ĐI T̀M NHÂN VẬT

một tuyệt phẩm của Tạ Duy Anh bị bỏ quên

 
 

TRẦN PHONG VŨ

 

 

 

Tạ Duy Anh là bút hiệu của Tạ Việt Dũng, sinh năm 1959 tại xă Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông, Bắc phần. Cho đến nay, độc giả hải ngoại vẫn chưa biết nhiều về tác giả Tạ Duy Anh, mặc dầu từ ngót 20 năm nay, qua những tác phẩm BƯỚC QUA LỜI NGUYỀN (1989), LĂO KHỔ (1992), ĐI T̀M NHÂN VẬT[1] (2002) anh đă trở thành đối tượng bới lông t́m vết cho những cặp mắt cú vọ của đám công an văn nghệ nhà nước. Riêng cuốn tiểu thuyết ĐI T̀M NHÂN VẬT, tủ sách Tiếng Quê Hương đă được hân hạnh giới thiệu với độc giả hải ngoại từ năm 2003. Nhưng điều đáng tiếc là nó đă không được nhiều người đón nhận. Có thể v́ nhan sách không tạo được sự chú ư của người đọc. Cũng có thể v́ nhiều nguyên nhân khác. Bố cục, cách dựng chuyện hơi lạ thường; bối cảnh và t́nh tiết trong chuyện; các nhân vật trùm lấp, tṛng tréo nhau cũng như không khí ẩm mốc, trầm mặc, u uất phủ lên toàn bộ tác phẩm dễ gây cảm giác u hoài, buồn chán, khiến người đọc không đủ kiên nhẫn đọc hết. Ít nhất một lần. Đọc để thấy được giá trị tự thân ẩn giấu bên trong và đàng sau công tŕnh tri thức của anh và cũng để thấu rơ nỗi bất hạnh kinh hoàng về thân phận con người dưới chế độ cộng sản. Nhiều độc giả, trong số có các trí giả, những nhà văn, nhà thơ đă nói với người viết những gịng này về cảm giác kể trên khi đọc cuốn tiểu thuyết của Tạ Duy Anh.

 

Trong “Vài nét về tác phẩm” in ở đầu sách, Tiếng Quê Hương ghi nhận “Đi T́m Nhân Vật là một tác phẩm hư cấu với những sự việc diễn biến trong một thời gian và ở một không gian hoàn toàn không xác định”. (tr. 19)

Với những sự kiện, những nhân vật xa xôi, mơ hồ, tuồng như nội dung sách không ăn nhập với bối cảnh xă hội Việt Nam hiện tại. Nói cho đúng, nó mù mờ, hư ảo như chuyện cổ tích, với đoạn cuối của một mối thù truyền kiếp từ thuở nào xa lắm, khiến người đọc rất dễ có tiên kiến về tính không xác định thời gian và không gian của những t́nh tiết trong tác phẩm. Và có lẽ đấy cũng chính là dụng tâm của tác giả họ Tạ, không ngoài mục tiêu để tác phẩm của anh thoát khỏi mạng lưới kiểm duyệt tinh vi và khe khắt của những ông quan văn nghệ nhà nước[2]. Tuy vậy anh cũng chỉ đánh lừa được họ trong một thời gian ngắn. V́ thế, khi tác phẩm vừa in xong, mặc dù u mê nhưng những tay bồi bút của chế độ đă phát hiện kịp thời để ra lệnh thiêu hủy toàn bộ công tŕnh được làm nên bằng tim óc của anh.

 

Tác phẩm khởi đầu từ một nơi chốn Tạ Duy Anh gọi là khu phố G khi nhân vật chủ yếu trong tác phẩm là Chu Quư mải mê lao đầu vào cuộc săn t́m tông tích thủ phạm đă hạ sát một em bé đánh giầy. Ở ngay gịng đầu chương I, anh viết: “Chuyện này được kể lại th́ nhiều năm tháng và sự kiện đă trôi qua” (tr. 19).

Mào đầu trên đây của câu chuyện cộng với cái bối cảnh hỗn mang không xác định về không gian, nhất là thời gian vận hành của những sự kiện xuyên qua các nhân vật trong tác phẩm, mà nếu chỉ đọc cho xong theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, khó ai nhận ra được thời sự tính và hàm ư kín đáo, sâu xa của tác giả. Anh muốn mượn cuộc truy lùng thủ phạm đâm chết một thằng bé đánh giầy vô danh vất vưởng bên hè phố để gợi nhắc người đọc suy nghĩ tới cuộc truy lùng thủ phạm bóp chết cuộc sống của cả một dân tộc – thậm chí là t́m cho ra những căn nguyên, cỗi rễ đă bóp chết cuộc sống của con người trong cái thời đại vẫn được biểu dương là thời đại của ánh sáng trí tuệ hiện nay.

 

Bốn nhân vật chính trong truyện là: Chu Quư, nhà báo; tiến sĩ N., một trí thức có danh vị trong xă hội đương thời; ông Trần Bân, nhà văn và Thảo Miên, một cô gái gọi hạng sang. Cũng cần kể tới một nhân vật không diện mạo, không danh tính được gọi tên là “hắn”, là bóng đêm, là sự ác, trùm lấp toàn bộ những sự kiện và những nhân vật trong tác phẩm. Xoay quanh bốn nhân vật sống, có những liên hệ nhân quả mật thiết làm nên không khí chuyện kể trên, là một loạt những nhân vật phụ.

Chu Quư, nhà văn kiêm nhà báo chuyên nghiệp và là thế hệ thứ tư của một gịng họ bị chi phối bởi một mối thù truyền kiếp từ đời cụ nội. Bị ám ảnh về cái chết của một em bé đánh giầy vất vưởng trên hè khu phố G, anh lao vào một cuộc truy lùng, săn đuổi vô vọng. Không phải chỉ săn đuổi thủ phạm đă giết em bé đánh giầy mà c̣n là kẻ đă sát hại cụ nội, ông nội rồi đến cha anh. Và nếu đường giây hận thù oan nghiệt không đứt đoạn th́ cả chính anh cũng không thoát. Từ những cảnh ngộ và suy tư của Chu Quư, tác giả mở ra cho người đọc đi vào một thế giới mênh mông, với những sự kiện, lối sống, cách hành sử của hầu hết nhân vật tuồng như bị rập khuôn, như đă lập tŕnh, đă mă hóa, khiến thân phận con người như bị mất hút trước những thế lực hung hăn, bạo tàn vây hăm chung quanh.

