Một Tết Quư Mùi u ám trước mắt. Nhân loại đón Xuân 2003 trong hoang mang và lo
âu. Hoang mang về chính sách nửa cân hai lượng của siêu cường Hoa kỳ đối với
Iran và Bắc Hàn. Lo âu v́ cuộc tương sát tương tàn Palestine - Do Thái có cơ đẩy
địa cầu vào thế giớiø chiến tranh. Hoạt động phá hoại tiếp tục của nhóm al
Quaeda cho thấy các chính phủ không dễ bứng gốc những hệ thống phân tán và vô tổ
quốc đang di chuyển mau lẹ và tự do qua các biên thùy quốc gia. Giới truyền
thông quốc tế dốc hết chú ư vào cuộc chiến chống khủng bố nhưng không mấy lưu
tâm đến năm trận tuyến toàn cầu khác, hệ trọng không kém, v́ xử dụng nguồn tài
chính dồi dào và nhiều cá nhân quyết liệt trong việc buôn lậu ma túy, vơ khí, nô
lệ, tiền bạc và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chính trị và cuồng tín thúc đẩy
dân khủng bố trong khi lợi nhuận là mục tiêu tối thượng của giới gian thương.
Tuy nhiên, trong cả hai lănh vực, tác hại đều gây đảo điên như nhau cho nhân loại.
Khuynh hướng toàn cầu hóa thị trường, nhu cầu liên kết chặt chẻ chính trị và
kinh tế, những thay đổi mau lẹ trong phạm vi truyền thông và việc cải tiến lưu
thông để thu ngắn khoảng cách địa dư đă vô h́nh chung giúp các hệ thống tội ác
mở rộng. Thêm vào đó, sự cần thiết thu hút đầu tư liên quốc, t́nh trạng eo hẹp
của ngân sách quốc gia và trào lưu phân quyền hành chính, giăm thiểu luật lệ và
tư hữu hóa tài sản khiến trách vụ của các chính phủ trở nên phức tạp. Nhân viên
thuế vụ, luật sư và quan ṭa không thể một ḿnh giải quyết vấn đề to lớn này.
Cần tuyển thêm gián điệp, binh lính, chuyên viên ngoại giao và kinh tế biết xữ
dụng thích ứng tâm lư và luật pháp. Cần xét lại toàn bộ các chủ thuyết và cơ chế.
I – NĂM TRẬN TUYẾN
Hảy thoáng xem hằng ngày bất cứ nhật báo nào trên thế giới cũng sẽ thấy dẫy đầy
tin tức về di cư bất hợp pháp, ma túy, nhập súng lậu, rửa tiền và hàng hóa giả
mạo. Các phương tiện – tài chính, nhân sự, kỹ thuật và cơ chế – được nhà chức
trách dùng để đối phó quả thật không ít. Số nạn nhân, tuy nhiên, không ngớt
gia tăng. Một sự thật phải công nhận là các chính phủ đối đầu một hiện tượng
tội ác mới với những công cụ lỗi thời,luật lệ không thích ứng, thủ tục thư lại
nặng nề và chiến thuật sai trật. Bởi thế, không lấy làm lạ nếu chính quyền thất
bại.
A – MA TÚY.
Quần chúng nghe nói về trận tuyến này nhiều nhất. Năm 1999, bản phúc tŕnh
“Human Development Report” của Liên Hiệp Quốc cho biết thị trường hằng niên buôn
lậu ma túy trị giá đến 400 tỉ mỹ kim, tức 8% của thị trường quốc tế. Nhiều nước
xác nhận mức tiêu thụ ma túy tăng lên đáng ngại. Để mua tin tức và truy nả gian
thương, mổi năm Hoa kỳ xài từ 30 đến 40 tỉû đô-la trong chiến dịch chống ma túy.
