Thử nghiệm chung sống của người Việt
       trên nước Đức sau ngày thống nhất

 

Vũ Quốc Dụng
Frankfurt, cuối tháng 6.2003

 

Đức và Việt Nam là 2 nước có lịch sử rất giống nhau. Cả 2 nước đều bị chia đôi, một nửa cộng sản một nửa tự do, cũng có làn sóng tỵ nạn lớn, rồi cuối cùng được thống nhất, tuy ở dưới hai chế độ khác nhau. Khi nước Đức thống nhất, người Việt sống ở Tây Đức và người Việt từng ở các quốc gia Đông Âu cũ đă gặp nhau trong một hoàn cảnh hoàn toàn bất ngờ và thú vị, bất ngờ và thú vị như cuộc xum họp Đông và Tây Âu. Trước năm 1990 họ ở trong những môi trường biệt lập, ít có hiểu biết về nhau, nhiều khi c̣n có thành kiến với nhau. Ngoài điểm chung là chủng tộc, tiếng nói, văn hoá, ngoài niềm vui gặp lại nhau trên đất nước dân chủ tự do, họ khác nhau từ xuất thân đến quan niệm sống và tâm lư chính trị.  Họ gặp nhau trên nước Đức thống nhất giống như những người khách đến sống chung với nhau trong một căn nhà trọ.

Như trong những cư xá sinh viên, khi phải sống chung gần gũi trong một thời gian dài với nhau, nếu khách trọ là những người hợp giơ (jeux) và hợp gu (goût) th́ cuộc chung sống sẽ xuông xẻ, vui vẻ, thoải mái cho mọi người. Nhưng nếu gặp phải những người khó tính hoặc những người sống bừa băi và vô trách nhiệm th́ đời sống hàng ngày sẽ đầy dẫy những bực bội, nghi kỵ. Những khách trọ sẽ gờm nhau, chờ cơ hội để bắt bẻ và đổ lỗi cho nhau. Nhưng nếu không dọn nhà đi nơi khác được, th́ cho dù không có cảm t́nh, không có cùng quan điểm chính trị với nhau th́ người ta vẫn phải sống chung với nhau, và trong chừng mực nào đó phải chấp nhận nhau và giữ giới hạn của ḿnh. Và người ta sẽ phải t́m cách giải quyết những mâu thuẫn.

Hai nhóm người Việt ở Đức

Để đơn giản vấn đề, bài này sẽ xem người Việt sống ở Đức [1] gồm hai nhóm lớn, trong đó mỗi nhóm có chung một số đặc điểm tâm lư và xă hội gần giống nhau. Nhóm đầu gồm các thuyền nhân và gia đ́nh - khoảng 40.000 người - được Tây Đức tiếp nhận nhân đạo trong khoảng thời gian từ 1976 đến 1982. Nhóm thứ hai - khoảng 80.000 người - gồm những người Việt ở Đông Đức hoặc ở các nước Đông Âu khác đến Đức sau khi bức tường Berlin bị xụp đổ. 

Phần đông các thuyền nhân được nhận vào Đức trong khoảng thời gian làn sóng vượt biển t́m tự do của người Việt dân cao. Đa số đă được nhận từ tàu Cap Anamur hoặc bốc đi từ các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á. Đa số là người miền miền Nam v́ trong giai đoạn đó người miền Bắc chủ yếu t́m đường tỵ nạn sang Trung Quốc. Họ là những nạn nhân của chế độ cộng sản, liều thân ra biển t́m tự do, t́m cuộc sống mới, cho nên họ có lập trường chống cộng khá rơ ràng. Khi ra đi họ đă dứt khoát với chế độ và cả quê hương, nghĩa là họ trù tính sẽ xa quê hương lâu dài, ít nhất trong thời gian khi quê hương c̣n chế độ CS. Trên đất nước tạm dung - thực ra là quê hương thứ hai của họ - họ đă xây dựng một cuộc sống mới với gia đ́nh và bạn bè. Họ cố gắng xây dựng cộng đồng người Việt hải ngoại và xem đó là vùng đất của người Việt tự do. Hầu như tất cả các sinh hoạt đều tự nhiên mang màu sắc chính trị chống cộng, như một sự khẳng định lập trường của những người vượt biển t́m tự do.

