Liên lạc Nhân Văn

Đại Học Nhân Văn. Tập San Nghiên Cưu Nghị Luận Định Hướng. Đại Học Hè & Tuần Lễ Xă Hội

Tôn Nữ Lệ Ba

 Và Truyện Kiều

Một Phương Thức Truyền Cảm Độc Đáo

Tường thuật một dịp nói chuyện

 

Lời người viết :

 

  Giờ đây, tại hải ngoại, ‘’hiện tượng Lệ Ba’’ đă biểu hiện như một sự kiện văn hóa mới. Tại nhiều nơi từ Paris đến California, Houston, Orlando, rồi sắp tới, lại California, Washington và Melbourne, cùng dần dần đến những nơi khác, đă có và sẽ c̣n có nhiều người đam mê; dường như họ đang thả hồn trong mơ  hướng về bờ Hương Giang xứ Huế theo nhịp 14 điệu ca ngâm Kiều kiệt xuất của Lệ Ba. Nhân dịp đến thành phố Orlando theo lời mời của Hội Đồng Hương Huế và Thân Hữu, Công Huyền Tôn Nữ Lệ Ba, nữ nha khoa bác sĩ, hành nghề tại Toronto, đă dành cho tôi một buổi nói chuyện và một bài viết liên hệ đến ba màn tŕnh diễn Truyện Kiều trong dịp đó. Dưới đây tôi xin ghi lại một vài điểm chính nhằm chuyển đạt cái thông điệp của Lệ Ba từ cuộc tŕnh diễn Truyện Kiều đến quư vị độc giả.

               

Bửu Sao:- Cám ơn Lệ Ba đă dành cho  Cộng Đồng Orlando một dịp trở về nguồn văn hóa dân tộc với ba màn tŕnh diễn Truyện Kiều rất đặc sắc chiều hôm qua. Vậy, để vào đề, chú xin hỏi: cơ may nào đă khiến Lệ Ba tự tạo được một hoạt cảnh lạ lùng và hấp dẫn như rứa?

Lệ Ba:- Thưa chú, cháu đă quen nghe các chị ngâm Kiều từ thuở nhỏ. Lại nữa, cháu có chịu âm hưởng chút ít của gia sư các anh chị là Huy Cận, hồi đó học sinh đệ nhất trường Khải Định, cùng với người bạn là Xuân Diệu. ‘’Ngôi nhà học’’ sau vườn nhà ba mẹ xây làm chốn đèn sách cho các con đă biến thành một ‘pḥng văn’’ quanh năm  rộn rịp: nào tiếng dạy, tiếng học, ... và tiếng thơ, khiến gịng Hương giang cũng dường như cuốn theo gịng Tương của nàng Kiều vậy.

Bửu Sao: - Dù đấy chỉ là một ‘’Gịng Sông Quá Giang’’như Lệ Ba đă từng nói? Trong bài viết dưới nhan đề này Lệ Ba kể:’’con Mèo con lên 5, hai chân... trước khoanh tṛn trước ngực, đọc như bị ma đuổi tràng Kiều 108 câu mỗi khi bị ba mạ bắt ra ‘’triển lăm con Mèo thuộc Truyện Kiều’’ trước các bằng hữu’’. Làm sao từ 5 tuổi Lệ Ba đă học thuộc được 108 câu thơ Kiều vậy?

Lệ Ba: -  Cái ‘’Ngôi nhà học’’ sau vườn nhà số 17 đường Khải Định thời đó chính là nơi Con Mèo được (hay bị) học thuộc ḷng đoạn Kiều định mệnh đó chú!

Bửu Sao: -  Nhưng v́ răng mà ‘’Gịng sông của Nàng Kiều thời ấy đă là ‘’gịng sông quá giang’’ thôi?

Lệ Ba: - Vào năm 1964 th́ cả gia đ́nh vào Sài G̣n. Cháu như bị bứng lên thật cao, rồi thả xuống bồng bềnh như không trọng lượng. Khi cháu ra đi, gịng sông Hương và mối t́nh học tṛ đầu đời thơ mộng đă ở lại...

Bửu Sao: - Đă ở lại như ‘’ ... quán đời mở ḷng đón những người con Việt trọ qua đêm trước ngày bôn ba Đời nhập cuộc. Huế đă ân t́nh nhưng không giữ chân ai.’’ Lệ Ba viết như rứa đó, Nhưng  nay, CD Kiều mà Lệ Ba vừa cho ra  là một thành công nghệ thuật tuyệt vời, một sự kết hợp tài t́nh, nghệ thuật âm thanh, hồn nhạc Việt và tâm thức Việt Nam. Mười bốn điệu ca ngâm Kiều của Lệ Ba trong ấy như là thôi thúc mỗi một người Việt ly hương trở về nguồn, với xứ Huế, với con người Huế, với cảnh vật Huế, tiếng nước tôi, văn hóa nước tôi. Làm sao giải thích được cái phương thức truyền cảm độc đáo của Lệ Ba qua truyện Kiều vậy?

