Giáo huấn công giáo về xă hội
Gia Đ́nh

 

I. Cơ Chế Gia Đ́nh
II. Hôn Nhân
III. Con Cái và Cha Meï
IV. Gia đ́nh, Giáo dục và Văn hoá
V. Đặc Tính Thánh Thiêng của Sự Sống Nhân Linh
VI. Nạn Phá Thai và Làm Chết Êm Dịu
VII. Án Tử H́nh
VIII. Phẩm Giá Người Nữ

 

I. Cơ Chế Gia Đ́nh

84. Bởi v́ Đấng Tạo Hoá đă đặt gia đ́nh làm nguồn gốc và nền tảng cho xă hội con người, nên gia đ́nh trở thành "tế bào đầu tiên và sống động của xă hội" (Apostolicam Actuositatem, n. 11).
Gia đ́nh có những liên hệ chặc chẽ và sống động với xă hội v́ nó làm thành nền tảng cho xă hội và không ngừng tiếp sức cho xă hội bằng việc phục vụ sự sống : chính giữa ḷng gia đ́nh đă sinh ra các công dân và chính trong gia đ́nh mà các công dân ấy lần đầu tiên thực tập các nhân đức xă hội, là linh hồn cho sinh hoạt và sự phát triển xă hội.
Như thế, v́ bản chất và ơn gọi của nó, thay v́ đóng khung trên chính ḿnh, gia đ́nh rộng mở ra với những gia đ́nh khác và với xă hội, và chu toàn vai tṛ xă hội của ḿnh.
(Familiaris Consortio, n. 42)

85. Cấu trúc cơ bản đầu tiên đối với "một sinh thái học nhân bản " là gia đ́nh, trong ḷng gia đ́nh con người nhận lấy những khái niệm quyết định liên quan tới chân lư và sự thiện, trong gia đ́nh con người học biết thế nào là yêu và được yêu và, do đó, làm thành một nhân vị cụ thể có nghĩa ǵ. Ở đây nói tới gia đ́nh xây dựng trên hôn nhân, nơi sự hiến thân hơ tương của người nam và người nữ tạo ra một môi trường sống, trong đó đứa trẻ có thể sinh ra và phát huy các khả năng của ḿnh, ư thức được phẩm gia của ḿnh và chuẩn bị đối phó với vận mạng độc nhất và không thể thay thế của ḿnh. Ngược lại, thường xảy ra việc con người không muốn thực hiện những điều kiện đích thực về việc sinh sản loài người, và con người đi tới chỗ tự coi ḿnh và coi chính mạng sống ḿnh như là một tổng thể những cảm giác để hưởng thụ chớ không như một công tŕnh phải hoàn thành. Từ đó phát sinh sự thiếu tự do, bắt phủ nhận nhiệm vụ ràn buộc ḿnh cách vững bền với một người khác và nhiệm vụ sinh con, hoặc là đưa tới chỗ xem con cái như một trong những "sự " nhiều này mà người ta có thể có hay không có tuỳ theo sở thích của ḿnh, lại c̣n cạnh tranh với những sự có thể khác. Phải xem lại gia đ́nh như là cung thánh sự sống. Thật vậy, gia đ́ng là thánh thiêng, nó là nơi mà sự sống, hồng ân của Thiên Chúa, có thể được tiếp nhận cách xứng hợp và được bảo vệ khỏi nhiều cuộc tấn công nó phải chịu đựng, gia đ́nh là nơi sự sống có thể phát triển theo những yêu sách thuộc sự lớn mạnh nhân bản đích thực. Đôi với điều người ta gọi là văn hoá sự chết, gia đ́nh là nơi phát sinh văn hoá sự sống … (Centesimus Annus, n. 39)

86. Nhưng con người chỉ sống trong môi trường xă hội của ḿnh, nơi gia đ́nh giữ một vai tṛ chính. Vai tṛ này có thể thái quá, tuỳ những thời gian và không gian, khi nó được thực thi có hại cho những tự do cơ bản của nhân vị. Thường quá thẳng nhặc và kém tổ chức, những khung cảnh xă hội trong các xứ đang phát triển vẫn c̣n cần thiết trong một thời gian, tuy nhiên phải nới lỏng từ từ ảnh hưởng quá đáng của nó. Nhưng gia đ́nh tự nhiên, một vợ một chồng và bền vững, như Thiên Chúa đă ấn định và kitô giáo đă thánh hoá, phải là "nơi gặp gỡ của nhiều thế hệ giúp nhau đạt được một sự khôn ngoan rộng lớn hơn và điều hoà các quyền nhân vị với những yêu sách khác thuộc đời sống xă hội" (GS Anna 50-51)
(Populorum progressio, n. 36)

87. Ở trong "dân của sự sống và v́ sự sống", trách nhiệm của gia đ́nh có tính quyết định: đóù là một trách nhiệm xuất phát từ chính bản tính của nó - là làm nên một cộmg đồng sự sống và t́nh yêu, xây dựng trên hôn nhân - và từ sứ vụ phải "giữ ǵn, mặc khải và thông truyền t́nh yêu" (Familiaris Consortio, n. 17). Chính t́nh yêu của Thiên Chúa mà cha mẹ là những kẻ đuợc kêu mời hợp tác và giải thích qua sự truyền thông sự sống và trong việc giáo dục, theo ư định của Cha (x. GS n. 50)
(Evangelium vitae, n. 92)


88. Là hạch nhân đầu tiên của xă hội, gia đ́nh có quyền được hưởng mọi sự nâng đỡ của Nhà Nước để hoàn thành đầy đủ sứ vụ riêng của ḿnh. Những luật pháp của Nhà Nước như thế, phải được diễn đạt cách nào để có thể khuyến khích những điều kiện sống tốt cho gia đ́nh, giúp gia đ́nh chu toàn những trách nhiệm riêng ḿnh. Trước cơn cám dỗ ngày nay vẫn mănh liệt để hợp thức hoá, như điều thay thế cho sự phối hợp hôn nhân, những h́nh thức phốùi hợp mà, do bản tính của chúng và đặc tính tạm bợ của chúng, không thể nào biểu lộ ư nghĩa gia đ́nh cũng không bảo đảm lợi ích của nó, th́ một trong những bổn phận đầu tiên của Nhà Nước là khuyến khích và bảo vệ qui chế gia đ́nh đích thực, tôn trọng gương mặt tự nhiên cũng như những quyền bẩm sinh và không thể thay thế của nó.
(Sứ điệp ngày thế giới hoà b́nh, 1994, n. 5)

