Phụ huynh chờ đợi ǵ

nơi thế hệ trẻ Việt nam hải ngoại

 

* BS Trần Văn Tích

 

 

Vào đời nhà Trần, có người học tṛ nghèo tên Nguyễn Phi Khanh ngồi dạy học ở nhà quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Học tṛ của Nguyễn Phi Khanh là Trần Thị Thái, con gái quan Tư đồ. Giữa cô Thái và thầy đồ dần đà nảy sinh một mối t́nh ngày càng thắm thiết. Rồi cô Trần Thị Thái có mang. Hồi thế kỷ XIII và XIV ở nước ta, một người dân thường yêu một cô gái quí tộc đă là điều tội lỗi, làm cho cô gái ấy có mang th́ tội lại càng nặng hơn. Cho nên khi thấy người yêu ḿnh “mang bầu“, Nguyễn Phi Khanh hoảng sợ bỏ trốn. Nhưng Trần Nguyên Đán vốn sáng suốt nên cho người đi t́m Nguyễn Phi Khanh về và khuyến khích chàng thanh niên gắng công học tập, đồng thời cho phép lập gia đ́nh với con gái. Nguyễn Trăi, đứa con đầu ḷng của cuộc t́nh duyên say đắm và phóng khoáng ấy, sẽ là một nhân tài kiệt xuất của dân tộc Việt nam.

     Năm 1406, quân Minh bên Tàu xâm lược Việt nam. Tháng sáu năm 1407, vua quan nước ta bị bắt đưa về Trung quốc, trong số có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trăi cùng em theo đoàn xe tù lên ải Nam quan với ư định sang bên kia biên giới để hầu hạ phụng dưỡng cha trong lúc bị cầm tù. Hơn ai hết, Nguyễn Phi Khanh biết rơ tài năng và chí hướng con trai nên trong một lúc vắng vẻ, ông đă bảo Nguyễn Trăi : “Con là người có học, có tài, nên t́m cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha; như thế mới là đại hiếu, chứ phải đâu cứ đi theo cha khóc lóc mới là hiếu hay sao?“ Nguyễn Trăi tỉnh ngộ liền để em theo hầu cha, c̣n ḿnh th́ quay trở lại t́m đường đấu tranh cho tự do đất nước.

     Nguyễn Phi Khanh sinh năm 1356, vào thời điểm đó 51 tuổi. Nguyễn Trăi sinh năm 1380, vào thời điểm đó 27 tuổi.

     Gần sáu trăm năm sau, năm 2001 : thời điểm khác. Địa điểm cũng khác : thay v́ cửa ải Nam quan phân chia Việt nam-Trung hoa th́ là thành phố Nancy, vùng địa đầu tranh chấp Đức-Pháp trong quá khứ. Con người lại càng khác hơn : kỳ vọng của Nguyễn Phi Khanh đặt vào Nguyễn Trăi đă được thực hiện trong khi kẻ mang tấc nôi biệt xứ của Nguyễn Phi Khanh hiện nay, phụ trách bài thuyết tŕnh khai khóa này, lớn hơn Nguyễn Phi Khanh ở thời điểm lịch sử 18 tuổi c̣n đối tượng thanh niên của buổi đàm thoại hôm nay đa số đều ít nhiều lớn tuổi hơn Nguyễn Trăi thời đó. Nhưng nhất là thân phận cũng khác.

     Dân tộc Việt nam ở thế kỷ XX đă sống một thế kỷ đau thương đen tối với hai thử nghiệm thảm khốc là phát xít và cộng sản. Nhưng nếu như Lịch sử trong thế kỷ qua đă không đ̣i hỏi nhiều ở kẻ sĩ về thái độ của ḿnh đối với chủ nghĩa phát xít th́ cũng chính Lịch sử đă đặt kẻ sĩ Việt nam trước sự tự vấn lương tâm đối với chủ nghĩa cộng sản. Năm 1954, đă có cuộc trốn chạy cộng sản qua phong trào di cư t́m tự do từ Bắc vào Nam. Năm 1975, lại có làn sóng vượt biển vượt biên. Hai thế hệ 1954 và 1975 đă thành lập nên cộng đồng tỵ nạn cộng sản, và có hai thế hệ đó th́ mới có thế hệ thanh niên hải ngoại ngày nay, một thành phần của cộng đồng Việt nam lưu vong.

