Liên lạc Nhân Văn

Đại Học Nhân Văn. Tập San Nghiên Cưu Nghị Luận Định Hướng. Đại Học Hè & Tuần Lễ Xă Hội
 

CA  KHÚC  CHIẾN  THẮNG

 

 O say! can you see.. ''Này, đă thấy ta chưa?'' '' M'as-tu vu?'' một lối dịch bài quốc ca Hoa Kỳ theo kiểu nói khích của người Pháp diễn tả cái nghịch ư chống Hoa Kỳ nhân trận chiến Irak.  Ngay tại xứ Mỹ, lắm người cũng dùng kiểu dịch này, một lối dịch của hạng dân tứ chiếng. Thật ra, ai không là dân tứ chiếng khi đến xin cư ngụ trên đất Mỹ? Khi đến, họ nài nỉ, van xin được ''chọn nơi này làm quê hương''. Nhưng sau khi được chấp nhận, họ lại  ''lên nước'', làm tàng, tự măn... và ơi ới đ̣i hỏi được quyền lợi. Sự đời là thế. Xét dưới khía cạnh tâm lư, mọi công dân Mỹ đều ấp ủ hai tâm trạng của hai cái ''tôi'' trong ḷng ḿnh, hai cái tôi đối nghịch: một đàng tư thế là công dân Mỹ quyền năng vô hạn, đàng kia dư tích quê nghèo mạt vận c̣n đeo đẳng bên lưng, bám chặt vào người  như  một quả cân nặng trĩu. Đến khi nặng quá chịu hết nổi nó sẽ bung ra thành những lời dè bỉu, châm chọc, chỉ trích, khi sai, khi đúng, khi quá thể, tùy cái uất khí c̣n chứa chất trong ḿnh. Cái uất khí này nếu không được khéo điều vận quản lư, nó sẽ phát nổ như một quả ḿn. Có bao trường hợp đă xảy ra thử như tại Oklahoma City dạo nọ. Cho hay Hoa Kỳ là một quốc gia đầy quyền năng, đầy mâu thuẫn và cũng đầy những mầm mống phản trắc.

            Trước tiên xét về tư thế, quyền năng mà mọi công dân Mỹ đều có thể lấy làm tự hào, đắc chí. Là công dân Mỹ tôi được Hiến Pháp bảo vệ, với 26 điều luật tu chính khiến tôi hầu như được toàn quyền hành động như ư muốn: tôi có thể đem lá cờ Hoa ra đốt, tôi có thể đưa vị tổng thống đương nhiệm ra hỏi tội. Thế cái bí quyết của quyền năng kể như vô hạn của người Mỹ nằm ở đâu? Thưa nó nằm ở trong khả năng hội vận bè nhóm (lobbying). Khả năng hội vận của cộng đồng Do Thái  đă có đủ sức mạnh để khiến chính phủ Hoa Kỳ phải dùng một cân hai lượng trong vụ giải quyết vấn đề tranh chấp với Palestine. Khả năng hội vận của cộng đồng người Việt tỵ nan thuộc hai quận Garden Grove và Westminster đă gây được áp lực  trên hội đồng thành phố hai quận này khiến họ phải chấp nhận lá cờ quốc gia Việt Nam làm lá cờ chính thức của người Việt, mặc nhiên phế chỉ lá cờ đỏ sao vàng của Việt Cộng, bất chấp quy tắc quốc tế công pháp. Nhưng xin hỏi: quốc tế công pháp là cái ǵ đứng trước quyền tự do áp đặt của Hoa Kỳ? Tại xứ này, quyền tự do không phải là một khái niệm trừu tượng, quyền tự do tại Mỹ là quyền đặt trước sự đă rồi, là thực trạng được khắc phục bằng tranh đấu, bằng thách thức. Chắc mọi người vẫn c̣n nhớ vụ sứ quán Việt cộng dùng tên Trần Trường để thách thức cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Quận Cam chứ? Nếu vào thời ấy Cộng Đồng Người Việt bị chia năm xẻ bảy th́ có lẽ bây giờ lá cờ máu đă được dương cao phất phới trên các ṭa nhà rồi đấy! C̣n tên Việt cộng nằm vùng kia, khi đứng đái ngay trước bàn thờ Quốc Tổ Hùng Vương tại Washington đă bị đánh chết mà không xảy ra vụ kiện nào cả là do ai, nếu không là do sức mạnh của hội vận  Cộng Đồng người Việt tỵ nạn? Ông Alexis de Tocqueville ca ngợi tinh thần thượng tôn dân chủ, tự do tại Mỹ, nhưng ông ta cũng thừa biết: tại xứ này, dân chủ, tự do, kể cả vấn đề công lư và công bằng xă hội chỉ là vấn đề quân b́nh đối trọng giữa các khối hội vận trên chính trường mà thôi. Tại đây, quyền hội vận  có khả năng gây tác động trên công lư, hoặc sửa sai công lư. Vị giáo sư Edward Said, người Mỹ gốc  Palestine, có đưa ra nhiều thí dụ.  Nhưng nước Mỹ không phải chỉ có thế.