Về mặt hội nhập, nhóm thuyền nhân - nhờ được tiếp nhận theo một đạo luật chính thức - đă được chính phủ Đức cho hưởng rất nhiều ưu đăi. Phần ḿnh các thuyền nhân cũng tỏ ra biết ơn và có nhiều cố gắng. Họ được đi học tiếng Đức, được lo ăn lo ở, t́m nhà, giúp đỡ học chữ, học nghề, t́m việc. Chính phủ Đức cho mở đủ loại các văn pḥng để cố vấn, giúp đỡ cho người thuyền nhân Việt Nam. Đến khoảng năm 1989-1990, khi thấy việc hội nhập xă hội của người Việt đă khá thành công, chính phủ Đức mới cắt giảm những chương tŕnh trợ giúp cho người Việt. Việc hội nhập người Việt đến nay vẫn được xem như một mẫu mực cho việc hội nhập người ngoại quốc ở Đức. Do khả năng hội nhập cao và do người Đức có nhiều thông cảm với hoàn cảnh của đất nước Việt Nam, nhóm thuyền nhân được người Tây Đức đặc biệt quư mến. Hầu như người ta chỉ nghe tiếng khen. Nên ra đường, thuyền nhân tự hào nhận ḿnh là người tỵ nạn Việt Nam.

Nhóm thứ hai là nhóm người Việt Đông Âu. Danh từ này đúng ra được dùng để chỉ những người Việt có thời gian làm việc hoặc du học ở các quốc gia Đông Âu cũ. Sau này v́ lư do tiện dụng người ta cũng gọi những người đi thẳng từ Việt Nam hoặc đă mượn đường Đông Âu để vào Đức từ sau năm 1990 là Người Việt tỵ nạn Đông Âu hay Người Việt Đông Âu. 

Vào năm 1989 - năm cao điểm của chính sách xuất khẩu người lao động Việt Nam sang các nước xă hội chủ nghĩa - có khoảng 230.000 công nhân lao đông hợp tác Việt Nam (CN LĐHT) [2] sinh sống ở Đông Âu. Hồi đó, để trám vào lỗ hổng gây ra bởi việc các người thợ bản xứ bỏ đi tỵ nạn [3], thí dụ Đông Đức đă phải cấp tốc đưa một số lượng lớn nhân công ngoại quốc vào để làm cả những công việc chân tay b́nh thường nhất.

Kể từ giữa thập niên 80, để trả nợ và để giảm bớt áp lực của nạn thất nghiệp, chính quyền CS ở Việt Nam đă cho xuất cảng ồ ạt nhân công sang các nước Đông Âu.  Do đó việc xét lư lịch không c̣n gắt như trước nữa, đa số CN LĐHT không c̣n phải là con ông cháu cha hoặc thành phần chính trị được ưu đăi nữa, tuy đa số vẫn là người Bắc. Trong số này có rất nhiều người đă tốt nghiệp đại học ở trong và ngoài nước (thầy giáo, bác sỹ, kỹ sư, dược sỹ) đi theo đoàn lao động hợp tác ở Đông Âu để mong cải thiện kinh tế gia đ́nh và t́m một cuộc sống đỡ tù túng hơn là ở Việt Nam trong một khoảng thời gian hạn định (thường là 4 năm). Càng về sau, để tiết kiệm chi tiêu, nhiều nước Đông Âu – thí dụ như Đông Đức – đă cắt giảm tối đa chương tŕnh trợ giúp hội nhập cho công nhân Việt Nam. Công nhân Việt chỉ được cho học ngoại ngữ  tối thiểu để hiểu mệnh lệnh trong xưởng. Họ sống bên lề xă hội ở quốc gia sở tại, cách biệt hoàn toàn với dân bản xứ. Về phần ḿnh, người CN LĐHT cũng chỉ mong kiếm được nhiều tiền để mua hàng gửi về cho gia đ́nh làm vốn, không thiết tha đến vấn đề hội nhập và ít gắn bó với các xă hội Đông Âu. Nạn kỳ thị chủng tộc và nạn săn rượt ngoại kiều ở các nước Đông Âu trong thời kỳ chuyển đổi sau đó - do đó  -là hậu quả của chính sách cô lập nhân công ngoại quốc thiển cận của các chính quyền cộng sản Đông Âu.