Tuy nhiên vẫn không thắng nổi hoạt động của các tổ hợp drug cartels. Tháng 3 năm
2002, Quan thuế biên pḥng Mỹ khám phá được một đường hầm bí mật chuyển từ Mễ
Tây Cơ qua Hoa kỳ nhiều tấn ma túy và nhiều tỉû mỹ kim bạc mặt.Tại Pérou,
Colombia và Bolivia – mặc dù có Kế hoạch Colombia để ngăn chậân, với sự ủng hộ
của Hoa kỳ – diện tích trồng cây coca tăng từ 206,200 héc-ta năm 1991 lên 210,
939 héc-ta năm 2001.Tại Mỹ, giá mổi gram cocaine sụt từ 152 đô xuống c̣n 112
đô.
B – BUÔN LẬU VƠ KHÍ.
Ma túy và vơ khí đi đôi với nhau. Năm 1991,Quân đội Pérou thả dù 10,000 AK-47 để
giúp nhóm Cách mạng vơ trang Colombia, gồm có những du kích quân liên hệ mật
thiết với tổ chức trồng cây ma túy. Vơ khí này mua từ Jordanie.Theo Liên Hiệp
Quốc, các lực lượng an ninh của Chính phủ hiện chỉ xữ dụng 18 triệu (tức lối
3%) trong 550 triệu súng nhẹ. 20% của tổng số đem bán lậu và hằng năm, lợi tức
thu nhập lên đến một tỉ đô la. Năm 2001, các vụ đụng độ địa phương gây thiệt mạng
cho 1,000 người mỗi ngày, 80% là đàn bà và trẻ nít. Trên thị trường lậu vơ khí,
c̣n có thể mua nhiều loại chiến xa, hệ thống ra- đa truy tầm hỏa tiển Stealth và
kỹ thuật chế tạo vơ khí tiêu diệt số đông.
Nguy hơn thế, cơ quan quốc tế The International Atomic Energy Agency c̣n cho
biết rằng trong những thập niên gần đây nhiều trăm vụ mua bán bất hợp pháp chất
liệu chế tạo vơ khí hạt nhân, sinh học và hóa học bị điều tra. Khách hàng gồm có
những cường quốc nguyên tử và luôn cả các tổ chức khủng bố. Luật cung cầu làm tăng
giá cả và khuyến khích mạnh hoạt động phi pháp. Trên một phần năm của 120,000
chuyên viên phục vụ trước đây trong các trung tâm hạt nhân của Nga sô với lương
rẻ mạt (hơn phân nửa lảnh $50 mỹ kim hằng tháng) tuyên bố họ sẳn sàng nhận việc
ở nước ngoài. Lệnh phong tỏa của Liên Hiệp Quốc không ngăn được Nam Tư và
Ukraine bán cho Iraq bộ phận chiến đấu cơ và hệ thống ra-đa Kolchuga. Năm 2001,
Hoa kỳ phủ nhận Hiệp ước toàn cầu kiểm soát vơ khí nhẹ,ï viện lẽ văn kiện này
trái với quyền công dân Mỹ được mang súng. Năm 1986, tại Kolowa, Kenya, một khẩu
AK-47 đổi lấy 15 con ḅ. Nay, giá sụt, chỉ c̣n 4 con.
C – QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Năm 2001,Hoa kỳ bị thiệt hại 9 tỉû 4 mỹ kim v́ sự vi phạm quyền trước tác.
