Liên lạc Nhân Văn

Đại Học Nhân Văn. Tập San Nghiên Cưu Nghị Luận Định Hướng. Đại Học Hè & Tuần Lễ Xă Hội

Bàn về sự « ưu việt »

của Tây Phương

UMBERTO ECO (*)

 * Nguyễn Chính Kết phỏng dịch

 

 

Qua bao thế kỷ, tất cả những cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu trên thế giới đều phát sinh từ việc lao đầu vào những xung động về sự đối kháng ngây ngô giữa: Ta và Người, tốt và xấu, đen và trắng, v.v… Văn hóa Tây Phương sở dĩ được tiếng là phong phú (không chỉ từ thời Ánh Sáng đến nay, mà từ trước đó rất lâu, thời mà Ruggiero Bacone, một tu sĩ ḍng Phanxicô, hô hào phải nghiên cứu về các ngôn ngữ, v́ chúng ta phải học hỏi thậm chí từ những người «ngoại giáo») cũng chính v́ văn hóa Tây Phương đă cố gắng dùng đầu óc nghiên cứu và tinh thần phê b́nh để «hóa giải» những quan niệm ngây ngô hẹp ḥi tai hại ấy.

Dĩ nhiên, không phải văn hóa Tây Phương lúc nào cũng làm được như thế: chính Hitler (kẻ đốt sách, kết án nghệ thuật là «thoái hóa», đă tàn sát các chủng tộc mà ông cho là «thấp kém»), hay chính chủ nghĩa phát-xít (thứ chủ nghĩa đă dạy tôi hát ở trường học câu «Thiên Chúa nguyền rủa người Anh» v́ họ là một «dân tộc ăn tới 5 bữa mỗi ngày», nên là dân tộc tham ăn, thấp kém hơn dân Ư sống thanh đạm và khắc khổ), tất cả những điều đáng tiếc ấy cũng đă góp phần cấu tạo nên văn hóa Tây Phương.

Nhưng nếu không muốn những ṭa lầu mới phải sụp đổ thêm nữa, chúng ta hăy cố gắng thảo luận về những khía cạnh tốt đẹp và phong phú nhất của văn hóa chúng ta, kể cả những viễn ảnh của nền văn hóa ấy trong một tương lai mà các bạn trẻ sau thế hệ chúng ta sẽ phải đối đầu.

Trước hết, phải lưu ư về sự lẫn lộn này: thông thường, người ta không nắm bắt được sự khác biệt giữa việc đánh giá chủ quan về lư lịch của ḿnh và nguồn gốc thật sự của chính ḿnh, giữa mối cảm thông với những người có nguồn gốc khác với ḿnh và phán đoán về điều nào là tốt và điều nào là xấu. Chẳng hạn về nguồn gốc của tôi, nếu có ai hỏi: tôi thích sống những năm hưu trí của tôi ở đâu hơn, tại một làng ở Monferrato hay trong một khung cảnh hùng vĩ của dăy Abruzzo, hay trên những ngọn đồi êm ả tại vùng Siena? Th́ tôi sẽ trả lời rằng tôi chọn ở Monferrato. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi cho những vùng khác của đất nước Ư là kém hơn vùng Piémont.

V́ thế, nếu v́ muốn nói lên sự «ưu việt» của văn minh Tây Phương mà thủ tướng Ư, Sylvio Berlusconi, nói rằng ông ta thích sống ở Arcore hơn ở Kabul, và muốn được điều trị tại một bệnh viện ở Milano hơn ở Bagdad, th́ tôi sẵn sàng tán đồng ư kiến của ông. Cho dẫu người ta nói với tôi rằng bệnh viện ở Bagdad là bệnh viện được trang bị đầy đủ nhất thế giới, th́ tôi vẫn cảm thấy sống ở Milano thoải mái như ở nhà ḿnh hơn, và điều ấy hẳn sẽ khiến bệnh của tôi mau lành hơn. Có thể hiểu nguồn gốc một cách rộng răi hơn, vượt khỏi phạm vi vùng hay quốc gia. Chẳng hạn tôi thích sống ở Limoges hơn Moscou. Tại sao vậy? Moscou không phải là một thành phố tuyệt đẹp sao? Hẳn nhiên rồi, nhưng tại Limoges, tôi hiểu được ngôn ngữ của những người chung quanh.