Tiến sĩ N., biểu tượng của tham vọng và quyền lực đương thời, một trí thức khoa bảng do thời thế đưa lên địa vị cao sang, quyền quư. Ông là đại biểu của những con người có hai khuôn mặt, hai cuộc sống, luôn bị giằng co bởi hai khuynh hướng đối nghịch: thật và giả, thiện và ác. Thân phụ tiến sĩ N. từng bị treo cổ tới hai lần bởi một thế lực không tên trong bóng tối. Và để tránh cho gịng họ khỏi bị tuyệt tự, ông và người em song sinh đă được đổi họ thay tên, mỗi người lưu lạc một phương. Vào những lúc khuynh hướng thiện trỗi dậy lấn lướt khuynh hướng ác, hơn một lần ông toan tính t́m cái chết như một giải thoát, ngay cả khi t́nh nguyện vào Nam chiến đấu cũng như lúc đang ở nấc thang tột đỉnh của quyền uy, danh vọng, nhưng đều thất bại. Cuối cùng ông đă toại nguyện. Giữa những giây phút phù du được sống lại với con người thực (mà tiến sĩ N. gọi là bản gốc[3] khác với bản sao), vào một buổi sáng tinh sương, ông đă xuống tay hạ nhát búa oan nghiệt vào vầng trán xinh xắn của người vợ mà ông hằng yêu thương quư trọng, trước khi dùng độc dược tự kết liễu đời ḿnh.

Ông Trần Bân, một nhà văn trọn đời miệt mài săn t́m nhân vật cho một tác phẩm lớn đang thai nghén. Ngay từ lúc lên mười, ông đă biết yêu. Người yêu trong mộng của ông là một bé gái xuất thân từ một gia đ́nh mang bệnh cùi. Và để tuyệt mầm chứng bệnh ghê khiếp này, cha ông, một người cả đời nh́n mọi sự chỉ là Láo Toét cùng đám bạn bè tối ngày lang thang, say sưa, đập phá, đă nhẫn tâm hùa nhau chôn sống cô bé. Vết thương đầu đời để lại trong ông một vết thương và đă khiến ông trở thành một nhà văn bất đắc dĩ. Cho đến khi gặp Chu Quư, ông nhận ra là đă t́m thấy nhân vật cho kiệt phẩm của ḿnh: nhân vật đầy mâu thuẫn có một quá khứ mù mờ, bí ẩn, suốt đời lao đầu vào việc truy tầm những cái chết. Nhưng đấy cũng là lúc ông chợt ngộ là “nó quá mọi sức tưởng tượng của tôi. Tôi cố đánh lừa rằng nó chỉ là một dạng thức của quư Satan. Nhưng nếu nó có tính quư th́ nó vẫn không phải là quỷ. Nó đích thị là nhân vật, là dấu ấn của một thời đại mà tôi không được chuẩn bị một chút ǵ để hiểu nổi nó. Điều đó c̣n thê thảm, nặng nề hơn cả cái chết…” (tr. 238)

Thảo Miên, cô gái ăn sương hạng sang, nạn nhân của tấn thảm kịch gia đ́nh và xă hội trước sự xuống cấp đến tận cùng của những giá trị nhân luân và đạo lư. Chứng kiến cảnh ngoại t́nh bỉ ổi và trắng trợn của thân mẫu với một gă đào giếng vai u thịt bắp không tên tuổi, không lư lịch, cô thoát ly gia đ́nh, tự hiến thân cho bất cứ ai để nhất quyết trở thành gái điếm, chỉ với một mục đích mơ hồ là trả thù. Trả thù ai? Trả thù cái xă hội mà cô đang sống nhưng luôn có cảm tưởng rằng ḿnh chưa hề được sống. Trả thù những kẻ có quyền sinh sát sống phè phỡn đàng sau những khuôn cửa sắt nặng nề kiên cố mà mỗi lần mở ra đóng vào giống như miệng con quái vật sẵn sàng đớp, nuốt, nghiền nát kẻ hiền lương. Và dường như trả thù cả chính ḿnh, v́ cô luôn bị ám ảnh bởi cái cảm giác là kẻ “hút máu” đám lương dân vô tội. Do những t́nh cờ đưa đẩy, hai kẻ lạc loài Chu Quư và Thảo Miên gặp nhau. Và, như một định mệnh, họ yêu nhau bằng một mối t́nh trong suốt nhưng vô vọng. Giống như chính cuộc đời của họ. Giống như những ǵ đang diễn ra hàng ngày chung quanh đời sống. Cuối cùng Thảo Miên đă chọn cái chết bằng cách tự biến ḿnh thành ngọn đuốc. Cô chọn con đường tự hủy với hy vọng thắp sáng niềm tin và để t́m lại cái giá của Tự Do cho chính ḿnh, cho dù tiêu cực. Như tiến sĩ N. Như Trần Bân.

Hắn, nhân vật không diện mao, không danh tính nhưng lại là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm ĐI T̀M NHÂN VẬT. Hắn bám riết nhân vật chủ là Chu Quư, tạo nên một nỗi ám ảnh khôn nguôi về một mối thù truyền kiếp từ đời nội tổ. Đến nỗi mới vừa nghe tâm sự của gă thợ săn, Chu Quư nghĩ ngay đến chuyện của ḿnh “…câu chuyện gă kể dường như liên quan mật thiết tới câu chuyện của gia đ́nh tôi…Có thể vẫn là hắn, kẻ tôi truy lùng không mệt mỏi… Có thể vẫn là hắn, dưới bộ mặt khác, đă hạ sát thằng bé đánh giầy. Tất cả hiện vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đối với tôi. Hồi đó hắn xuất hiện trước mặt tôi như một khối đen khổng lồ. Từ cái buổi tối định mệnh ấy, tuổi thơ của tôi vĩnh viễn bị chôn sống. Tôi thấy cha tôi bị cùm giải đi…” (tr. 48)

Trong văn mạch và ở những chương đầu, người đọc khó thấy sự kiện người cha “bị cùm giải đi” có liên quan tới những cơ chế, những chuyện thời sự trước mắt, mà chỉ coi là tiến tŕnh, là hệ quả, là di sản của một cơn ác mộng, một mối oan cừu trong quá khứ. Trong những đoạn tiếp theo, tác giả đă đẩy những suy tư của Chu Quư vào gịng hồi tưởng với không khí âm u, hoài niệm mà căn nguyên tạo nên vẫn không ngoài hắn.

