Liên lạc Nhân Văn

Đại Học Nhân Văn. Tập San Nghiên Cưu Nghị Luận Định Hướng. Đại Học Hè & Tuần Lễ Xă Hội

Hướng Đạo Trại,

Hướng Đạo Nhà

Một vài cảm nghĩ

nhân dịp Trại Thẳng Tiến VII

* TS Bửu Sao

 

Từ ngày nhập cuộc chơi hướng đạo năm 1942 đến trại Thẳng Tiến VII năm 2002, tính ra  đúng sáu con giáp! Nay cựu đội trưởng đội Ong tôi cố vác “ơ70 bó” đến Camp Strake Houston để nhập cuộc chơi hướng đạo. Nếu cần bảo vệ cái xuân sắc rời rạc của ḿnh đến đâu th́ rồi cũng vẫn phải lănh hai chữ “old people” từ miệng thế hệ trẻ rót vào tai. Phủ nhận cái thực tế bẽ bàng này để mà chi! Điều cần thiết là tinh thần hướng đạo được giữ y nguyên trong cuộc hạnh ngộ giữa hai đám già trẻ. Nhưng rồi giữa ba thế hệ hiện có mặt vẫn c̣n khác nhau ở một điểm: giới “old people”ơ chúng tôi vẫn muốn bảo vệ cái bề thế trưởng niên của ḿnh trong bộ phục hướng đạo cố hữu: cái đùi thước mốt, cái khăn quàng xám, cái cầu vai mầu, cái huy hiệu đúng quy tắc. Các trưởng vong niên này “ơcắm thẳng ḿnh”ơ như  những cột mốc chỉ con đường trí tuệ trước các đôi mắt thoáng nh́n tinh nghịch của giới trẻ. Giới này nay muốn chơi hướng đạo thoải mái, không câu nệ h́nh thức: nào sơ mi ngắn, dài, xanh, trắng đủ loại, T shirt logo vẽ vời đủ kiểu, quần xà lỏn Bermuda, gin dài xanh, xám, đen, vàng bất kể. Đi diễn hành th́ mạnh ai nấy tiến, không cần có hàng ngũ on đơ ǵ nữa.

Tôi bèn sực nhớ lại 60 năm trước đây, các hội đoàn thành phố Huế diễn hành trong các dịp lễ lớn trước điện Phu Văn Lâu, nổi bật lên là 12 đoàn hướng đạo Thừa Thiên trong bộ phục đúng chuẩn tắc, nón lá Huế, sơ mi màu củ nâu, tua cầu vai, khăn quàng, quần kaki cụt, huy hiệu đầy ḿnh. Khi chui qua đường hầm cửa Thượng Tứ tức th́ các trưởng hô lớn: “ơhướng đạo sắp!” hàng trăm tiếng đáp lại: “Sẵn!”. 12 đoàn chui qua, 12 lần hô rập nhịp vang dội khắp phố phường. Mấy ông quan Tây ngồi trên khán đài danh dự cứ việc lắc đầu, tặc lưỡi: liệu một biến cố nào sắp xẩy ra đây chăng? Bộ đồng phục có hiệu năng khẳng định chỗ đứng của một tổ chức lớn. Bộ phục hướng đạo lại c̣n khẳng định vai tṛ giáo dục của tổ chức này trong xă hội.  Vào dịp lễ Saint Georges, bổn mạng hội Hướng Đạo Thế Giới, suốt trọn tuần, các hướng đạo sinh lớn nhỏ, không trừ một ai, phải “ơthắng”ơ bộ phục hướng đạo: từ nhà đến trường, cho đến các nơi công cộng. Tiêu biểu nhất là trường Thiên Hựu Học Đường, Providence. Trong lớp, vào dịp này, tôi mới biết th́ ra thằng Tiến, thằng Dũng, thằng Anh, thằng Lễ ... đều cùng chơi hướng đạo như ḿnh cả! Ai mà ngờ được? Rồi mấy đứa kia khi nh́n tôi chắc lại cũng nghĩ như thế. Lớp sixième tôi có 32 mống th́ đến hơn một nửa là hướng đạo sinh thuộc nhiều đoàn khác nhau. Trong đám các thầy cô: có cha Lefas, tuyên úy hướng đạo dạy môn latinh cũng mang khăn quàng, huy hiệu hướng đạo, các ông Niedrish, Tạ Quang Bửu với bà Chennevier, người dạy toán, kẻ dạy Pháp văn, sử địa, cũng thắng lên bộ đồng phục HĐ. Như thế, cứ vào tuần lễ Saint Georges là mấy thằng nhóc HĐS lo sợ bị gọi lên bảng trả bài. Mấy ngoe đă “ơsắp sẵn”.. để được lănh điểm trên trung b́nh, khỏi bị chê là hướng đạo sinh cà chớn. Đấy là chuyện ở trường.