II. Hôn Nhân

89. Theo ư định của Thiên Chúa, hôn nhân là nền tảng cho một cộng đoàn rộng lớn hơn, tức là gia đ́nh, v́ chính cơ chế hôn nhân và t́nh yêu vợ chồng đều qui hướng về việc truyền sinh và giáo dục con cái là triều thiên của cơ chế và t́nh yêu ấy (x. GS n, 50)
(Familiaris Consortio, n. 14)

90. Theo ư định của Thiên Chúa, phái tính hướng về t́nh yêu vợ chồng. Trong hôn nhân, ái ân trở thành dấu chỉ và bảo đảm của sự hiệp thông tinh thần. Giữa hai tín hữu, dây liên kết hôn nhân được thánh hoá bằng bí tích.
"Nhờ khả năng t́nh dục, người nam và người nữ hiến thân cho nhau qua những hành vi dành riêng cho vợ chồng. T́nh dục không chỉ là hành vi sinh lư, nhưng liên can đến những điều thâm sâu nhất của nhân vị. Tính dục chỉ thực sự xứng đáng với con người, khi nó là thành phần không thể thiếu của t́nh yêu giữa người nam và người nữ đă cam kết hiến thân cho nhau trọn vẹn suốt đời" (Familiaris Consortio, n. 11)
Những hành vi thực hiện sự kết hợp thân mật và thanh khiết của đôi vợ chồng đều cao quí và chính đáng. Được thi hành cách thật sự nhân linh, những hành vi ấy biểu hiện và khích lệ sự hiến thân cho nhau nhờ đó hai người làm cho nhau thêm phong phú trong hoan lạc và biết ơn (GS, n. 49). Khả năng sinh dục là nguồn vui và khoái lạc:
"Chính Đấng Sáng Tạo…. đă muốn rằng trong nhiệm vụ truyền sinh đôi vợ chồng cảm thấy một sự vui thú và thoả măn nơi thân xác và tinh thần. V́ vậy vợ chồng chẳng làm điều ǵ xấu xa khi t́m kiếm và tận hưởng sự khoái lạc đó. Họ đón nhận những ǵ Đấng Sáng Tạo đă ban cho., Tuy nhiên, họ phải biết giữ tiết độ" (Piô XII, diễn văn 29 Oct 1951).

Nhờ sự kết hợp của vợ chồng, hai mục đích của hôn nhân được thực hiện: lợi ích của chính đôi vợ chồng và lưu truyền sự sống. Không thể tách rời hai ư nghĩa hoặc hai giá trị này của hôn nhân mà không làm biến chất đời sống tinh thần của vợ chồng cũng như phương hại đến lọi ích của hôn nhân và tương lai của gia đ́nh. Như thế t́nh yêu vợ chồng đ̣i hỏi người nam và người nữ phải chung thuỷ vừa phải sẵn sàng đón nhận con cái.
(CEC nn. 2360-2363)

91. Đấng Tạo Hoá đă thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cộng đoàn t́nh yêu vợ chồng. Đời sống chung này được gầy dựng do giao ước hôn nhân, nghĩa là sự ưng thuận cá nhân không thể rút lại. Như vậy bởi một hanh vi nhân linh, trong đó, hai vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau, nhờ sự an bài của Thiên Chúa, phát sinh một định chế vững chắc có giá trị trước mặt xă hội nữa. V́ lợi ích của lứa đôi, của con cái và của xă hội, nên sợi dây liên kết thánh thiện này không lệ thuộc sở thích của con người. Chính Thiên Chúa là Đấng tác tạo hôn nhân, phú bẩm những lợi ích và mục tiêu khác nhau; những điều ấy hết sức quan trọng đối với sự tiếp nối nhân loại, sự phát triển cá nhân và phần roiă đời đời của mổiă thành phần trong gia đ́nh, quan trọng đối với phẩm giá, sự vững chắc, an b́nh và thịnh vượng của chính gia đ́nh và của toàn thể xă hội loài người. Tự bản chất, chính định chế hôn nhân và t́nh yêu lứa đôi qui hướng về sự sinh sản và giáo dục con cái như chóp đỉnh diễm phúc của hôn nhân. Như thế, bởi giao ước hôn nhân, người nam và người nữ "không c̣n là hai, nhưng là một xương thịt" (Mt 19, 6), phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau bằng sự kết hợp mật thiết trong con người và hành động của họ, cảm nghiệm và hiểu được sự hiệp nhất với nhau mỗi ngày đầy đủ hơn. Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau cũng như lợi ích của con cái buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đ̣i hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly '
(Gaudium et Spes, n. 48)

92. Một sự chia sẻ nào đó quyền lănh chúa của Thiên Chúa cũng biểu lộ qua trách nhiệm riêng biệt được phó thác cho con người đối với sự sống thật sự nhân bản. Đó là một trách nhiệm đạt chóp đỉnh khi người nam và người nữ, trong hôn nhân, sinh ra sự sống, như Công đồng Vatican II nhắc nhở :"Chính Thiên Chúa đă phán " Người đàn ông ở một ḿnh không tốt" (ST2, 18) và ngay từ đầu Thiên Chúa đă dựng nên con người có nam có nữ (Mt 19, 4), đă muốn cho phép con người tham gia đặt biệt trong công tŕnh sáng tạo; nên Chúa đă chúc phúc người nam và người nữ:"Hăy sinh sôi nẩy nở cho nhiều" (St 1, 28)" (GS n. 50). Khi nói tới "một sự chia sẻ đặt biệt của người nam và người nữ vào "công tŕnh sáng tạo của Chúa, Công Đồng muốn nhấn mạnh rằng sinh ra một đứa con là một biến cố nhân linh sâu xa và có tính tôn giáo cao, bởi v́ việc sinh ra đó bao hàm đôi vợ chồng đă trở thành một xương thịt" (St 2, 24), và cùng một lúc, chính Chúa, qua sự hiện diện của Người.
(Evangelium vitae, n. 43)