Tỷ lệ làm trộm dĩa mềm software trên thị trường tại Nhựt và Pháp là 40%, tại Hy
lạp và Nam Hàn 60%, tại Đức và Anh 30%. 40% shampoo gội đầu hiệu Procter &
Gamble và 60% xe gắn máy Honda bán tại Trung Quốc năm 2001 đều là giả mạo. 50%
dược phẩm bán tại Nigeria và Thái Lan không phải thứ thiệt. Vấn đề không chỉ
giới hạn đến hàng hóa tiêu thụ: Tại Ư, các nhà chế tạo nắp hơi kỷ nghệ (industrial
valves) than phiền rằng Trung quốc làm giả và bán 40% rẻ hơn. Kỹ thuật thêm tinh
vi càng đẩy mạnh luật cung cầu trên thị trường làm đồ giả: 500,000 phim xi nê
trao đổi hàng ngày qua cơ sở dịch vụ Kazaa và Morpheus. Năm 2002, 900 triệu bản
nhạc lấy ra miễn phí từ internet để phổ biến. Đồng hồ “dỏm” của những hiệu danh
tiếng Rolex, Prada và Cartier xuất xứ từ Trung quốc bán mọi nới, dưới 100 mỹ
kim một chiếc (trong khi giá chính thức là 5,000 đô la). Trung cộng và Bắc Hàn
khai thác triệt để nhân công rẻ mạt trong các nhà tù và trại lính.
Các chính phủ đă thử bảo vệ quyền trước tác bằøng mọi cách, qua Hiệp ước TRIPS
(Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights) của cơ quan
World Trade Organization; qua Liên hiệp Quốc tế Quan thuế (World Customs Union)
và qua tổ chức Interpol. Nhưng kết quả không mấy khích lệ.
D – VỊỆC NHẬP CƯ NGƯỜI LẬU
Theo Liên Hiệp Quốc, kỹ nghệ này thịnh hành nhất v́ hằng niên đem lại 7 tỉ đô-la
lợi tức. Mổi năm lối 500,000 người nhập cảnh bất hợp lệ Hoa kỳ.ø Gần đồng con số
ấy vào lậu Liên hiệp Âu châu. Một phần của lối 150 triệu dân sống ngoài quốc
gia nơi sinh quán. Nhiều người t́nh nguyệân di cư từ Trung hoa qua New York phải
tră trung b́nh 35 ngh́n mỹ kim chi phí cho giới mối lái. Một số khác bị mua và
bán như hàng hóa quốc tế. Cơ quan nghiên cứu The US Congressional Research
Service xác nhận rằng mỗi năm, có từ một đến hai triệu người bị đưa lậu như
thế qua các biên giới, phần đông là trẻ con và đàn bà. Một phụ nữ, mua tại
Timisoara, Roumanie, giữa 50 và 200 mỹ kim, được đem bán lại ở Tây Âu 10 lần mắc
hơn. Tổ chức The United Nations Children’s Fund cho biết hằng niên bọn buôn người
ở Trung Phi và Tây Phi “xuất cảng” 200,000 trẻ nít. Chúng dụ khị bằng cách hứa
hẹn cung cấp phương kế sinh nhai hay đưa làm con nuôi trong các xứ giàu có và
sau đó, chúng đối xữ với các nạn nhân như nô lệ, hành hung thể xác, tịch thu thẻ
thông hành, hăm dọa và buộc trả nợ dài dài.
Chính phủ khắp nơi ban hành luật di cư cứng rắn và xử dụng tiền bạc và kỹ
thuật để chận làn sóng nhập cư phi pháp. Tuy nhiên khả năng kiểm soát không đáp
ứng t́nh thế nghiêm trọng.
E – NẠN RỬA TIỀN (money laundering)
Đảo Cayman Islands có 36,000 dân, đồng thời cũng có trên 2,200 quỹơ tương trợ (mutual
funds), 500 hảng bảo hiểm, 60,000 công ty và 600 ngân hàng và công ty tín dụng
với 800 tỉû mỹ kim tích sản. V́ thế, không lấy làm lạï đảo này là một trung tâm
rửa tiền. Hoa kỳ cũng thế. Nhiều ngân hàng lớn tại đây đă từng bị điều tra về
dịch vụ rửa tiền, trốn thuế và gian lận. Ít quốc gia nào có thể vỗ ngực cho rằng
ḿnh trong trắng và không giúp đở cá nhân hay công ty dấu diếm tiền của (tiền cờ
bạc, tiền trốn thuế hay tiền bất chính..) bị chính phủ, chủ nợ, hợp tác viên hay
thân nhân trong gia đ́nh đe dọa sai áp.
