LÉOPOLD-MICHEL CADIÈRE (1869-1955)

NGƯỜI CÓ CÔNG LỚN ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ HỌC, VĂN HÓA VÀ SỬ HỌC VIỆT NAM

 

Nguyễn Lư-Tưởng

 (Dựa trên tài liệu của Ṭa Tổng Giám Mục Huế và công tŕnh nghiên cứu của GS Lê Ngọc Bích, VN, về Léopold-Michel Cadière)

 Trước 1945, xe lửa chạy suốt từ Sài G̣n ra Hà Nội theo thông lệ, chỉ dừng lại ở các ga lớn của các thành phố, tỉnh lỵ quan trọng chứ không ngừng ở các trạm nhỏ. Nhưng có một làng nằm giữa đoạn đường Đông Hà (Quảng Trị) và Đồng Hới (Quảng B́nh) là làng Di Loan, thuộc phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đă được Toàn Quyền Đông Dương cho phép thiết lập một ga tạm nhỏ và xe lửa chạy suốt bắt buộc phải dừng lại đó trong 5 phút để cho một nhà thông thái, một nhà văn hóa kiêm sử gia và cũng là nhà ngôn ngữ học, bước lên tàu để ra Hà Nội họp tại trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d'Extrême Orient) hàng tháng: Đó là Linh Mục Léopold- Michel Cadière thường gọi là Cố Cả.

Chỉ v́ một người mà Toàn Quyền đă ra lệnh thiết lập một trạm xe lửa th́ người đó chắc chắn phải là một bậc vị vọng, đáng kính và rất danh giá như thế nào? Thế nhưng ông chỉ là một nhà tu hành, đến Việt Nam ngày 23 tháng 12 năm 1892 và đă chết tại Việt Nam ngày 10 tháng 7 năm 1955, với 63 năm phục vụ cho đất nước nầy không những về phương diện tôn giáo, xă hội mà c̣n có công lớn trong lănh vực nghiên cứ về ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử Việt Nam nữa.

Trên các tập san của trường Viễn Đông Bác Cổ (Bulletin de l'École Francaise d'Extrême Orient: BEFEO) và Tạp chí Châu Thành Hiếu Cổ (Bulletin Des Amis Du Vieux Huế:BAVH) trước 1945, ngày nay được dịch là “Những Người Bạn Của Cố Đô Huế”... thường xuất hiện những bài nghiên cứu của Ông về các lănh vực Ngôn Ngữ Học, Sử Học cũng như Văn Hóa Việt Nam rất giá trị đă được các nhà bác học, giáo sư, học giả trên thế giới cho là “khuôn vàng thước ngọc”, được trích dịch, trích dẫn và làm tài liệu nghiên cứu cũng như giảng dạy trong các đại học...Ông am hiểu Pháp Văn (v́ là tiếng mẹ đẻ của ông) am hiểu La Tinh (v́ là một Linh Mục), Hán Văn, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ (tiếng Việt), thông thuộc sử sách Việt Nam và Trung Hoa, thông thuộc các địa danh, biết cả văn hóa lịch sử của 3 nước Đông Dương và nhất là rất giỏi tiếng Việt, kể cả tiếng lóng, tiếng địa phương...Tạp chí “Mission Étrangère de Paris” ghi nhận rằng từ năm 1898-1955, trong 57 năm, ông đă viết tất cả 245 đề tài nghiên cứu đủ mọi vấn đề...

Rất tiếc, từ hậu bán thế kỷ 20 về sau, v́ hoàn cảnh chiến tranh, v́ sự thay đổi trong ảnh hưởng văn hóa từ Pháp chuyển qua Mỹ rồi Nga, Hoa,v.v...nên ngày nay, các thế hệ trẻ rất ít người biết đến sự nghiệp văn hóa của ông, nhất là công ơn của ông đối với nền văn hóa, lịch sử Việt Nam.