III. Con Cái và Cha Mẹ

93. Khi vợ chồng kết hợp sinh một con người mới, con người mói đó mang vào thế giới với ḿnh một h́nh ảnh của Chúa và một sự giống đặc biệt với Chúa: trong sinh học về sự sinh sản có ghi chép gia phả của nhân vị.
Khi khẳng định rằng vợ chồng, vói tư cách là cha mẹ, là những cọng sự viên của Chúa Sáng Tạo trong việc thụ thai và sinh một hữu thể nhân linh mới, chúng ta không chỉ quy chiếu về những luật sinh học; nói đúng hơn, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng trong t́nh phụ tử và mẫu tử nhân linh, chính Chúa hiện diện theo một cách thức khác với điều ǵ xảy ra trong bất cứ việc sinh sản nào khác "trên trái đất". Thật vậy, chỉ từ Chúa mới có thể có "h́nh ảnh " này, sự "giống " này, là điều riêng biệt cho hữu thể nhân linh, như điều đó xảy ra trong việc sáng tạo. Sinh sản là sự tiếp tục sáng tạo.
(Gratissimam Sane, n. 9)

94. Khi biểu lộ t́nh cha của Thiên Chúa và sống lại t́nh cha ấy trên mặt đất này (Ep 3, 15), người nam được mời gọi đứng ra bảo đảm sự phát triển thống nhất của mọi thành phần trong gia đ́nh. Để chu toàn trách vụ này, ông cần phải quảng đại lănh lấy trách nhiệm đối với sự sống được thai nghén trong ḷng người mẹ, canà phải chú tâm chia sẻ cố gắng giáo dục con cái với vợ ḿnh (x. GS, n. 52), công việc ấy sẽ không bao giờ làm chia rẽ gia đ́nh, nhưng làm cho gia đ́nh được vững mạnh trong sự hiệp nhất và ổn định, nên một lời chứng về đời sống kitô hữu trưởng thành để hướng dẫn con cái vào trong kinh nghiệm sống động về Chúa Kitô và về Hộiä Thánh một cách hữu hiệu hơn.
(Familiaris Consortio, n. 25)

95. Chắc chắn rằng sự b́nh đẳng về phẩm giá và trách nhiệm giữa người nam và người nữ đủ biện minh cho người nữ dấn thân vào các vai tṛ xă hội. Đàng khác, muốn thật sự đề cao phẩm giá phụ nữ, th́ cũng cần phải nh́n nhận rơ ràng vai tṛ làm mẹ và lo việc gia đ́nh của phụ nữ có giá trị so với tất cả những vai tṛ công cộng và tất cả những chức nghiệp khác. Sau nữa cũng c̣n cần phải làm sao để tất cả những vai tṛ và những chức nghiệp ấy đuợc liên kết chặc chẽ với nhau, nếu người ta muốn cho sự phát triển xă hội và văn hoá được nhân bản thật sự và trọn vẹn.
(Familiaris Consortio, n. 23)

IV. Gia đ́nh, Giáo dục và Văn hoá
96. Bổàn phận giáo dục bắt nguồn từ trong ơn gọi đầu tiên của đôi bạn là dự phần công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa: khi sinh ra một ngôi vị mới trong t́nh yêu và do t́nh yêu, một ngôi vị mang sẵơn trong ḿnh ơn gọi phải lớn lên và phát triển, bậc cha mẹ cũng từ đó mà lănh nhận bổn phận phải giúp đỡ hữu hiệu cho ngôi vị ấy được sống một đời sống nhân bản trọn vẹn. Như Công đồng Vatican II đă nhắc lại:"V́ là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng phải giáo dục chúng, và v́ thế, họ phải đươc coi là những nhà giáo đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai tṛ giáo dục này quan trọng đến nổi nếu thiếu sót sẽ khó ḷng bổ khuyết dược. Thật vậy chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia d8́nh một bầu khí thấm nhuần t́nh yêu cũng như ḷng thành kính đối với Thiên Chúa va tha nhân, để giúp cho việc giáo dục toàn diện của con cái họ trong đời sống cá nhân và xă hội được dễ dàng. Do đó gia đ́nh là trường học đầu tiên dạy các đức tính xă hội mà không một đoàn thể nào khác có thể vượt qua được." (Gravissimum Educationis, n. 3). V́ cha mẹ đă sinh ra con cái nên quyền và bổn phận giáo dục là một điều nằm trong yếu tính của họ; v́ tương quan giữa họ với con cái là một t́nh yêu thương không thể thay thế được, nên quyền và bổn phận giáo dục của họ có tính cách độc đáo và cơ bản so với bổn phận giáo dục của những người khác, đó cũng là một cái ǵ không thể thay thế và không thể chuyển nhượng được, cho nên cũng không thể khoán trắng cho người khác hay bị người khác cưỡng đoạt.
(Familiaris Consortio, n. 36)

97. Cũng giống như xă hội dân sự, gia đ́nh, Chúng tôi đă nói trên, là một xă hội thật sự, có uy quyền riêng, tức là uy quyền phụ tử. Cho nên, điều măi chắc chắn là trong phạm vi do mục đích trực tiếp của nó quyết định, gia đ́nh hưởng được những quyền ít ra băng các quyền của xă hội dân sự, đối với sự lựa chọn và sử dụng tất cả những ǵ cần cho sự bảo toàn thân nó và cho việc thực thi một sự tự trị chính đáng. Ít ra bằng, Chúng Tôi nói, bởi v́ xă hội gia đ́nh so với xă hội dân sự chiếm một sự ưu tiên logic và một sự ưu tiên thực tế, cần cho các quyền lợi và các bổn phận của nó. Nếu các công dân, nếu các gia đ́nh đi vào trong xă hội nhân linh mà gặp ở đó, thay v́ một sự nâng đỡ, lại là một sự ngân trở, thay v́ một cuộc bảo vệ, lại là sự suy giảm các quyền của họ, th́ xă hội đó đáng quăng đi hơn là t́m kiếm. (Rerum Novarum, n. 13)