Khi về đến nhà th́ đà thấm mệt: quanh năm, hai ông anh vốn cũng đă chơi hướng đạo nên biết rơ mọi hiểm hóc của cuộc chơi, nay quen dùng một vài điều khúc mắc của “luật rừng Akela” quần thằng nhỏ, không tha thứ.

 - Nè cậu hướng đạo sinh, đă học thuộc bài chưa đấy?

Rồi cứ mỗi lần muốn sai khiến việc ǵ th́ các ”ơtrưởng tại gia”ơ này chỉ việc đưa ra mấy chữ B.A. (bonne action, việc thiện) hay V.P(visage pale, mặt tái) mà phán:

- Nè nhỏ, hôm nay đă làm cái B.A. nào chưa? Đă mở gút thắt mùi xoa chưa đấy?  

- Dạ rồi! 

- Thôi đi! coi chừng lại chườn cái mặt V.P. ra đấy! Nè đây, một B.A.: cưỡi xe đạp đi mua một xách nước đá mau lên!

V.P., một lời mắn độc địa trong cuộc chơi hướng đạo, ám chỉ những thằng nói láo, trái với điều luật thứ nhất: “ơHướng đạo sinh trọng danh dự để người ta tin cẩn”.  Cũng do hai chữ V.P. này mà xảy ra bao nhiêu là vụ ẩu đả trong các giờ chơi đá bóng, chơi bi, ngay cả trong các dịp đi trại. Tại trại, khi nh́n thấy cái khăn quàng ai chưa mở gút thắt là biết chú này chưa làm B.A. Tại nhà, cái gút thắt khăn mùi xoa luôn luôn trong túi thay thế khăn quàng cổ để liên tục nhắc nhở. Bộ phục hướng đạo là dụng cụ có hiệu năng mà các huynh trưởng, các cha mẹ, thầy cô đă dùng để dạy dỗ con em. B.A., V.P. là những câu thần chú đầy phù phép trong việc khuyến dụ trẻ nít. Đó là chuyện thời trước. C̣n bây chừ th́ sao? Bộ phục hướng đạo có c̣n được dùng làm phương sách giáo dục con em nữa chăng? Cứ nh́n vào tác phong đoàn hướng đạo Hoa Kỳ trong đám 1500 hướng đạo sinh tại trại Thẳng Tiến VII th́ rơ biết, dưới mắt những nhà mô phạm c̣n muốn câu nệ h́nh thức.  Tôi tin rằng nếu ghép thêm vào bộ phục mấy chữ B.A., V.P. th́ đấy vẫn c̣n là những huấn cụ đầy hiệu năng trong ngành giáo dục đương đại. Tuy nhiên, đấy chỉ là những cung cách bên ngoài, trong khi mà định nghĩa của từ kép giáo dục là khắc phục con người từ bên trong để cải thiện. Liệu các trưởng Việt Nam thời nay có những phương sách tân tiến hơn trong ngành giáo dục con em chăng? Nghĩ cho cùng, phân biệt bộ phục và thường phục tức là mặc nhiên phân biệt hai môi trường sống: môi trường của cuộc chơi hướng đạo, và môi trường trong cuộc sinh hoạt thường ngày. Sự phân biệt này chừng như không đi đôi với phương pháp giáo dục toàn diện. Nếu bộ phục không tạo ra con người hướng đạo cũng như “l’habit ne fait pas le moine”, th́ cứ việc để các em thoải mái ăn vận như ư muốn của chúng đi! May ra như thế liệu có thể phá được cái rào ngăn giữa cuộc chơi hướng đạo và cuộc sống thường nhật chăng? Trong dịp trại Thẳng Tiến VII h́nh như các thiếu sinh hướng đạo đă trả lời cho câu hỏi đó.