Thị trường buôn lậu giấy bạc, tiền vàng và quư vật có từ lâu. Hai thập niên
gần đây, những khuynh hướng chính trị và kinh tế mới và các thay đổi kỹ thuật đăơ
giúp thương nghiệp này trở nên dễ dàng, bớt tốn kém và ít nguy hiểm hơn. Sự giản
dị hóa luật lệ trên thị trường kinh tài và hệ thống internet làm cho động tác
chuyễn ngân liên quốc gia thêm mau lẹ. Tại nước Nga, giữa thập niên 90, các tổ
chức tội ác đă gầy dựng được 700 cơ sở kinh tài chính thức để rửa tiền của chúng.
Gian thương hân hoan khai thác việc đem ra áp dụng rộng rải gần đây thẻ chuyển
tiền điện toán e-money-cards với microchips chứa những ngân khoản to lớn mà khỏi
đi ngang qua các hệ thống thông thường .
II – V̀ SAO CÁC CHÍNH PHỦ KHÔNG THỂ THẮNG?
Trong thập niên chót của thế kỷ, năm trận chiến toàn vũ hóa trên đây tiếp tục tăng
cường độ nhờ nhiều yếu tố thuận lợi: lănh vực kỹ thuật không ngưng cải tiến,
măi dịch tự do mổi ngày thêm mở rộng, luật lệ quốc tế về cấm vận, hiệp ước,
biện pháp chế tài..vv..được chấp nhận tại nhiều nơi, làn sóng di cư không chận
nổi, khái niệm dân chủ áp dụng lỏng lẻo trong chính trường, làm suy yếu các cơ
chế và khuyến khích tham nhũng...
Năm trận tuyến toàn cầu hóa có bốn đặc tính chung: 1) Không bị ràng buộc bởi yếu
tố địa dư, v́ khó thể xác định đâu là sân khấu, tiền tuyến, trận mạc hay chiến
hào của các tội ác thường đổi thay nhanh chóng. 2) Thách thức các quan niệm cổ điển
về chủ quyền quốc gia, v́ các băng đảng tội ác vô quốc tịch và trung thành với
một chủ trương chớ không phải với một nước 3) Dùng những lợi nhuận bất chính
trên thị trường như sức mạnh kích thích để qua mặt luật lệ của chính phủ 4) Vô
hiệu hóa các tổ chức thư lại rườm rà của chính quyền bằng một hệ thống uyển
chuyển, không có lănh đạo trung ương, không có tổng hành dinh và đẳng cấp, v́
thế không dễ bị tấn công. Hảy so sánh với việc thành lậâp mới đây Bộ An ninh
Quốc Nội tại Hoa Kỳ gồm có 22 cơ quan Liên bang củ và 170,000 viên chức với
trách nhiệm, trong nhiều chức vụ khác, chống ma túy.
III – THỬ ĐẶT LẠI VẤN ĐỀ
Theo ư kiến của nhiều chuyên gia từng nghiên cứu vấn đề, các chính phủ có thể
làm tốtù hơn, dù không thể cấp thời giải quyết tận gốc năm cuộc chiến nêu trong
bài này. Sau đây xin tóm lược một số đề nghị cải cách thiết thực liên hệ đến
bốn lănh vực:
1 – Khai triển những ư niệm uyển chuyển hơn về chủ quyền quốc gia. Ngày nay, mối
đe dọa chủ quyền quốc gia thường đến không phải từ các xứ khác mà từ những hệ
thống vô quốc tịch chuyên vi phạm luật lệ và biên giới để kinh doanh. Tháng
5.1999, chính quyền Vénézuéla từ chối cho phép phi cơ Hoa kỳ bay trên không phận
nước này để theo dơi con đường chuyển hàng của các con buôn ma túy. Nói cách
khác, nhà chức trách Vénézuéla coi sự vi phạm thường xuyên không phận của ḿnh
bằng những máy bay của gian thương ít nghiêm trọng hơn. Các chính phủ sẽ tiếp
tục gặp nhiều bất lợi trong việc đối phó tội ác quốc tế nếu không chấp nhận các
h́nh thức mới trong việc quy định và quản lư chủ quyền quốc gia.