     Lưu vong vốn là một hiện tượng không b́nh thường trong lịch sử nhân loại, tuy rằng lư do thúc đẩy lưu vong có thể khác nhau. Chung qui có hai nguyên nhân khiến con người phải ĺa bỏ quê hương : hoặc để mưu cầu một cuộc sống vật chất kinh tế khả quan hơn hoặc để xa lánh phủ nhận một chế độ chính trị hà khắc. Chẳng hạn các sắc dân Trung hoa, Nhật bản sang sinh sống ở Hoa kỳ là những di dân; tổ tiên họ đă bỏ Á châu sang Mỹ chỉ v́ lư do cơm áo. Nhưng người Việt hải ngoại hiện nay th́ lại khác. Chúng ta bỏ nước ra đi v́ không chấp nhận cái chế độ cộng sản thú tính cờ đỏ sao vàng. Chúng ta bỏ nước ra đi để thoát ṿng hủy diệt của bạo quyền cộng sản. Chúng ta bỏ nước ra đi nhằm tố cáo trước thế giới tội ác của chúng và để tiếp tay với đồng bào trong nước đấu tranh loại bỏ bạo quyền Việt cộng, kẻ thù của tiến bộ và nhân đạo. Gần một phần tư thế kỷ trước đây, thế giới tự do đă phần nào nhận thức được chân lư này nên trong một hội nghị tại Genève ngày 27.11.79 do chính quyền hoàng gia Anh đề nghị triệu tập, Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đă tuyên bố công nhận tất cả những người Đông Dương bỏ nước ra đi sau biến cố 1975 đều là người tỵ nạn chính trị và đương nhiên được hưởng qui chế tỵ nạn chính trị. Chính bản thân người phụ trách thuyết tŕnh hôm nay cũng được CHLB Đức thâu nhận với tư cách Indochinaflüchtling. Như thế trong hội trường này, nếu không phải là hầu hết, th́ đa số tham dự viên đều là người tỵ nạn cộng sản hay con cháu người tỵ nạn cộng sản.  Thiết tưởng cần tự xác nhận căn cước như thế trước khi nói thêm chuyện khác.

     Thật ra hai thế hệ 1954 và 1975, nếu chỉ cần sống, th́ có thể tiếp tục sống ở miền Bắc Việt nam sau 1954 và ở khắp Việt nam sau 1975. Nhưng hai thế hệ đó đă lựa chọn cách sống thích đáng. Trong tư thế của những con người ư thức được trách nhiệm và hành xử theo tự do. Mặc dầu khi quyết định chấp nhận thân phận tỵ nạn, khi tự đặt ḿnh dưới sự bảo vệ tạm thời của UNHCR, cả hai thế hệ, nhưng nhất là thế hệ 1975, đă và chỉ như cô Kiều, biết thân ḿnh biết phận ḿnh ra sao. Ly hương là mạo hiểm, tỵ nạn là thách thức. Nhưng chúng ta muốn làm và chúng ta muốn là con người. Hơn thế nữa. Chúng ta muốn làm và chúng ta muốn là trí thức. Qua lựa chọn. Qua dấn thân. Quá một phần tư thế kỷ đă qua. Chúng tôi, thế hệ chúng tôi, không hề nghỉ ngơi. Chúng tôi càng không hề trụy lạc. Chúng tôi không t́m cho ḿnh sự xa hoa hay chuyện tiêu khiển. Trái lại, chúng tôi cày đất vỡ hoang, chúng tôi lao dịch trong một môi trường xa lạ, thậm chí thù nghịch. Như bản thân người nói chuyện hôm nay, bỏ nước ra đi không một đồng một chữ, đến nước người ở tuổi quá năm mươi để hy vọng bắt đầu một cuộc sống có nhân phẩm, đă tái hành nghề y sĩ khi không biết cái giường khám bệnh tên gọi là ǵ trong ngôn ngữ mới.