Là một người học sách của ông, tiếp cận những nguồn tài liệu và công tŕnh nghiên cứu của ông gần nửa thế kỷ nay, chúng tôi tự nhận ḿnh cũng là một trong các môn sinh hàm thụ của ông. Và, sau khi chờ đợi các bậc đàn anh có điều kiện và tư cách để nói về ông, nhưng chưa có vị nào làm công tác đó...nên hôm nay, chúng tôi xin mạo muội viết đôi ḍng về ông. Nếu có điều ǵ sai sót, kính mong các bậc thầy, các bậc đàn anh chỉ giáo và bổ túc cho. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

 I.THỜI THƠ ẤU CỦA LÉOPOLD-MICHEL CADIÈRE

 Ông sinh ngày 14 tháng 2 năm 1869 trong một gia đ́nh sống về nghề chăn nuôi trồng trọt, hấp thụ một nền giáo dục Công Giáo, bản chất hiền lành mộc mạc và ngoan đạo của xứ Sainte-Anne-des-Pinchinats, kế cận Aix-en-Provence là một xứ thơ mộng thuộc vùng cửa sông Rhône, Đông Nam nước Pháp. Nơi đây thuộc khí hậu miền Địa Trung Hải tương tự như vùng Nam California, Hoa Kỳ, với bầu trời luôn xanh trong, thường khô ráo, ít mưa, mùa Hè mát mẻ, mùa Đông ấm áp, là nơi lư tưởng cho khách du lịch và tuổi già. Gia đ́nh bên ngoại và cha mẹ đều là người dân quê lâu đời của vùng nầy.

Ông học chương tŕnh tiểu học tại trường làng, khoảng 12 tuổi, gia đ́nh ông về sinh sống tại thành phố Aix và gởi ông vào học tại trường Trung học Bourbon. Khoảng 13,14 tuổi th́ cụ thân sinh qua đời. Sau đó ông vào tu học tại Tiểu Chủng Viện và Đại Chủng Viện tại Aix thuộc tu hội Saint Sulpice (Xuân Bích). Từ Saint Sulpice, ông t́nh nguyện nhập Hội Truyền Giáo Ba Lê (Mission étrangère de Paris) và chịu chức Linh Mục vào ngày 04 tháng 9 năm 1892, mới 23 tuổi. Ông được xem là một người thông minh xuất chúng ngay từ hồi c̣n trẻ.

 II.T̀NH NGUYỆN ĐẾN PHỤC VỤ GIÁO HỘI VIỆT NAM

 Ngày 26-10-1892, ông rời nước Pháp lên đường qua Việt Nam. Ông đă đến Đà Nẵng ngày 3 tháng 12-1892 gặp thời tiết mưa băo, ẩm ướt nên măi đến 10 ngày sau ông mới đến Huế (22-12-1892). Hôm sau, 23-12-1892, ông được Đức Giám Mục Caspar (Đức Cha Lộc, 1880-1904) tiếp kiến. Ngài nhận thấy ông là một nhà thông thái trẻ và rất có năng khiếu về ngôn ngữ.

 GIÁO SƯ TẠI CHỦNG VIỆN

 Từ tháng 01-1893 ông được bổ nhiệm là giáo sư tại Tiểu Chủng Viện An Ninh (Cửa Tùng) thuộc phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Qua năm sau, vào tháng 10-1894, ông được gọi về Huế phụ trách môn Thần học tín lư cho các Thầy tại Đại Chủng Viện Phú Xuân (Kim Long, Huế) vừa mới xây cất xong. Tuy nhiên khả năng của ông không phải ở chỗ dạy học hay nghiên cứu trong các thư viện mà chính là tiếp xúc với người địa phương.

 CHA XỨ

 Từ Tam Ṭa đến Bồ Khê (Quảng B́nh)

 Tháng 10-1895, ông được Đức Giám Mục Huế cử đi làm Cha Xứ Tam Ṭa, Quảng B́nh. Đây là một xứ đạo nằm bên bờ sông Nhật Lệ, cạnh thị xă Đồng Hới, nơi có Lũy Thầy do Đào Duy Từ xây dựng thời chúa Nguyễn để chống lại họ Trịnh vào thế kỷ 17. Những di tích phong phú về lịch sử ở vùng nầy đă hấp dẫn ông. Chính nơi đây ông đă phát hiện một bia đá ghi lại sự tích chiến tranh thời Trịnh - Nguyễn. Công tŕnh nghiên cứu của ông đă được giải thưởng của Viện Khoa Học Pháp và Tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ đă đăng bài nghiên cứu nầy vào năm 1906.