“Trong căn nhà bỗng trở nên rộng mênh mông, tôi nhớ nhất màu hiu hắt của bốn bức tường ẩm mốc… Và tôi có cảm giác mọi bí mật của gịng họ đều đă bị mă hóa… Dường như mẹ đang lo sợ… chỉ c̣n điểm tựa vững chắc nhất là trông chờ vào sự linh thiêng của những người đă chết –tất cả đều bị giết- khi bà nh́n vào từng tấm ảnh. Nhờ thế mà tôi định h́nh được khuôn mặt những người thân quá cố của ḿnh. Cụ nội tôi ngồi ở điểm cao nhất, gương mặt như ch́m sâu vào nỗi buồn rất khó diễn tả. Trong khi đó, ở vị trí thấp hơn, ông nội tôi thảng thốt nh́n vào một thế giới mờ mịt, như tự hỏi: ‘v́ sao ta lại sinh ra làm người để rồi sẽ có lúc mất hút?’ Trong màu đen của áo dài, vết nám của khói hương và màu vàng úa của nền giấy, tôi cảm được chiều sâu thăm thẳm của thời gian”. (tr. 48-49)

Với không khí thâm u, huyền hoặc trong cách thuật chuyện, người đọc dễ dàng ngộ nhận tính bất định về không gian và thời gian của câu chuyện. Và nhất thời, cả bộ máy kiểm duyệt khổng lồ, tinh quái của nhà nước cũng bị “mù ḷa” để cho tác phẩm được đưa lên khuôn máy in. Nhưng, giống như những con chó được dày công huấn luyện để săn t́m kẻ đào tẩu, những ngôn từ thời thượng như “dân quân”, “du kích”, “vu cáo chính trị”, “cải cách ruộng đất”, “công an, mật vụ”, “thiết chế quyền lực”, “t́nh nguyện vào Nam chiến đấu”…, cộng với chi tiết mang tính phản động tản mác trong tác phẩm, ngay lập tức đă khiến những kẻ mà khối óc u mê đă được mă hóa bởi kinh điển Mác-xít “thà giết oan một ngàn mạng c̣n hơn tha lầm một người” kịp thời thấy được những độc tố đối với chế độ đương quyền hàm ẩn trong tác phẩm.

“Tôi không thể nào quên được ngày cha tôi bị dẫn đi. Cha tôi mảnh khảnh như một nho sinh, v́ thế tôi có cảm giác cơ thể ông bị bẻ nát vụn dưới sức mạnh của mấy gă dân quân”. (tr. 50)

“Cha tôi bị vu cáo chính trị -hồi đó người ta thà tin kẻ vu cáo c̣n hơn để lọt một kẻ có tư tưởng bất măn. Ông có đủ tiêu chuẩn để thành một tên nguy hiểm: biết cả tiếng Pháp lẫn chữ Nho, trên kệ sách có Tứ Thư, Ngũ Kinh, Tân Ước… Chính những thứ này trở thành vật chứng chống lại ông tại một cuộc xét hỏi do gă mắt toét tiến hành”. (tr. 107-108)

“Tôi cho rằng cuối cùng th́ cái hạt nhân minh triết trong tư tưởng của người Việt đă loé sáng. Một khi nó loé sáng th́ mọi thiết chế quyền lực sụp đổ, mọi mưu toan độc ác, lừa dối đều vô nghĩa… Ở đó chỉ c̣n là chân lư tối thượng, biểu hiện ra bằng t́nh yêu…đánh dấu con đường đi đến vĩnh cửu”. (tr. 112-113)

“…khi bố tôi bị toán du kích treo cổ, ông nói ngay rằng ông sẽ bị treo cổ lần nữa… Lần treo cổ thứ hai, sợi giây lút qua lớp thịt đă thối vào tận xương, để cha biết rơ tội trạng do một chị mắt toét vừa khịt mũi vừa đánh vần bản tuyên án”. (tr. 122)

“…theo tôi, Cải Cách Ruộng Đất là một dị bản của truyện Tấm Cám, đúng hơn là một chương nối dài. Và như vậy, những vận đen của lịch sử có điểm bám rễ rất sâu”. (tr. 115)

“… ít ngày tháng sau, như một kẻ mang bệnh tâm thần… tôi nộp đơn t́nh nguyện vào Nam chiến đấu”. (tr. 127)

 

Là nhân vật chính, luôn bị cái bóng đen huyễn hoặc của hắn ám ảnh từng phút giây, qua những đưa đẩy của t́nh cờ, của định mệnh, Chu Quư trở thành tác nhân lôi ra ánh sáng tất cả những bí ẩn của tiến sĩ N., của Trần Bân, Thảo Miên. Dĩ nhiên bao gồm cả những nhân vật phụ. Như Mật Đen, một con người hiểm độc chuyên theo dơi, ŕnh ṃ chuyện riêng tư của người khác để hăm hại và để lập công. Như gă thợ săn, kẻ bị án tử v́ đă nổ súng hạ sát ông già gác rừng, nhưng trước ṭa luôn miệng xác quyết anh ta không phải là kẻ sát nhân, mà do một thế lực vô h́nh nào đó đă xui nên sự thể.

Mở vào nội dung tác phẩm, Tạ Duy Anh không gợi nhắc qua lư lẽ mà bằng những sự việc, cảnh ngộ, tai ương, tâm trạng... gắn liền với từng con người tiêu biểu kể trên được lọc lựa từ cuộc sống bi thảm đượm đầy chua cay và cũng không thiếu tính hài hước của xă hội Việt Nam suốt thế kỷ qua. Tác giả dẫn người đọc bước vào một cuộc sống ngột ngạt, nhầy nhụa và nhố nhăng, trong đó con người luôn bị buộc phải đứng trước lựa chọn duy nhất: “Bán linh hồn để giữ thể xác hoặc ngược lại”.   (tr. 108)

Bản năng ham sống đă đẩy con người tới thế sẵn sàng chối bỏ chính linh hồn ḿnh và từ đó mọi nhơ nhuốc, mọi sa đoạ đă trở thành những h́nh ảnh huy hoàng được tô vẽ bằng các màu sắc rực rỡ nhất do thuộc tính dối trá, gian ác và đê tiện luôn tiềm ẩn nơi mỗi con người trong một xă hội vô cảm, phi lư, phi lịch sử. Quá tŕnh vong thân v́ tham lam, ích kỷ và v́ sợ hăi, ngu dốt đă biến con người từ nạn nhân của tha nhân, của quyền lực và thời thế thành nạn nhân của chính ḿnh .

Bởi v́ “lừa dối trở thành phương tiện đạt mục đích và được sự cổ vũ của dốt nát” để cuối cùng tạo ra một khối liên minh “lừa dối và dốt nát” với uy thế của một thiết chế quyền lực chi phối con người mà “muốn duy tŕ nó buộc phải bưng bít sự thật và kẻ nào hoài nghi chân lư do nó ban phát, kẻ đó lập tức lên dàn hỏa thiêu”. Kết quả tất yếu của thực tế này là một cuộc sống đầy mâu thuẫn, giả trá trùm lấp lên thân phận con người, trong đó “cái thiện bị nhân danh và trở thành thảm hại trước cái ác”. (tr. 112)

Khi cuộc sống đó tiếp tục theo năm tháng đủ để tạo nên những thói quen, h́nh thành một nếp sống th́ con người không chỉ c̣n là diễn viên trong màn kịch che giấu chân tướng mà đă hóa thân thành một bày lũ cuồng tín của những “cái thiện bị nhân danh” để tự trở nên một loại Satan lần đầu có mặt bằng xương bằng thịt.