     Chua xót và ngậm ngùi là tỵ nạn đă trở thành một căn bệnh kinh niên trầm kha đối với một số bạn bè, dĩ chí có người đă nằm xuống v́ nó và cho nó. Nhưng nghị lực và can trường đă giúp đa số chúng ta, chúng tôi đứng vững. Cho đến hôm nay. Cho đến thời hạn mà y khoa xem là tṛn một thế hệ. Thế hệ quyết định xin tỵ nạn đă và đang nhận hưu bổng. Thế hệ thai nghén khi tỵ nạn đang bước chân vào đời. Để cho chúng ta trở thành một lực lượng đối đầu với bạo quyền trong nước. Tất nhiên đă có những phần tử đầu hàng, thỏa hiệp, qú gối, khấu đầu. Và cũng đă có những kẻ không dám nhận ḿnh là tỵ nạn nữa, mà khúm núm quỵ luỵ tựï cấp cho ḿnh căn cước di dân. Nhưng thời nào thế nào mà chẳng vậy? Nếu đă có một Trần Quốc Toản th́ cũng đă có một Trần Ích Tắc, nếu đă có một Trần B́nh Trọng th́ cũng đă có một Phạm Nhan.

     Như vậy, thành phần gọi là thế hệ trẻ hôm nay, hiện diện nơi đây, mang thẻ căn cước đôi : lưu vong và có học, hay tích cực hơn, chính xác hơn : tỵ nạn và trí thức.

     Xă hội nào cũng có thành phần này thành phần khác.  Khi cộng đồng c̣n một lănh thổ để tá túc nương thân và nhất là khi đất nước c̣n có kỷ cương luật pháp, th́ tôn ti trật tự c̣n tồn tại. Hoàn cảnh lưu vong mang sắc thái mới. Hệ quả đầu tiên là cơ cấu cấp quốc gia tiêu vong. Mọi người tự dưng trở thành b́nh đẳng, theo nghĩa chua chát tiêu cực của từ này. Thành luỹ c̣n lại để bảo vệ phần nào đặc tính tập thể là gia đ́nh, nhằm chống đối lại cung cách sinh sống cá nhân vị kỷ.

     Những tâm hồn tiêu cực bi quan thường đả kích tính thiếu đoàn kết của tập thể đồng hương ly hương tỵ nạn, họ có xu hướng chê bai bài bác những xung khắc giữa các hội đoàn, đoàn thể, mặt trận, liên minh. Họ không nhận chân rằng đây chỉ là cái giá phải trả cho lưu vong. Tác phẩm Người Trung hoa xấu xí của Bá Dương cực tả tính rời rạc lỏng lẻo của cuộc sống tập thể ṇi Hán. Các truyện dài của Sẵl Bellow, giải thưởng Nobel 1976, miêu tả xă hội người Do thái di dân và các tranh chấp trong cộng đồng ly hương nơi những thành phố lớn. Thủ đô tỵ nạn Cuba ở Florida có hàng mấy chục nếu không là hàng trăm hội đoàn tranh đấu. Ngay trong một tập thể nghiệp vụ nhỏ như nhóm các nhà văn Nga lưu vong ở Pháp mà cũng chẳng hề có đoàn kết, theo Georges Nivat trên Magazine Littéraire số 221.

     Cho nên chúng ta hăy phân tích khía cạnh tích cực trong cung cách ứng xử của các tập thể lưu vong qua ḍng lịch sử, nhất là vai tṛ của thanh niên – đặc biệt là thanh niên hải ngoại - trong quá khứ và hiện tại.