Tóm lại, mỗi người tự đồng hóa ḿnh với nền văn hóa mà trong đó ḿnh sống và lớn lên. Cũng có những trường hợp chuyển đổi nguồn gốc, nhưng nếu có th́ chỉ là số ít. Anh chàng Lawrence xứ Ả Rập, dù có ăn mặc y trang như người Ả Rập, th́ cuối cùng anh cũng vẫn trở về với nguồn gốc của ḿnh.

Bây giờ chúng ta thử so sánh các nền văn minh với nhau, v́ đó chính là vấn đề phải nói. Tây Phương rất quan tâm đến những nền văn minh khác, cho dẫu thường là v́ muốn phát triển kinh tế. Quá nhiều lần Tây Phương đă khinh thường và hủy diệt chúng. Người Hy Lạp gọi những người không đồng ngôn ngữ với ḿnh là mọi rợ, nghĩa là dân «ba xí ba tú» – chẳng qua chỉ v́ không nói cùng ngôn ngữ với họ nên có nghĩa là không nói được ǵ hết. Nhưng những người Hy Lạp có tŕnh độ – chẳng hạn các triết gia khắc kỷ (có thể v́ một số là người Phê-ni-xi) – nhanh chóng nhận ra rằng: những người mọi rợ ấy tuy dùng những ngôn ngữ khác với tiếng Hy Lạp nhưng tư tưởng th́ cũng giống như họ.

Kể từ hậu bán thế kỷ thứ 19, khoa nhân học văn hóa đă phát triển như một nỗ lực giúp Tây Phương chữa lành những ray rứt về lối so sánh mà ḿnh đă xử sự với những dân tộc khác, đặc biệt những dân tộc bị họ coi là man rợ, là những xă hội không có lịch sử, là những dân tộc sơ khai. Khoa nhân học văn hóa muốn chứng minh rằng có những khoa luận lư khác với khoa luận lư Tây Phương, và cần phải coi những khoa ấy là những môn học nghiêm túc, không nên khinh thường rồi trấn áp.

Bài học đích thực mà người ta có thể rút ra từ khoa nhân học văn hóa là: muốn biết nền văn hóa này có ưu việt hơn nền văn hóa kia không, cần phải xác định những tiêu chuẩn. Một đằng phải xác định đó là một nền văn hóa, đằng khác phải thấy chúng ta đang dựa trên nền tảng nào để xét đoán nền văn hóa ấy. Một nền văn hóa có thể mô tả một cách tương đối khách quan như sau: những cá nhân hành xử theo một cung cách nào đó, họ tin có các thần hay tin có một vị thần duy nhất thấm nhuần toàn thể thiên nhiên, họ kết hợp thành những bộ tộc có liên hệ họ hàng với nhau theo phép tắc này hay luật lệ kia, họ quan niệm một cái mũi thủng lỗ là đẹp (đây có thể là một nét biểu lộ văn hóa của giới trẻ Tây Phương), họ cho rằng thịt heo là thứ ô uế, họ chịu phép cắt b́, họ nuôi chó để ăn thịt vào những ngày mừng lễ, cũng tương tự như người Mỹ vẫn nói về người Pháp: họ ăn cả ếch nhái.

Dĩ nhiên, khoa nhân học nh́n nhận rằng tính khách quan luôn luôn được sàng lọc gắt gao bởi rất nhiều thành tố. Năm ngoái, tôi sang xứ Dogon, và tại đấy tôi hỏi một cậu bé xem cậu có phải là người đạo Hồi không. Cậu bé trả lời tôi bằng tiếng Pháp: «Non, je suis animiste: Không, cháu là người thờ vật linh». Theo tôi nghĩ, nếu không có được một mảnh bằng cấp nào ở trường cao đẳng Paris th́ làm sao một người thờ vật linh có thể tự nhận ḿnh là người thờ vật linh. Thế mà cậu bé này khi nói đến văn hóa cá biệt của ḿnh lại dùng những hạn từ chuyên môn của các nhà nhân học. Các nhà nhân học Phi châu giải thích cho tôi thế này: khi có nhà nhân học Âu châu nào đến, th́ những người Dogon (vốn đă từng biết đến sách vở của nhà nhân học Marcel Griaule) thuật lại hết sức rơ ràng cho người khách này những ǵ mà nhà nhân học Marcel Griaule đă viết trước đấy nhiều năm (những người Phi châu có học thức mà tôi quen xác quyết rằng: dân bản xứ ở đấy đă kể cho ông ta những mẩu chuyện rời rạc, và ông ta đă thu thập lại thành một hệ thống tuy hấp dẫn nhưng không chắc là xác thực). Tuy nhiên, một khi biết được tất cả những hiểu lầm có thể xảy ra về một nền văn hóa khác, th́ người ta có thể mô tả nó một cách vô tư trong một mức độ nào đó.

