Liên lạc Nhân Văn

Đại Học Nhân Văn. Tập San Nghiên Cưu Nghị Luận Định Hướng. Đại Học Hè & Tuần Lễ Xă Hội

TÍN ĐỒ HỒI GIÁO,
NGƯỜI ANH EM TÔI

* Pr TRẦN DUY NHIÊN

 

Nếu bạn bất chợt hỏi một người công giáo Việt Nam chữ ‘Hồi Giáo’ gợi lên trong đầu họ h́nh ảnh ǵ, hẳn nhiều người nh́n thấy cảnh tượng những chiếc máy bay đâm vào tháp đôi Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ngày 11 tháng 9, hoặc bức tranh tŕnh bày những phụ nữ trùm kín từ đầu đến chân bên cạnh những người đàn ông râu tóc xồm xoàm trông ‘ghê ghê’làm sao. Thế nhưng nếu bạn hỏi họ biết ǵ về tôn giáo ấy th́ họ sẽ nói rằng đó là một đạo thờ Allah mà vị giáo chủ là Mahomet. Chấm hết.
Hẳn rất nhiều người công giáo Việt Nam sẽ ngỡ ngàng khi cái đạo ‘dễ sợ’ ấy lại có hơn một tỉ tín đồ khắp nơi trên thế giới. Họ càng ngạc nhiên hơn nữa khi nghe người ta bảo rằng Hồi giáo có cùng một gốc với Công giáo và xem Abraham là tổ phụ của ḿnh; hoặc khi biết rằng Hồi Giáo xem Phúc âm là một sách mặc khải, hay kinh Coran nói nhiều về Đức Maria hơn là Tân Ước.
Cách đây mấy tháng, đi thăm một linh mục ngoài thất tuần, tôi nghe cha nói: “Hiện giờ tôi đang đọc kinh Coran. Thật là độc đáo và có nhiều điều đáng suy nghĩ. Cả đời linh mục tôi không có giờ để t́m hiểu những cái hay trong cuốn sách này”
V́ thế, để có một cái nh́n thực sự thông cảm với một tôn giáo bạn, một tôn giáo mà Giáo Hội công giáo luôn mong muốn được đối thoại trong t́nh anh em, thiết nghĩ nên nh́n lại một số điều căn bản về Hồi Giáo.
 
Nguồn gốc.
Hồi giáo bắt nguồn với Mahomet, mà trong tiếng Arập gọi là Muhammad, có nghĩa là ‘người đáng chúc tụng’. Ngài ra đời tại Mêca (La Mecque) năm 569. Tuy làø một người chăn chiên và một nhà buôn, ngài thường rút vào sa mạc để suy gẫm cầu nguyện. Lúc 40 tuổi, ngày 22-12- 609, sứ thần Gabrien hiện ra với ngài lần đầu tiên, rồi thường xuyên hơn trong những năm sau đó. Sứ thần báo cho ngài biết rằng Allah (Thiên Chúa) đă chọn ngài làm Sứ Giả (rasuâl) của Người giữa trần thế và đọc cho ngài những câu đầu tiên của Kinh Coran. Mặc khải này được kéo dài trong ṿng 23 năm. Ngài bắt đầu rao giảng tôn giáo mới của ngài là Islam (có nghĩa là thuần phục hay phó thác vào Thiên Chúa) và thành lập một cộng đoàn những người Muslim (người thuần phục Chúa). Tại Mêca, ngài bắt đầu bị các nhà lănh đạo bách hại nên ngài cùng với cộng đoàn ḿnh quyết định di cư. Đầu tiên họ đến Êthiôpia, sau đó đến ốc đảo Yathrib, và đặt tên nơi đây là Mêđina (thành phố), sau này người Hồi Giáo gọi là Madinat an-Nabi: Thành phố của vị Ngôn Sứ. Ngài đến Mêđina năm 622 và lịch Hồi giáo cũng bắt đầu từ năm ấy. Tại đây, ngài tổ chức cộng đoàn theo đúng mệnh lệnh của Thiên Chúa, được mặc khải qua kinh Coran, và phù hợp với những lời chỉ dẫn của Sứ Giả Người. Trong thời gian ở đây ngài phải tiến hành cuộc chiến đấu tự vệ chống lại người Qyraychites, những lương dân không chấp nhận tôn giáo của ngài. Sau 8 năm đấu tranh, ngài trở về Mêca năm 630, v́ giờ đây thành phố này đă chấp nhận tôn giáo mới. Khi về đến Mêca, ngài công bố ngay ơn toàn xá, thế là ngày hôm sau cả thành phố gia nhập Hồi Giáo. Ngày 04 tháng 06 (hoặc ngày 25 tháng 05) năm 632 ngài qua đời tại Mêđina. Đền thờ đựng lên nơi chôn cất ngài trở thành thánh địa thứ hai sau đền Kaaba tại Mêca.
 