Khi các chế độ cộng sản ở Đông Âu xụp đổ, một số công nhân và sinh viên Việt Nam ở đó đă tham gia vào các phong trào dân chủ bản xứ, viết báo, vùng lên chống lại sự o ép, kiểm soát của sứ quán CSVN. Do sợ bị trả thù, sợ bị đuổi về nước, bị kỳ thị chủng tộc và muốn t́m cuộc sống bảo đảm hơn nên họ t́m sang các nước Tây Âu, chủ yếu là sang Đức để xin tỵ nạn.  Từ cuối năm 1989 đến năm 1993 đă có khoảng 50.000 người từ các nước Đông Âu sang Đức tỵ nạn chính trị [4].

Cuộc sống của người Việt tỵ nạn Đông Âu trên nước Đức sau ngày thống nhất rất phức tạp. Khác với nhóm thuyền nhân, cuộc sống và tương lai bấp bênh đă chi phối phần lớn những suy nghĩ, hành động và thái độ của người Việt Đông Âu tại Đức. Khác với người thuyền nhân đă được Đức chấp nhận cho tỵ nạn từ trước khi họ bước chân vào nước Đức, mỗi người Việt Đông Âu đă phải vật lộn rất cam go với pháp luật để được ở lại Đức. Trong hoàn cảnh không được đi làm hoặc chỉ được cho làm những việc có mức lương rất thấp th́ việc xin tỵ nạn là một món hàng xa xỉ, một sự đầu tư rất lớn của gia đ́nh. Để kéo dài thời gian được ở lại Đức nhiều người đă phải trả đến 10.000 Euro, một số tiền rất lớn so với đồng lương bé nhỏ của họ. Nếu có thêm gánh nặng gia đ́nh, đa số có gia đ́nh v́ đang ở độ tuổi 30 – 40, th́ thời gian chờ đợi thấp thỏm, ṃn mỏi và kéo dài hàng 10 năm trời đă ảnh hưởng rất lớn đến tâm lư của họ. Đến khi có được một mảnh giấy cho phép cư trú hợp pháp th́ nhiều người đă sống gần 20 năm sống ở nước ngoài và mới có thể bắt tay tạo dựng cuộc sống mới được.

Một số thành kiến, định kiến và bất đồng

Uy tín cộng đồng và những tệ nạn

Sau khi nước Đức thống nhất, các CN LĐHT ở Đông Đức đều bị mất việc. Ngoài khoảng 6.000 người chạy sang Tây Đức xin tỵ nạn ngay khi cổng thành Brandenburg được mở ra, c̣n th́ phần lớn chấp nhận món tiền bồi thường 3.000 DM để về nước. Một số khoảng 10.000 người cố nán ở lại Đức để nghe ngóng hoặc t́m cách vớt vát kiếm thêm ít tiền trước khi về. Họ không thể t́m được việc làm trong hoàn cảnh hầu hết các xí nghiệp Đông Đức bị đóng cửa. Sự hành hung của đám Phát-xít đầu trọc càng làm gia tăng tâm trạng bất ổn của người Việt. V́ không biết c̣n được ở lại bao lâu nên người Việt ở Đông Đức đă liều lĩnh ra đường đứng bán thuốc lá lậu. Sau khi chính phủ Đức cho phép những cựu CN LĐHT được phép ở lại lâu dài (1993) th́ trên các hè phố người ta chỉ c̣n thấy người đang xin tỵ nạn, không có giấy tờ cư trú hợp lệ đứng bán thuốc lậu. Tuy người Việt chỉ buôn bán c̣ con, nhưng v́ nh́n thấy ở góc đường nào cũng chỉ có người Việt đứng bán thuốc nên dân Đức đồng hoá nạn bán thuốc lá lậu với người Việt. Thêm vào đó nạn băng đảng Việt Nam thanh toán nhau đẫm máu, hành quyết nhau một cách dă man vào giữa ban ngày trên đường phố cũng gây kinh hoàng cho một xă hội Đức lâu nay sống ổn định, trật tự và sợ bạo lực. Ác cảm với người Việt Nam xuất phát từ đó.

