Áp dụng kỹ thuật sơn mài Việt-nam

Với sơn hóa chất ( Laque Chimique)

 

* Họa sĩ  Đỗ B́nh
Abidjan - RCI
Tài liệu Đại Học Hè khóa V năm 2001 tại Nancy, Pháp quốc

 

 

Các bạn thân mến,
 
Đây là lần gặp gở thứ ba kể từ Đại Học Hè VNHN lần thứ nhất tổ chức tại Suisse, năm 1996.
            Hai lần trước, tôi đă tŕnh bày các đề tài về cách xử dụng màu sắc và cảm ứng của người Việt nam trong cách nh́n và đặt tên màu sắc qua thi văn và ca dao (1). Lần thứ hai về cách vẽ và bồi tranh lụa Việt nam (2).
            Lần này, đề tài tôi sắp tŕnh bày có phần khó khăn và phức tạp hơn hai lần trước, v́ với sơn mài, ngoài tài hoa cùa người họa sĩ qua chủ đề của tranh cùng nét vẽ điêu luyện, sự thành công của tác phẩm c̣n phụ thuộc rất nhiều về kỹ thuật ; nhất là kỹ thuật cổ truyền (CT) chỉ xử dụng sơn ta, mà cách chế biến c̣n là một bí mật gia truyền, các loại màu cũng do nghệ nhân pha trộn với kỹ thuật riêng. Dụng cụ để thực hiện các giai đoạn cũng rất đặc biệt.
Ngoài ra các trở ngại chính khi dùng sơn ta là điều kiện bảo quản, thời gian chờ sơn khô (trong pḥng ủ) và sau hết là sơn gây dị ứng ngoài da cho gần 90% người xử dụng. Sau một vài lần bị sơn ăn, 90% sẽ được miễn nhiễm, 10% c̣n lại không chịu được sơn sẽ bỏ nghề.
 
Trong hoàn cảnh sống xa quê hương, người họa sĩ trước đây đă từng làm tranh SM sẽ t́m đủ mọi cách để thực hiện cho bằng được sự đam mê của ḿnh.
Phải mất gần 5 năm (1983-1988) tôi mới có thể xử dụng thành công loại sơn mới cùng với các kỹ thuật  không khác mấy với kỹ thuật củ (CT) dùng sơn ta.
           
            Sơn ta trích từ nhựa cây sơn thiên nhiên có tên khoa học là Rhus Succedanea, hoặc Rhus Vernicifera và Mélanorhéa laccifera, tùy theo phong thổ các nơi trồng khác nhau (Phú Thọ ở miền Bắc ; Blao ở Cao Nguyên Trung phần, hoặc sơn Nam Vang..vv.) mà cách thu hoạch cho đến cách chế biến để có được các loại sơn hom, sơn lót và sơn quang..vv đều có rất nhiều điểm giống nhau giữa ta và Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn (3) ..vv.
            Điểm khác biệt lớn nhất là các nghệ nhân ta đă biết cho thêm chất nhựa cây thông vào sơn quang (4) để tăng thêm tính chất trong suốt của sơn, cũng như lúc mài tranh và đánh bóng dể dàng hơn.
Kỹ thuật xử dụng sơn ta vào sáng tạo tranh sơn mài chỉ bắt đầu ở nước ta vào khoảng những năm cuối thập niên 20 của thế kỹ vừa qua (1920-1930), tuy rằng các bậc nghệ nhân tiền bối của ta đă biết dùng sơn ta để chế tạo các vật dụng trang trí gia dụng như : tráp, hộp, khay hoặc câu đối kể từ đời Trần (thế kỹ thứ 14). Trước đó, sơn ta chỉ được dùng như một loại dầu (5) để trét ghe thuyền, gàu tát nước hay một ít đồ gia dụng như cơi, rổ .. vv.
Ở miền Nam, ngành tiểu công nghệ nở rộ vào những năm cuối thập niên 50, với Trung Tâm Tiểu Công Nghệ Việt Nam thuộc nhà Kỹ Thuật Học Vụ. Riêng ngành gổ, gấm, sơn mài đă được nâng lên đến bậc Bách Khoa Trung Cấp và Cao Đẳng Kỹ Thuật (6).   
Trong thời gian này, trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Phú Thọ đă thử nghiệm thành công một loại sơn mới trích từ dầu hột điều (noix d'acajou). Tính chất ứng dụng gần giống với sơn ta về mọi mặt, không gây dị ứng cho người xử dụng. Khi biến chế ra sơn quang (7), sơn phủ, độ trong suốt có màu cánh dán của sơn phủ (8) biến chế từ sơn ta.
Loại sơn hột điều đến năm 1975 vẩn c̣n nằm trong pḥng thí nghiệm v́ giá thành quá cao, vả lại hột  điều là một sản phẩm được xử dụng nhiều trong ngành thực phẩm (9), mỹ phẫm và dược phẩm. Riêng lục địa Phi Châu đă cung ứng đến 30% nhu cầu thế giới (một triệu tấn/năm).
 