2 – Cũng cố những cơ chế đa phương hiện hữu. V́ các cuộc chiến này có tính cách
toàn cầu nên không có một đại cường nào, dù mạnh cách mấy về kinh tài, chính trị
và quân sự, có thể thu nhiều kết quả nếu hành động đơn phương. Interpol – một tổ
chức liên quốc có trách nhiệm bài trừ tội ác quốc tế – chỉ có 384 nhân viên
(trong số ấy 112 mà thôi là sĩ quan cảnh sát) và một ngân sách hằng niên 28
triệu đô-la (ít hơn trị giá của vài chiếc tàu và máy bay dược các lái buôn ma
túy xữ dụng!) Tổ chức Europol, tức Interpol của Âu châu, khá hơn, có 240 nhân
viên và một ngân sách 51 triệu mỹ kim. Lư do thiếu phương tiện của Interpol là
v́ 181 nước thành viên không tin lẫn nhau. Họ e ngai – và cũng có lư! – rằng
các hệ thống tội ác toàn cầu cài gián điệp vào bộ phận cảnh sát của những xứ
khác và như thế, chia xẻ tin tức sẽ gây nguy hiểm. Một số quốc gia lại lo sợ
đồng minh hôm nay có thể trở thành địch thủ ngày mai. Sau hết, những cách biệt
văn hóa cản trở không ít sự cọng tác. Tóm tắc, khó thu được kết quả thực tế nếu
các chính phủ không đồng tâm siết chặt hàng ngủ sau lưng những cơ cấu mạnh và
hữu hiệu hơn.
3 – Tạo ra những cơ cấu và thể chế mới. Các trận giặc tội ác lan rộng toàn cầu,
v́ thế vượt dễ dàng ra ngoài ṿng kiểm soát của nhiều phương tiện lổi thời hiện
hữu của chính quyền (cơ cấu, luật lệ, chủ trương quân sự, vơ khí và cách chấp
hành pháp luật). Các phân tích gia cho rằng cần quan niêm lại thế nào là “trận
tuyến” về mặt địa dư và mặt khác, định nghĩa rỏ ràng danh từ “chiến binh” theo
Hiệp ước Genève. Đồng thời, cũng phải tái xét chức vụ của các nhân viên t́nh
báo, binh sĩ, cảnh sát viên và nhân viên di trú để cho thích hợp với những thực
tế mới. Sau hết, quyền sở hữu cần được xem như một thực tiển vật chất (a
physical reality) thay v́ trừu tượng (virtual) .
4 – Chuyển từ chủ trương trừng trị (repression) qua chủ trương quy định
(regulation). Đánh bại những tổ chức gian manh trên thị trường là một việc làm
“đội đá vá trời.” Bởi thế, trong một số trường hợp, chính quyền phải đổi chiến
thuật, thí dụ bằng cách hiệu chính lại luật lệ, áp dụng kỹû thuật một cách thích
ứng, đặt ra những biện pháp kích thích thị trường (market incentives)..vv..
*****
Ma túy, vơ khí, quyền sở hữu trí tuệ, nô lệ và tiền bạc không phải là
những món hàng duy nhất để các hệ thống quốc tế trao đổi bất hợp pháp. Chúng c̣n
mua bán những bộ phận cơ thể con người (human organs), các động vật khan hiếm bị
đe dọa (endangered species), sản phẩm mỹ thuật trộm cắp và chất phế thải gây
nguy hiểm (toxic waste) Thương nghiệp này phát triển mau chóng trên toàn vũ nhờ
những khám phá kỹ thuật mới và những thay đổi chính trị dắc dẫn đến việc mở thêm
nhiều tân thị trường.
