Liên lạc Nhân Văn

Đại Học Nhân Văn. Tập San Nghiên Cưu Nghị Luận Định Hướng. Đại Học Hè & Tuần Lễ Xă Hội

Viết về vị thầy đáng kinh

 Giao Sư Bửu Cầm

Học tṛ cũ của thầy

Lê Đ́nh Cai, Ph.D.

San Jose, những ngày lạnh giá 2001

Lời người viết: Giáo sư Bửu Cầm là giáo sư bảo trợ luận án Cao Học Sử Học của người viết tại Đại Học Văn Khoa Sài G̣n khóa (1966-1968) cách đây hơn 35 năm. Trước đó thầy Bửu Cầm đă phụ trách môn Việt Văn tại trường Quốc Học Huế (1950-1956).

Giáo sư Bửu Cầm sinh năm 1920 tại thôn Vỹ Dạ - Huế mà nhà thờ Hàn Mạc Tử đă có lần ca ngợi:

        Sao em không về chơi thôn Vỹ

        Nh́n nắng hàng cau nắng mới lên

        Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

        Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

      Tuổi đời của thầy này đă ngoại bát tuần. Thầy là con đầu ḷng của thi sĩ Ưng Oanh và nữ sĩ Trịnh Thị Tố, thuộc ḍng dơi của Tuy Lư Vương Miên Trinh. Khi c̣n là một thanh niên mới 20 tuổi đầu, thầy đă là chủ biên của tờ tạp chí "Tinh Hoa Văn Tập" và tờ "Gió Lên" xuất bản tại Huế.

     Năm 1958, thầy được mời giảng dạy môn Lịch Sử Việt Nam, Ngữ Học Việt Nam, Triết Học Đông Phương tại trường Đại Học Văn Khoa Sài G̣n. Năm 1969 được phong Giáo sư Diễn giảng và được thăng lên Giáo Sư thực thụ Viện Đại Học Sài G̣n 3 năm sau đó. Thầy Bửu Cầm đă bảo trợ cho nhiều nghiên cứu, sinh soạn luận án Cao Học và Tiến Sĩ. Giáo sư cũng đă được mời dự nhiều hội nghị quốc tế về Trung Quốc Học và được cử tham gia Ủy Ban Hỗ Tương Thẩm Định Giá Trị Văn Hóa Đông-Tây của UNESCO và là thành viên của Phái Đoàn Giao Dịch với Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Đông Nam Á tại Nhật Bản.

       Những tác phẩm của thầy được xuất bản đủ các thể loại lên đến gần 20 đầu sách, chẳng hạn phần biên khảo có: Tống Nho, T́m Hiểu Kinh Dịch, Quốc Hiệu nước ta từ An Nam đến Đại Nam, Thư Mục về Nguyễn Du, Dẫn nhập Nghiên cứu chữ Nôm, Lam bản tác phẩm "Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du...; phần dịch thuật th́ có: Hoàng Việt Giáp Tư Niên Biểu, Hồng Đức Bản Đồ, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Đại Nam Hội Điển....; phần chú giải th́ có: Nam Cầm Khúc của Tuy Lư Vương, Hoài Cổ Ngâm của Tương An Quận Vương, Trăm Thương của Tương An Quận Vương...

        Giáo sư Bửu Cầm hiện đang sống tại Sài G̣n thuộc quận Tân B́nh với một trong những người con trai của thầy. Anh Vĩnh Cương và Vĩnh Tuấn con trai của thầy hiện ở bang Texas cho biết là sức khỏe của thầy nay yếu hơn thời gian trước rất nhiều (thầy nay đă 81 tuổi rồi).

                        ***

        Mùa Thu năm 1966, tôi rời Huế vào Sài G̣n để theo học ngành Cao Học Sử Học tại Đại Học Văn Khoa Sài G̣n sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Chương tại Đại Học Văn Khoa Huế.

      Với bức thư giới thiệu của một vị giáo sư Đại Học Huế, tôi đến nhà riêng của giáo sư Bửu Cầm để xin thầy nhận lời bảo trợ luận án Cao Học của tôi với đề tài "34 năm cầm quyền của chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)"

     Giáo sư Bửu Cầm là hậu duệ của ḍng dơi Nguyễn Phúc nên tôi hy vọng thầy sẽ chỉ dạy cho tôi được nhiều điều ngoài kiến thức uyên thâm Thầy. Tôi được nghe nhiều vị đàn anh cho biết là giáo sư Bửu Cầm rất nghiêm khắc và rất kén chọn môn đệ khi quyết định bảo trợ cho bất cứ sinh viên nào. Qủa thực ḷng tôi rất ái ngại và lo âu v́ nếu không được giáo sư giỏi bảo trợ th́ công tŕnh nghiên cứu của ḿnh chắc chắn sẽ gặp khó khăn mặc dù tôi có đủ tự tin vào sức ḿnh với văn bằng tốt nghiệp cử nhân hạng cao nhất ngành Sử học vào năm đó (1966).

