Nói trước công chúng 

 

Nguyễn Văn Thành (Lausanne 01-06-03)

 

Về Vấn đề « Nói trước công chúng », tôi xin chia sẻ những đóng góp nho nhỏ như sau :

 

1.- Mỗi lần nói, chúng ta nên sáng suốt và bén nhạy, để nh́n nhận rằng : chúng ta đang nói về ḿnh và về ḿnh mà thôi.

Khi tŕnh bày nội dung của một cuốn sách, chẳng hạn, tôi cũng đang nói về tôi : tôi đă đọc, tôi đă hiểu, tôi đă tiêu hóa, nhuần nhuyễn... cho nên bây giờ tôi xin chia sẻ những điều mà tôi ghi nhận và cho là quan trọng.

Sở dĩ tôi muốn chia sẻ cho các bạn, v́ Tôi cảm thấy và Tôi hy vọng những điều tôi chia sẻ, sẽ mang lại lợi ích cho các bạn.

 

Thiếu giai đoạn tiêu hóa, nhuần nhuyễn, tôi chưa sở hữu hóa những điều tôi phát biểu. Cho nên tôi khó làm cho kẻ khác hiểu tôi và lưu tâm đến những ǵ tôi tŕnh bày.

 

Ba giai đọan sở hữu hóa :

-         Thứ nhất :Tôi thâu lượm tin tức ở đâu, khi nào, chỗ nào, cách nào...

-         Thứ hai : Tôi thuyên giải nghĩa là t́m ra ư nghĩa nào...

-         Thứ ba :  Tôi kết luận : Điều mà tôi khám phá đă thôi thúc tôi làm và sống thế nào...

 

Không cố gắng nói về ḿnh như vậy, chúng ta sẽ có nguy cơ lặp lại những dư luận, lời đồn thổi, cọp nhặt lời người nầy, người khác.

Nguy cơ thứ hai : chúng ta phê phán, tố cáo, kết tội, khi chúng ta chưa biết ǵ về kẻ khác. Làm như vậy là không tôn trọng thính giả.

 

2.- Mỗi khi nói về ḿnh như vậây, chúng ta nhận thức rằng : chúng ta có một « câu chuyện Ngôi Thứ Nhất » cần chia sẻ.

Khi nhận thức điều ấy, chúng ta sẻ dễ dàng chấp nhận rằng: kẻ khác, những người đang nghe tôi, cũng có một câu chuyện của họ. Tôi gọi đó là « câu chuyện NGÔI THỨ HAI ».

Tôi có những tin tức của tôi, họ cũng có những tin tức về phía họ.

Tôi có cách thuyên giải của tôi, họ cũng có cách thuyên giải của họ có khi hoàn toàn khác và mâu thuẩn với cách của tôi.

Tôi có giả thuyết của tôi, họ có giả thuyết của họ.

Tôi có kết luận về những đường hướng hành động, họ cũng có những đường hướng hành động của họ.

 

3.-Ư thức về điều quan trọng nầy, chúng ta sẽ hiểu rằng : Để cho câu chuyện chúng ta được lắng nghe và đón nhận, khi nói, chúng ta đă h́nh dung trong nội tâm chúng ta câu chuyện và phản ứng của những người nghe chúng ta.

Làm như vậy, chúng ta sẽ không nói « MỘT CHIỀU », ai nghe th́ nghe, ai không nghe th́ thôi. Trái lại, chúng ta chia sẻ, trao đổi. Một cách nào đó, chúng ta đă LẮNG NGHE, khi nói. Kẻ khác chỉ lắng nghe chúng ta, khi chúng ta biết lắng nghe xúc động của họ.

 

4.-Tóm lại,

-không nói một chiều,

-lắng nghe tiếng nói xúc động của người nghe,

-tôn trọng người nghe, về mặt quan điểm,

-h́nh dung những ư kiến khác, những phương diện khác, những lối nh́n khác,

-nêu lên những câu hỏi, trong ư hướng chia sẻ, mặc dù trong chương tŕnh dự liệu không có phần trao đổi qua lại.

 

 Nói như vậy không phải là lên mặt mô phạm dạy đời, nhưng là chia sẻ con người của ḿnh. Một con người có chất lượng làm người và biết kính trọng giá trị làm người của người khác.

 

Trong tiếng Anh, nói như vậy không phải là delivering a message, nhưng là sharing my story và một cách nào đó Listening other people-s silent stories.