Sách thánh và sách giáo lư.
 
Cuốn sách thánh căn bản của Hồi giáo là kinh Coran. Coran (từ tiếng Arập Qur’an có nghĩa là ‘bài đọc’) là một tuyển tập ghi lại những lời mà Thiên Chúa mặc khải cho ngài Mahomet tại Mêca từ 609 đến 622, và sau đó tại Mêđina. Sách này gồm 114 chương (surate), mỗi chương chia thành nhiều câu (verset). Chương ngắn nhất có 3 câu, chương dài nhất có 286 câu.
Đây là một ví dụ trích ở Surate 1 , cũng gọi là Fâtiha: “Ngợi khen Thiên Chúa Chủ Tể mọi Thế Giới, Đấng vô cùng Nhân Hậu, Đấng rất mực Nhân Hậu, Chúa tể trong ngày phán xét. Người là Đấng chúng con phụng thờ, Người là Đấng chúng con van xin cứu giúp. Xin dẫn chúng con trên đường ngay nẻo chính. Con đường của những kẻ được Người ban ân phúc. Không phải con đường của những kẻ bị Người trút cơn thịnh nộ hoặc con đường lầm lạc.”
Ngoài kinh Coran ra, Hồi giáo cũng công nhận những sách sau đây là sách thánh: Sách Torah (Ngũ Kinh trong Cựu Ước), sách Thánh Vịnh và bốn sách Phúc Âm, mặc dù họ cho rằng các sách thánh này đă bị Do Thái giáo và Kitô giáo tam sao thất bổn qua ḍng thời gian, và không c̣n giữ nguyên ư nghĩa ban đầu nữa.
Sách giáo lư căn bản gồm có cách sách Sunna, Chari’a và Fiqh
- Sunna: sách về truyền thống, nghĩa tiên khởi là ‘con đường’. Sách này ghi lại những giáo huấn của Ngôn Sứ Mahomet, lời nói và hành vi của ngài, và những ngày đầu của cộng đoàn tại Mêđina, (tương tự như sách Phúc âm và Tông đồ Công vụ Kitô giáo). Sách này dùng làm khuôn vàng thước ngọc cho đời sống đạo của tín đồ.
- Chari’a: Luật tôn giáo, bao gồm những qui định xuất phát từ sách Coran và Sunna. Các qui định này đề cập đến mọi khía cạnh đời sống cá nhân và tập thể của tín đồ Hồi giáo, và trở nên gần như một bộ luật dân sự của mọi cộng đồng Hồi Giáo. Sách này được nối dài bằng sách Fiqh, chỉ dẫn cách giải thích và áp dụng các qui định trong sách Chari’a.
 
Tín điều.
 