     Trước mặt tôi là một vị thầy với đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng với nụ cười hiền ḥa khiến tôi quên đi hết mọi nỗi ngại ngần trong ḷng: "Thưa thầy, con vừa tốt nghiệp ở Huế, nay vào Sài G̣n để tiếp tục ghi danh theo ngành Cao Học Sử tại Đại Học Văn Khoa Sài G̣n. Con xin được thầy vui ḷng bảo trợ cho con. Con có mang theo đây thư giới thiệu của một vị giáo sư ở Huế".

     Sau khi đọc xong thư giới thiệu, giáo sư Bửu Cầm mỉm cười thân mật hỏi thăm gia thế của tôi cùng những vị đồng nghiệp của thầy ở ngoài Huế, đoạn thầy đi ngay vào vấn đề: "Anh chọn đề tài về chúa Nguyễn Phúc Chu là rất thích hợp và cũng là điều mà tôi rất quan tâm v́ đây là một trong những vị chúa có công khai sáng triều đ́nh nhà Nguyễn. Tôi nhận bảo trợ cho anh, một phần cũng v́ anh từ Huế vào mà nơi đó đă ôm ấp gần hết một phần đời của tôi, một phần v́ tôi tin vào sức học và nỗ lực t́m ṭi của anh."

      Tôi cảm thấy niềm sung sướng tràn ngập trong ḷng khi thầy tự tay rót trà cho tôi.... Ngoài trời cơn mưa đầu mùa vừa trút xuống với tiếng tí tách từ hàng hiên dội vào khiến tôi cảm thấy hưng phấn lạ thường....

     Thế là tôi đă trở thành sinh viên Cao Học Sử Đại Học Văn Khoa Sài G̣n với sự bảo trợ luận án của giáo sư Bửu Cầm từ ngày đó.

     Hơn hai năm trời từ đầu mùa Thu 1966 cho đến mùa Hè 1968, tôi đă gần gũi bên vị thầy bảo trợ của ḿnh. Ngày ngày làm việc ở các thư viện Quốc Gia, thư viện của Viện Khảo Cổ, thư viện của trường Đại Học Văn Khoa... hoặc theo học các giảng khóa bổ túc về phương pháp nghiên cứu. Đêm về tôi viết đề cương rồi xin được gặp giáo sư bảo trợ để thỉnh thị ư kiến. Rồi chương I, chương II... h́nh thành. Viết xong, ban đêm đến xin thầy đọc lại sửa chữa hoặc góp thêm ư kiến. Lần nào tôi cũng được thầy hết ḷng chỉ dạy với thái độ rất cởi mở và gần gũi. Những chương, những đoạn tôi viết xong thầy xem lại thật kỹ, ghi chú những đề nghị bổ sung sửa đổi ở bên lề trong bản nháp bằng mực đỏ rất rơ ràng; đôi khi thầy tự t́m cho những tài liệu mà không có ở bất cứ thư viện nào v́ nó thuộc phần gia phả hay tài liệu đầu tay mà con cháu thuộc ḍng chúa Nguyễn Phúc Chu đang lưu giữ...

       Dù thầy rất bận rộn với công việc giảng dạy tại trường và phải biên soạn các giảng khóa mới, nhưng thầy chưa bao giờ từ chối những giờ xin hội ư cùng thầy liên quan đến các chương, đoạn của công tŕnh biên khảo mà tôi đang thực hiện. Điều này khiến tôi cảm khích vô cùng và luôn nhớ măi trong đời.

      Những năm tháng miệt mài đi qua trong thầm lặng và kiên tŕ, cuối cùng luận án "34 năm cầm quyền của của chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)" đă hoàn thành và đă đệ tŕnh trước Hội Đồng Giám Khảo gồm giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, khoa trưởng Đại Học Văn Khoa Sài G̣n ngồi ghế chủ tịch với ba vị giám khảo là:

giáo sư Bửu Cầm, giáo sư Nghiêm Thẩm và giáo sư Phan Khoang vào cuối niên học 1967-68, được chấm đỗ với hạng B́nh với lời khen ngợi của Hội Đồng Giám Khảo.