98. Vai tṛ xă hội của gia đ́nh chắc chắn không thể giới hạn vào việc truyền sinh và giáo dục, cho dầu hai công việc này là h́nh thức đầu tiên không thể thay thế được để diễn tả vai tṛ ấy. Gia đ́nh dầu biệt lập hay kết thành hiệp hội, đều có thể và phải dấn thân cho nhiều công cuộc phục vụ xă hội, cách riêng là lo cho những người nghèo, và trong mọi trường hợp lo cho những người và những t́nh cảnh mà các tổ chức từ thiện và cứu tế công cộng không thể lo hết được. Sự đóng góp xă hội của gia đ́nh có cái độc đáo riêng mà càng ngày người ta càng thấy rơ và càng phải tích cực cổ vơ nhiều hơn, nhất là khi con cái bắt đầu lớn dần, để làm cho tất cả mọi thành phần trong gia đ́nh đều tham gia hết sức có thể.
(Familiaris Consortio, n. 44)

99. Đây là một sai lầm nghiêm trọng và tai hại khi muốn quyền bính dân sự tự tiện thâm nhập cho tới cung thánh gia đ́nh. Chắc chắn, nếu có một gia đ́nh lâm vào cảnh khốn đốn về vật chất và v́ thiếu các nguồn lợi, gia đ́nh ấy không thể nào tự ḿnh thoát ra khỏi được, th́ điều chính đáng là, trong những lúc tận số như vậy, công quyền phải ra tay giúp đỡ gia đ́nh đó bởi v́ mỗi gia đ́nh là một thành phần xă hội. Cũng vậy, nếu một gia đ́nh có phần nào là kịch trường diễn xuất những vi phạm nặng nề các quyền lẫn nhau, th́ buộc công quyền tái lập ở đó quyền của mỗi người. Làm như vậy không phải giẫm chân trên các quyền người công dân, nhưng bảo đảm cho họ một sự bênh vực và một sự bảo vệ theo phép công bằng. Nhưng, tất cả những ai nắm giữ công quyền phải dừng lại tại đây; thiên nhiên cấm họ vượt quá những giới hạn này.
(Rerum Novarum, n. 14)

100. Bên trong "dân của sự sống và v́ sự sống", trách nhiệm của gia đ́nh là quyết định ; đó là một trách nhiệm xuất phát từ chính bản tính của nó - bản tính đó là làm nên một cộng đồng sự sống và t́nh yêu, xây dựng trên hôn nhân - và từ sứ vụ của nó là "giữ ǵn, mặc khải và truyền thông t́nh yêu" (Familiaris Consortio, n. 17). Đây chính xác là chính t́nh yêu của Chúa, mà cha mẹ là những người cộng tác và giải thích trong việc truyền thông sự sống và trong việc giáo dục, theo chương tŕnh của Cha (x. GS, n. 50). Như vậy đó là một t́nh yêu cho nhưng không, đón nhận, hiến thân: trong gia đ́nh, mỗi người được nh́n nhận, tôn trọng và kính nể bởi v́ họ là một nhân vị, và, nếu có ai có những nhu cầu hơn, th́ sự chú ư và những chăm sóc đối với họ phải nhiều hơn.
Gia đ́nh đóng một vai tṛ bao lâu các thành phần của ḿnh hiện hữu, từ lúc sinh ra cho đến chết. Gia đ́nh thực sự là "cung thánh của sự sống, nơi mà sự sống, hồng ân Thiên Chúa, có thể được đón nhận và bảo vệ cách xứng hợp khỏi nhiều cuộc tấn công nó phải đương đầu, gia đ́nh là nơi sự sống có thể phát triển theo các yêu sách của sự lớn lên nhân bản đích thực" (CA, n. 39). Do đó vai tṛ của gia đ́nh có tính quyết định và không thể thay thế để xây dựng văn hoá sự sống.
V́ là Giáo Hội tại gia, gia đ́nh có ơn gọi loan truyền, cử hành và phục vụ Tin Mừng sự sống. Đó là một sứ vụ liên can trước hết đến các đôi vợ chồng, được kêu gọi lưu truyền sự sống, luôn ư thức về ư nghĩa của sự sinh sản, bởi sự sống là một biến cố đặc biệt chúng tỏ sự sống nhân linh là một hồng ân đă được nhân lănh th́ tới phiên nó cũng phải được ban tặng. Trong việc tạo ra một sự sống mới, cha mẹ hiểu rằng đứa con, "nếu là hoa quả của việc họ tự dâng hiến cho nhau t́nh yêu, về phần nó, trở nên một hồng ân cho cả hai: một hồng ân phát sinh từ một hồng ân" (Gioan Phaolô II, Diễn văn tại Hội Thảo của các Giám Mục Âu Châu, 1989, n. 5).
(Evangelium Vitae, n. 92)

101. Tin Mừng sự sống nằm trong trung tâm sứ điệp của Chúa Giêsu. Được Giáo Hội đón nhận hằng ngày với t́nh yêu, Tin Mừng ấy phải được rao giảng với ḷng can đảm và trung thành như là một Tin Mừng cho con người của mọi thời đại và mọi văn hoá.
Thời rạng đông của ơn cứu chuộc, một con trẻ sinh ra, sự sinh ra đó được loan báo như một Tin Mừng: "Này tôi báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là Tin Mừng cho toàn dân: hôm nay một Đấng Cứu độ đă sinh ra cho anh em trong thành vua Đavid" (Lc 2, 10-11). Đă hẳn, cuộc hạ sinh của Đấng Cứu Thế đă giải ra "niềm vui lớn" này, ngày Noel, ư nghĩa đầy đủ của mọi sự sinh ra nhân linh cũng được mặc khải như vậy, và như thế niềm vui cứu thế xuất hiện như là nền tảng và sự viên măn của niềm vui đi theo sự sinh ra của mọi đứa con (Ga 16, 21).