Mahomet không tuyên bố rằng ḿnh thiết lập một tôn giáo mới, nhưng chỉ đến phục hồi tôn giáo (= Hồi Giáo); cái tôn giáo muôn đời mà Thiên Chúa đă từng mặc khải trước đây qua các ngôn sứ của Người, nhưng nhân loại đă quên đi hoặc đă làm cho biến chất. Về điểm này, ngài cũng giống như Chúa Giêsu khi Chúa tuyên bố: “Thầy đến không phải để băi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải để băi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17). Abraham (Ibrâhim), mà Kitô giáo tôn vinh là ‘cha của những kẻ tin’, th́ được Hồi giáo xem là ngôn sứ hay sứ giả hàng đầu và được gọi là hanif, có nghĩa là một tín đồ tiêu biểu của tôn giáo tinh tuyền tiên khởi mà hiện nay Hồi giáo muốn thiết lập trở lại. Cùng với Abraham, Hồi giáo c̣n tôn kính các ngôn sứ Adam, Nôe, Môsê (Moussa), và nhiều ngôn sứ khác của Israen như: Davit, Salômôn, Êlia, Êlisê, Yob, Yona... cộng với vài ngôn sứ không có trong truyền thống Do Thái Kitô giáo như: Sâlih, Hud, Chu’aib...
Trong tương quan với Kitô giáo, th́ Hồi giáo tin như sau:
- Đức Giêsu. Con đức Maria (Issa ibn Maryam) giữ một vị trí ưu tuyển trong hàng ngũ các ngôn sứ. Hồi giáo gọi ngài là ‘lời và thần khí của Thiên Chúa’, nhưng không công nhận ngài là Thiên Chúa, mà chỉ xem là ‘tôi tớ’ (abd) đồng hàng với các tiên tri và sứ giả khác, nghĩa là đồng cấp bậc với Abraham, Môsê, Êlia, Mahomet...
- Đức Maria. Kinh Coran đề cập đến Đức Maria nhiều hơn Phúc Âm. Bà là người được Thiên Chúa tuyển chọn ‘trên hết mọi người nữ trong vũ trụ’, và được tôn sùng như là Mẹ của mọi Kẻ Tin. Nhờ thiên sứ thổi hơi lên Bà mà Bà được mang thai. Hồi giáo là tôn giáo duy nhất không phải là Kitô giáo mà nh́n nhận rằng Đức Giêsu chào đời một cách mầu nhiệm từ một người nữ đồng trinh và ngài không có cha. Đức Maria sinh con ở gốc một cây cọ và, ngay khi vừa ra đời, Đức Giêsu đă cất tiếng nói để khẳng định sự tinh tuyền của mẹ ḿnh. Trong kinh Coran, và trong niềm tin Hồi Giáo, không hề có sự hiện diện của thánh Giuse.
- Mahdi. Theo kinh Coran, Đức Giêsu không bị người đời giết chết, v́ họ chỉ đóng đinh cái h́nh bóng của thân thể ngài mà thôi. Ngài được đưa về trời, và sẽ trở lại vào ngày sau cùng. H́nh ảnh của Đấng tái lâm thường được đồng hóa với Mahdi, là Đấng sẽ xuất hiện vào thời viên măn để chống lại sự dữ do Dajjal (kẻ phản Kitô) chủ xướng và cầm đầu. Một số truyền thống cho rằng chính Đức Giêsu sẽ là Mahdi. Có một câu trong Phúc Âm gây bàn căi trong các môi trường Hồi giáo và Kitô giáo. “Thầy sẽ phái đến cho các con đấng Yên Ủi (paraklètos)” (Ga 16,,7). Theo các nhà chú giải Kitô giáo th́ Mahomet là Đấng được Đức Kitô phái đến. Họ lư luận rằng paraklètos cũng gần như là periklutos (= sáng láng); mà Mohamet hay Muhammad th́ đồng nghĩa vời Ahmad, có nghĩa là ‘Rất Sáng Láng’. Nhưng các nhà chú giải Hồi giáo cho rằng Mohamet chính là vị Ahmad đă được ghi trong chương 61 câu 6 của Kinh Coran, chứ không liên quan ǵ đến đấng paraklètos của Kitô giáo.
Ngoài những gương mặt lớn trong Phúc Âm Kitô giáo, kinh Coran c̣n nhiều lần nhắc đến Gioan Tẩy giả (Yahya). Kinh Coran cũng thừa nhận rằng tín hữu Do Thái giáo và Kitô giáo là ‘dân Kinh Thánh’ (ahl al-kitâb), do đó họ được thông phần cứu rỗi và có một vị trí đặc biệt trong xă hội Hồi giáo, nhưng đồng thời họ bị trách cứ là đă xa ĺa truyền thống của ḿnh và đă làm hỏng sách thánh.
 