Trở lại sơn mài hóa học (10), ở đây cần giải thích thêm là tất cả các loại sơn dùng trong kỹ nghệ sơn trên gổ, như cửa ra vào, bàn ghế tủ hoặc sơn trên sắt như tàu bè, xe cộ, máy bay .. vv đều do nền kỹ nghệ hóa chất sản xuất.
Những loại sơn này đa số không thể mài được, dầu là với giấy nhám nước. Trái lại các loại sơn thuộc nhóm polyestère, polyuréthane hoặc epoxy, đều mài được một cách dể dàng với giấy nhám nước, nên ở đây ta tạm gọi là sơn mài Tây ; đa số là thứ phẩm của nền kỹ nghệ dầu hỏa.
Dưới dạng sơn màu nếu là đơn chất chúng sẽ được gọi chung là peinture bi-couche, hoặc auto-base, nghĩa là sau khi vật dụng được sơn với loại sơn này, nó cần được bảo vệ bằng một lớp vernis trong suốt (sơn bóng).
Như đă tŕnh bày ở trên, danh từ sơn mài dùng để chỉ loại sơn trong khi vẽ màu hoặc sau khi vernis đều có thể mài được.
Danh từ vernis trong sơn hóa học cũng có thể so sánh được với danh từ sơn quang hoặc sơn phủ trong sơn mài ta.
Theo định nghĩa của tự điển Robert, khi chỉ về chất  liệu th́ laque có nghĩa là một chất nhựa quánh, lấy từ những loại cây vùng viễn đông có màu đỏ nâu, đây chính là sơn sống chảy từ thân cây sơn, sơ khởi có màu trắng như sữa, sau khi tiếp xúc với không khí th́ trở thành nâu đỏ như trên.
Cũng theo Robert, laque cũng là một loại sơn bóng hóa học (vernis chimique) trong suốt hoặc ẩn màu. Cuối đến thế kỹ thứ 19, đàu thế kỹ 20, một số nghệ nhân Âu Châu đă học hỏi kinh nghiệm của các nghệ nhân Trung Hoa và Nhật Bản. Sau một thời gian t́m tôi, nghiên cứu, họ cũng chỉ đi đến một kết quả tương tự như tranh sơn của Trung Hoa hoặc Nhật, nghĩa là sơn được điều chế có độ quánh tỏa nhanh ở điều kiện khí hậu tự nhiên. Sau khi sơn tỏa đều hết cả mặt phẳng rồi mới đem vào pḥng ủ có độ ẩm cao.
Một vài nghệ nhân Âu Châu c̣n xử dụng cả sơn dầu pha thêm dầu cá để tăng độ bóng ; cả mấy phương pháp trên đều không qua giai đoạn mài và đánh bóng. Mài và đánh bóng chỉ có trong sơn mài Việt Nam. Nhất là đánh bóng bằng ḷng bàn tay với than xoan và bột chu (11).
           Sau đây là những giai đoạn thực hiện sơn mài theo kỹ thuật mới, được ghi chú vắn tắt (MT). Nếu phải so sánh với một số tên gọi dùng trong kỹ thuật cổ truyền, sẽ được ghi tắt (CT).
Về tranh, vật liệu đầu tiên là một tấm ván ép, dầy từ 10 đến 18 ly mét, tùy theo cở tranh nhỏ, trung b́nh hoặc lớn.
             