            Như ông Edward Said, người viết này cũng là công dân Mỹ, cũng thuộc hạng người dân tứ chiếng đến xin cư ngụ. Nhưng một điều khác ông Edward Said: tuy là dân gốc Việt, tôi muốn đứng vào cương vị một người Mỹ chính cống, nghĩa là loại người Mỹ bất chấp gốc gác của ḿnh, loại người Mỹ vừa vỗ ngực tự hào, vừa ra mặt chống đối, loại người không có lưỡi gỗ, thoải mái dùng cái ''lưỡi không xương'' để lắc léo ngụy biện về mọi giá trị luân thường đạo lư do nền văn minh gọi là của người Âu phương mang lại. Cái chất Mỹ chính cống là ǵ? Chất Mỹ chính cống là một tập hợp lẫn lộn tác phong nghiêm nghị và cách thức lỗ măng, cốt cách đạo đức và bản tính lăng loàn: đấy là tác phong người công dân Xứ Hoa Kỳ Muôn Mặt, như tiêu đề một cuốn kim chỉ Nam cho người mới đến. Trên xứ Mỹ này, tôi không ư niệm được tự do, b́nh đẳng, t́nh người như những khái niệm trừu tượng: tự do, b́nh đẳng, t́nh người ở đây là những hiện thực - tự nhiên có, được sửa soạn có - những hiện thực mà các  luật sư đem dùng sau khi được cải dạng để ngụy bác hầu thắng cuộc: đấy là trường hợp O.J. Simpson mà mọi người c̣n nhớ. Nước Mỹ cổ xúy hai loại công bằng: một bên là công bằng dân sự, một công bằng rất tỉ mỉ, vụn vặt, và bên kia là loại công bằng chính sự, với bản chất hoạt đầu, tùy cơ, tùy tiện.  Trên hơn 16 năm bị nhào nặn trong cái cối xay nhân chủng này, tôi đă khám phá được loại công bằng đó. Thế nhưng mà tự do, b́nh đẳng, t́nh người, vốn là sản phẩm quốc nội, một khi được kỹ nghệ hóa để xuất cảng, lại biến thành những ư niệm trừu tượng, những phạm trù triết lư, đấy là những ư niệm tự do, b́nh đẳng, t́nh người mà tôi đă thấy qua 20 năm tha phương cầu thực trên đất Pháp. Công bằng dân sự một đàng, công bằng chính sự một nẻo. Một cân, hai lượng. Hiện trạng thay h́nh đổi dạng này, người Việt quốc nội cũng đă bao phen trăn trở v́ nó. Kế hoạch Hoa Kỳ ''giải phóng'' Việt Nam, hồi năm 1972  đă được đem trả giá tại Bắc Kinh giữa hai cụ Richard Nixon và Mao Zếnh Záng. Vào năm 1973 được ngấm ngầm thực hiện trong các vụ đi đêm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Thành quả là từ 27 năm qua Việt Nam đă được ''giải phóng'' trong kềm kẹp, với những món quà độc lập, Tự do, hạnh phúc: những giá trị được chinh phục trong các cuộc cách mạng Tây Phương gởi đến Việt Nam đă biến thành những chiếc bánh vẽ! Thế là xong phần việc, Hoa Kỳ phủi tay ra đi: một cơ hội ''giải phóng''  thật sự đă bị đánh mất. Phải, mất thật đấy, nhưng đâu có mất cho tất cả mọi người?  