Chúa Giêsu biểu lộ điều ở tận trung tâm sứ vụ cứu chuộc của Người khi nói: "Phần tôi, tôi đến, để cho chiên được sống và sống dồi dào" (Ga 10, 10). Trên thực tế, Chúa muốn nói về sự sống "mới" và "muôn đời", đó là sự hiệp thông với Chúa Cha, mọi người được kêu gọi sống sự hiệp thông đó nhờ ân sủng trong Chúa Con, bởi tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng Thánh Hoá. Chính xác trong sự sống này mà các phương diện và những giai đoạn sống của con người, tất cả đều đạt được sự viên măn của chúng.
(Evangelium Vitae, n. 1)

V. Đặc Tính Thánh Thiêng của Sự Sống Nhân Linh

102. Sự sống con người đến từ Thiên Chúa, đó là một hồng ân của Chúa, là h́nh ảnh và là dấu ấn, là sự chia sẻ hơi thở sống động của Người. Như vậy Thiên Chúa là Chúa duy nhất của sự sống này: con người không thể định đoạt nó. Chính Chúa đă lặp lại với ông Noê sau đại hồng thuỷ: "Nhưng Ta sẽ đ̣i mỗi người phải đền nợ máu các ngươi, tức là mạng sống của các ngươi: Ta sẽ đ̣i mỗi người phải đền mạng sống của người anh em ḿnh" (St 9, 5). Và bản văn Kinh Thánh đểå ư nhấn mạnh rằng đặc tính thánh thiêng của sự sống có nền tảng trong Chúa và trong hành động sáng tạo của Người: "V́ Thiên Chúa đă làm ra con người theo h́nh ảnh Thiên Chúa" (St 9, 6).
Evangelium Vitae, n. 39)

103. "Sự sống nhân linh là thánh thiêng bởi v́, ngay từ đầu, nó bao hàm "hành động sáng tạo của Chúa" và vẫn luôn giữ một sự quan hệ đặc biệt với Đấng Tạïo Hoá, cùng đích duy nhất của ḿnh. Chỉ một ḿnh Chúa là Chủ sự sống từ lúc nó khởi đầu cho đến lúc kết thúc; không ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào, có thể đ̣i cho ḿnh quyền được trực tiếp huỷ diệt một hữu thể nhân bản vô tội". Bằng những lời nói đó, Huấn thị Donum Vitae (n. 7) tŕnh bày nội dung trọng tâm mặc khải của Chúa về đặc tính thánh thiêng và về sự bất khả xâm phạm của sự sống con người.
(Evangelium Vitae, n. 53)

104. Tính bất khả xâm phạm của ngôi vị phản ánh tính tuyệt đối bất khả xâm phạm của chính Thiên Chúa, được biểu lộ trước tiên và căn bản nơi bản tính bất khả xâm phạm cuộc sống con người. Dĩ nhiên, thật chính đáng khi nói đến những quyền của con người, chẳng hạn, quyền được khoẻ mạnh, quyền cư trú, quyền được lao động, có gia đ́nh, được giáo dục … nhưng thật sai lầm, - ngày nay người ta thường lẫn lộn như thế - khi nói đến quyền con người mà lại không cương quyết bảo vệ quyền được sống như là quyền đầu tiên, nguồn gốc và là điều kiện của các quyền khác.
Giáo Hội không bao giờ chấp nhận những vi phạm quyền sống là quyền của mọi người, quyền này đă và đang bị xúc phạm do tư nhân hay do chính các nhà cầm quyền. Chủ thể của quyền này là con người, trong suốt quá tŕnh phát triển của nó, từ khi h́nh thành trong bào thai cho đến khi chết theo tự nhiên, và trong mọi t́nh trạng, dù đau yếu hay mạnh khoẻ, què quặt hay b́nh thường, giàu có hay nghèo khổ.
(Christifideles Laici, n. 38)

105. Khi ưu ái và quảng đại đón nhận sự sống, nhất là khi sự sống đó yếu ớt và bịnh tật, Giáo Hội đang sống một giai đoạn trọng đại trong sứ vụ của ḿnh, c̣n cần thiết hơn nữa khi nền "văn hoá sự chết" đang lan tràn. Thật vậy Giáo Hội tin tưởng chắc chắn rằng sự sống con người, dù có yếu ớt hay đầy đau khổ, vẫn luôn luôn là một hồng ân của Thiên Chúa tốt lành. Chống lại sự bi quan và ích kỷ đang che mờ thế giới, Giáo Hội ủng hộ sự sống, và trong mỗi sự sống con người Giáo Hội biết khám phá nét cao đẹp của tiếng "Vâng", của tiếng "Amen" là Đức Kitô (x. 2 Cr 1, 19; Kh 3, 14). Đối nghịch với tiếng "không" đang tràn ngập và làm cho thế giới ảm đạm, Giáo Hội đưa ra tiếng "Vâng" sống động, bênh vực cho con người và thế giới chống lại những kẻ đang đe doạ và làm tổn thương đến cuộc sống (Familiaris Consortio, n. 30). Người giáo dân do ơn gọi hay do nghề nghiệp có trách nhiệm trực tiếp hơn phải đón nhận sự sống, cụ thể hoá và hữu hiệu hoá tiếng "Vâng" của Giáo Hội dối với sự sống con người.
(Christifideles Laici, n. 38)