 Giai đoạn 1 : gồm có hom, bó, lót (CT)
 
1)
Sơn hom (12) nay sẽ được thay thế bằng một chất trám dẻo được trộn với một chất xúc tác giúp cho hổn hợp khô nhanh (vài phút) và trở nên cứng rắn có thể mài ngay được sau 20 phút. Tên gọi chung là mastic 2K hoặc mastic polyestère.
Hom từ 3 đến 4 lượt. Sau mỗi lượt đều phải mài phẳng và xử dụng giấy nhám thường từ số 80 đến 150. Với kỹ thuật mới, giai đoạn bó sẽ được bỏ qua v́ mastic 2K chịu được sự thay đổi nhiệt độ, từ 30 độ âm cho đến 50 độ nóng.
 
2)
Bó vải : Thay vào đó ta sẽ tiếp tục đi thêm 3 lượt mastic cellulosique (13) và vẩn phải mài sau mổi lượt với giấy nhám số 220 thường là giấy nhám nước (có thể mài khô).
 
3)  
Sơn lót
 
a-      Kiểm soát : Trước khi sơn lót cần phải kiểm soát xem tấm vóc (14) đă thật sự được mài phẳng chưa bằng cách đi một lượt mastic loảng (15) với lượt mastic mỏng này, các lỗi kỹ thuật nếu có do các lớp trước trám hoặc mài chưa kỹ để lại chổ lồi lơm, vết trầy ..vv, sẽ được sữa chữa kịp thời.
 
b-      Sơn nền : Trong sơn mài cổ truyền (CT), nền của tấm vóc thường được sơn từ 2 đến 3 lựơt sơn nh́, có khi là sơn sống, có khi dùng sơn chín (16) tùy theo thể loại tranh
-          nền sơn sống cho tranh khảm xa cừ và tranh cẩm trứng
-          nền sơn chín (màu đen) cho loại sơn mài và sơn khắc, laque coromandel (sơn chín hạng nhứt).
 
Giai đoạn 2: Lên tranh
 
             Với sơn mài mới (MT), lên tranh gồm nhiều kỹ thuật khác nhau :
 
A - Kỹ thuật 1 : Lên tranh hoàn toàn bằng các loại bút vẽ khác nhau, bút mềm cho loại tranh lụa để đi nét sau khi đă sang h́nh vẽ (calquer) qua tấm vóc. Bút vẽ sơn dầu hoặc acrylic loại vừa và bút cứng (pinceau brosse) dung cọ đi màu bằng những touches nhỏ, như khi vẽ tranh sơn dầu theo trường phái ấn tượng (impressionisme). Quan sát tranh mẫu số 1 : " ngựa và hoa vàng "
 
B - Kỹ thuật 2 : H́nh vẽ mẩu không đồ (calquer) sang qua tấm nền nhưng được sang qua một tấm giấy mờ (papier à calquer) ; tấm giấy này sẽ được cắt làm nhiều bản rập (pochoir) để che các phần cần giữ trắng trên nền tranh.
Tấm tranh càng nhiều màu, số bản rập càng nhiều hơn. Kỹ thuật này vừa xử dụng cọ vẽ phối hợp với  aérographe (17).
Quan sát tranh mẩu số 2 : " Vũ điệu Mapouka ", ta sẽ nhận thấy phần nhân vật được che bằng giấy calque (phần A, từ bản rập đă cắt). Phần nền được sáng tạo tùy hứng theo từng động tác sau đây :
 
1)      Dùng rouleau (loại sơn tường nhà) chạy trên một khây sơn đặc (18); sơn chỉ đủ dính vào trục vải sau đó trục này sẽ chạy trên tấm vóc (14) từng lằn sơn bột để lại trên phần này chính là phần trắng (22) của tấm vóc được rữa với nước lạnh. Trước đó, nền tấm vóc đă được đi 1 hoặc 2 lượt sơn với  aérographe trên nền tranh mẩu số 2, nền được đi màu vàng kim loại ẩn xa cừ, thuộc nhóm polyestère khô nhanh (khoảng 10 đến 20 phút mài được).
 
2)      Tiếp theo, dùng kỹ thuật số 1 để lên màu phần thân thể, trang phục và trang sức. Phần dán vàng trên trang sức dùng sơn pha loảng thêm vernis, vàng là loại vàng cho kỹ thuật in danh thiệp (sẽ chỉ rơ ở phần thực hành).
 