58.000 người lính Mỹ đă thí mạng để giải phóng 150.000 người Việt! Không đúng hẳn thế! V́ có đến 420.000 người Việt được giải phóng khỏi hỏa ngục cộng sản cơ! Này xem: 150.000 người được trực thăng và tàu bè Mỹ ra tay cứu vớt vào ngày 30 tháng tư năm 1975. Sau đó từ 1976 đến 1987 đă có đến 270.000 người t́m đường tự cứu, trong số này 150.000 đă vùi ḿnh dưới đáy biển, số 120.000 người c̣n lại  đă cập bến tự do. Vị chi là đến 270.000 người đă thoát nạn cộng sản - mà c̣n sống. Số 270.000 người này, gần 30 năm sau, xứ Mỹ  đă có một cộng đồng người Việt tỵ nạn trên hai triệu người. Bây giờ đă hoàn toàn hội nhập, trên hai triệu người người Mỹ gốc Việt đă cung cấp cho địa phương ngót một triệu nhân công rẻ tiền, cần cù, cật lực, với trên 400.000 chuyên viên thượng thặng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. Rốt cuộc, nhờ sự hy sinh mạng sống của 58.000 GI, nước Mỹ đă tạo ra trên 2 triệu người Việt Nam sung sướng. Số người Việt sung sướng này, trong cuộc đại viễn du lịch sử, nay đang gởi về quê mẹ mỗi năm cũng tính đến ngót 3 tỷ đô la tiền mặt, tức là vào khoản 1/3 GDP. Số tiền khổng lồ này đă được chuyển về nước để gọi là bù đắp sự thua thiệt của các bà con bị kẹt lại. Trong hiện thực là để nuôi dưỡng cái chế độ mà họ đă bán mạng chạy trốn: một t́nh trạng vô cùng ngang trái mà ai cũng am tường nhưng vẫn bó tay cho bà con bên ấy chịu trận. Tại sao? Tại v́ số phận của nước Việt Nam thật ra đang được mặc cả giữa hai cụ Bush và Wen Jiabao. Bọn Việt cộng chỉ là con chốt trên bàn cờ mà thôi. Đạo luật Vanik vốn cấm mọi liên hệ buôn bán giữa người Mỹ và quân thù nay đă  được sự ''công bằng chính sự'' phế chỉ để Hoa Kỳ có thể b́nh thường hóa liên hệ giao với cựu thù địch là Việt cộng. Cái chế độ mà trước kia Hoa Kỳ đă tốn bao nhiêu công, hao bao nhiêu của, thiệt bao nhiêu nhân mạng để triệt phá, th́ nay lại được Hoa Kỳ bảo vệ và nuôi dưỡng, chỉ do sự đ̣i hỏi của quyền lợi kinh tế Hoa Kỳ mà thôi. Đấy là một bài học chính trị cho mọi quốc gia về óc thực dụng của người Mỹ trong công cuộc giải phóng các dân tộc bị bách bức. Việc b́nh thường hóa giao thương với cựu địch này đă gia giảm hay gia tăng sự  hối hận của người Mỹ đối với Việt Nam? Thưa vấn đề gia giảm hay gia tăng hối hận là vấn đề lương tâm. Nhưng làm sao có được lương tâm khi làm chính trị? Tại  đây chỉ nên nói đến khía cạnh tàn nhẫn của một chính sách ma giáo mà thôi. Và giờ đây, liệu chính sách Hoa Kỳ về hậu trạng chính trường Irak sẽ khác đi chăng, chính sách này cũng dựa vào chiêu bài tranh đấu cho quyền tự do, quyền làm người, quyền dân chủ?