     Trong đệ nhị thế chiến có chừng ba vạn trí thức Pháp v́ chống đối chế độ Vichy nên sống lưu vong ở Hoa kỳ, chủ yếu ở New York và vùng bờ bể phía đông. Được sự yểm trợ và theo khuôn mẫu của New School for Social Research, họ thành lập một cơ cấu giáo dục tự do bậc đại học : École Libre des Hautes Études với hơn chín mươi giáo sư mà các công tŕnh nghiên cứu biên khảo được đăng tải đều đặn trên tạp chí Renaissance, xuất bản năm 1943, bao gồm mọi lănh vực triết học, khoa học, xă hội học. Nhưng nhiều trí thức Pháp thấy rằng chỉ hoạt động văn hoá thuần túy th́ chưa đủ. V́ vậy một số h́nh thức dấn thân trực tiếp, tích cực, xuất hiện. Họ thiết lập một mạng lưới báo chí ủng hộ Đồng minh và nuớc Pháp tự do mà nổi tiếng nhất là tờ Pour la victoire. Trong khuôn khổ hoạt động của Office of War Information, họ dùng hệ thống phát thanh của đài BBC để gửi tiếng nói tự do qua làn sóng điện về quê hương. Họ c̣n thực hiện cả phim ảnh : năm 1943, Jean Renoir đạo diễn phim Salute to France. Tích cực hơn nữa, họ tạo cơ hội cho trí thức thanh niên tham gia đội ngũ kháng chiến : Saint-Exupéry và Alain Bosquet là những phần tử đại biểu.

     Những người Cuba tỵ nạn cộng sản sống lưu vong ở Hoa kỳ thành lập được một cơ cấu rất mạnh, Mặt trận Quốc gia Mỹ-Cuba (CANF, Cuban-American National Front). Jorge Mas Canosa, người sáng lập tổ chức, đă lănh đạo tập thể này lâu năm; sau khi từ trần, ông được Francisco Hernández thay thế. Nhưng nhân vật ở hậu trường có vai tṛ then chốt trong hệ thống đấu tranh chính trị Cuba lưu vong này lại là Jorge Mas Santos, con trai ông Mas Canosa quá cố. CANF thường xuyên làm áp lực lên chính giới Hoa kỳ, sử dụng quyền tự do dân chủ pháp định nhằm gây ảnh hưởng vào việc dự thảo biểu quyết các đạo luật liên hệ tới mối giao lưu Mỹ-Cuba tại quốc hội. Tháng 07.98, cơ quan lập pháp Hợp chủng quốc thảo luận về đường lối thực thi biện pháp phong toả kinh tế đối với các quốc gia thù nghịch. Chịu sức ép của giới sản xuất nông phẩm, Thượng Nghị sĩ Dân chủ Christopher Dodd đă đệ tŕnh quốc hội một dự thảo luật theo đó trong trường hợp Hoa kỳ phong toả kinh tế một quốc gia xung khắc th́ thực phẩm và dược phẩm phải được xem là ngoại lệ, nghĩa là không bị biện pháp phong toả chi phối. Nói cách khác, phong toả kinh tế th́ cứ phong toả, nhưng không được phong toả thực phẩm và dược phẩm. Dự luật được quốc hội thông qua. Tuy nhiên CANF đấu tranh mạnh mẽ và cuối cùng dự luật chỉ đuợc biểu quyết chấp thuận với một điều khoản bổ sung : Cuba không được hưởng chế độ nới lỏng phong toả thực phẩm và dược phẩm, nghĩa là, đối với các quốc gia khác, Hoa kỳ nếu muốn phong toả kinh tế th́ có thể để cho các quốc gia đó tiếp tục nhập cảng thức ăn và thuốc men, nhưng Cuba th́ không đuợc hưởng ân huệ này. Nhật báo Die Tageszeitung phát hành ở Berlin khi loan tin này hôm 31.07.98 đă đặt đầu đề cho bản tin là : “In den USA feiert die Anti-Castro-Front neue Triumphe“ (ở Hoa kỳ Mặt trận chống Castro ăn mừng chiến thắng mới). Dẫu rằng v́ t́nh h́nh chính trị thay đổi, tu chính án này không tồn tại lâu, nhưng những người tỵ nạn cộng sản Cuba đă làm hết sức ḿnh. Hào khí đấu tranh chống Fidel Castro trong vụ cháu bé Elian González cũng đă được toàn thế giới lưu tâm theo dơi và cảm phục.