Để tạo h́nh, khối cho các nhân vật này, phần nền sẽ được che với bản rập B trong khi tạo bóng đậm nhạt trên phần A với aérographe (17).
Aérographe là một dụng cụ được chế tạo cùng nguyên tắc với b́nh xịt sơn (pistolet à peinture) trong kỹ nghệ sơn xe hơi nhưng được thu nhỏ đến mức tối đa chỉ lớn bằng một cây bút mực (stylo).
            Với các bạn yêu thích sưu tầm các loại bích chương (affiches, posters-arts graphiques) và đă từng xữ dụng qua kỹ thuật aérographie th́ nay đem ứng dụng qua sơn mài mới (MT), chỉ là vấn đề thay đổi chất liệu từ mực nước đi trên giấy vẽ, b́a cứng, toile acrylic .., nay đổi qua màu pha vernis và vẽ trên vóc gỗ mà thôi.
         Kỹ thuật này (17) đă được một vài nhà tiểu công nghệ (không rơ xuất xứ (19)) đă dung thực hiện một số tranh sơn mài (MT) với cùng loại sơn polyestère và vernis polyuréthane, các nét vẽ đều dùng loại bút lumocolor/STAEDLER (mài được với nước) có đủ các đầu bút lớn nhỏ và gamme màu khác nhau, kể cả vàng và bạc .. , riêng vàng lá dán trên nền là loại vàng của kỹ thuật in danh thiệp. Có thể t́m thấy loại tranh này (một mẩu được sản xuất hàng loạt) cở 30*30 cm sao lại tranh của Gustave Klimt, khá đẹp ở khu Olympiade Paris 13, với giá rẽ (300FF # 40$US)
 
 C - Kỹ Thuật 3 : Kỹ thuật sáng tạo hoàn toàn do ngẩu hứng. Các bạn quan sát tranh mẩu số 3 sẽ thấy đây là một loại tranh không đề (như các bài ca không tên) :
 
1-      Dùng cọ hoặc dao vẽ (couteau à peindre) đi màu đặc (18) trên một chất liệu (20) không thấm nước ; tấm giấy hoặc plastic này cùng cở với tấm vóc. Đây là một bối cục h́nh ; khối được áp xuống mặt vóc và ấn nhẹ cho màu đặc (18) dính vào tấm vóc. Khi gở tấm plastic ra khỏi tấm vóc, màu đặc dính lại trên vóc cho một h́nh khối gần giống với bản gốc (20) nhưng có phần linh động và tự nhiên.
 
2-      Dùng aérographe vớI độ thoát màu trung b́nh (buse n 3) để xịt lên tấm vóc bằng các màu sắc thuộc gamme màu đă định trước. VớI phần nền tranh nên chọn các nhóm tương cận đă chia trên ṿng thuần sắc (Định Hướng số 10-1996). Trên tranh mẫu số 3 ; nền chính màu xanh ngă qua tím và đỏ tía. Muốn có màu xanh da trời, hoa cà, hồng nhạt, chỉ cần pha thêm sơn trắng với các màu nguyên thủy. Với aéroghaphe, sơn màu được pha loảng với dầu pha (21) theo tỷ lệ 50%, thay v́ 15 đến 25%, theo bản chỉ dẩn của nhà sản xuất ghi trên hộp.
 
3-      Khoảng 10 phút sau sơn khô, có thể rữa dưới ṿi nước lạnh để rửa sạch phần sơn đặc (18), sẽ thấy lộ ra phần nền trắng (22).
 
4-      Dùng giấy nhám nước số 600 mài nhẹ trên tấm nền, có thể mài hơi nặng tay trên vùng sơn có hai màu, giao ḥa nhau để t́m ra thêm một số màu sắc, h́nh và nét được tạo bất ngờ. Quan sát tranh số 3 trong t́nh trạng chưa hoàn tất.
 
