Giáosư PHẠM VIỆT TUYỀN

Một Nhà báo, Nhà văn hóa

đă buông tay lái con thuyền

để đáp tiếng Chúa gọi

Vương Kỳ-Sơn

 

 

 

Ngay từ thời Trung học, khoảng đầu thập kỷ 1960, tôi đă nghe danh Giáo sư Phạm Việt Tuyền, và có thỉnh thoảng đọc nhật báo Tự Do do Ông làm Chủnhiệm từ những ngày miền Nam Việt Nam vừa được độc lập từ tay người Pháp.

 

Một lư do khác nữa khiến tôi ngưỡng mộ ông v́ cùng quê Nga Sơn, Thanh Hóa. Được biết: Ông sinh quán tại Nga Sơn, theo học tại Tiểu Chủng viện Ba Làng, Thanh Hóa, cùng lớp với những người sau này có lai lịch ở miền Nam Việt Nam như Linh mục Học giả Thanh Lăng, Bác sĩ Trần Kim Tuyến, Giáo sư Pháp văn Roch Cường v.v...

 

Biến cố chia đôi đất nước theo Hiệp định Genève 1954 đă đưa tôi sang một khúc quanh quan trọng: Tôi được đào tạo do các Linh mục và Giáo sư thuộc địa phận Bùi Chu; và tôi chọn ban Triết học khi bước chân lên Đại học Văn Khoa Sàig̣n, chứ không học ban Văn chương, nên tôi không phải là môn sinh của các vị kể trên. Nhưng tôi vẫn mang một niềm hănh diện và ấp ủ về những di tích lịch sử ở quê hương Nga Sơn với đồi An Tiêm, động Từ Thức, cửa Thần Phù v.v... nơi mà trước đây vài ngàn năm, có thể chỉ là biển mênh mông với những ngọn núi nhô lên khỏi mặt nước.

 

V́ thế mà tôi không học giờ văn chương nào với Giáo sư Phạm Việt Tuyền ở Trung học hay Đại học, nhưng có đọc nhật báo Tự Do với nhiều cây bút sắc sảo, mà một trong những tiết mục được nhiều người theo dơi do nhà báo Hiếu Chân phụ trách.

 

Theo những bậc đàn anh (nay đă trên 80 tuổi) th́ Giáo sư Phạm Việt Tuyền sinh quán tại Tam tổng, Nga Sơn, Thanh Hóa, cùng quê với nhà thơ Hữu Loan. Ông theo học bậc Trung học ở Tiểu Chủng viện Ba Làng. Hết lớp đệ Nhất, ông được giữ lại để dạy ở Tiểu Chủng viện một thời gian, rồi v́ bất đồng ư kiến với vị Giám quảnđịa phận về việc thay đổi vị Giám đốc Tiểu Chủng viện, ông và một số, chẳng như Trần Kim Tuyến, sau này là Giám đốc Sở Nguyên Cứu Chính Trị ở miền Nam Việt Nam, Roch Cường, sau này nổi tiếng khi dạy môn Pháp văn v.v... đă từ giă Chủng viện để tiếp tục con đường học vấn ở ngoài Bắc lúc bấy giờ.

 

Một người bà con của chúng tôi cho biết: Khi lên VănKhoa học ban Văn chương, gặp Giáo sư Phạm Việt Tuyền, lúc đó được mời với tư cách Giáo sư thỉnh giảng,

đă góp ư rằng nên ra ngoại quốc lấy thêm văn bằng cho vững chắc danh vị giáo sư Đại học. Ông đă sang Strasbourg học thêm và tốt nghiệp rồi trở về Sàig̣n tiếp tục hoạt động Văn Hóa.

 

Những năm đầu thập kỷ 1990, tôi đưa ra dự án Việt Học do tôi Chủ biên và đi t́m và mời các vị Thức giả tham dự vào dự án. Ông Đỗ Quư Long đă giúp tôi liên lạc, và đó là lần đầu tiên tôi đă tiếp xúc với Giáo sư Phạm Việt Tuyền ở Sratsbourg. Ông đă vui vẻ nhận lời tham dự bằng một biên khảo công phu mang tựa đề là Tâm Hồn Người Việt Nam Qua Thi Ca Truyền Khẩu B́nh Dân. Quyển biên khảo Việt Nam Đệ Ngũ Thiên Kỷ ra đời năm 1994 với 12 Tác giả với 12 bài biên khảo công phu, trong đó bài của Giáo sư Phạm Việt Tuyền được xếp ở trang 25-52, chỉ đứng sau bài của Giáo sư Triết gia Kim Định.