     Chống đối chế độ độc tài quốc xă Đức, đại học München đă có hai sinh viên tiên phong Sophie và Hans Scholl trong phong trào Bạch Hồng (Die Weiße Rose). Họ là hai anh em ruột. Dũng cảm, can trường, yêu chân lư và công lư, họ chống lại chủ trương khủng bố, đàn áp, giết chóc và đày ải người Do thái. Ngày 18.02.43, họ rải truyền đơn chống Nazi trong khuôn viên Đại học München : “Der deutsche Name bleibt für immer geschändet, wenn nicht die deutsche Jugend endlich aufsteht, rächt und sünht zugleich, ihre Peiniger zerschmettert und ein neues geistiges Europa aufrichtet.“ (Tên nước Đức sẽ bị ô danh măi măi nếu thanh niên Đức cuối cùng không chịu đứng lên, vừa báo thù vừa tạ tội, đánh tan những kẻ hành hạ ḿnh và xây dựng một châu Âu tinh thần mới). Họ lên máy chém khi Sophie mới 21 tuổi. Người Đức dựng tượng tôn thờ Sophie Scholl trong bảo tàng viện danh nhân Walhalla ở Regensburg, bên cạnh 187 vĩ nhân khác như Goethe, Schiller, Kant, Adenauer. Sophie Scholl là người phụ nữ thứ mười một được vinh dự này.  Tất nhiên cũng có những phần tử bỏ nước Đức sống lưu vong : sang Hoa kỳ (Thomas Mann), sang Thụy sĩ (Stefan George), sang Na uy (Willy Brand) v.v.. Willy Brand khi ly hương chỉ mới 20 tuổi.

     Bây giờ xin trở về với dân tộc chúng ta. Và nhất là xin trở về với tuổi trẻ Việt nam. Chúng ta có ít nhất hai thanh niên đáng được nói đến : Trần Văn Bá và Nguyễn Đan Quế.

     Trần Văn Bá sinh năm 1945 tại Sa đéc. Năm 1966 giặc cộng tàn bạo sát hại thân phụ Anh, cố dân biểu quốc hội Việt nam Cộng hoà Trần Văn Văn. Tất cả hành trang người thanh niên 22 tuổi mang theo khi du học Pháp quốc là chính nghĩa quốc gia, ước vọng tự do. Anh đă trở thành một nhân vật lănh đạo tuổi trẻ, một gương mẫu thanh niên. Anh là con chim đầu đàn hướng dẫn tập thể sinh viên tự do qua chức vụ Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam Paris. Tờ Thông tin Sinh viên, sau này đổi thành nguyệt san Nhân bản, với nội dung kêu gọi ḷng yêu nước của giới trẻ trước hiểm hoạ xâm lăng của đế quốc đỏ, được phát hành đều đặn. Tổng hội Sinh viên Trần Văn Bá đă tổ chức “Trại Hè Nối Ṿng Tay Lớn“ cổ vũ sinh viên từ các nước châu Âu về thăm quê hương. Rồi khi miền Nam rơi vào tay giặc, Anh tổ chức biểu t́nh, tuần hành tố cáo tội ác cộng sản. Và tháng 09.84, Anh về nước. Với tâm nguyện cùng toàn dân thanh toán đại hoạ đỏ ngay tại quê nhà. Hành động quyết liệt này là tột đỉnh hành trạng dấn thân của người thanh niên trí thức Trần Văn Bá. Anh đă ĺa bỏ thiên đường tự do, tự nguyện trở về trần thế ngục tù. V́ Anh không thể ích kỷ an nhiên hưởng thụ tự do khi đồng bào Anh c̣n chưa có tự do. Ngày 08.01.85, Anh cùng một số chiến hữu bị cộng sản hành quyết.