Thế giới tiểu thuyết Tạ Duy Anh không chỉ có sự sa đoạ dục t́nh dưới bộ áo giả dối của Tartuffe, không chỉ có những quật quă cá nhân dưới đáy vực đạo lư suy đồi của Raskolnikov hay Karamazov, không chỉ có thái độ khước từ bướng bỉnh phảng phất nét hồn nhiên của nhân vật thần thoại Protee, mà chính là những vết hằn nhức nhối ghi lại t́nh trạng đổ vỡ toàn diện vô phương cứu văn của cuộc sống. Đó là cái thế giới mà trong đó con người phải tuân hành tuyệt đối những đ̣i hỏi phải phủ nhận chính ḿnh, đoạn tuyệt với chính ḿnh, phải thực sự biến thành một loại bột sẵn sàng chịu nhào nặn cho phù hợp với một khuôn mẫu do các cơ chế quyền lực đúc sẵn. “Kinh khủng lắm chú ơi! Rồi c̣n mật vụ, cảnh sát, guồng máy quyền lực luôn luôn đói khát. Nó có thể nghiền nát tôi và chú thành một thứ bùn rồi nếu cần nặn lại thành chó, thành chuột, thành bọ chét, thành giun dế...” (tr. 125)

Đó là cái thế giới không tồn tại t́nh ruột thịt, không chấp nhận cảm nghĩ hay ước vọng riêng tư và mọi giá trị thiêng liêng, kể cả t́nh yêu, không c̣n đất sống dưới sự khống chế của tham lam, hận thù, chém giết, v́ “ Ở xứ ta, dường như không tụ họp để cùng đem một kẻ nào đó ra ‘ăn sống nuốt tươi’ th́ chẳng khác nào người Pháp không uống rượu vang, người Tây Ban Nha không đấu ḅ, người Anh ra đường không đội mũ phớt”. (tr. 110)

Lần theo dấu vết những nhân vật trong tác phẩm, người đọc khó tránh tâm trạng hoảng loạn do cái không khí âm u đe dọa luôn bao trùm khắp các ngả đường tối tăm mù mịt. “…tiếng chân bước rất mơ hồ, vẳng lại từ đâu đó cho tôi cảm giác bị con thú nào đó đang ŕnh từng li từng tí. Chỉ cần tôi ló cổ ra là nó chồm tới xé tan ra từng mảnh trước khi nhai nuốt”. (tr. 68) “…ngay tức khắc một nỗi sợ vô h́nh lại bủa vây lấy tôi. Bất cứ chỗ nào tôi cảm thấy cũng có thể xổ ra một con thú hoặc một tai họa nào đó, trong khi tôi như bị tước toàn bộ vũ khí và quyền được cầu viện chân lư…” (tr. 97).

Cảm giác bơ vơ cô độc hoà trộn với những khắc khoải v́ các nỗi niềm riêng, rồi sự băn khoăn ngờ vực dâng lên như thác lũ với hàng loạt câu hỏi hoàn toàn bế tắc về từng bước đi, từng cử chỉ, từng lời nói của chính bản thân để cuối cùng là cảnh huống ch́m nghẹt trong tâm trạng ghê tởm và phẫn nộ.

Qua ngôn ngữ và cách hành sử của nhân vật, ng̣i bút Tạ Duy Anh luôn chĩa ra trăm ngàn mũi nhọn thọc sâu vào tận đáy tim người đọc nỗi đau cùng tột. Từng ḍng, từng chữ như đồng loạt hét lên tiếng hét thất thanh của con người đang bị chôn sống, bị băm vằm, bị mất hút trong một xă hội điên loạn, toàn những lọc lừa, bất nhân, gian trá. Dưới đây là mẩu đối thoại giữa Chu Quư và Thảo Miên, hai kẻ lạc loài, “cùng một lứa bên trời lận đận”, vừa gặp nhau đă yêu nhau để rồi kẻ tự t́m cái chết, người tiếp tục kéo dài kiếp sống lạc loài, cô quạnh với những ước mơ không bao giờ đạt.

“– Em không đi đâu ra khỏi đây à?

– Anh bảo em nên đi đâu, (nàng cười bẽ bàng) khi mà chỉ có một lối hợp với em, ấy là xuống địa ngục.

– Chỗ người bà con nào đó chẳng hạn?

– Em chỉ có một người bà con, ấy là quỷ Satan”. (tr. 204)

Và đây là đoạn nhật kư của tiến sĩ N. ghi lại cuộc đối đáp giữa ông và người em song sinh sau bao nhiêu năm dài lưu lạc:

“(Tôi bảo ông em tôi): - Chú thông cảm cho tôi! Bàn tay thời cuộc đă nặn chúng ta thành những người khác xa nhau. Nếu c̣n giữ t́nh ruột thịt, mong chú giữ tuyệt mật cho.

- Được. Đương nhiên tôi không thể hại bác. (Ông em tôi nói). Nhưng c̣n nhớ t́nh ruột thịt mà tại sao ngần ấy năm bác không đi t́m tôi trong khi bác có điều kiện hơn?

- Thật t́nh tôi cứ ngỡ là chú khó mà thoát khỏi họ…

(Ông em tôi ngửa cổ cười). - Khi bác đă mong cho tôi chết th́ dù tôi có sống nhăn ra đó cũng là chết rồi! Cái lư của bác lạnh t́nh lắm.

- Tùy chú thôi. (Tôi bảo). Nhưng tôi và chú mỗi người đă có số phận riêng, không thể nào lại có ‘chung’ nguồn gốc được. Mà giả sử chính tôi nói ra cũng không ai tin. Chỉ cần chú biết cho cái khó của tôi là được.

(Ông em tôi nói bằng giọng xa vắng): - Bác nghĩ đơn giản thế! Bố th́ bị treo cổ hai lần, không biết giờ vong linh lang thang về đâu? Cơ nghiệp th́ tan nát hết! (Ông ta nuốt nước mắt). Bác có biết v́ cái ǵ mà tôi đến nông nỗi này không? V́ tôi nghĩ sẽ đến ngày gặp lại bác. Thôi th́ tất cả do số phận. Nhưng c̣n lương tâm nữa chứ.

- Vậy chú muốn tôi phải làm thế nào? Hay chú muốn tôi thú nhận ḿnh là một kẻ giả mạo để… Chú không thể h́nh dung nổi đâu. Nó c̣n kinh sợ hơn cả việc treo cổ hai lần. Chú phải đứng ở vị trí của tôi như hiện nay, tức là có cha mẹ hy sinh, có công lớn, nhưng tôi không chỉ thừa hưởng mà c̣n có nghĩa vụ tôn vinh danh dự của các cụ, mới thấy tôi sống đâu phải do tôi muốn. Tôi chỉ là con rối bị thời thế giật giây thôi chú ạ.