106. Lư trí chứng thực rằng có thể có những đối tượng của hành vi nhân linh mà xem ra "không thể phối trí để hướng về" Thiên Chúa, bởi vi tự căn rễ chúng mâu thuẫn với sự thiện của con người xét như là được tạo dựng theo h́nh ảnh Thiên Chúa. Đó chính là những hành vi mà, trong truyền thống luân lư của giáo Hội, người ta gọi là "xấu xa tự bên trong" (intrinsece malum): chúng là xấu luôn luôn và do tự nơi chúng, nghĩa là do chính đối tượng của chúng, không tuỳ thuộc vào những ư hướng về sau của người hành động và của hoàn cảnh. Do bởi sự kiện này, dầu không hề phủ nhận tầm ảnh hưởng của hoàn cảnh và nhất là do ư hướng, Giáo Hội luôn dạy rằng "có những hành vi luôn luôn là không được phép, do chính chúng và tự nơi chúng, chớ không tuỳ thuộc hoàn cảnh, mà là không được phép một cách nghiêm trọng, do bởi đối tượng của chúng" (Reconciliatio et Paenitentia, n. 17). Trong khuôn khổ của sự tôn trọng nhân vị, Công Đồng Vatican II đă khai triển một cách rộng răi về vấn đề các hành vi này: "Tất cả những ǵ đối chọi lại với chính sự sống, ví dụ như mọi hành vi giết người, diệt chủng, phá thai, giết chết êm dịu và kể cả tự tử có suy tính; tất cả những ǵ xâm phạm đến sự toàn vẹn của ngôi vị con người, như cắt bỏ một phần cơ thể, tra tấn thể lư hoặc tinh thần, cưỡng bức tâm lư; tất cả những ǵ xúc phạm đến phẩm giá của con người, như những điều kiện sống thấp kém, giam cầm vô cớ, đày ải, nô lệ, măi dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em; hoặc c̣n như những điều kiện lao động tồi tệ hạ thấp các công nhân xuống ngang hàng với công cụ đổi chác, không coi trọng nhân cách tự do và hữu trách của họ: tất cả những việc thực hành ấy và những việc thực hành tương tự khác hiểu theo nghĩa loại suy đều thật sự là vô luân. Chẳng những làm băng hoại nền văn minh, những thực hành ấy c̣n làm mất danh giá của những kẻ chủ động hơn là của những người nhận chịu, chúng lăng mạ một cách trầm trọng phẩm vị của Tạo Hoá" (GS n. 27).
(Veritatis Splendor, n. 80)

VI. Nạn Phá Thai và Làm Chết Êm Dịu

107. Sự sống nhân linh nằm trong hoàn cảnh hết sức bất ổn khi nó đi vào trong thế giới và khi nó ra ngoài thời gian để đi vào cơi đời đời. Lời Chúa không thiếu những sự mời mọc phải chăm sóc và tôn trọng sự sống, nhất là đối với sự sống mang bệnh hoạn và già yếu. Nếu không có những sự mời trực tiếp và minh nhiên phải bảo toàn sự sống từ đầu, cách riêng sự sống chưa sinh ra, cũng như sự sống sắp chấm dứt, th́ điều đó được giải thích dễ dàng v́ cả đến khả năng xúc phạm, tấn công, hay, tệ hơn, phủ định sự sống trong những hoàn cảnh thể ấy, vẫn là xa lạ đối với những viễn tượng tôn giáo và văn hoá của dân Chúa'
(Evangelium Vitae, n. 44).

108. "Không có ǵ cũng không có ai có thể cho phép giết một hữu thể nhân linh vô tội, thai nhi hay phôi thai, trẻ em hay người lớn, người già, người bịnh bất trị hay đang hấp hối. Không ai có thể van nài cử chỉ giết người này cho ḿnh hay cho một kẻ khác được giao phó cho ḿnh chăm sóc, cũng không nên nghĩ tới điều đó, cách minh nhiên hay không. Không một quyền bính nào có thể áp đặt cách hợp pháp việc giết người hay ban phép đi nữa.
(Jura et Bona, n. 2)

109. Do đó, với thẩm quyền Chúa Kitô ban cho Phêrô và những kẻ Kế Vị ngài, trong sự hiệp thông với tất cả các Giám Mục Giáo Hội Công Giáo, tôi khẳng định rằng giết trực tiếp và hữu ư một hữu thể nhân linh vô tội, là việc làm phi luân luôn luôn trầm trọng. Giáo lư này, dựa trên luật pháp không viết ra, nhưng tất cả mọi người khám phá ra nó trong tâm ḷng ḿnh dưới ánh sáng của lư trí (x. Rm 2, 14-15), giáo lư đó được xác nhận lại bởi Kinh Thánh, được truyền thông qua Truyền Thống Giáo Hội và được răn dạy bởi Huấn Giáo thông thường và phổ quát.
(Evangelium Vitae, n. 57)

110. Tôi muốn gởi một tư tưởng cách riêng đến các chị em, những phụ nữ phải cậy đến sự phá thai. Giáo Hội biết có nhiều nguyên nhân đă có thể đè nặng trên quyết định của các chị em, và Giáo Hội không nghi ngờ rằng, trong nhiều trường hợp, quyết định đó gây nên đau đớn và có khi bi đát. Có lẽ vết thương trong linh hồn các chị em chưa lành lặn. Trên thực tế, điều đă xảy ra đă là và vẫn là bất chính cách sâu xa. Nhưng chị em đừng có ngă ḷng và đừng mất hy vọng. Chị em nên hiểu biết điều ǵ đă xảy ra và giải thích điều đó theo chân lư th́ hơn. Nếu chị em chưa làm, th́ chị em nên lấy ḷng khiêm nhượng và tin cậy mà sám hối: Người Cha giàu ḷng thương xót đợi chờ chị em để tha thứ chị em và ban b́nh an cho chị em trong bí tích Hoà Giải. Chị em sẽ thấy rằng không ǵ bị mất mát và chị em cũng có thể xin lỗi đứa con của chị em từ nay sống trong Chúa. Với sự trợ giúp của những lời khuyên bảo và của những bạn bè kinh nghiệm hiện diện, chị em có thể là thành viên của những người bênh vực xác tín nhất về quyền của mọi người đối với sự sống, bằng chứng từ đau đớn của chị em. Qua sự cam kết của chị em pḥ sự sống, hoặc bằng cách chấp nhận sinh ra những đứa con khác, hoặc bằng cách tiếp nhận và chăm sóc những ai đang cần kíp có người ở gần họ, chị em sẽ cố gắng thiết lập một cách thức mới mẻ giúp quí trọng sự sống con người.
(Evangelium Vitae, n. 99)

VII. Án Tử H́nh

111. "Tự vệ chính đáng không những là một quyền, nhưng c̣n là một trọng trách đối với người có trách nhiệm bảo vệ mạng sống kẻ khác. Việc bảo vệ công ích đ̣i phải đặt kẻ xâm phạm bất chính vào t́nh trạng không thể tác hại. V́ lư do này, những nhà chức trách hợp pháp có quyền sử dụng cả đến vũ khí để ngăn chậën những kẻ xâm phạm đến cộng đồng dân sự được uỷ thác cho ḿnh" (Saint Thomas d' Aquin, STh, II-II, 64, 7).