C̣n cần phải phán đoán theo những tiêu chuẩn nào lại là chuyện khác nữa; chúng tùy thuộc vào: nguồn gốc, việc đánh giá thứ bậc ưu tiên, phong tục, đam mê, và hệ thống các giá trị của chúng ta. Chẳng hạn: có phải chúng ta cho rằng sống lâu từ 40 đến 80 tuổi là một giá trị không? Riêng tôi, tôi cho là như thế, nhưng rất nhiều nhà đạo đức nói với tôi rằng giữa một người tầm thường sống đến 80 tuổi và một vị thánh như Lu-i Gonzaga sống không quá 23 tuổi, th́ đời sống của vị thánh giá trị và phong phú hơn. Dẫu vậy chúng ta vẫn phải nh́n nhận rằng tuổi thọ là một giá trị: nếu đúng như vậy, th́ y học và khoa học Tây Phương chắc chắn vượt trổi hơn những phương thức chữa trị và hiểu biết về y lư của các vùng khác.

Có phải chúng ta cho rằng kỹ thuật tiến bộ, thương mại phát triển, phương tiện giao thông nhanh chóng là một giá trị không? Biết bao người nghĩ như thế, và họ có quyền nghĩ rằng nền văn minh kỹ thuật của Tây Phương là ưu việt. Nhưng ngay trong thế giới Tây Phương cũng có những người cho rằng được sống hài ḥa với một môi trường thiên nhiên c̣n nguyên vẹn là một giá trị lớn hàng đầu, v́ thế, họ sẵn sàng từ bỏ những tiện nghi như máy bay, xe hơi, máy lạnh để trở về sống với những thứ như rổ, rá và đi bộ từ làng này sang làng khác, miễn là tầng ôzôn của bầu khí quyển không bị thủng lỗ như hiện nay. V́ thế người ta nhận ra rằng, muốn xác định nền văn hóa này tốt đẹp hơn nền văn hóa kia mà chỉ mô tả văn hóa theo kiểu các nhà nhân học th́ không đủ, c̣n phải dựa vào một hệ thống giá trị mà chúng ta nh́n nhận rằng không thể chối bỏ được. Khi đặt ra trước và trong khuôn khổ giới hạn của những điều kiện như thế chúng ta mới có thể nói được rằng: đối với chúng ta, nền văn hóa của chúng ta là tốt hơn.

Trong thời gian gần đây, người ta dùng nhiều tiêu chuẩn rất hàm hồ nhằm bênh vực những nền văn hóa khác nhau. Trong một lá thư gửi cho một tờ nhật báo lớn mà tôi đọc được, có vài người đặt vấn đề một cách gay gắt: tại sao giải thưởng Nobel lại chỉ được trao cho người Tây Phương chứ chưa bao giờ cho người Đông phương cả. Đă đành có những người dốt nát không biết có bao nhiêu giải thưởng Nobel về văn chương đă được trao cho người da đen và các đại văn hào đạo Hồi, cũng không biết giải thưởng Nobel về vật lư năm 1978 đă đến với một người Pakistan tên là Abdus Salam, nhưng người ta khám phá ra điều hiển nhiên này là: những giải thưởng về khoa học đương nhiên phải trao cho những người làm việc trong môi trường khoa học Tây Phương, v́ hiện nay Tây Phương đang đi tiên phong trong lănh vực khoa học và kỹ thuật, đó là một sự kiện hiển nhiên không cần phải tranh căi.

Tiên phong về cái ǵ? Về khoa học và về kỹ thuật. Có phải v́ thế mà tiêu chuẩn phát triển kỹ thuật trở thành tuyệt đối không? Pakistan đă có bom nguyên tử, mà Ư th́ chưa có. Vậy phải chăng nước Ư kém văn minh hơn? Phải chăng v́ thế mà sống ở Islamabad tốt hơn sống ở Arcore? Những người hô hào đối thoại yêu cầu chúng ta tôn trọng thế giới Hồi giáo, đồng thời nhắc nhở rằng thế giới ấy đă từng đào tạo nên những con người như Avicenne (là người sinh ra tại Boukhara, không xa Afghanistan bao nhiêu), như Averroès. Quả là đáng tiếc nếu người ta không kể được ai khác ngoài hai người ấy như thể chỉ có hai người ấy thôi, mà quên không kể đến Al-Kindi, d'Avenpace, d'Avicebron, d'Ibn Tufayl, hay nhà sử gia vĩ đại của thế kỷ 14 là Ibn Khaldoun được thế giới Tây Phương chính thức coi là cha đẻ của các khoa học xă hội. Họ nhắc lại rằng chính những người Ả Rập tại Tây Ban Nha đă có công bồi đắp môn địa lư, khoa thiên văn, các môn toán học và y học, đang khi thế giới Ki-tô giáo c̣n xa mới theo kịp họ.