(Ông ta đang ngồi nghe bỗng cười ầm lên, cười như điên như dại khiến tôi mất hết cả b́nh tĩnh).

- Chú làm cho tôi sợ.

(Ông em tôi hỏi) - Bác sợ cái ǵ?

– Phải biết sợ mới thành người được chú ạ. Có cả ngàn thứ đáng sợ: Tai mắt ở đời (tôi nói da diết) toàn loại tai mắt rắn độc cả đấy? Kinh khủng lắm chú ơi! Rồi c̣n mật vụ, cảnh sát, guồng máy quyền lực luôn luôn đói khát. Nó có thể nghiền nát tôi và chú thành một thứ bùn rồi nếu cần nặn lại thành chó, thành chuột, thành bọ chét, thành giun dế... Chú có ở cạnh con quái vật ấy đâu mà biết nó đáng sợ như thế nào. Chúng ta chỉ là bánh xe, là đinh ốc thôi, bất cứ lúc nào cũng có thể ra sọt rác hoặc vào ḷ nung để đúc lưỡi cày, đúc ṇng súng. Nhưng đấy là chân lư đang ngự trị, liệu tôi và chú có thể thay đổi được ǵ? Chú có hiểu điều tôi nói không?

– Tôi có được học hành ǵ đâu mà hiểu (ông ta tỏ ra cay đắng) toàn bộ kiến thức của tôi chỉ đủ cho tôi gí buồi vào những thứ bác vừa kể.

- Chú cứ gí buồi đi, vào giữa mặt tôi đây này. Nhưng xin chú, (tôi quỳ xuống) xin chú, v́ t́nh con người mà buông tha cho tôi.

(Ông em tôi ngồi im, mắt khép hờ khiến tôi kêu lên).

- Tôi sợ quá! Tôi sợ! (Tôi hét to) Tôi sợ! Chú có nghe tôi nói ǵ không?

-Tôi có nghe! (Ông ta cười khẩy) Tôi nghe thấy tiếng hú hoan lạc của ma quỷ. Tôi về đây. Tôi thấy phải sống như anh, tôi thà chết c̣n hơn.

- Thế là chú hiểu ra rồi đấy!

(Tôi run lập cập ch́a tay ra). Thôi nhé, cứ thế nhé! Coi như tôi đă chết từ hồi đó. Nếu thân thể tôi chưa thối rữa là do tôi đă được đầu thai trở lại. Chúng ta là anh em từ kiếp trước và sẽ là anh em ở kiếp sau. C̣n kiếp này…(tr. 124-125-126)

Tính vô luân, vô cảm, giả trá và bịp bợm đến ṃn nhẵn, chai lỳ của xă hội c̣n bộc lộ cách trắng trợn qua những lời đối đáp giữa Chu Quư và gă bán thuốc dạo trên đường phố:

“– Thôi, em chuyện tếu cho vui chứ biết tin vào cái ǵ bây giờ (gă lấm lét nh́n tôi). Bây giờ chuyện thật là bịa c̣n chuyện bịa th́ là thật. Em cũng chịu không biết chuyện nào ḿnh bịa, chuyện nào có thật. Đại loại bịa măi thành thật. C̣n thật mà kể măi th́ thành bịa.

– Nhưng phải có cái ǵ không bịa chứ?

– Ông anh cho em thấy ngay thứ ấy đi.

– Chẳng hạn cái mặt tao, cái mặt mày?

- Mặt ông anh th́ c̣n phải xét, chứ mặt em th́ bịa một trăm phần trăm. Làm ǵ c̣n của thật. Vả lại, chỉ đáng tin vào cái ǵ bịa ra thôi.

- Vậy th́ để tao phải đấm vỡ cái mặt bịa của mày mới được.

- Th́ em bịa nó ra chỉ để ăn đấm thôi mà. Đúng ra th́ ăn đấm măi nên không c̣n của thật nữa. Ông anh thưởng cho em vài trái đi. Sau đó cho em thử vào cái mặt gin của ông anh nhé. (Rồi gă ê a đọc) ‘Chúng ta sống một thời giun dế. Những giấc mơ dính bết nhựa sên’ (Và bảo tôi) Quốc hồn đấy ông anh ạ!

Tôi chăm chăm nh́n vào mặt gă rồi sờ mặt tôi và cảm thấy gă nói đúng. Có thể mặt của tôi cũng chỉ là cái mặt bịa!” (tr. 197-198)

Và cũng trên đoạn đường phố ấy c̣n cất lên lời lẽ của một bà già bán xôi:

“– Mời chú xơi quà!

– Cám ơn bà, tôi không đói.

Bà già rít nước dăi trở vào, nói:

– Quái lạ? Ai cũng bảo không đói. Không ai đói mà ở đâu đâu cũng nghe chuyện cướp giật, ăn cắp, giết người...” (tr. 21-22)

Các lời lẽ đó không do người viết tạo ra từ một nỗ lực hư cấu theo cách thế cường điệu để bi thảm hóa sự việc mà chính là lời lẽ bắt gặp hàng ngày trong đời thường từ thực tế xă hội Việt Nam ở thời điểm hiện nay với những hoạt cảnh “thiếu ǵ nơi diễn ra những tṛ ô uế lại vô cùng sang trọng. Cũng như nó từng không thành vấn đề khi một kẻ bán khí đốt là một thi sĩ đích thực, trong khi một thi sĩ tầm cỡ, mà v́ thế anh ta có quyền đun gas, lại chỉ là một chú thợ cắt gọt”. (tr. 232).

Từ cuộc sống đó, tiến sĩ N. kẻ từng bán rẻ lương tâm, vào một phút sống thực với con người “bản gốc” của ḿnh đă ghi lại trong nhật kư những ḍng kết thúc sau đây, trước khi tự t́m cái chết:

"Tôi không biết ḿnh viết lại những ḍng này cho ai và để làm ǵ? Chỉ biết rằng đó là cách duy nhất giúp tôi đoạn tuyệt với phương pháp từng thất bại nhiều lần: T́m một cái chết. Tôi không nghĩ ḿnh đă gột rửa được lương tâm ḿnh. Nhưng ít ra tôi cảm thấy ḿnh đă có cái để chống lại sự kính trọng mà người đời mù quáng dành cho tôi. Bởi v́ sự kính trọng ấy, chính là h́nh phạt khủng khiếp nhất giáng lên đời tôi. Chính nó đă tước của tôi khả năng cuối cùng nói ra sự thật. Tôi biết có nhiều người như tôi, không được quyền nói ra sự thật của đời ḿnh. Bởi v́ xóa bỏ trong kư ức người khác một thần tượng, c̣n báng bổ hơn cả việc lừa dối họ. Họ cần sự lừa dối như kẻ đi giữa sa mạc cần ảo ảnh về một con suối. Do đó, lịch sử thường không bao giờ đúng như bản thân lịch sử..." (tr. 138-139)

C̣n đây là cuộc đối đáp giữa Trần Bân và Chu Quư, hai người cầm bút:

“– Tôi sợ phải đối mặt với sự thật. Giả dụ nếu cụ, ông, bố tôi từng giết người và việc các vị bị giết chỉ là báo ứng của số phận, th́ sao? Tôi sẽ chạy trốn vào đâu? Lịch sử nhiều khi nham hiểm lắm!