     Nguyễn Đan Quế sinh năm 1942, lớn hơn Trần Văn Bá ba tuổi. Năm 1968 du học Bỉ, lúc 26 tuổi. Một năm sau, Trần Văn Bá sang Pháp. Hoàn tất khoá tu nghiệp về nội tiết học và đồng vị phóng xạ ở châu Âu năm 1974, Nguyễn Đan Quế trở về Việt nam và phục vụ tại bệnh viện Chợ Rẫy. Khoảng cuối năm 1976, Nguyễn Đan Quế nhận ra bản chất tàn bạo của chế độ cộng sản và tŕnh độ tồi tệ của cán bộ cộng sản. Năm 1977, thành lập Mặt trận Dân tộc Tiến bộ, bị bắt cùng với 50 chiến hữu vào tháng 02.78. Sau hơn mười năm bị giam giữ, do áp lực quốc tế, bạo quyền phải thả Nguyễn Đan Quế vào năm 1988. Ngày 11.05.90, phổ biến công khai bản tuyên ngôn của Cao trào Nhân bản. Ngày 14.06.90, bị bắt trở lại. Ngày 29.11.91, bị kết án 20 năm tù. Đầu tháng 09.98, cộng sản lại phải phóng thích Nguyễn Đan Quế. Sau vài tháng tĩnh dưỡng để lấy lại sức khoẻ, trong hoàn cảnh bị áp bức đấu tố thường xuyên và theo dơi kềm cặp chặt chẽ, Nguyễn Đan Quế tiếp tục tích cực hoạt động đấu tranh cho nhân quyền và dân quyền của dân tộc Việt nam.

     Hai người thanh niên cùng một thế hệ cùng dấn thân trên con đường khổ nạn của đấng Messie vác thánh giá đ̣i hỏi nhân quyền cho đồng bào, oằn vai gánh nặng khổ đau và vinh dự của người trí thức. Kể từ ngày này trước hết là ưu hoạn cho cả hai người :

Nhân sinh thức tự đa ưu hoạn,

Pha lăo tằng vân, ngă diệc vân.

Tô Đông Pha, nhà thơ lớn đời Tống (Trung hoa), thường xuyên bị đày ải, biếm trích. Nguyễn Trăi từ cuộc đời ưu hoạn của ḿnh mà liên tưởng đến những ưu hoạn của nguời trí thức xuất sắc bên kia Ngũ lĩnh nói riêng, và người trí thức nói chung. Cho nên hai câu thơ chữ Hán trong bài Mạn hứng mới nêu rơ rằng “trên đời, người biết chữ thường lắm lo âu hoạn nạn, ông già họ Tô từng nói thế và ta cũng nói thế“.

     Không thể là trí thức những kẻ không ra khỏi cái vỏ ốc thân phận, không thấy được lẽ sống của dân tộc, không xác định được trách nhiệm với xă hội. Suy tư của người trí thức vừa là sứ mệnh, vừa là bất hạnh. Trí thức là người biết rộng hơn, biết sâu hơn, nh́n xa hơn, nh́n rơ hơn những người không phải là trí thức. Chính v́ thế mà trí thức lo trước khi người khác chưa lo, thấy con đường phải đi trước khi người khác chưa thấy.