5-      Phần ḥan tất sẽ được tiếp tục trong giờ thực hành gồm có :
5.1 : VớI bố cục ngẩu hứng vừa t́m được, hăy t́m cách hoàn chỉnh bố cục này. Bạn xoay trở tấm tranh nhỏ này theo ngược xuôi, ngang dọc ǵ cũng thấy thuận chiều và thêm vài nét chấm phá kể như bạn vừa hoàn tất một bức tranh thuộc trường phái trừu tượng (abstrait).
 
5.2 : Đến đây tranh vẫn chưa có tên gọi (không đề). Bạn có thể cho tranh một đề tài bằng cách đặt một tấm giấy calque mờ trên tranh, dựa theo các h́nh khối có sẳn để t́m ra các h́nh thể dạng tương tự hoặc nhân vật, thú vật, chim, cá, hoa, lá.. Từ trừu tượng, bạn đă có thể đặt cho tranh một tên gọi.
Dựa theo bản phác họa trên giấy calque này, bạn có thể hoàn tất bức tranh với kỹ thuật 1.
 
5.3 : Sau cùng tranh được sơn phủ một nước vernis 2K (23) bằng aérographe có đầu thoát sơn số lớn nhất (buse n 3 = 0.5m/m đường kính) cho các loại tranh cở nhỏ và các loại hộp gổ, b́nh, lọ sơn mài ..
Với cở tranh lớn trên 20*30 cm, nên dùng các loại mấy tạo áp xuất cao (air compresseur) và b́nh xịt sơn có độ thoát lớn (buse cở 1,5 m/m ĐK) (24)
Sau khi đi từ 2 đến 3 nước vernis 2K, tranh sẽ bóng loáng tự nhiên, không cần phải mài hoặc đánh bóng.
 
 
KẾT LUẬN
 
Trên đây tôi chỉ tŕnh bày các nét chính của kỹ thuật làm sơn mài, với sơn hóa học để giúp các bạn có một khái niệm tổng quát.
Các bộ môn nghệ thuật tạo h́nh (Art plastique) nặng về thực hành hơn là lư thuyết v́ vậy, tôi sẽ cố gắng tŕnh bày một cách đơn giản và dể hiểu hơn trong phần thực hành.
Nếu các bạn có hứng thú học hỏi kỹ thuật làm sơn mài và chấp nhận tây hóa (phần kỹ thuật) một ngành mỹ thuật cổ truyền của nước ta, xin liên lạc vớI trung tâm NTT, để được cuốn băng video cách chỉ dẩn kỹ thuật này từ A đến Z (25).
Chúc các bạn thành công.
 
 
CHÚ THÍCH
 
Định Hướng số 10-1996 "Màu sắc trong tiếng Việt"
 
Định Hướng số 17-1998 "Tranh lụa Việt Nam"
 
Trung Hoa : chuyên về chạm nổi, cẩn nổi bằng các loại đá hiếm đủ màu trên nền sơn quang, đen, đỏ hoặc phủ vàng (b́nh phong, đồ gổ...).
 
Nhật Bản : Nền tranh nh́n gần c̣n thấy được sớ vải ẩn hiện dưới sơn quang hoặc vàng lá thường chiếm 50% diện tích tranh. Nổi tiếng về tranh bộ 4, 6 tấm cở lớn. Kỹ thuật này được gọi sơn lụa (soie laquée).
 
Đại Hàn : Tranh được cẩn nổi xa cừ dát mỏng. Về sau thường được cho vào khuôn (moule) và đổ nhựa Epoxy.
 
Việt Nam : Với kỹ thuật phủ và mài tranh (sơn mài) xa cừ được cẩn ch́m (tranh cẩn) hoặc phối hợp chung với vỏ trứng, sơn màu tạo cho tranh mọt vẽ sống động và sang trọng, chứng tỏ tài sáng tạo và khéo tay của nghệ nhân Việt Nam trong lănh vực này.
 
Sơn quang : được biến chế từ sơn sống, có màu ở trạng thái nguyên thủy (đỏ nâu), cũng sơn này đánh trong chậu sắt với chày sắt sẽ cho sơn đen, do xúc tác với sulfate de fer.
 
Là một loại nhựa cây thuộc họ cây dái ngựa (acajou-mahogani).
 
Trước ở gần trường đua Phú Thọ sau dời xuống Thủ Đức, trở thành Trường Đại Học Bách Khoa.
 