Chiều ngày 9 tháng 4 năm 2003, cảnh tượng người dân thành phố Bagdad nhờ quân đội Mỹ giúp đạp đổ được bức tượng Sadam Hussein cao 10 mét tại công trường Al-Ferdaous. ngay trung tâm thành phố khiến tôi nghĩ đến tượng ông Hồ Chí Minh từ 45 năm nay vẫn c̣n đó, trên công trường Ba Đ́nh Hà Nội. Việt Nam và Irak: hai nước cùng chung một số phận, dưới quyền sinh sát của hai đảng Baas và Cộng sản. Nhưng chỉ khác một điều là các sự việc lệ thuộc những điều kiện kinh tế khác nhau, khiến Hoa Kỳ phải dùng một cân, hai lượng trong công cuộc tranh đấu cho quyền tự do, quyền làm người, quyền dân chủ.

            Vào năm 1960, trong hai tháng được đến thăm nước Mỹ, cảm tưởng đầu tiên của tôi là như được vào cảnh thiên cung trên trần thế. Bây giờ, sau 16 năm cư ngụ, bức họa tuyệt vời này đă dần dần được tô lại. Xứ Cờ Hoa vẫn c̣n là nơi quyến rũ thuộc lớp người Mỹ da trắng. Tôi vốn xem người Mỹ trắng như là loại người trầm lặng, đạo đức, có văn hóa cao, đầy ắp t́nh người, làm rạng danh xứ Mỹ. Cảm nhận này vẫn c̣n có phần đúng. Nhưng khi dần dà len lỏi vào cối xay, chảo trộn này th́ những loại cỏ đắng chen vào. Nếu không tậu được một mái nhà trong khu vực an ninh th́ mối liên hệ giữa người và tha nhân chóng trở thành căng thẳng, nhức nhối. Trên đường xe chạy trong lối xóm, khi phải giáp mặt bọn trẻ nít  số đông gốc phi th́ nên ''tránh voi đi, chẳng xấu mặt nào''! Chúng tṛ chuyện ngay giữa đường, bất chấp làn xe qua lại; hôm nọ chúng c̣n vất cả cặp sách ngay giữa trục lộ để bắt người lái xe phải tránh chơi! Nếu không tránh th́ ắt sẽ có chuyện. Lại  c̣n những chú lái xe không quen dùng đèn báo hiệu! Đi đến đàng kia lại gặp phải hai chiếc xe dừng ngay trên mặt đường, song song chiếm hẳn hai làn xe, hai chú tài đang bàn chuyện, bất chấp luật lệ. Tốt hơn là lách nhanh xe sang làn trái, quẹo gấp lại và... chào thua cút thẳng, nếu c̣n muốn bảo mạng. C̣n nói về cái quality of life, bạn có thể vui hưởng được nếu bạn có khả năng tậu nhà trong khu an toàn dành cho người có của. Ở đấy bạn sẽ được thành quách che chở, lối vào có hệ thống điện tử kiểm soát chặt chẽ. Cũng may, từ mấy năm qua, những khu nhà được thành quách che chở không c̣n là nơi dành riêng cho hạng dân Trắng-Âu-Đạo(WASP) nữa. Bạn chỉ cần có được mức lương $70.000/năm trở lên th́ bất chấp gốc gác, đen trắng vàng, cà phê sữa, dân màu nào cũng có thể chen vào  đấy được. Chính nơi này là nơi có thể t́m thấy cái tinh hoa dân Mỹ chính cống: văn hóa cao, căn bản đạo đức, đầy ắp t́nh người. Tổng thống G.W. Bush chắc đă dựa vào các chốn này để bảo vệ t́nh quê hương mặn mà, để vang lên ca khúc tự do, để hát bài God Bless America trong chiến dịch chống Sadam quỷ dữ. Những chốn cư dân đặc biệt này là như ấp chiến lược trên đất Mỹ. Có lúc tôi tự hỏi:  phải chăng những chốn này được tạo ra nhằm bảo tồn được sắc thái văn hóa đặc thù của xứ Mỹ này? Thế giới sử quan  đáp lại: thưa rằng không một nước nào có thể đi ngược lại tiến tŕnh lịch sử. Hoa kỳ vào đầu thiên kỷ thứ ba không c̣n là Hoa Kỳ của hai thế chiến trước đây nữa. Bây giờ xứ Cờ Hoa không c̣n là của người ''Mỹ trắng''. Nó đă dần dần hóa thành thế giới Babel, một thế giới đại đồng đa văn hóa. Cứ xem: sắc dân X́ nay đă vược quá dân số sắc dân Anh-Xắc rồi, lại vượt luôn cả dân số người da đen nữa. Nay hai sắc dân X́ và Á-Mỹ da vàng đang tranh nhau trong sinh hoạt văn hóa, trong lĩnh vực sinh tồn. Nơi giới công chức Liên Bang nay đă lộ diện những thống đốc da vàng, những quan ṭa da đen, những chuyên viên đủ mọi màu sắc chủng tộc. Nay lại c̣n phải tính chuyện với số người nhập cư bất hợp pháp nữa. Biên giới Hoa Kỳ là một chiếc rây người trong hoạt cảnh ''lọt ăn không lọt đền'' với người dân xông đến từ những chốn buông tuồng man dại. Rồi đây nạn kỳ thị không c̣n là chủng tộc nữa, nó sẽ biến thành một loại kỳ thị nguy hại hơn: kỳ thị giầu nghèo. Nhưng  c̣n có cơ may: cuộc cách mạng tin học đă thiết lập một trật tự xă hội mới, khiến giấc mộng hoa kỳ có thể trong tầm tay của mọi người. Chỉ cần có một khối óc b́nh thường, hay một cơ bắp chắc, vững, th́ muốn ǵ chả được! Trong giới bàn dân, nếu muốn nhà cao, cửa rộng th́ cả gia đ́nh cứ việc ra tay t́m một, hai, ba job. Hoa Kỳ là xứ của những người tự do và dũng cảm, the land of the free, and the home of the brave, như bài quốc ca đă tuyên cáo. Chỉ những loại người lười biếng hay vô học mới chịu cảnh thua thiệt mà thôi. Chính số người này đă làm hoen ố h́nh tượng của xứ Cờ Hoa này.