Bổn phận bảo vệ ích chung đ̣i buộc Nhà Nước phải nỗ lực ngăn chận các vi phạm về nhân quyền và về những quy tắc cơ bản cho cuộc sống chung của công dân khỏi lan tràn, đáp ứng bổn phận bảo vệ ích chung đ̣i hỏi. Nhà hữu trách hợp pháp có quyền và bổn phận đề ra h́nh phạt cân xứng với tội phạm. Mục đích đầu tiên của h́nh phạt là đền bù lại những thiệt hại do lỗi lầm gây ra. Nếu phạm nhân tự nguyện chấp nhận th́ h́nh phạt có giá trị đền tội. Ngoài việc bảo vệ trật tự công cộng và an ninh cho mọi người, h́nh phạt c̣n có mục đích chữa trị: trong mức độ có thể được, h́nh phạt phải góp phần cải hoá phạm nhân
(CEC nn 2265-2266)

112. Trong viễn ảnh này, cũng phải đặt ra vấn đề án tử, đối với án tử người ta ghi nhận, trong Giáo Hội cũng như trong xă hội dân sự, một khuynh hướng ngày càng tăng là phải áp dụng án này rất hạn chế, có khi đ̣i phải bỏ hẳn. Phải đặt vấn đề này trở lại trong khuôn khổ một bản án h́nh sự luôn luôn xứng hơn với phẩm giá con người và như vậy, xét cho cùng, hợp với ư định của Chúa đối với con người và xă hội. Trên thực tế, h́nh phạt xă hội tuyên phạt "phải sinh hiệu quả trước tiên là đền bù thiệt hại do tội mang vào" (CEC, n. 2266).
Những công quyền phải mạnh tay trước sự vi phạm các quyền nhân vị và xă hội, bằng cách bắt người có tội phải đền bù tương xứng vơiù tội, điều kiện để được nhận lại cho hưởng quyền tự do. Theo chiều hướng này, quyền bính cũng đạt được chủ đích là bảo vệ trật tự công cộng và sự an ninh cho nhân vị, "c̣n mang lại cho kẻ tội phạm một kích thích và một sự giúp đỡ để sửa ḿnh và cải hoá" (CEC, n. 2266).

Chính v́ để đạt được tất cả những cứu cánh này, điều rơ ràng là mức độ và tính chấùt h́nh phạt phải được lượng giá và quyết định kỹ càng, và không nên đưa tới biện pháp tột cùng là tiểu trừ tội phạm, nếu không phải là gặp trường hợp cần thiết tuyệt đối, khi việc bảo vệ xă hội không thể cho phép làm khác hơn. Nhưng, ngày nay, v́ chế độ h́nh sự được tổ chức luôn luôn hiệu nghiệm hơn, nên những trường hợp này khá hiếm, nếu không phải là không hiện hữu trên thực tế.
(Evangelium Vitae, n. 56)

113. Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh không loại trừ án tử h́nh, khi đă xác minh đầy đủ căn tính và trách nhiệm của phạm nhân, nếu đây là biện pháp khả thi duy nhất để bảo vệ hữu hiệu mạng sống con người khỏi bị xâm phạm bất chính. Tuy nhiên, nếu các phương tiện nhân đạo hơn cũng đủ để bảo vệ an ninh con người khỏi bị xâm phạm, nhà cầm quyền phải dùng những phương tiện này, v́ đáp ứng hơn với những hoàn cảnh cụ thể của công ích và phù hợp hơn với phẩm giá con người. Thực ra, ngày nay, v́ Nhà Nước có nhiều cách để chế ngự hữu hiệu tội ác, làm cho kẻ đă phạm tội không c̣n khả năng tác hại, không dứt khoát tước đoạt khả năng hối cải của họ, nên những trường hợp tuyệt đối phải khử trừ phạm nhân "từ nay khá hoạ hiếm, nếu không muốn nói là thực tế không c̣n nữa".
(CEC, n. 2267)

VIII. Phẩm Giá Người Nữ

114. Chắc chắn c̣n nhiều việc phải làm để cho hoàn cảnh của người nữ và của người mẹ không sinh ra một kỳ thị nào, Điều khẩn cấp là phải đạt cho được ở khắp nơi sự b́nh đẳng hữu hiệu các quyền của nhân vị và do đó, sự đồng đều mức lương cho một việc làm ngang nhau, việc bảo vệ các bà mẹ lao động, một sự thăng tiến công bằng trong nghề, sự b́nh đẳng vợ chồng trong quyền gia đ́nh, việc công nhận tất cả những ǵ liên hệ với các quyền và các bổn phận của người công dân trong một chế độ dân chủ. Đó là một hành vi công bằng, mà cũng là cần thiết. Trong chính sách cho tương lai, người nữ sẽ luôn luôn dính líu trong các vấn đề trầm trọng đang bàn căi ngày nay; thời gian rảnh rỗi, bản chất của sự sống, những cuộc di dân, những dịch vụ xă hội, sự làm chết êm dịu, ma tuư, sức khoẻ và những chăm sóc, sinh thái học, v.v... trong tất cả những lănh vực này, sự hiện diện xă hội đầy nghị lực hơn của người nữ tỏ ra là quí giá, v́ sự hiện diện đó góp phần biểu lộ những mâu thuẫn của một xă hội tổ chức chỉ theo những tiêu chuẩn của hiệu lực và sản xuất, mà c̣n bắt phải tái xác định những hệ thống, có lợi cho những diễn tiến của sự nhân đạo hoá, đặc điểm của "nền văn minh t́nh yêu".
(Lettre aux femmes, n. 4)
 