Giữ đạo
 
Tín đồ Hồi giáo muốn giữ đạo cho hoàn hảo th́ phải tuân giữ 5 điều buộc, hoặc dựa vào 5 trụ cột (arkân) sau đây:
1. Tuyên xưng đức tin (chahâda): Nghĩa là đọc lời sau: “Chỉ có Thiên Chúa là Đức Chúa duy nhất; và Mahomet là sứ giả của Người”. Câu tuyên xưng này xác định sự khác biệt dứt khoát giữa Đấng Tuyệt Đối và mọi cái tương đối, đồng thời giúp con người có thể qui hướng về Chúa. Mức độ thánh thiện của tín đồ tùy thuộc vào ḷng chân thành của họ khi đọc lời kinh này, và nhờ đó họ được hưởng thiên đàng.
2. Cầu nguyện (çâlat): Đây là cách cử hành phụng vụ duy nhất của người Hồi Giáo. Kinh nguyện được thực hiện mỗi ngày năm lần: sáng, trưa, chiều, tối, khuya. Đến giờ, tín đồ phải làm nghi thức tẩy uế bằng nước, và nếu không thể có nước th́ dùng cát hoặc đá. Kế đến quay về hướng Mêca và đọc một số kinh trích sách Coran. Trước khi đọc kinh, nếu ở trong đền thờ, th́ người chủ sự xướng lên: “Allah là Đấng vĩ đại nhất. Tôi tuyên xưng rằng không có Chúa nào ngoài Thiên Chúa. Tôi tuyên xưng rằng Mahomet là sứ giả của Người. Hăy đến mà cầu nguyện. Hăy đến hưởng ơn cứu độ. Allah là Đấng vĩ đại nhất. Tôi tuyên xưng rằng không có Chúa nào ngoài Thiên Chúa” (Hiện nay, câu này được thu băng và phát ra trên loa phóng thanh trước mỗi giờ kinh cho mọi người nghe).
3. Ăn chay tháng Ramadan (tháng 9 của lịch Hồi Giáo): Trong suốt một tháng, các tín đồ phải giữ chay như sau: từ lúc hừng sáng đến sau khi mặt trời lặn, họ không ăn, không uống, không hút thuốc, không buông ḿnh theo thú vui xác thịt. Trong thời gian này, nên đọc những kinh đặc biệt và đọc toàn bộ kinh Coran. Trẻ em, người già, người bệnh, và phụ nữ mang thai được miễn giữ chay.
4. Đóng góp theo luật (zakât): Đây là hành vi tôn giáo để biểu lộ t́nh liên đới giữa anh chị em đồng đạo. Chỉ có công dân nào theo Hồi Giáo mới đóng góp phần này để sử dụng làm quỹ tương trợ xă hội. Đối với vàng bạc, hàng hoá hay tiền lời trong doanh thương th́ đóng 2.5%, nếu sử dụng phương tiện sản xuất hay chăn nuôi th́ đóng 5%, đối với sản phẩm nông nghiệp hay thú vật chăn nuôi th́ đóng 10%.
5. Hành hương tại thánh địa Mêca.(Hadj)
Trước khi Hồi giáo ra đời th́ đă có một truyền thuyết như sau: Đền thờ Kaaba tại Mêca trước đây được Adam xây dựng, nhưng đă bị trận đại hồng thủy cuốn trôi. Abraham đă xây dựng lại và Mahomet biến thành nơi thờ phương tôn giáo độc thần tinh tuyền mà bao nhiêu thế hệ đă lăng quên. Đền thờ này được gọi là ‘Ngôi nhà của Allah’. Viên đá đen mà sứ thần Gabriel từng trao cho Abraham được gắn vào bức tường phía đông nam. Trên nguyên tắc, bất cứ người Hồi Giáo nào có khả năng đều phải thực hiện cuộc hành hương này. Cuộc hành hương Hadj biểu trưng cho hành động trở về với trung tâm của mọi sự. Tín đồ phải đến đấy trong tinh thần cầu nguyện và sám hối để được thứ tha và đổi mới đời sống. Khi bắt đầu đặt chân đến Mêca, tín đồ không c̣n được cao râu, xức dầu thơm, hay làm một hành động bạo lực nào. Những nghi lễ tại trung tâm hành hương kéo dài 12 ngày. Sau đó người hành hương nên đi viếng thánh địa thứ hai là đền thờ Mêđina, nơi chôn cất ngôn sứ Mahomet. Nếu có thể được th́ c̣n đi viếng thánh địa thứ ba là Đền Thờ Giêrusalem và sau đó đến Hêbrôn là nơi chôn cất Abraham, ‘người bạn của Thiên Chúa’ và ‘người cha của tôn giáo độc thần’.
 