            H́nh tượng xứ Cờ Hoa có muôn màu, muôn mặt, nên cũng cần được sửa chữa đôi chút. Tại đây có rất nhiều chốn thờ phụng, nhưng cũng lắm tà đạo, môn phái lẫn lộn với hội đen, hội đỏ. Một vài giáo phái chuyên môn đến gơ cửa từng nhà, rao truyền chân lư, với nhiệm vụ loan báo các hiện tượng xa tan, quỷ dữ. Nhằm lúc đang xảy ra các vụ khủng bố kinh hồn của các nhóm quá khích, thêm thay trên chính trường h́nh tượng xa tan, quỷ dữ được thể hiện đưới các khuôn mặt Bin Laden, Sadam Hussein đang chủ trương tàn sát hàng ngh́n nhân mạng. Là một quốc gia siêu cường, Hoa Kỳ mang nhiệm vụ bảo vệ thế giới đă áp dụng nguyên tắc ăn miếng trả miếng, bất chấp đạo lư luân thường. Ba ngh́n người chết trong vụ tấn công Twin Tower đă được đáp lại bằng ba ngh́n tù binh Taliban chết trong sa mạc Dasht-Leili(Miền Bắc Afghanistan), nêu lên một vấn nạn cho lương tâm thế giới. Trong việc quản trị thế giới, Hoa Kỳ đ̣i hỏi nhiều đặc quyền đặc miễn về luật pháp. Trước tiên là quyền đặc miễn ngoại giao cho quân đội trong các cuộc hành quân tại nước ngoài. Rồi Hoa Kỳ c̣n yêu sách quyền đặc miễn trước ṭa án quốc tế về các tội phạm chiến tranh, luôn cả về danh xưng tội ác chống nhân loại. Giờ đây, nhận thấy sức mạnh siêu cường của ḿnh, Hoa Kỳ đă bất chấp quyết định của Liên Hiệp quốc trước vấn đề Irak, đă tự lănh lấy trách nhiệm khai chiến. Trên thực tế, Liên Hiệp quốc là một tập hợp 160 quốc gia không chung một quyền lợi nào để có một nền tảng hợp nhất, trong khi đó Hoa Kỳ là một tập hợp 50 tiểu bang cùng chung một quyền lợi, một ư hướng. Thật ra, làm sao có được những quyền lợi chung cho tất cả mọi quốc gia trên thế giới, trong khi của cải trong tay các nước giàu là thành quả sự bóc lột các nước nghèo? Một quy luật tự nhiên vừa bất công vừa tàn nhẫn, thô bạo đă được đặt thành nền móng của nền kinh tế toàn cầu hóa, đặt dưới quyền quản lư của siêu cường quốc Hoa Kỳ. Nắm trong tay vận mệnh của thế giới, Hoa Kỳ bàn soạn, quyết định và ban bố tùy theo những tiêu chuẩn của riêng ḿnh. Thế giới cứ việc phản kháng, Hoa Kỳ lên tiếng thanh minh: Các ngươi chưa thấy được sao? Nếu không có chúng tôi th́ các ngươi sẽ làm được ǵ? Thi sĩ Howard Schauber đă viết Ca Khúc Tự Do để trả lời. Thơ rằng:

            Ta đây lá cờ: lá cờ  Mỹ quốc.

            Tên ta là Vinh quang muôn thuở, ta phất phới tột đỉnh mọi cao tầng.

            Uy lực ta ngự trị trên dương thế. Nh́n ta đây!

            Ta biểu tượng cho an ninh, danh dự, Ta bày tỏ công b́nh và Tự do.

            Ta tự tín, ta tự hào, ta ngạo nghễ, không cúi ḿnh trước bất cứ một ai.

            Dù được kính nể, được chào đón, được trân trọng, bị ghét bỏ!

            Vốn đă từng bị trét bùn, bị đốt, bị chà đạp trên công lộ, ngay trong nước.

            Từ hai trăm năm qua ta đứng vững, ta có mặt trên hết mọi chiến trường:

            Từ băi cát Normandie đến hầm núp vùng Beauce.

            Tại Guam, Okinawa, Cao Ly, Khe Sanh. Việt Nam không lấy ta làm xa lạ.

            Đi trước đoàn binh, ta dơ bẩn, ta mệt lử, ta khốn cực.

            Từng đă bị xé từng mảnh làm băng cứu thương;

            Ta bao bọc xác binh hùng tử chiến, người quả phụ tay run rẩy đón nhận ta.

            Được binh sĩ qúy trọng, ta kiêu hănh.

            Bị quân thù truy diệt, ta tất thắng.

            Ta đâybiểu hiệu độc lập, tự do, công chính cho mọi người.

 

 

ASSOCIATION  CONVERGENCE

NGUYEN - TRUONG - TO  CENTRE

13g,rue de L'iLL  F-67116 Reichstett, France

E-mail : dinhhuong@aol.com     trucdang@evc.net

Website Réalisé par Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