     Nguyễn Đan Quế, Trần Văn Bá đă tư duy theo một cung cách hoàn toàn khác biệt với cung cách tư duy của rất nhiều bạn trẻ đồng trang lứa. Đồng bào c̣n sống dưới nanh vuốt của độc tài đảng trị. Làm ǵ đây để giúp ích cho đồng bào? Trả lời câu hỏi này, khá nhiều bác sĩ, kỹ sư ở quốc ngoại chỉ biết đi theo con đường ṃn một chiều : trợ giúp nhân đạo cho trong nước. Thị lực yếu kém và thị trường hạn hẹp của những chuyên viên này không cho phép họ thấy rằng bản thân Nguyễn Đan Quế đang ở ngay trong nước mà không hành nghề y sĩ, c̣n Trần Văn Bá th́ tuy du học ngoại quốc nhưng không trở về để thi hành nghiệp vụ chuyên môn. Các thành phần trẻ tuổi liên hệ hầu như không có khả năng và bản lĩnh hưng phấn chất xám đại năo lên một tầm mức cao hơn, mà chỉ biết ứng xử theo phản xạ, theo chuyên năng, phản xạ và chuyên năng mà những tháng năm dài miệt mài trên ghế các đại giảng đường đă vô h́nh trung điều kiện hoá. Chẳng những thế, có người c̣n tự hào, phô trương, khoe khoang thành quả “trợ giúp nhân đạo và từ thiện“ cho trong nuớc; thậm chí c̣n muốn lôi kéo những người khác hành động theo ḿnh. Trí thức không chỉ đọc rộng biết nhiều mà c̣n suy nghĩ sáng tạo. Giữa cảnh hoạn nạn của dân tộc và đất nước, truớc những vấn đề vô cùng phức tạp do cuộc sống đặt ra, trong những hoàn cảnh gian truân thử thách, nguời trí thức là người t́m ra được hướng đi của lịch sử, hiểu rơ được đâu là đúng, sai, phải, trái để từ đó xác định thái độ và hành vi của ḿnh. Đó chính là điểm nổi bật ở Trần Văn Bá và Nguyễn Đan Quế, khiến hai Anh vuợt lên trên hàng hàng lớp lớp chuyên viên kỹ thuật Việt nam ở hải ngoại và quốc nội, trở thành những người trí thức tiêu biểu cho khí phách và tinh hoa dân tộc.

     Không ai nuôi dă tâm phản đối những sự giúp đỡ mà đối tượng là những đồng hương khốn khổ đang bị giặc giữ làm con tin. Nhưng trí thức phải có can đảm quyết định, chọn lựa truớc khi dấn thân. Trí thức phải biết đâu là luơng tri, đâu là t́nh cảm trên thang thẩm định hành động. Biết điều khinh trọng, biết lời phải chăng.

     Tháng 04.75 Nguyễn Đan Quế không ra đi th́ tháng 09.84 Trần Văn Bá trở về. Truyền thống dân tộc đă là ngọn đuốc soi đường cho hai người trí thức thời đại. V́ truyền thống dân tộc vốn chủ trương sống có đạo lư, sống có trách nhiệm. Hai Anh học là để hành, hiểu là hành đạo. Do hoàn cảnh và học vấn, thời thế đă tác động lên hai Anh trực tiếp và mạnh mẽ. Cho nên hai người thanh niên ở cùng một thời điểm, trong cùng một môi trường, đều cùng có khuynh hướng phản ứng theo tâm trạng kích động v́ ḷng ái quốc, v́ nghĩa tự do. Nghĩa khí không chịu hợp tác với kẻ thù, ḷng trong sạch không muốn sống chung cùng lũ người tàn bạo, chủ tâm không muốn để cái nhơ nhuốc dây bẩn đến ḿnh; tất cả những điều đó dễ đưa đến tâm trạng lưu vong lánh mặt. Nhưng Nguyễn Đan Quế không ly hương, c̣n Trần Văn Bá th́ qui hương. Cả hai cùng hành động quyết liệt, cả hai cùng cư xử phi thường. Theo tư thế và phẩm cách của người trí thức, theo nhiệt t́nh và lư tưởng của người trẻ tuổi.

     Nguyễn Đan Quế đă hai lần không rời nước, một lần trước khi vào tù, một lần sau hai lượt ở tù. Và ở tù trong những điều kiện Quần đảo Goulag, Đáy địa ngục, Đại học máu, Chuyện kể năm 2000, La Plantation. Trần Văn Bá đă hai lần trở về nước; một lần trước 75 nhằm vinh danh chính nghĩa quốc gia qua “Trại Hè Nối Ṿng Tay Lớn“, một lần sau 75 để đi tiếp con đường đại nghĩa của các nam nữ liệt sĩ thanh niên Nguyễn Thái Học, Cô Bắc, Cô Giang. Quyết định ở lại của Nguyễn Đan Quế là một quyết định vừa can trường vừa sáng suốt. Người trí thức Nguyễn Đan Quế đă có cùng quyết định với quần chúng đấu tranh Đông Đức, khi những nạn nhân của chế độ Erich Honecker chuyển hướng và chuyển hóa h́nh thức phản kháng : thoạt đầu là bỏ nước ra đi bằng mọi giá, kể cả bằng sinh mạng bản thân, nhưng đến một thời điểm nào đó, người ta không bỏ phiếu bằng chân bằng xe nữa, mà bỏ phiếu bằng tay bằng miệng qua chủ trương ở lại, wir bleiben hier. Ở lại cùng với những người trở về theo tinh thần Trần Văn Bá.  