Tất cả những điều ấy đều rất thật chứ không phải chỉ là những lư luận, v́ lư luận như thế có khác ǵ nói rằng Vinci, một xă miền Toscane, th́ ưu việt hơn New York, v́ nhà điêu khắc Léonard nổi tiếng đă sinh ra tại Vinci đang khi những thổ dân tại Manhattan thời ấy vẫn c̣n ngồi bệt xuống đất, và phải trên 150 năm sau mới theo kịp văn minh của Vinci, trước khi người Ḥa Lan đến và mua của họ toàn bộ bán đảo với giá 24 đô la. Thế mà hiện nay, tôi không cố ư xúc phạm ai, trung tâm của thế giới là New York chứ không phải Vinci.

Mọi sự đều thay đổi. Không cần phải nhắc lại rằng: vào thời mà chúng ta tấn công vào những khu biệt cư (ghetto), th́ người Ả Rập tại Tây Ban Nha lại rất bao dung đối với những người theo đạo Ki-tô và Do Thái. Hay khi khôi phục lại Giêrusalem, Saladin đă tỏ ra khoan dung hơn người Ki-tô hữu đối với dân Sarrasin khi chiếm được Giêrusalem. Tất cả những sự việc ấy đều chính xác, nhưng hiện nay, trong thế giới Hồi giáo, những chế độ theo trào lưu chính thống và chính trị thần quyền không bao dung đối với người Ki-tô hữu, và Bin Laden đă không thể độ lượng với New York. La Bactriane là một giao điểm của những nền văn minh lớn, nhưng hiện nay tại đấy, phe Taliban đă nă đại bác vào các tượng Phật. Ngược lại, trong quá khứ, tuy người Pháp đă từng tàn sát người theo Tin Lành trong biến cố gọi là ngày lễ Saint-Barthélemy, nhưng hiện nay không ai v́ thế mà nói rằng họ là dân man rợ.

Chúng ta đừng nại đến quá khứ lịch sử, v́ lịch sử là một con dao hai lưỡi. Người Thổ Nhĩ Kỳ phạt ai th́ đóng cọc vào đít (điều ấy quả là ác), c̣n người theo đạo Chính Thống ở Byzantin th́ đâm thủng mắt của cả người thân của ḿnh nếu xem là nguy hiểm, người Công giáo th́ đă từng thiêu sống Giordano Bruno. Người Hồi giáo Sarrasin đi đến đâu th́ mặc sức giết phá không nương tay, nhưng lính thủy của Hoàng Đế nước Anh, cũng vin vào lệnh trạng để tàn sát những khu kiều dân Tây Ban Nha ở Caribê. Ben Laden và Saddam Hussein là kẻ thù nguy hiểm của văn minh Tây Phương, nhưng trong ḷng văn minh Phương Tây cũng có những con người như Hitler hay Staline (Staline độc ác đến độ người ta luôn luôn coi ông ta là người Đông phương, mặc dù ông ta đă từng được học trong chủng viện và đă từng đọc sách của Marx).

Không, người ta không được nêu lên vấn đề tiêu chuẩn dựa vào những chuyện đă qua trong lịch sử nhưng phải qui chiếu vào nội dung của cuộc sống hiện tại. Mà một trong những điều đáng giá nhất của các nền văn hóa Tây Phương – vốn tự do và đa nguyên, được coi là những giá trị bất khả nhượng – là đă từ lâu nh́n nhận rằng: khi phải đối diện với những t́nh huống khác nhau, th́ một người có thể sử dụng những tiêu chuẩn khác biệt và ngược lại với người khác. Chẳng hạn, người ta coi sự trường thọ là một điều tốt và coi sự ô nhiễm khí quyển là một điều xấu. Nhưng rơ ràng chúng ta nhận thấy rằng, để có những pḥng thí nghiệm lớn nghiên cứu về trường thọ, th́ phải có một hệ thống thông tin và tiếp tế. Nhưng rồi chính những hệ thống này lại gây nên ô nhiễm.