      Ấn tượng mà tôi lưu lại măi trong ḷng về vị thầy đáng kính này là sự khoan dung độ lượng và ḷng tận tụy cho môn sinh mà nếu không có nó chắc chắn tôi khó ḷng hoàn thành con đường học vấn đă chọn. Những lần tôi đem các chương viết xong để xin ư kiến của thầy, thường khi phải mất một hai tháng các vị thầy bảo trợ mới trao lại cho sinh viên một hay hai chương đọc xong, thế mà tôi lại được hưởng cái may mắn là thầy đă giành ưu tiên để đọc, góp ư và chỉ thêm tài liệu tham khảo cho tôi để hiệu đính lại các chỗ sai lầm trong bản nháp. Sửa rồi, tôi đem lại thầy đọc lần nữa và thời gian chờ đợi của tôi lại được thầy rút ngắn dần... Thời gian chờ đợi với vị giáo sư bảo trợ xem bản nháp, sửa chữa, góp ư hay đề nghị thay đổi điểm này hay điểm khác... càng ngắn bao nhiêu th́ luận án càng chóng hoàn thành bấy nhiêu. Không có sự nâng đỡ, thương mến và động viên thường xuyên đó của vị thầy bảo trợ đáng kính, con đường học vấn của tôi chưa chắc đă gặp may mắn như ngày hôm nay.

     Thưa thầy,

     Sau hơn bảy năm tù tội trở về, khi măn hạn quản chế, từ vùng kinh tế mới Phú Cường, Đồng Nai con đă t́m cách lên Sài G̣n thăm lại thầy, vị thầy mà con không bao giờ quên được trên bước đường học hỏi, nghiên cứu của ḿnh.

     Thời gian trôi qua, thầy đă già hơn trước, chân thầy bước đă hơi run, vóc dáng thầy không c̣n mang đường nét thông thái ngày xưa nữa.... Sự khó khăn trong cuộc sống khi đổi đời đă làm lưng thầy c̣ng xuống với thời gian.

     Ngày con ra đi, rời bỏ Tổ Quốc vào đầu mùa Đông 1994, con đă cố gắng đến thăm thầy lần chót. Bấy giờ thầy đă 74 tuổi rồi, mắt thầy đă không nh́n được rơ, chân thầy bước run hơn và tóc thầy th́ trắng xóa. Con đă nắm tay thầy năn nỉ thầy cho con được đưa thầy đi đến một quá cà phê nhạc ấm cúng để thầy tṛ ngồi nhắc lại chuyện ngày xưa và để thấy tâm hồn thầy được trẻ lại, nhưng thầy đă mỉm cười từ chối: "Thầy đă già rồi anh Cai ạ. Thầy cảm ơn anh Cai đă đến thăm để từ giă. Qua bên đó, gặp lại anh chị sinh viên cũ cho thầy gửi lời thăm..."

     Bây giờ đă bảy năm, con lưu lạc trên xứ người và thầy nay đă 81 tuổi rồi. Cứ mỗi độ Xuân về chúng con lại nhớ đến h́nh ảnh của thầy và nhất là những ḍng chữ mà thầy đă cố gắng ghi trên giấy dù bàn tay không c̣n cầm vững cây viết:

       "Anh Kỹ, anh Diên Nghị, anh Cai thân mến,

      Tôi đă nhận được thư thăm hỏi của qúy anh. Tôi vô cùng xúc động, nhất là khi tuổi già bóng xế, vẫn c̣n được những người học tṛ cũ viết thư thăm hỏi. Đó là niềm an ủi lớn lao của tôi vào lúc này..."

      Thưa thầy,

      Trong ḷng con, mỗi khi hồi tưởng lại đoạn đường đă đi qua của tuổi học tṛ, của đời sinh viên, con nhớ lại rất rơ dáng nét của các vị thầy đă d́u dắt ḿnh, đă nâng đỡ ḿnh lên và đẩy ḿnh đi từng bước vững chắc trên con đường vạn dặm. Và, thầy là một trong những khuôn mặt rực sáng trong tâm tưởng của con mỗi lần hồi ức trở về, thầy là tấm gương trên con đường nghiên cứu Sử học mà con vẫn tiếp tục cuộc hành tŕnh trên xứ người cho đến tận cuối đời..."