Việc tỵ nạn hay nói đúng hơn việc được ở lại Đức là một vấn đề đè nặng tâm tư của người Việt Đông Âu. Họ làm mọi cách để đạt được mục đích này. Chính quyền Đức càng nâng cao tiêu chuẩn tỵ nạn lên bao nhiêu th́ họ càng hoạt động chính trị ráo riết và táo bạo bấy nhiêu. Họ tranh nhau ra báo, thành lập hội đoàn, đứng tên tổ chức biểu t́nh chống CS, giành nhau lên bục phát biểu hoặc giành nhau chụp h́nh để làm bằng chứng. Đối với một số người, việc ngụy tạo giấy truy nă hoặc nhờ các báo chí trong nước đăng lời thóa mạ không phải là việc khó làm. Ngay cả những người bị truy bức thật sự cũng khó t́m được đầy đủ bằng chứng hơn họ. Bằng chứng tỵ nạn trở thành món hàng buôn bán nên những lời khai tỵ nạn không c̣n giá trị trong con mắt nhà cầm quyền Đức. Tỷ lệ công nhân tỵ nạn đối với người Việt nhanh chóng giảm xuống gần số không. Và kể từ năm 1995, chính phủ Đức bắt đầu trả về Việt Nam những người không được tỵ nạn. Nhưng hàng năm vẫn c̣n 1.000 – 2.000 người Việt vào Đức xin tỵ nạn. Để được ở lại Đức, họ sẵn sàng ly dị với nhau để làm giấy hôn thú giả với người có giấy phép cư trú ở Đức. Trong những năm gần đây các đường dây buôn người lậu đă đưa  trẻ em vào Đức để bắt chúng đi bán ma túy và ăn cắp đồ siêu thị.

Cộng đồng thuyền nhân ở Đức cảm thấy danh dự người Việt bị xúc phạm nặng nề, luôn luôn phải cải chính cho những thành kiến xấu, bao nhiêu tiếng tốt xây dựng được từ bấy lâu nay bỗng tan thành mây khói. Ngoài ra v́ cho rằng một hệ thống an sinh xă hội rất tốt như của Đức không để cho ai bị đói đến nỗi phải đi làm bậy - kể cả người xin tỵ nạn cũng được nhận đầy đủ tiền trợ cấp xă hội - nên các thuyền nhân càng không thể chấp nhận, tha thứ cho những hành động phạm pháp của những đồng hương. Về điểm này họ hoàn toàn khác ư kiến với người Việt Đông Âu. Người Việt Đông Âu thường có thái độ thông cảm với những kẻ phạm tội buôn bán thuốc lá lậu, nói chung có thái độ dễ dăi với những hành động phạm pháp. Họ dễ tha thứ v́ cho rằng hoàn cảnh bắt buộc người ta phải hành động như vậy, hoàn cảnh ở đây được hiểu là những món tiền mượn nợ để trốn đi nước ngoài, là nhu cầu phải có tiền vốn để đề pḥng trường hợp bị đuổi trở lại Việt Nam. Trong việc xin ở lại nước Đức, người Việt Đông Âu xem cứu cánh biện minh cho phương tiện. Rất ít người Việt Đông Âu cảm thấy phải làm một cái ǵ đó để cứu văn danh dự của cộng đồng hoặc xây dựng cộng đồng. Có lẽ họ chưa có ư thức về cộng đồng và cũng không thấy cần gắn bó với đất nước Đức như những thuyền nhân. Đối với họ tranh sống là ưu tiên hàng đầu.

Quan điểm chính trị

Giữa những người Việt tỵ nạn Đông Âu cũng có những khác biệt về quan điểm chính trị đối với chính quyền CSVN. Những người Việt nào từng tham gia vào các phong trào hoặc tờ báo để chống lại sự o ép của sứ quán CSVN ở Đông Âu trong giai đoạn 1989-1990 thường có ư thức và tŕnh độ chính trị rất cao. Chọn lựa chính trị này đối với nhiều người là sự thực hiện ước mơ tự do. Nhưng nói chung, những người Việt sống ở Tiệp hoặc Hung từ hồi giữa 1989 đến cuối năm 1990 là những người đă nếm mùi tự do và niềm vui t́m lại được tự do. Đi sang Đức họ mong họ sẽ được hưởng nhiều tự do và có cuộc sống ổn định hơn nữa. Hai nhóm nêu trên khác với nhóm người đến Đức vào khoảng giữa thập niên 90. Nhóm sau này mang nhiều đặc tính của di dân kinh tế hơn là tỵ nạn chính trị.