Kitô hữu học được ǵ ở Hồi Giáo?
 
Khi nhận ra tín đồ Hồi giáo là anh em cùng một tổ phụ với ḿnh, người công giáo Việt Nam thấy có nhiều điều để học hỏi nơi họ, thậm chí nhiều hơn nơi các tôn giáo đă từng thâm nhập ít nhiều vào máu huyết ḿnh, như Phật Giáo, Khổng Giáo và Lăo Giáo. Theo quan điểm Hồi giáo, loài người được Thiên Chúa toàn năng ủy thác (Khalifah) để coi sóc muôn loài thọ tạo. Họ chỉ có thể chu toàn nhiệm vụ ḿnh bằng cách tiếp tục công tŕnh sáng tạo qua cuộc đấu tranh chống lại nghèo đói và bóc lột để xây dựng một xă hội công bằng: đấy là chiều kích giải phóng của tôn giáo này. Quan điểm về sự Thuần Nhất (Tawhid), nghĩa là tương quan với một Thiên Chúa duy nhất, giúp con người có được cảm thức rằng ḿnh được b́nh đẳng và tự do.
Hồi giáo nhấn mạnh đến vai tṛ của tôn giáo trong chính trị. Dưới góc độ Hồi giáo, tôn giáo tự bản chất phải gắn liền với xă hội và mục đích chủ yếu là thay đổi xă hội hơn là thay đổi con người. Một người thực sự đạo đức, nghĩa là đă từng cảm nghiệm Allah, th́ sẽ t́m cách loan truyền sứ điệp hiệp nhất, yêu thương và công b́nh của Người. Khi một chính thể đi ngược lại với quan điểm về xă hội của Allah, th́ tín đồ phải phê phán và chống lại chính thể đó. Những giá trị mà Ngôn Sứ Mahomet thiết tha nhất, đó là sự hiệp nhất với Thiên Chúa, Thánh ư Chúa và t́nh huynh đệ giữa người và người. Tất cả những điều này thật là gần gũi với Tin Mừng Kitô giáo.
 