115. Một phần của cử chỉ anh hùng này là chứng từ thinh lặng, nhưng phong phú và hùng biện biết bao của "tất cả những người mẹ can đảm tự hiến ḿnh hoàn toàn cho gia đ́nh ḿnh, những người mẹ chịu đau đớn khi sinh con, rồi sau đó sẵn sàng chịu đựng tất cả những mệt nhọc, đương đầu với tất cả những hy sinh, để truyền thông cho chúng những ǵ là tuyệt hảo nơi họ" (Gioan Phaolô II, Bài giảng phong thánh, 1994). Để hoàn thành sứ vụ ḿnh, "các người mẹ anh hùng này không luôn gặp được một sự nâng đỡ nơi những người xung quanh. Ngược lại, những kiểu văn minh, thường được các phương tiện truyền thông xă hội cổ động và phổ biến, không yểm trợ t́nh mẫu tử. Nhân danh nền phát triển và tính hợp thời, người ta tŕnh bày như từ nay đă lỗi thời, những giá trị của ḷng trung tín, của đức khiết tịnh và hy sinh, những đức tính mà một số người vợ và người mẹ Kitô giáo đă làm vẻ vang và c̣n tiếp tục làm vẻ vang … Hỡi các người mẹ can đảm, chúng tôi cám ơn chị em, v́ t́nh yêu không thể nói được của chị em! Chúng tôi cám ơn chị em v́ chị em đặt niềm tin dũng cảm vào Chúa và vào t́nh yêu của Người. Chúng tôi cám ơn chị em v́ sự hy sinh cuộc đời của chị em … Trong mầu nhiệm Phục Sinh, Chúa Kitô trả lại chị em ân huệ mà chị em đă làm. Thật vậy Chúa Kitô có quyền phép trả lại chị em mạng sống mà chị em đă mang đến cho Người làm của lễ" (Gioan Phaolô II, Bài giảng phong thánh, 1994).
(Evangelium Vitae, n. 86)

116. "Thiên Chúa sáng tạo con người theo h́nh ảnh ḿnh, Thiên Chúa sáng tạo con người theo h́nh ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ" (St 1, 27). Đoạn văn vắn tắt này chứa đựng những chân lư cơ bản về nhân chủng học: con người là chóp đỉnh của tất cả trật tự sáng tạo trong thế giới hữu h́nh; loài người, khởi sự chính lúc người nam và người nữ được kêu mời hiện hữu, kết thúc tất cả công tŕnh sáng tạo; cả hai là những hữu thể nhân linh. Người nam và người nữ cùng một cấp bậc b́nh đẳng, cả hai được tạo dựng nên giống h́nh ảnh Thiên Chúa. H́nh ảnh này, giống h́nh ảnh Chúa, thiết yếu đối với hữu thể nhân linh, được người nam và người nữ, trong tư cách là cha là mẹ, truyền thông cho con cái: "hăy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất" (St 1, 28). Đấng Tạo hoá giao phó quyền"thống trị mặt đất" cho loài người, cho tất cả mọi nhân vị, cho tất cả mọi người nam và người nữ, là những kẻ múc lấy phẩm giá và ơn gọi ḿnh trong "nguồn gốc" chung của họ.
(Mulieris Dignitatem, n. 6)

117. Muốn biến đổi nền văn hoá có lợi cho sự sống, th́ ư tưởng và hành động của các người nữ đóng một vai tṛ độc đáo và chắc chắn quyết định: họ có trách nhiệâm cổ vơ một "chủ nghĩa nữ quyền mới", chủ nghĩa này không ngă dưới sức cám dỗ đi theo những kiểu cách nam giới, nhưng biết nh́n nhận và diễn tả thiên tài nữ giới trong tất cả những biểu lộ của sự sống trong xă hội, cố gắng vượt qua tất cả mọi h́nh thức kỳ thị, bạo loạn và khai thác. Lấy lại sứ điệp cuối cùng của Công Đồng Vatican II, tôi cũng gởi tới các người nữ lờøi kêu gọi khẩn thiết này: "Hăy giao hoà con người với sự sống" (Sứ điệp cuối cùng Công Đồng (1965) gởi cho phụ nữ). Các chị em phụ nữ được kêu gọi chứng minh cho ư nghĩa của t́nh yêu đích thực, của sự hiến ḿnh và tiếp nhận kẻ khác được thực hiện cách riêng biệt trong quan hệ vợ chồng, nhưng cũng phải linh hoạt tất cả những tương quan liên vị khác nữa. Kinh nghiệm của t́nh mẫu tử làm cho chị em ư thức sâu sắc đối với nhân vị của kẻ khác và đồng thời trao cho chị em một trách nhiệm đặc biệt: "T́nh mẫu tử bao hàm một sự hiệp thông đặc biệt với mầu nhiệm sự sống đang chín muồi trong dạ người nữ … Loại tiếp xúc duy nhất này với hữu thể nhân linh mới đang mang thai, tới phiên nó, tạo ra một thái độ đối với con người - không những đối với đứa con riêng ḿnh nhưng đối với con người nói chung - điều đó đánh dấu sâu xa tất cả nhân tính người nữ" (Mulieris Dignitatem, n. 18). Thật vậy, người mẹ đón rước và mang trong ḿnh một người khác, bà cho phép nó lớn lên trong ḷng bà, bà cho nó một chỗ dành riêng cho nó nhưng vẫn tôn trọng sự khác biệt của nó. Như vậy, người nữ cảm thấy và dạy rằng những tương quan nhân bản là đích thực, nếu chúng mở ra đón nhận nhân vị của kẻ khác, nhân vị được nh́n nhận và yêu thương v́ phẩm giá phát sinh từ sự kiện làm một nhân vị, chớ không phải do những yếu tố khác như sự hữu dụng, sức mạnh, lư trí, vẻ đẹp, sức khoẻ. Đó là sự đóng góp cơ bản mà Giáo Hội và nhân loại chờ đợi ở người nữ. Đó là điều tiên quyết cần thiết cho việc thay đổi văn hoá đích thực này.
( Evangelium Vitae, n. 99)
 
Lm Phêrô Nguyễn Quang Sách chuyển ngữ