V́ luật Đức không có qui chế di dân nên tất cả mọi người Việt Đông Âu muốn ở lại Đức đều phải làm đơn xin tỵ nạn chính trị, mặc dù họ không bị chế độ CSVN truy bức. V́ thủ tục tỵ nạn chỉ mang tính h́nh thức nên nó không phản ánh được quan điểm chính trị của người làm đơn. Nhưng dù người Việt Đông Âu có lập trường dân chủ rơ rệt và không thân cộng sản th́ họ cũng có tập quán sinh hoạt chính trị khác với tập quán của những thuyền nhân ở Đức. Hồi đầu thập niên 90, khi tham dự chào cờ trong những sinh hoạt chính trị chống cộng của thuyền nhân, ban đầu nhiều người Việt Đông Âu đă tự động hát bài Tiến quân ca quen thuộc. Gia đ́nh họ có nhiều người đă chết dưới lá cờ đỏ sao vàng, hoặc chết trong những trận đánh bom của máy bay Mỹ. Bản thân hoặc thân nhân của họ đă hoặc vẫn c̣n làm việc cho chế độ CS. Nếu có chống, th́ họ chống đảng CS trong tư thế đối lập chứ không v́ hận thù. Ít có người nào v́ khác chính kiến mà có thể dứt khoát từ cha bỏ mẹ được và đa số vẫn c̣n liên lạc thân t́nh với thân nhân, bạn bè, người đồng nghiệp c̣n ở trong nước.

Nhiều thuyền nhân hay các tổ chức chính trị hải ngoại đă ngộ nhận về lập trường chính trị của người Việt Đông Âu, cho rằng họ cũng thù ghét CS và sẽ có hành động tố cộng như ḿnh. Việc ngộ nhận này càng dễ xảy ra khi một số người Việt Đông Âu – v́ cần bằng chứng chính trị để xin tỵ nạn – đă tham gia vào các họat động chính trị, ăn nói chống chính quyền CSVN như những thuyền nhân, cũng chào cờ vàng và cũng hát quốc ca VNCH. Có một số tổ chức chính trị chống cộng c̣n xem ḿnh phải có nhiệm vụ „cải hóa“ người Việt Đông Âu thành người chống cộng mà không lưu tâm đến bản sắc của người Việt Đông Âu. Một số người Việt Đông Âu tự trọng (lúc đó cũng đang chống độc tài cộng sản) đă khó chịu về thái độ dạy bảo trịch thượng của một số người lănh đạo phong trào chống cộng. Hồi giữa thập niên 90 đă có một cuộc tranh luận khá gay gắt trên báo chí giữa một số hội đoàn thuyền nhân và hội đoàn người Việt Đông Âu về danh từ „Người Việt tỵ nạn Đông Âu“ (một số thuyền nhân cho rằng danh từ này làm phân hóa tập thể tỵ nạn), về thủ tục chào cờ vàng ba sọc đỏ, và về các hoạt động biểu t́nh chống văn hóa, văn công CS. Sau đó các hội đoàn người Việt Đông Âu đă cùng nhau thành lập Ủy ban Điều hợp Hoạt động của Người Việt Đông Âu để biểu lộ tính độc lập của ḿnh. Về mặt chính trị, một số các tổ chức người Việt Đông Âu cũng đă có vài hoạt động khá độc đáo như đă phỏng vấn và liên lạc giúp đỡ các cá nhân chống chế độ CS ở miền Bắc, đưa ra công luận vụ đàn áp „Nhóm Xét lại chống Đảng“ v.v... Dù có khác biệt quan điểm về phương cách hoạt động chính trị nhưng các hội đoàn của người thuyền nhân và người tỵ nạn Đông Âu vẫn có những hợp tác theo vụ, thí dụ như trong những vụ biểu t́nh cần nhiều người tham gia.