Dịp trại này đă biểu lộ được nhiều đức tính đặc thù của giới trẻ Việt Nam thời hậu chiến. Đấy là bản tính lanh lẹ, bộc trực, đi đôi với khả năng hội nhập và hấp thụ nhanh chóng trong các lĩnh vực kỹ thuật và truyền thông do nhu cầu phải bắt kịp tiến bộ và chuyển hóa trong mọi ngành. Lắm lúc các vị lớn tuổi cũng nên nhận từ giới trẻ một vài nhắc nhở về các nguyên tắc ngay trong lĩnh vực chuyên nghiệp của ḿnh. Ngược lại, khả năng hấp thụ nhanh chóng của giới trẻ cần phải được sánh đôi với kinh nghiệm, một thành tố đ̣i hỏi vấn đề thời gian. Những nguyên lư các em học được trong sách vở, khi va chạm với thực tế thường nảy ra những biệt lệ chỉ có thể nhận thức được với một bồ kinh nghiệm sống. Sự quân b́nh trong phán đoán về mọi sự kiện trong cuộc sinh hoạt thường ngày chỉ có thể đạt được với những kinh nghiệm được gặt hái qua thời gian. Trong một cuộc họp lớn, khi đề cập đến vấn đề liên hệ đến kỹ thuật tổ chức, một nữ trưởng trẻ tuổi đă lên bục « ơ trả bài »ơ rất thông suốt về sự đ̣i hỏi thiết lập ngân sách sinh hoạt cộng đồng: một yếu tố tối cần thiết trong mọi tổ chức. Bài phát biểu này nhắm đúng vào một trưởng niên có trách nhiệm lớn trong cộng đồng, ngoài đời lại là một chuyên gia cao cấp trong ngành sinh hoạt kinh tế, ngân hàng. Cố nhiên vị này đă quá quen thuộc về các vấn đề liên hệ đến ngân sách. Thoáng nh́n cái mỉm cười của vị trưởng niên đó, tôi thấy h́nh như trưởng đang nhép miệng cười thầm khẽ bảo : « fais ce que je dis! Ne fais pas ce que je fais! » (hăy làm như ta nói, chớ làm như ta làm). Câu này thường do những người lớn tuổi, bị hố trong lối hành xử của ḿnh bèn thốt ra trước một phản ứng bộc trực của giới trẻ. Lắm lúc đấy chỉ là một lời đôi chối bâng quơ để chạy tội. Nhưng từ miệng những nhà mô phạm, câu này bao hàm ư nghĩa của một bài học về kinh nghiệm sống trước những trường hợp khúc mắc cần phải được giải quyết với uyển chuyển.

Từ bài học thuộc ḷng trên ghế trường đến giai đoạn thực hành trên các nẻo đường đời, giới trẻ phải trải qua nhiều giai đoạn ăn thua ch́m nổi, trials and errors, nên cần có đủ khiêm tốn và kiên tŕ để khám phá và chấp nhận những luật chơi với những biệt lệ của nó. Đấy vốn là nguyên lư sinh hoạt trong cuộc chơi hướng đạo.