     Trong cuộc sống hàng ngày, con người xử sự theo lư trí hoặc theo t́nh cảm. Lư trí là khả năng phán đoán chính xác để phân biệt giữa sai và đúng, giữa phải và trái, giữa tốt và xấu, giữa hay và dở.  Pascal cho rằng quá tŕnh nhận thức chân lư là một t́nh trạng quân b́nh giữa một bên là đầu óc qui củ (esprit géométrique) tức là sự suy diễn hợp lư khởi đi từ những nguyên tắc đơn giản và bên kia là đầu óc tinh tế (esprit de finesse) tức là sự phân tích tinh vi và tế nhị dựa vào một loạt những dữ kiện và nguyên lư. Lư trí phán đoán chịu ảnh hưởng của thành kiến, tập quán, đam mê, tưởng tượng. Lư trí soi sáng ư chí và hỗ trợ ư chí chống lại các thế lực thù nghịch chỉ chực che đậy lẽ phải như thói quen, như mê đắm v.v.. Nguyên tắc đơn giản đặt bước khởi hành cho tư duy qui củ trong vấn đề chúng ta đang bàn là : cộng đồng Việt nam hải ngoại, trên nguyên tắc, là một tập thể tỵ nạn cộng sản. Trong khi đó th́ lư trí tinh tế đ̣i hỏi ở chúng ta sự phán đoán sáng suốt và phân tích khoa học : phải hành động thế nào cho thích đáng với vị trí, cho tương xứng với thân phận, cho phù hợp với bản thể. Nhận thức như là một quá tŕnh tiếp thu chân lư đ̣i hỏi phải kiến tạo các khái niệm một cách chặt chẽ, có hệ thống; đồng thời phải loại thải những ư nghĩ sai lầm, phi hiện thực. Mà hiện thực th́ chỉ có thể là hiện thực đấu tranh chống cộng. Chống cộng không phải v́ hận thù – dẫu rằng hận thù cũng rất chính đáng -, mà v́ nguyên tắc. Trên cơ sở đó, xây dựng chân lư đấu tranh cho tự do, thế hệ trẻ hải ngoại cần biết vận dụng lư trí nhằm điều chỉnh cung cách xử sự cho hợp với những điều được xem là phải và tốt.

     Nhưng điều nào là phải, điều nào là tốt?  Bản thân tôi không muốn và cũng không thể vạch ra cụ thể. Mà xin để thế hệ trẻ tự làm lấy việc này. Có thể và kể cả làm những điều không đúng với suy tư của người phụ trách bài thuyết tŕnh khai khoá hôm nay.

     Phần tôi xin được như Lục Du, nhà thơ nổi tiếng đời Tống. Đời Lục Du có hai niềm bất hạnh lớn lao : bất hạnh về t́nh ái và bất hạnh v́ mất nước. Thọ 85 tuổi, trước lúc lâm chung, Lục Du c̣n mang mối hận khôn nguôi không nh́n thấy lănh thổ được thu hồi : Đản bi bất kiến cửu châu đồng [(Đau ḷng chưa thấy chín châu thống nhất) (Thị nhi, Dặn con)]. Tôi c̣n thua Lục Du khi làm bài Thị nhi những mười bảy tuổi. Nên tôi hy vọng rằng kỳ vọng đặt vào thế hệ trẻ sẽ không khiến tôi thất vọng như Lục Du.