Sơn quang : Sơn được tiếp tục quậy trong chậu gổ, và gia thêm nhựa thông nấu chảy.
 
Sơn quang được lướt rất kỹ với bông g̣n bọc vải. Ta có sơn phủ.
 
Noix d'acajou
 
Các nhà sản xuất nổi tiếng ở Âu châu gồm có Dupont và Standox Herbert.
 
Than xoan do gổ cây sầu đông (lilas du Japon - famille des oléacées) hoa lốm đốm nhỏ màu tím nhạt, hương rất thơm. Than được tán thật nhỏ, rây mịn dùng để đánh bóng tranh. Bột chu c̣n gọi là thổ chu, đất từ nham thạch nuí lửa rây mịn.
 
Sơn hom : Sơn sống trộn với bột chu cho một chất trám dẽo. Về sau để có một hổn hợp dẽo mau khô và cứng hơn, sơn sống được trộn với thạch cao (plâtre) (CT)
 
Một chất trám dẽo, độ đặc loăng như kẹo mạch nha, dùng tấm nhựa mỏng cở 1 carte bleu (CB) để trải nhanh nhiều lốp trên mặt gổ hom. Loại mastic này thường có màu xám.
 
Tấm vóc : là tên gọi tấm ván đă đi qua các giai đoạn hom, bó, lót (CT) để thực hiện một tấm tranh sơn mài. Cũng như vẽ tranh lụa, bạn phải tự căng lụa trên khung, và quét hồ trước khi vẽ.
 
Mastic loăng do mastic cellulosique (13) được nhà sản xuất pha thêm một số chất loảng chóng khô. Khi xịt lên tranh có thể pha loăng thêm với diluant cellulosique, và dùng pistolet xịt sơn, cở sơn xe hơi.
 
Sơn chín : sơn sống lấy từ cây xuống để lắng trong một tháng. Lốp trên cùng là sơn nhất, lốp kế đến là sơn nh́. Sơn nhất dùng để pha chế ra sơn phủ, sơn nh́ để pha chế ra sơn quang ; sơn phủ và sơn quang gọi là sơn chín. Lốp dưới cùng gọi là sơn ba dùng trộn với bột chu, thạch cao để có sơn hom. Sơn ba có thể dùng trong trạng thái tự nhiên (sơn sống)
 
Đa số các cửa hàng sách lớn và các hiệu bán dụng cụ về hội họa, đều có bán hàng chục cuốn sách giải thích và chỉ dẩn về cách xử dụng aérographe.
 
Sơn đặc : Trong bài này, danh từ này đặc biệt dùng để chỉ một hổn hợp sơn nước, hoặc dùng sơn nước để sơn tường nhà, hoặc gouache trong ống (tube) được pha thêm chút muối, ḷng trắng hột gà để bảo vệcác phần cần phải giử trắng trên tấm hom nền. Sơn đặc này sau đó dược lấy ra dể dàng dưới một ṿi nước.
 
Các loại ván lót tường dùng trong ngành trang trí nội thất đă được sản xuất từ lâu tại Pháp và nhất là Ư đă dùng một kỹ thuật tương tự ; nếu ai chịu khó t́m ṭi cũng có thể đi đến kết quả gần giống nhau trong kỹ thuật xử dụng sơn mài hóa hợc (MT)
 
Dùng một tấm plastic dày và trong suốt, bạn sẽ dể kiểm soát hơn.
 
Dầu pha loảng (diluant) dùng cho loại sơn mài hóa học (MT) cũng có từ nguồn gốc polyestère với sơn bi-couche hoặc sơn auto-base. Dùng dầu pha khác loại, sơn sẽ đóng cục không dùng được.
 
Nền trắng phần được che bởi sơn đặc hoặc pochoir lộ ra sau khi rửa với nước lạnh.
 
Vernis 2K tức vernis 2 thành phần (composants) gồm  vernis và durcisseur. Tỷ lệ pha thông thường là 2 phần vernis + 1 phần durcisseur. Dầu pha loảng vernis nên mua loại cùng tên hiệu nhà sản xuất.
 
Air compresseur có độ thoát gió tối thiểu từ 1 đến 8 bars.
 
Một cuốn vidéo sẽ được phát hành trong tháng 12-2001.