– Hẳn là thế! (Ông Bân gật gù): Tôi cũng nghĩ như anh là không nên hiểu quá kỹ về lịch sử. Nó là chiếc b́nh quư nhưng đừng có tḥ tay vào bởi rất có thể một con rắn nào đó sẽ đớp cho anh một phát. Vả lại, bản thân nó chỉ thiêng liêng khi tù mù..”. (tr. 153-154)

Vong thân, lạc hướng, mất niềm tin, vô tư cách là những nét xuống cấp nhẹ nhất của con người trong thế giới ĐI T̀M NHÂN VẬT của Tạ Duy Anh. Bởi v́ kẻ thắng ở đây chỉ là ác quỷ, ngu dốt, trâng tráo, lỳ lợm và sự lừa dối. 

 

Trong những năm qua, người đọc đă hơn một lần đối diện với bức chân dung Việt Nam được ghi nhận từ nhiều góc độ. Với Dương Thu Hương là thảm cảnh đày đoạ do một cuộc chiến thúc đẩy bởi sự lường gạt. Với Vũ Thư Hiên là sự dăy dụa quyết liệt nhưng vô vọng giữa những thủ đoạn độc ác và xảo trá của một cơ chế thống trị tham tàn. Với Bùi Ngọc Tấn là gông cùm của tù ngục vốn đă trở thành thứ quen thuộc với những con người b́nh thường. Với Văn Quang là sự tan ră đương nhiên của đạo lư dưới sức tàn phá của nghèo đói, tham nhũng, bất công ...

Tạ Duy Anh góp thêm vào đó một bức chân dung nữa, nhưng từ góc nh́n hoàn toàn cách biệt. Khác với tất cả các tác giả đă kể luôn đặt cảnh ngộ vào vị thế trọng tâm của tác phẩm, Tạ Duy Anh không dựng lại những cảnh ngộ vây hăm, thúc ép, chi phối con người để mổ xẻ, phân tích hay phê phán. ĐI T̀M NHÂN VẬT đă đồng hoá cảnh ngộ với con người, coi cảnh ngộ cũng chỉ là kết quả tất yếu khởi từ một động cơ để dọi ánh sáng về phía nguyên ủy h́nh thành động cơ đó. Những day dứt, những đau xót, những hăi hùng v́ các cảnh ngộ chiến tranh, ngục tù, áp chế... với tác giả họ Tạ, gần như chỉ là những nét mờ nhạt trước nỗi băn khoăn về nguồn cỗi của một xă hội ghê tởm tột cùng – cái xă hội gồm chứa những cảnh ngộ đó cùng với sự vong thân nhơ nhuốc chưa từng có trong lịch sử loài người. Giữa ṿng xoay chóng mặt của các tuyến sự việc, giữa mối đan kết chằng chịt t́nh cờ của các nhân vật, luôn nổi bật lên một nghi vấn của những ai c̣n một chút tỉnh táo: “Tôi là ai? Là tôi? Là hắn? Hay không phải là tôi?” (tr. 181). “Cái ư nghĩ: ‘thực ra tôi có phải là tôi không?’bám riết lấy tôi như một điều phi lư nhất cứ tồn tại”. (tr. 209)

Hơn hai mươi thế kỷ qua, con người đă có dịp bâng khuâng với giấc mơ hoá bướm khi phải xác định về bản thân. Nhưng lúc này không phải là giấc mơ của Trang Tử mà là một hiện hữu, một thực tại, một nghi vấn hừng hực sức nóng của lửa thiêu.

Tuy nhiên, sự nổi bật của nghi vấn gần như không cần lời giải đáp mà chỉ có tác dụng thúc đẩy tập trung vào cái nguồn cỗi đă dẫn đến – cũng như cái hướng nỗ lực để vượt qua – cuộc sống khiến con người bị ṿ xé, bị vây hăm bởi chính nghi vấn đó. Hầu hết các nhân vật c̣n một chút tỉnh táo của Tạ Duy Anh đều lâm vào mạt lộ, không c̣n chọn lựa nào khác ngoài sự tự kết liễu đời ḿnh. Bởi lẽ, đối mặt trước một thực tại hoàn toàn bị tắc nghẽn, đây là việc duy nhất c̣n có ư nghĩa mà họ có thể làm. “Tiến sĩ N. suốt đời chỉ làm được một việc có ư nghĩa: ấy là tự sát!” (tr. 144)

Cũng có thể nói thế với mọi nhân vật khác. Như cô gái gọi cao cấp Thảo Miên. Như nhà văn Trần Bân, Như gă thợ săn đă hạ sát người gác rừng vv… Chính nhân vật nhà văn Trần Bân đă từng tâm sự với người đồng nghiệp trẻ, Chu Quư:

“Tôi sắp có quà cho cậu. Tôi tin đó sẽ là món quà có ư nghĩa với cậu bởi v́ đó chính là cái chết của tôi. Tôi sẽ tặng cậu cái chết của tôi như một tặng vật ghi dấu t́nh bạn của chúng ta”. Tr. 215)

V́ c̣n nỗi nhơ nhuốc nào lớn hơn sự tiếp tục cầm bút khi nhà văn phải cay đắng với ư nghĩ đă thành khuôn: “Ở xứ ta, muốn viết lách ǵ cũng được miễn là đừng biến thành nghệ thuật”. (tr. 200) và thâm cảm thấy tác phẩm của ḿnh chỉ là rác rưởi: “Cậu th́ có bộ sưu tập kinh tởm c̣n tôi là những trang giấy chùi đít không đáng!” (tr. 214)

 