 

Thử nghiệm sống chung

Sau hơn 10 năm thống nhất chính nước Đức vẫn c̣n loay hoay giải quyết vấn đề Ossis-Wessis (kẻ Đông, người Tây), một hậu quả của sự chia cắt lâu dài, và những hậu quả do chế độ độc tài toàn trị CS để lại. Phần các khách thập phương Việt Nam đến Đức cũng thế. Trong hành trang của họ có nhiều nghi kỵ Bắc – Nam, phân biệt cộng sản – không cộng sản, tự tôn /tự ty kẻ đi trước - kẻ đến sau, nhiều thói hư tật xấu của một xă hội Việt Nam đảo điên.

Muốn sống chung người Việt cần giải quyết những mâu thuẫn chính giữa họ với nhau và chống đỡ lại những âm mưu phân hóa từ bên ngoài. Giải quyết ổn thỏa giấy tờ ở lại, ổn định cuộc sống gia đ́nh, sống có niềm tin vào tương lai là những điều kiện để người Việt Đông Âu ổn định tinh thần và t́m lại mối giao hảo b́nh thường với người chung quanh. Người ta quan sát hiện tượng này rất rơ ở Rostock, một thành phố cảng cực bắc của Đông Đức. Sau năm 1990, có đến 90% người CN LĐHT Việt Nam sống tại đó ra đường bán thuốc lá lậu và kích thích thêm nạn kỳ thị người ngoại quốc ở Đông Đức. Sau vụ thanh niên phát xít đốt khu chung cư Lichtenhagen, chính quyền bang đă đặc biệt cho phép hầu hết người Việt tại Rostock được ở lại. Từ đó nạn buôn bán thuốc lậu của người CN LĐHT ở Rostock hầu như biến mất. Tương tự, hai “Qui định cho những trường hợp tồn đọng lâu năm được ở lại” được các bộ trưởng nội vụ Đức kư vào năm 1996 và 1999 cũng đă hàng ngàn người tỵ nạn Việt Nam và gia đ́nh họ thoát khỏi thảm cảnh trục xuất. Sau đó cuộc sống của những người Việt Đông Âu đă mau chóng trở lại b́nh thường, rơ ràng nhất là ở tai Tây Đức. Một cách tự nhiên những xáo trộn trước đó bỗng biến mất, môi trường bỗng ổn định trở lại, v́ h́nh như khi ra đi ai cũng mong muốn t́m cho gia đ́nh ḿnh, cho con em của ḿnh một cuộc sống yên ổn, không bị lừa lọc, gian dối và phản bội. Từ đó quan hệ với của họ với nhóm thuyền nhân cũng tốt lên, với những giao du qua lại, giúp đỡ lẫn nhau trong t́nh đồng hương.

Nhóm thuyền nhân cũng phải chấp nhận rằng cộng đồng Việt Nam ở Đức trên thực tế đă thay đổi. Nhân số của nhóm thuyền nhân hiện chỉ bằng một nửa số người Việt Đông Âu. Nhóm sau vừa đông, vừa trẻ, vừa năng động nên sinh hoạt của cộng đồng không thể thiếu bóng của họ và cũng sẽ bị thay đổi tương ứng. Từ lâu cộng đồng ở Đức  không c̣n là cộng đồng tỵ nạn CS, chống cộng đơn thuần nữa, mặc dù có nhiều người không muốn tin điều này. Đa số người Việt Đông Âu cũng đă bỏ phiếu bằng chân để bất tín nhiệm chế độ CSVN nên cũng không ưa ǵ chế độ này. Nhưng trong chừng mực nào đó, một số đă chống độc tài theo cách riêng của họ. Chấp nhận bản sắc riêng này là tạo cho người Việt Đông Âu một chỗ đứng, một sự tự tin về mặt chính trị. Trong thời gian gần đây, người Việt Đông Âu cũng đă tham gia một cách tự nhiên trở lại vào một số sinh hoạt chính trị của các hội đoàn  truyền nhân, mặc dù điều này có thể gây khó khăn cho họ đối với sứ quán CSVN. Nếu có những người v́ quán tính c̣n có lập trường mơ hồ về chế độ CSVN th́ những tổ chức đấu tranh cũng phải kiên nhẫn với họ. Một sự hội nhập về mặt xă hội thể nào cũng sẽ kéo theo sự hội nhập về chính trị. Ở đâu nếu không phải là nước Đức, với một cơ chế dân chủ vững chắc, những người Việt tự do có điều kiện để t́m nhiều bằng chứng và phương tiện hơn để thuyết phục họ về những giá trị tự do dân chủ? Nếu trong tương lai nước Việt Nam có dân chủ, nếu người Việt ở Đức có trở về sống tại Việt Nam th́ họ sẽ đem về những kinh nghiệm của sự hội nhập chính trị của người Việt Đông Âu để xây dựng nền dân chủ non trẻ.