Lệ Ba: - Con mèo xa Huế, nhưng mang theo cả chiếc nôi thơ ấu...và chuỗi 108 câu thơ Kiều đậm nét. Bây giờ, khi nhẩm lại từ sau câu ‘’Ngày xuân con én đưa thoi’’ đến ‘’Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa’’ th́ chính cháu cũng không hiểu là duyên nợ ǵ mà bấy giờ ḿnh thuộc trọn cái đoạn Thăm mả Đạm Tiên ấy. Vào năm đệ nhất, nhân dịp ông Doăn Quốc Sĩ diễn thuyết ‘’Tiếng Đàn Thúy Kiều’’ tại trường Đại Học Văn Khoa Sài G̣n, cháu đă ngâm các trích đoạn Kiều nối dài 108 câu của tuổi lên 5, khi lần theo những tiếng đàn trong đời Kiều mà nhà văn say sưa tṛ chuyện. Đến gần nửa thế kỷ sau, khi vết chân Mèo đă vươn tới chân trời, sang Canada hành nghề Bác sĩ Nha khoa, th́ nấm mồ định mệnh mà cuộc viếng thăm  đă hơn một lần đứt, nối, lại đă thôi thúc nhức nhối bật thành giọng ngâm. Cháu dường như mơ hồ cảm thấy một mối giao t́nh đă nối Kiều vối Huế, với gịng sông Hương, xứ Huế.

Bửu Sao: - Mà chú nghĩ đó là mối giao t́nh khá kỳ lạ giữa một giọng ngâm với Thi Sĩ. C̣n những người bách tánh tục tử như chú, từ trước đến nay có đọc qua Truyện Kiều một vài bận mà chưa cảm nhận được một dư vị ǵ đặc biệt cả. Thế mà bây giờ, qua ba màn tŕnh diễn Truyện Kiều trên sân khấu, Lệ Ba đă lôi cuốn chú vào một tiến tŕnh học hỏi, t́m hiểu, khảo sát Truyện Kiều và đời sống của Nguyễn Du, như đă buộc chú đọc lại từng câu, kèm theo bên góc bàn viết cuốn từ điển Truyện Kiều để khám phá được cái thần của từng chữ. Lệ Ba giải thích cái hiện tượng đó cho chú đi.

Lệ Ba: - Chú ơi! Cháu cũng không hiểu nữa. Cháu ngâm Kiều, diễn Kiều dường như nhập đồng. Có một cái ǵ đó bắt ḿnh phải làm thôi, không tránh được; như kiểu một trạng thái ‘’ mờ mờ nhân ảnh’’ vậy. Cháu bao năm lớn lên bên bờ sông Hương; qua lại soi bóng trên sông ngàn vạn bận, mà phải tận bây giờ, khi đă xa Huế, mới tận hiểu được tấm ḷng của Huế, của ‘’ḷng sông’’ - ḷng của ‘’con sông - quá giang’’ đó. Trong hai ḷng bàn tay nay bụm đầy nước sông Seine, sông St Laurent... thế mà nỗi mơ ước mỗi ngày một trở thành da diết hơn bao giờ hết. Trong từng khoảnh khắc, đất nước lại chỉ là cố đô Huế.

Bửu Sao: - Thế c̣n đâu Truyện Kiều được sáng tác tại đất Bắc? đất Nghệ Tĩnh? như có người nói. Tại sao mỗi khi nói đến Truyện Kiều là Lệ Ba nhắc lại cố đô Huế?

Lệ Ba: - Thưa chú: Người thơ ấy, cái hồn dân tộc ấy, phải cũng đă ghé chân qua Huế. Dẫu đă mê câu ví giặm từ những ngày quê cha, dẫu đă lắng mười năm điệu chèo quê vợ, dẫu đă đọng nền thi ca ngàn năm quê người, nghĩa là nàng Kiều đă được thai nghén từ xa xưa lắm, nhưng phải qua Huế đă Truyện Kiều mới ra đờI được! Chính Huế, và chỉ có Huế, đă gởi Nguyễn Du đi Chánh sứ Trung Hoa. Và cháu nghĩ, đă nhờ vào chuyến Bắc du hơn năm trờI đó, mớI giúp Truyện Kiều thành h́nh. Chuyện ǵ cũng là ‘’trùng trùng duyên khởi’’ cả, phải không chú ?

* TS Bửu Sao    Orlando, 15/08/200