Nhưng, nếu tự sát là hành vi ư nghĩa nhất mà con người có thể làm th́ tự sát vẫn thể hiện sự tuân phục cái kỷ luật mà cơ chế quyền lực đă áp đặt. Tự sát chỉ giúp con người chấm dứt kiếp ngựa trâu chứ không mở được lối phục sinh, khi cuộc sống nhầy nhụa kia tiếp tục tồn tại. Bởi nói cách nào th́ tấn tuồng phiêu lưu mang con người ra thể nghiệm dưới ánh sáng của thứ lịch sử bịa đặt nhuốm đầy nọc độc của loài rắn sẽ chỉ đẩy con người tới vị thế kẻ thù không đội trời chung với cuộc sống tương lai mà thôi. Tấn tuồng đó chưa chấm dứt th́ cuộc sống tương lai chưa thể gọi là cuộc sống của con người – v́ con người vẫn tiếp tục bị thúc đẩy phải tiêu diệt nó. Cho nên tiến sĩ N. đă quả quyết rằng việc tự đi t́m cái chết không thể giúp ông gột rửa nổi cái lương tâm ô uế mà chỉ là hành vi chạy trốn cái h́nh phạt phải đối diện với nỗi ṿ xé khi nhận ra chính ḿnh đă cúi đầu tuân thủ các lệnh truyền để tự làm ô uế lương tâm ḿnh. Ông có một phút giây giành lại tự do, nhưng con người trong bản thân ông không t́m được lối phục sinh v́ vẫn thực sự bị tiêu diệt, hoặc tự nguyện để bị tiêu diệt, theo cái hướng mà cơ chế đă nhắm, giống như một cái ǵ đă lập tŕnh, đă bị mă hóa theo kiểu nói của tác giả.

Quá tŕnh đi t́m nhân vật của Tạ Duy Anh, cuối cùng, đă hiện h́nh là quá tŕnh đi t́m hướng phục sinh cho con người, cho cuộc sống. Và người đọc có thể bắt gặp cái ánh sáng mà anh muốn thắp lên: Ánh Sáng Tự Do, không phải đâu xa mà ngay ở những kẻ đă và đang ngụp lặn trong vũng bùn của cơ chế. Chẳng hạn như tiến sĩ N. “Cuối cùng, một hôm, trong lúc y tin chắc ḿnh bị đẩy đến đáy của các thang biểu địa vị và giá trị, th́ y nh́n thấy một thứ ánh sáng rất lạ. Nó xanh lơ, le lói mà êm dịu, lung linh kỳ ảo nhưng siêu thoát. Thứ ánh sáng, nếu không là nguyên khởi th́ cũng chưa từng có. Y choáng ngợp, ngây ngất, và thấy không c̣n một nỗi sợ nào hết. Tâm hồn y mở toang ra đón nhận niềm hoan hỉ mà y chưa từng trải qua. Cuối cùng, nhờ lục lọi trong kho ngôn ngữ, y t́m thấy từ đích đáng có thể diễn tả được trạng thái tinh thần mà y đang tận hưởng. Nó chính là Tự Do.

Y đă thấy tự do, thứ mà y hằng khao khát. Trong tích tắc, mọi bí nhiệm đều hoàn kết. Y thấy mọi thang bảng giá trị trước kia bị lộn ngược, theo đó kẻ đi cuối th́ nay lên đầu. Những ǵ bị xua đuổi th́ nay được đón nhận. Những ǵ trước kia là thiêng liêng th́ giờ đây giống như một tṛ hề… Ngài X, ngài Y, ngài F... bị nhốt ở nơi dành cho cầm thú...” Và thay cho những chiếc bệ đặt xác người phải là “nơi chứa xác các loại tư tưởng. Hầu như tất cả đều được gom về đây dưới dạng xác chết”. (tr. 230-231)

Dĩ nhiên trên đây chỉ là viễn mơ, là khát vọng thẳm sâu tiềm ẩn bên trong con người thực, con người “bản gốc” của tiến sĩ N. Trên thực tế, thứ ánh sáng nhiệm màu kỳ ảo ấy đă hoàn toàn tắt ngúm khi khối liên minh lừa dối và dốt nát lên ngôi để “cái thiện” chỉ c̣n là “cái thiện bị nhân danh” và con người hoá thân thành quỷ dữ. Muốn thắp lại thứ ánh sáng đó, tất nhiên không thể kéo dài cảnh khép ḿnh giữa ṿng vây sợ hăi để tiếp tục cúi đầu trước cái khối liên minh lừa dối và dốt nát kia. Trong điều kiện ấy sẽ không thể không có phản kháng, cách này hay cách khác.

Tính phản kháng được lộ ra rơ rệt qua bài tham luận của Chu Quư với đề tài: “Đọc lại bốn truyện cổ tích đem ra dạy trẻ con” trong một cuộc hội thảo khoa học tầm cỡ quốc gia với chủ đề “Sự uyển chuyển trong tính cách của người Việt” (tr. 110-111-112-113), và qua những câu trao đổi âm thầm sau đây giữa hai người cầm bút:

“– Chu Quư này, cậu đă xem bộ phim Bạch Tuộc chưa? Ḿnh muốn cậu lưu ư đến một câu trong đó, đại thể: ‘Lịch sử là những ǵ người ta tin, hơn là những ǵ diễn ra’.

Tôi không trả lời ông, chỉ nhắc lại:

– Bộ phim ấy c̣n có tên là “Một ḿnh chống lại Mafia”. Tôi thích cái tên đó hơn. (tr. 114)

Tạ Duy Anh không đưa ra lời giải đáp nào cho hàng loạt nghi vấn trên đường t́m kiếm của anh, nhưng người đọc có thể nh́n thấy khá sáng tỏ cái điều mà tác giả muốn nói lên: Chính sự hèn nhát và ngu dốt của con người đă khiến cho quỷ dữ trở thành kẻ thắng trong cuộc sống –cụ thể hơn là những động cơ tệ hại kia đă h́nh thành cái cuộc sống vong thân hiện nay của cả dân tộc Việt Nam. Vấn đề chủ yếu được đặt ra không phải là tṛ lẩn tránh của thứ đầu óc khôn lỏi vị kỷ, cũng không phải là sự chạy trốn –kể cả chạy trốn chính ḿnh, chạy trốn vào cơi chết.

Chính trong cái hướng này mà tác giả đă để cho Chu Quư nhận từ một lá thư bí mật những ḍng chữ có thể coi như bức thông điệp cuối cùng của sự sống: “Lư trí tỉnh táo và chắc chắn là sáng suốt của tôi muốn tôi khuyên ông nên tránh xa cô gái mà ông vẫn đem ḷng tơ tưởng. Một ngàn lần cô ta không xứng với ông! ”. (tr. 282)

Có lẽ điểm bất xứng cao nhất của cô gái, theo tác giả lá thư, chính là hành vi nổi lửa hoả thiêu cái thân xác nhầy nhụa của ḿnh. Hiển nhiên đây là một hành vi can đảm tuyệt vời. Nhưng rốt ráo nó cũng chỉ là một hành vi hèn nhát, v́ không vượt khỏi ư đồ chạy trốn.

