăn mặc thật bảnh, cái miệng dẻo quẹo để may ra có lọt mắt xanh mấy cô nàng ưng ư.

      Hàng quán mọc lên đầy. Các thứ quà như phở, bánh cuốn, cơm, xôi chả, bánh ḿ (lúc đó gọi là bánh tây), các thứ xôi chè, mía, cam, quưt, ḅng (bưởi) v.v... tập trung vào một khu thu hút khách du lịch ăn uống vui chơi suốt đêm. Có những cặp trai gái lại rủ nhau ra vài con đường không có ánh đèn và vắng người ở phía ngoài để tâm sự cho dễ. Người ta nói có đến 30%  các cặp nên duyên chồng vợ từ những hội hè đ́nh đám này. Nếu gặp, tṛ chuyện mà không ưng, có nghĩa không hạp th́ sau bữa đó là xong, chẳng ai thắc mắc đến ai nữa.

      Ngoài trai gái son trẻ vừa dự hội vừa kiếm ư trung nhân, những người có gia đ́nh cũng tham dự chung vui. Tôi nhớ có một năm, lúc mới sáu, bảy tuổi, từ Hà Nội, thầy mẹ tôi đưa anh, chị tôi và tôi đi hội Gióng. Chúng tôi trọ tại nhà một người bạn học với thầy tôi ở Đổng Viên. V́ đă quá lâu lại không hay nhắc đến, những h́nh ảnh lễ hội chỉ c̣n mờ nhạt trong kí ức.

      Ngày mồng 8, lễ duyệt quân. Tối có các tṛ vui, đốt pháo bông.

      Ngày mồng 9 là ngày quan trọng nhất. Trước tiên là lễ rước cờ từ đền Hạ lên đền Thượng. Phường Ải lao ca hát và diễn tṛ săn hổ.

 Chợt có những tiếng hô lớn, giọng đàn ông, đàn bà và con nít:”Bớ làng nước! Giặc Ân tới! Giặc Ân tới!”

 Các đội quân rầm rộ lên đường dưới h́nh thức một đám rước lớn. Đi đầu là tướng tiên phong, theo sau là 12 thiếu nhi rồi đến phường Ải Lao và ông cọp (chưa hiểu v́ sao lại có con cọp này, có lẽ là biểu trưng cho sức mạnh và anh hùng tính). Con ngựa gỗ có bánh xe được  kéo theo chở y phục của thánh Gióng. Đoàn chiêng, trống tiến theo hiệu cờ. Đoàn quân qua đền Hạ im lặng cúi đầu tưởng niệm thân mẫu thánh Gióng rồi từ đền Hạ tiến thẳng tới chiến trường là một băi đất trống thuộc làng Đổng Viên.

      Giặc Ân được tượng trưng bằng 28 chiếc kiệu, trên mỗi kiệu có một bé gái khoảng 10-12 tuổi ăn mặc sặc sỡ nhưng giống nhau. (Người ta không hiểu sao lại dùng bé gái tượng trưng giặc Ân).

        Khi đoàn quân của thánh Gióng tới địa điểm liền dàn quân để múa cờ trên ba chiếc chiếu trải liền nhau. Cờ lệnh  do tướng cầm cờ bước vào chiếu thứ nhất múa theo chữ Lệnh (chữ Hán). Khi ông múa xong bước ra khỏi chiếc chiếu th́ mọi người xô vào cướp chiếu, mỗi người xé được một mảnh nhỏ đem về nhà coi như một thứ bùa để lấy phước. Sau đó, ông tướng cờ lại múa thêm hai lần nữa trên hai chiếc chiếu c̣n lại. Đến lúc này giặc Ân thảm bại chạy hỗn loạn; các kiệu của giặc chạy thất điên bát đảo  rồi lại tập họp lại. Quân của thánh Gióng dàn trận ngay ở băi Ṣi Bia nằm giữa đền Thượng và đền Hạ. Rồi quân của thánh Gióng lại tiến nữa, tức có thêm ba lần múa cờ.  Mỗi lần, dân làng đốt pháo cối tượng trưng ăn mừng chiến thắng. Sau hết, hai tướng giặc bị chém, quân giặc thảy đều qui hàng, được tha cho về nguyên quán.

      Tối hôm đó khách hành hương đông hơn và các tṛ vui náo nhiệt hơn. Người địa phương và người tứ xứ đông nghẹt, tại những nơi múa cờ chen chân không nổi. Nửa đêm có đốt pháo bông; các tṛ vui kéo dài đến gần sáng.

      Qua ngày mồng 10, khách từ xa đă về bớt. Buổi tối là nghi thức dâng lễ vật của giặc lên thánh Gióng và đoàn quân chiến thắng.

      Ngày 11, lễ rửa khí giới để bỏ vào kho lưu giữ.

      Ngày 12 là ngày cuối cùng của lễ hội; chỉ c̣n thấy khắp nơi cờ trắng của giặc Ân kéo lên đầu hàng.

                                 

                                                  ********

 

      Lễ hội kỉ niệm chiến thắng giặc Ân của Phù Đổng Thiên Vương  nên được duy tŕ v́ nó có tính cách huyền sử và văn hóa của tộc Việt. Với đầu óc phong phú của lớp trẻ hiện đại, với những phương tiện điện tử của thế ḱ này, hội Gióng vẫn giữ những nét văn hóa cổ truyền nhưng có thể lộng lẫy, huy hoàng hơn nhiều. Thí dụ ngựa của thánh Gióng có thể phun lửa thật, tượng thánh Gióng cử động được v.v...

Lễ hội Gióng hàng năm sẽ thu hút khách thập phương nhiều hơn nữa v́ phương tiện di chuyển hiện nay tối tân chứ không khó khăn, nhiêu khê như xưa. Lễ hội có thể có kịch thánh Gióng, chiếu phim cùng với  tuồng, chèo như ngày xưa và cũng có thể có những màn thi lực sĩ đẹp, thi Vơ thuật Việt Nam, thi đô vật, thi côn, quyền, kiếm nhất là cho các thiếu niên nam nữ với các môn Việt Vơ Đạo, Nhu đạo, Hiệp khí đạo, Tae Kwon Do v.v... Về phía phụ nữ có thi gia chánh, thi hoa hậu, hoa hậu áo cổ truyền, áo dài v.v... để Hội Gióng càng thêm vui nhộn, náo nhiệt và hấp dẫn.

 

(Phỏng theo Đỗ văn Gia, Việt Nam Văn học sử và Đặc San Xuân Canh Tuất 1970 Trung học Đồng Tiến Sàig̣n)