 

Trong chương tŕnh phát thanh Sinh Hoạt Người Việt Aâu Châu ngày 20/02/2009, có nhiều thính giả bên Âu Châu cùng nghe, tôi đă dành nguyên chương tŕnh 30 phút để nói về công nghiệp và vinh danh Giáo sư Phạm Việt Tuyền. Cộng Tác viên Kiều Mỹ Duyên (cựu Sinh viên Văn Khoa, cựu Phóng viên Chiến trường trước 1975) đă hỏi tôi về bài tham luận của Giáo sư Phạm Việt Tuyền và muốn tôi trích đọc một đoạn. Tôi đă đọc đoạn sau đây:

 

“Hồi 1956-1957, nhân phải đọc diễn văn trong buổi lễ phát thưởng cuối năm ở trường trung học Hồ Ngọc Cẩn tại Sàig̣n, tôi đă nêu cao lư tưởng Nhân Bản Truyền Thống của dân tộc là quan niệm Trai Hùng Gái Đảm – quan niệm mà tôi đă dần dần tiến tới sau 12 năm dạy học và hoạt động văn hóa xă hội ở Thanh Hóa trong thời kháng chiến, rồi ở Hà Nội sau 1949 và Sàig̣n từ năm 1954.

Hồi năm 1961-1975, trong khi giảng dạy tại các trường đại học Văn khoa Sàig̣n, Huế và Cần Thơ, tôi thường đem thuyết Trai Hùng Gái Đảm vào việc b́nh luận văn học, văn hóa, văn minh nước nhà để gợi cho sinh viên nam nữ t́m ra lẽ sống và lối sống của chính ḿnh. Các bạn có thể t́m đọc bài diễn văn nói trên trong quyển Quan Điểm về mấy Vấn Đề Văn Hóa của tôi do Cơ sở Báo chí và Xuất bản Tự Do ấn hành năm 1959.

 

Hai mẫu người lư tưởng của dân tộc Việt Nam là: Trai hùng gái đảm. Thường thường dân tộc nào cũng đă dần dần tạo ra một mẫu người lư tưởng, một phần do bản tính, một phần là do các hoàn cảnh địa lư và lịch sử hun đúc nên...” (trang 49)

 

Đến tháng 12 năm 2004, tôi đă từ Hoa Kỳ bay sang Paris, đáp xe lửa tốc hành xuống Lourdes, đáp xe lửa tốc hành lên Genève, đi xe hơi sang Le Bach

(Germany) rồi về Strasbourg và ghé thăm gia đ́nh ông và một số Nhân sĩ, cơ sở khác nữa.

Lần đầu tiên, sau khi đă “văn kỳ thanh” mấy thập niên, tôi được hân hạnh diện kiến người mà tôi vẫn ngưỡng mộ: Ông đă cao niên, ngồi trên xe lăn, nghe chuyện và hiểu cả. Ông nói năng khó khăn. Khi nhắc đến những sinh hoạt hay kỷ niệm, nhân vật ở miền Nam trước năm 1975, có lúc ông bị xúc động mạnh. Tôi đă biếu ông một số sách và tài liệu mà tôi mang theo được, và chụp h́nh lưu niệm.

 

Đó là lần đầu tiên tôi được hân hạnh ghé thăm ông, mà bây giờ th́ không c̣n cơ hội nữa! Bàng hoàng xúc động được Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc báo tin Giáo sư Phạm Việt Tuyền măn phận trần thế ngày 16/02/2009, tôi vội báo tin buồn cho một số bằng hữu là môn sinh của Ông trong bộ môn Văn chương ở trường Đại học Văn Khoa Sàig̣n thuở xưa. Ai cũng cảm động.

 

Giáo sư Trần Khánh Liễm đang ở Houston, Anh Phạm Đ́nh Ly đang ở Nam California và có kỷ niệm “hút thuốc lào” với Giáo sư Phạm Việt Tuyền khi cùng dạy ở Lê Bảo Tịnh, Anh Nguyễn Văn Cường hiện đang ở Canada, Ông Đỗ Quư Long ở Philadelphia, có bà con, đă sưu tầm và gửi Cáo Phó cho Ṭa soạn Tạp chí Việt Nam Tự Do New Orleans v.v...

 

Tiễn đưa và thương tiếc Giáo sư Phạm Việt Tuyền. Tôi có niềm mơ ước được Ông dẫn tôi đi thăm các di tích lừng danh ở Nga Sơn, mà khi rời miền Bắc tôi c̣n quá trẻ, chưa được thăm viếng tường tận, tuy đă có đi ngang qua động Từ Thức, đă đặt chân tới vùng cửa Thần Phù, cũng như đi ngang qua đền thờ Lê Hải Bà Vương Triệu Thị Trinh, và hằng ngày vẫn nh́n sang đồi An Tiêm...

Vong quốc Cửu chân nhân Vương Kỳ-Sơn

New Orleans ngày 20/02/2009