Người Đức thật may mắn khi có một chính phủ cố san bằng cách biệt Đông-Tây và giúp đỡ cho Đông-Tây ḥa hợp. Trong khi đó chính quyền CSVN lại không muốn thấy có một sự ḥa hợp trong cộng đồng người Việt ở ngoài tầm kiểm soát của họ, nhất là không muốn thấy sự bành trướng ảnh hưởng của những người không ủng hộ chính quyền CSVN. Chính quyền CSVN đă cho thành lập những hội đoàn dễ bảo ở Đông Đức, t́m cách gây khó dễ cho những hội đoàn độc lập và ngăn cản sự đối thoại trong cộng đồng. Chính quyền CSVN hiện vẫn t́m cách khống chế những người Việt Đông Âu đă được Đức cho ở lại lâu dài nếu những người này c̣n mang hộ chiếu Việt Nam, c̣n muốn về thăm gia đ́nh hoặc c̣n muốn quan hệ buôn bán với các công ty trong nước. Cuộc sống chung của người Việt ở Đức do đó có thể bị những âm mưu thao túng, phân hóa, khủng bố, bắt chẹt của chính quyền CSVN cản trở. Để đối phó lại, ngày càng có nhiều người Việt Đông Âu xin gia nhập quốc tịch Đức. Việc cắt đứt sự phụ thuộc này sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự chung sống của người Việt ở Đức.

Tóm lại kinh nghiệm sống chung cho thấy, trong điều kiện b́nh thường, nghĩa là khi người Việt ở Đức không c̣n phải bận tâm về vấn đề giấy tờ cư trú, th́ họ sẽ giải quyết được những mâu thuẫn nội tại giữa người Việt với nhau cũng như tự bảo vệ được ḿnh trước những áp lực từ phía ngoài. Nếu họ xem ḿnh thuộc về một cộng đồng và cần có một cộng đồng. Thiện chí, thông cảm và bao dung là điều kiện cần thiết. Tuy nhiên người Việt ở Đức sẽ phải quan tâm nhiều hơn nữa đến những kỹ thuật đối thoại v́ đối thọai là một yếu tố mới trong đời sống cộng đồng của người Việt. Cộng đồng người Việt ở Đức sẽ luôn luôn phải đối phó với những dư luận bất lợi, ngày nào mà những người Việt ở Đông Đức chưa hội nhập được vào xă hội Đức và những tệ nạn do làn sóng di dân mới tiếp tục xảy ra.

 

[1] Nếu phân tích cho kỹ th́ hiện có đến 5 nhóm người Việt sống ở Đức: nhóm sinh viên miền Nam đi du học từ những thập niên 60 và 70 (2.000 người), nhóm thuyền nhân  (40.000 người), nhóm công nhân lao động hợp tác ở Đông Đức cũ và được Đức cấp giấy cho tiếp tục cư trú lâu dài (16.000 người), nhóm vào Đức xin tỵ nạn trong khoảng thời gian 1990-1993 (50.000 người) và nhóm sang Đức di dân (20.000 –30.000 người).

[2] Số công nhân lao động hợp tác Việt Nam ở Đông Âu vào thời điểm cuối năm 1989: 97.000 ở Liên xô, 60.000 ở Đông Đức, 37.000 ở Tiệp Khắc, 35.000 ở Bulgarie

[3] Nhu cầu cần thợ làm việc ở Đông Đức rất lớn. Riêng trong 3 năm từ 1987 đến 1989 Đông Đức nhận 50.000 người Việt Nam (1987: 20.466, 1988: 30.552, 1989: 8.688.

[4]  Trong khoảng thời gian 1989-1993, dân số người Việt Nam trên toàn nước Đúc tăng nhanh kinh khủng: 1989: 33.381, 1990: 45.779, 1991: 78.139, 1992: 85.656, 1993: 95.542

 

.