V́ thế, ư nghĩ đến với nhà báo họ Chu lúc đó là sự nhớ lại những ḍng nhật kư của cha ḿnh trước khi từ giă thế gian, để chợt nghe vẳng xuống từ trời cao lời nhắc nhở:

Can đảm lên con, đừng sợ!” (tr. 282)

Đây là cụm từ cuối kết thúc tác phẩm. Nó giống như lời khích lệ, một lệnh truyền.

Phải chăng Tạ Duy Anh muốn gợi nhắc đến cái truyền thống bất khuất từng thể hiện qua nhiều giai đoạn lịch sử hào hùng của cha ông? Từ đấy liệu chúng ta có thể coi ĐI T̀M NHÂN VẬT là một thông điệp gửi cho mọi người dân Việt với tiếng gào bi thiết: Hăy đương đầu, hăy vượt thắng chính ḿnh, hăy đứng dậy, thay v́ hèn nhát cúi đầu bởi sợ hăi và ngu dốt để chỉ biết tiếp tục than van hay chạy trốn trước sự lộng hành của loài quỷ dữ!

 

Người đọc và cả người viết tại Việt Nam khoảng mười năm trở lại đây chắc chắn khá quen thuộc với những tác giả hiện đại Trung Hoa như Cao Hành Kiện, Giả B́ Ao, Mạc Ngôn … Nhưng trên thực tế, những Dương Thu Hương, Bùi Ngọc Tấn … đă tỏ ra hoàn toàn tự chủ khi sáng tác, dù đề tài thường có những nét tương hợp và tên tuổi của những tác giả trên luôn như một vừng sáng chói loà.

   Với ĐI T̀M NHÂN VẬT, Tạ Duy Anh cũng tự chứng tỏ sự vững vàng của một ng̣i bút tự tin và đầy bản lĩnh. Trong từng khoảnh khắc, người đọc có thể gặp ở Tạ Duy Anh một nét mỉa mai cay độc của Vũ Trọng Phụng, một sự ví von bay bướm của Hoàng Hải Thuỷ, một cảnh ngộ u uất nào đó từng có với Bùi Ngọc Tấn, với Dương Thu Hương hay những nhà văn Trung Hoa đang nổi tiếng như cồn. Nhưng đây chỉ là gặp gỡ tự nhiên khi mà xă hội Trung Hoa và xă hội Việt Nam vẫn chỉ là một kịch bản với nhiều biến cố tương đồng và giọng văn châm biếm trong nhiều trường hợp vẫn là cách thế diễn tả tuyệt vời nhất.

ĐI T̀M NHÂN VẬT không thể bị rơi vào quên lăng.

Công tŕnh tim óc này của tác giả họ Tạ cần được đặt vào một vị thế xứng đáng bên cạnh các tác phẩm giá trị hiện nay của văn học Việt Nam.

 

Trần Phong Vũ

Nhân một lần đọc lại.

Nam California, những ngày chuẩn bị đón Tết Mậu Tư 2008

 

Đi T́m Nhân Vật hiện c̣n rất giới hạn. Quư độc giả yêu sách muốn có tác phẩm này, xin liên lạc về một trong hai địa chỉ sau đây:

1/ Nhà văn Uyên Thao

P.O Box 4653 – Falls Church – VA 22044

Email: uyenthao1@juno.com

 

2/ Nhà văn Trần Phong Vũ

C/o Diễn Đàn Giáo Dân

14924 Dillow – Westminster, CA 92683

 

Chi phiếu 20 MK (bao gồm cước phí) trả cho VLAC/TQH

 

 

 


[1] Mùa thu năm 2002, khi vừa in xong ở quốc nội, tác phẩm này đă bị nhà nước tịch thu toàn bộ. Qua trung gian ông Nguyễn Minh Cần ở Nga, tủ sách Tiếng Quê Hương có được bản thảo và đă ấn hành tại hải ngoại đầu năm 2003. Nhưng tiếc thay, đa số độc giả vẫn không nhận ra giá trị ẩn sâu trong tuyệt phẩm này. Nó lư giải v́ sao cuốn tiểu thuyết “Đi T́m Nhân Vật” của Tạ Duy Anh đă thoát khỏi những cặp mắt cú vọ trong hệ thống kiểm duyệt tinh vi và khe khắt của đảng và nhà nước lúc ban đầu. Nhưng ngay sau khi cuốn sách ra khỏi nhà in họ đă kịp thời phát hiện tính “phản động” tiềm tàng trong cách dựng truyện và những suy tư thâm trầm sâu sắc của anh và đă chọn giải pháp tịch thu để hỏa thiêu toàn bộ.

[2] Trong một Email gửi anh em trong tủ sách TQH những ngày cuối năm 2007, Tạ Duy Anh viết “Như có lần em nói về cuốn tiểu thuyết “Sinh ra để chết”, rằng em muốn đ̣i bằng được cái quyền được công bố tác phẩm như Hiến pháp qui định. Nhưng hóa ra HP chỉ là những ǵ ghi trên giấy v́ suốt ba năm qua, sau khi đưa đến khoảng 20 nhà xuất bản th́ em không c̣n muốn đ̣i cái quyền không hề có ấy nữa. Mà em cũng đă chấp nhận đổi tên, tự biên tập một vài chỗ, tức là cố gọt chân cho vừa đôi giầy, tức là cũng đă toan hèn hạ đi vài phần…” Trong tương lai gần, TQH sẽ giới thiệu tác phẩm mới này cùng quư độc giả hải ngoại. Dĩ nhiên, nội dung và bút pháp được phục hồi nguyên trạng lúc chưa bị “gọt chân cho vừa đôi giầy”.

[3] Thằng tôi, bản gốc, đang ch́m vào thế giới của y mới đáng giá, mới có cuộc sống đích thực. So với những ǵ y đang chiếm lĩnh, th́ cuộc sống trước đó giống như cái chết. Thời gian chết chồng đống nơi các công sở, ṭa án, viện nghiên cứu, nơi những ban bệ bí mật chuyên săn người, nơi những ṭa cao dăy dọc, những công đường có cái vẻ thâm nghiêm và lừa đảo bề ngoài. Mọi ư tưởng chết đông cứng trong triệu triệu cái đầu. Ngôn từ chết, xác phơi khắp nơi, hóa thạch bởi lịch sử. Cái chết hiện h́nh ngay khi người ta bàn về tiến bộ, gào thét dân chủ, cổ vũ bóng đá. Bởi v́ làm ǵ có ai nghe thấy để hiểu rằng, mỗi người đang kêu cứu một cách tuyệt vọng, hướng về phía tự do như con thú trong sa mạc hướng về nguồn nước. Tất cả đang bốc mùi, thối rữa, tan biến thành bụi… Tôi cảm thấy rất rơ sự bi tráng sâu thẳm của câu hỏi: Tôi là ai? Tôi hiện tồn chỉ là bản sao, vậy bản gốc của tôi có h́nh dạng ra sao? (tr. 141 ĐTNV