Phải chăng Hồi Giáo yêu thích bạo lực?
Khi thoáng nh́n lại một vài điểm trong giáo lư và cách giữ đạo của Hồi giáo, ta bỗng cảm thấy hụt hẫng v́ h́nh như những điều ấy mâu thuẫn với những ǵ mà thế giới truyền thông đang cho chúng ta biết về Hồi Giáo.
Jacques Rollet, một thần học gia công giáo giảng dạy tại đại học Rouen, đă có lần viết như sau: ‘Từ ngày Mahomet xuất hiện, Hồi giáo chỉ có biết đi chinh phục mà thôi. Chính Mahomet từng là một chiến sĩ, một người đi chinh phục; Chúa Giêsu chưa bao giờ cầm gươm đi đánh ai. Sự khác biệt giữa hai vị giáo chủ này là tự căn bản. Từ ngày khai sinh, vào thế kỷ thứ VII, và chỉ trong một thời gian ngắn, vẻn vẹn hai hay ba thế kỷ, Hồi giáo đă lan tràn khắp nơi. Chính chiến thắng quân sự giúp người Hồi giáo thời trung cổ tin rằng tôn giáo của ḿnh là chân lư. Và tư tưởng này ngày nay vẫn không thay đổi: Hồi giáo cho rằng ḿnh không c̣n là Hồi giáo nếu không chiến thắng bằng quân sự. V́ thế, không ǵ có quyền cản trở bước chân của Hồi giáo”.
Thật là xót xa! Cứ đổi chữ ‘Hồi giáo’ thành ‘Công giáo’ trong ba câu cuối ở trên đây, th́ lời buộc tội của một thần gia Công giáo đối với Hồi giáo sẽ vừa sít với những lời mà nhiều người ở Việt Nam từng buộc tội Công giáo.
Ta hăy đọc câu sau: “Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ trao (các dân tộc) cho anh em và sẽ làm cho chúng vô cùng hoảng sợ, cho đến khi chúng bị tiêu diệt. Người sẽ trao các vua của chúng vào tay anh em, anh em sẽ làm cho tên chúng biến mất không c̣n dấu vết trong thiên hạ, và không ai sẽ đứng vững được trước mặt anh em, cho đến khi anh em tiêu diệt chúng”. Lời kêu gọi diệt chủng này phải chăng rút ra từ kinh Coran? Thưa không! Đó là một câu Kinh Thánh Kitô giáo (Đệ Nhị Luật, 7, 23-24).
Lời kêu gọi này phải chăng là nguyên do cho các cuộc Thập Tự chinh từng xảy ra trong lịch sử, cộng với những cuộc xâm lăng thực dân của các xă hội Kitô giáo đối với những nước Á Phi? Vô lư!... Thế th́ v́ sao những cuộc khủng bố ở Mỹ và Israen lại khiến người ta buộc tội Hồi giáo, là tôn giáo của hơn một tỉ người?
Vâng, có những con người cực đoan... Trong xă hội nào, trong thể chế nào, trong tôn giáo nào cũng có những kẻ cực đoan. Chẳng những họ gây đau khổ cho người khác mà c̣n gây phiền muộn cho chính cộng đồng của ḿnh. Và điều này đang xảy ra đối với Hồi Giáo.
Thế nhưng ngay cả đối với những người Hồi Giáo cực đoan, ta có dễ dàng lên án họ chăng? Cụm từ ‘Hồi giáo cực đoan’ đă mang âm vang như một tiếng chúc dữ. Thật ra Hồi giáo cực đoan là những người muốn thật sự trở về cội nguồn (fondamentaliste - fondement), những người muốn trở lại với giáo huấn tinh tuyền của Ngôn Sứ Mahomet; và v́ thế, họ không chịu thỏa hiệp với bất cứ một cạm bẫy nào của thế gian mà quên đi điều duy nhất cần thiết, đó là ‘chỉ có một ḿnh Chúa là Thiên Chúa thôi!’. V́ niềm tin ấy, họ sẵn sàng hy sinh mạng sống cho đồng loại của ḿnh, những người đă bị cúi đầu dưới quá nhiều Chúa mới, được gói ghém trong những chiếc áo mỹ từ: Toàn cầu hóa, hiện đại hóa, công nghiệp hoá, công b́nh, tự do, dân chủ...
Trong một thế giới mà con người mất đi mọi cột mốc để sống với chiều kích vô biên th́ những chủ nghĩa cực đoan dễ t́m được tín đồ cho ḿnh.
Và v́ thế, ngay cả đối với những người Hồi giáo cực đoan, Đức Tin Kitô giáo cũng đ̣i buộc ta thực sự nh́n ra nơi họ những người anh chị em của ḿnh.