Tại Hoa kỳ, hiện 70,000 bệnh nhân ghi tên trên danh sách chờ đợi được thay gan,
thận, giác mô.. Chỉ có 20,000 người được cứu chửa. Những tên lái buôn bộ phận
(organ brokers) đ̣i số tiền cao. Ở Ấn độ, mỗi năm, lối 2,000 dân nghèo chịu bán
bộ phận của họ. Nhiều cá nhân bị ép buộc hiến dâng bộ phận. Các tử thi cũng bị
khai thác thẳng tay. Thí dụ, tại Đức và Áo, nhà chức trách vừa rồi khám phá vụ
mổ xác chết của các những cùng đinh gốc Nam Phi để lấy van tim.
Vụ mua bán thú rừng sống cho các sở thú, da cọp, ngà voi, thực phẩm quư caviar,
gổ quư, nhạc cụ bằng cây, thuốc men, kỷ vật du khách..vv...đem lại nhiều trăm
triệu mỹ kim.
Các tác phẩm mỹ thuật (tranh ảnh, đồ chạm..) ăn cắp từ các viện bảo tàng, nạn
nhân Holocaust, pḥng trưng bày, sưu tập cá nhân..,các bức tượng xưa gở từ những
nơi cổ tích danh tiếng..vv..,trị giá từ 2 đến 6 tỉ đô-la, được chuyển bán trên
thị trường quốc tế. Những quốc gia bị trộm quư vật nhiều nhất gồm có Nga sô,
Tiệp khắc, Ba lan, Việt Nam, Cam bốt....
Sự canh tân hệ thống chuyên chở hàng hải, việc siết chặt luật lệ về môi sinh
trong các nước kỹ nghệ đi đôi với quyết định cho các xứ nghèo gia nhập vào tổ
chức kinh tế toàn vũ và những phương tiện tân tiến trong lănh vực truyền thông
đă tạo ra một thị trường quốc tế rộng lớn trao đổi chất phế thải. Theo cơ quan
Greenpeace, trong ṿng hai thập niên trước năm 1989, phỏng chừng 3,6 triệu tấn
phế chất nguy hiểm được xuất cảng. Năm năm sau 1989, số lượng tăng lên lối 6,7
tỉû tấn. Green peace, mặt khác, xác nhận từ 86 đến 90% của tổng số các chuyến
tàu chở đồ phế chất qua các quốc gia mở mang để biến hóa và tái dụng, gây
thương tổn nặng nề cho môi sinh và sức khỏe của đại chúng.
Nguy hơn thời kỳ chiến tranh lạnh và nóng, thế giới ngày nay bị thách đố nghiêm
trọng và nhận được một sự báo động khẩn thiết. Các chính phủ cần thức tỉnh và
sáng suốt t́m ra những chiến thuật mới để đối phó. Bằng không Nhân loại sẽ
không xa bờ vực thẳm.
LÂM LỄ TRINH
Ngày 1.1.2003
Thủy Hoa Trang, Californie
THƯ TỊCH:
1.”Crimes, Illicit markets and Money Laundering” by Phil Williams (Chantal De
Jonge Oudraat, eds
2. “Illicit Global Economy and State Power” by Richard Friman & P.Andreas
(Lanham Rowman eds)
3.”Ittellectual Property Rights in the Global Economy”, Institute for
International Economics,2000
4.”The 5 Wars of globalization” by Moises Naim (Foreign Policy, Jan/Feb 2003)
5. “The global Black Market in small arms” (LondonZed Books,20000 edited by Lora
Lumpe |