Văn hóa Tây Phương đă thành công trong nỗ lực giúp con người nói lên được những điểm bất đồng của ḿnh. Có thể không thể giải quyết được những sự việc, nhưng con người biết được việc ǵ xảy ra và nói lên được điều ấy. Toàn cầu hóa hay không, c̣n là vấn đề tự do tranh căi, nhưng chỉ có những kẻ nào động chống đối mới nhất quyết nói mọi cái đều hỏng bét và đen ng̣m. Nếu cứ tránh né những rủi ro và bất công phía mặt xấu của việc toàn cầu hóa, th́ làm sao tạo được mức độ tích cực bên mặt tốt của việc toàn cầu hóa? Làm sao có thể kéo dài tuổi thọ của hàng triệu người Phi châu đang chết lần chết ṃn về bệnh sida (và cũng kéo dài tuổi thọ của chúng ta nữa) nếu không chấp nhận một nền kinh tế toàn cầu hiện đang gây nạn đói cho những bệnh nhân sida và đang buộc chúng ta phải ăn uống những thức ăn bị ô nhiễm?

Nhưng chính sự phê b́nh về tiêu chuẩn mà người Tây Phương đang thực hiện một cách can đảm giúp người ta hiểu được vấn đề tiêu chuẩn khó giải quyết tới mức độ nào. Đối với xă hội, việc giữ bí mật cho các nhà băng có chính đáng và có thể chấp nhận được không? Rất nhiều người nghĩ rằng chính đáng. Nhưng nếu sự bí mật ấy giúp những tay khủng bố che dấu được vốn liếng của chúng tại thành phố Luân Đôn th́ sao? Trong trường hợp này, việc bảo vệ sự riêng tư ước định ấy là một giá trị tích cực hay một giá trị đáng nghi ngờ?

Chúng ta cứ liên tục bàn thảo lại những tiêu chuẩn của chúng ta. V́ thế, thế giới Tây Phương chấp nhận cho các công dân của ḿnh phủ định mọi giá trị tích cực đối với tiêu chuẩn phát triển kỹ thuật và trở thành người theo đạo Phật, hay đến sống trong một cộng đồng không thèm dùng loại xe có bánh bằng hơi mà đ̣i trở về với cỗ xe ngựa. Trường học cần dậy cho học sinh biết phân tích và bàn thảo những tiêu chuẩn làm nền tảng cho những xác quyết có tính cách quá xung động của chúng ta.

Tây Phương đă dùng nhiều tiền của và năng lực vào việc nghiên cứu phong tục tập quán của những dân tộc khác, nhưng không ai thật sự cho phép những dân tộc khác nghiên cứu phong tục tập quán của Tây Phương, trừ những trường học ở hải ngoại do người Da Trắng quản lư. Hoặc họ chấp nhận cho những «Kẻ Khác», nhưng là lớp người giàu có nhất đến học ở Oxford hay Paris. Nhưng hăy xem những ǵ xảy ra sau đó: sau khi đă học hành ở Tây Phương, họ sẽ trở về quê hương của họ và dùng sở học đó để tổ chức những phong trào theo trào lưu chính thống, v́ họ cảm thấy phải gắn bó với đồng bào của họ là những người không được học như họ. Dẫu sao đó cũng là chuyện cũ: Chuyện đă từng xảy ra là những nhà trí thức tranh đấu cho Ấn Độ được độc lập đều học hành tại Anh!

Thử tưởng tượng những tín đồ Hồi giáo theo trào lưu chính thống được mời học về trào lưu chính thống Ki-tô giáo (ở đây không phải là của Công giáo mà của Tin Lành Mỹ, vốn cuồng tín hơn người Ayatollah, ï đ̣i đưa ra khỏi trường học tất cả những sách tham khảo về Darwin). Tôi tin rằng việc nghiên cứu  nhân học về trào lưu chính thống nơi các dân tộc khác có thể giúp người ta hiểu rơ hơn bản chất của trào lưu chính thống nơi dân tộc ḿnh. Họ sẽ học về quan niệm của chúng ta về thánh chiến (có lẽ tôi sẽ giới thiệu cho họ những tác phẩm hay, kể cả những tác phẩm mới đây), và có thể nhờ cái nh́n kiểm thảo hơn, họ sẽ thấy được quan niệm về thánh chiến một cách đúng mức và khách quan tại quê hương họ.

UMBERTO ECO

 

(*) Chú thích: Umberto Eco là giảng sư về tín hiệu học tại đại học Bologne và cũng là một nhà văn.