Ở Tam Ṭa được một năm th́ ông được lệnh đến làm Cha Xứ Cù Lạc (10-1896). Đây là một xứ đạo nhỏ bé, nghèo nàn nằm phía hữu ngạn Nguồn Son, một phụ lưu của sông Gianh, c̣n gọi là Câu Lạc, thuộc tổng Cao lao, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng B́nh. Ông lo xây nhà ở, trường học, dạy giỗ con chiên, hoạt dộng bác ái, gây được cảm t́nh của nhiều người làm cho số giáo dân gia tăng rất nhanh đến năm 1902, Đức Giám Mục Caspar đă chia xứ này thành hai xứ là Cù Lạc và Bồ Khê. Ông phải rời Cù Lạc đi nhận xứ mới Bồ Khê, một vùng quê dân trí thấp kém và nghèo nàn. Đây là một vùng đá vôi rộng lớn, nước độc, đa số dân bị bệnh sốt rét...Chỉ trong hai năm, ông đă làm cho Bồ Khê tươi sáng hẳn lên. Đây là một vùng phong cảnh rất đẹp, nước xoi ṃn các lớp vôi mềm, c̣n lại những ṛng đá cứng, đỉnh núi nhọn lởm chởm, địa thế hùng vĩ; sông ngầm chảy trong núi tạo nên những hang động thạch nhũ. Năm 1898, ông đă khám phá ra động Phong Nha thuộc vùng nầy, là một nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Gần 8 năm ở Cù Lạc và Bồ Khê, ông đă hoàn thành công tŕnh nghiên cứu về ngôn ngữ địa phương cũng như địa lư, lịch sử của vùng này.

 Trở về Trí Bưu (Quảng Trị)

 Ngày 28-6-1904, ông được lệnh về làm Cha Xứ Trí Bưu kiêm Quản Hạt Dinh Cát (Quảng Trị). Đây là một vùng đất lập nghiệp thuở ban đầu của nhà Nguyễn, năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hóa đă đóng quân ở Ái Tử và lập dinh trấn gọi là Dinh Cát. Từ cuối thế kỷ 16, các nhà truyền giáo đă đến vùng nầy. Một trong những người Công Giáo đầu tiên là Bà Minh Đức Vương Thái Phi (c̣n có tên là Bà Maria), là vợ của chúa Nguyễn Hoàng. Về sau Bà nầy vào ở tại Kim Long, Huế và chết tại đây khoảng 1648-1649 (cuối đời chúa Nguyễn Phúc Lan, đầu đới chúa Nguyễn Phúc Tần). Chính nơi đây, Léopold-Michel Cadière đă nghiên cứu về các di tích của chúa Nguyễn trước thời Gia Long. Các địa danh như Ái Tử, Trà Liên, Trà Bát, Dinh Cát, Miếu Bông (vào thời Vĩnh Tộ, nhà Lê 1620-1628),v.v...đă một thời được nhắc nhở qua sử sách. Song song với các di tích lịch sử thời các chúa Nguyễn c̣n có nhiều di tích của người Chàm như Trung Đơn (Hải Lăng), Dương Lệ (Triệu Phong),v.v. Sống ở vùng nầy như cá gặp nước nên ông tha hồ mà t́m ṭi, học hỏi.

Tại Trí Bưu, ông đă sửa sang trường học, xây nhà thờ, lập nhà tu Mến Thánh Giá, nuôi trẻ mồ côi,v.v...La Vang chỉ cách Trí Bưu có 7 cây số, ngày xưa thuộc Cha Xứ Trí Bưu, cứ ba năm có một lần Đại Hội La Vang và mỗi năm vào dịp Tết lại có hành hương “kiệu minh niên” nên ông đă góp công nhiều trong việc tổ chức các đại hội nầy (dịp 9 tháng 8-1910).

 PHÁT HIỆN CÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆT NAM TẠI CÁC THƯ VIỆN ÂU CHÂU

 Ngày 4 Tháng 12-1910, nhân dịp về Pháp chữa bệnh, ông được Giám Đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội nhờ t́m kiếm một số tài liệu lịch sử liên quan đến sự giao thiệp giữa các chúa Nguyễn và người Âu Châu trong các thế kỷ 16, 17, 18...Ông đă gặp được tại Roma bản chép tay cuốn từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (thế kỷ 17) và những thư từ trao đổi giữa Nguyễn Phúc Ánh và các sĩ quan Pháp vào cuối thế kỷ thứ 18, những liên hệ giữa Nguyễn Phúc Ánh và Đức Giám Mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), bút kư của Giáo sĩ Bénigne Vachet về xứ Đàng Trong...

 HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA: THÀNH LẬP HỘI “ĐÔ THÀNH HIẾU CỔ”

 Từ năm 1913-1918, Léopold Cadière được cử làm Tuyên Úy Trường Pellerin tại Huế. Thời gian nầy ông đă cùng bạn bè trong giới trí thức Pháp và Việt tại Huế thành lập Hội “Đô Thành Hiếu Cổ” (Association des Amis du Vieux Huế: Hội Những Người Bạn Của Cố Đô Huế) vào năm 1914, và xuất bản Tập San “Đô Thành Hiếu Cổ” (Bulletin des Amis du Vieux Huế: Tập san Những Người Bạn của Cố Đô Huế, gọi tắt là B.A.V.H) mục đích hoạt động văn hóa.

Đây là một Tạp chí Khoa học có giá trị nhất Đông Dương thời đó sau Tập San của Trường Viễn Đông Bác Cổ (Bulletin de l'École Francaise d'Extrême Orient: BEFEO) chuyên viết về các vấn đề văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, tôn giáo, phong tục, mỹ thuật, ngôn ngữ,v.v...Trước 1914, chưa có một Tâp san nào nghiên cứu về Huế có giá trị như B.A.V.H và về sau, những nhà nghiên cứu về Huế vẫn phải dựa vào nó... Những nhà trí thức, nhân sĩ ở Huế thời đó đă cộng tác với B.A.V.H như các cụ Tôn Thất Hân (Thượng Thư), Nguyễn Hữu Bài (Thượng Thư), Nguyễn Đ́nh Ḥe, Đào Thái Hanh, Lê Văn Miến (Họa sĩ), Tôn Thất Sa (Họa sĩ), Nguyễn Tiến Lăng, Đào Duy Anh... Người Pháp có: Dumontier, Reyssoneaux, Henri Cosserat...Các Linh Mục Pirey, Morineau, Chapuis, Delvaux...

 CHA XỨ DI LOAN (QUẢNG TRỊ)

 Nhiệm vụ chính của ông là truyền giáo nên mặc dù hoạt động văn hóa, ông vẫn phải làm nhiệm vụ tôn giáo của ḿnh. Tháng 9-1918, ông được bổ nhiệm về làm Cha Xứ Di Loan (hay Di Luân), quê hương của Đức Giám Mục Lê Hữu Từ thuộc phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, là một nơi đông dân, gần Tiểu Chủng Viện An Ninh (Cửa Tùng), là cơ sở Công Giáo lâu đời và cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử thời các chúa Nguyễn...Ông vừa là Cha Xứ Di Loan vừa là Hạt Trưởng vùng Đất Đỏ (Gio Linh, Vĩnh Linh), vẫn đi thăm các giáo xứ, sinh hoạt tôn giáo mục vụ, giảng dạy cho con chiên. Ở đâu ông cũng chủ trương nâng cao dân trí, giúp các nữ tu ḍng Mến Thánh Giá học văn hóa, học nghề để tự túc, tổ chức trồng dâu nuôi tằm, sản xuất tơ lụa, sản phẩm của Di Loan được nổi tiếng khắp Việt Nam, Đông Nam Á và cả ở Pháp nữa.

Tại Di Loan, ông có lập ra một vườn sưu tầm các thứ cây vùng nhiệt đới quư hiếm đem về trồng. Trong số từ 160 - 180 loại cây th́ có khoảng 10 loại mà giới thực vật học thế giới chưa hề biết. Ông đă đặt tên cho các loại cây đó. Ông đă công bố trong một tài liệu “Các loại cây cỏ ở Quảng B́nh” (Fougères du Quảng B́nh) đăng trong Revue Indochinois tập VI (1906) tr.647-660. Tiến Sĩ Chris de Bâle đă có một chuyên khảo về các loại cây do L.Cadière t́m ra.

Cũng trong thời gian nầy, ông được mời vào Viện Viễn Đông Bác Cổ với tư cách là thành viên hoạt động. Mỗi tháng, ông phải từ Di Loan ra Hà Nội họp. V́ thế Toàn Quyền Pháp tại Đông Dương đă cho phép lập trạm xe lửa gần Di Loan để ông có thể lên tàu suốt Sài G̣n - Hà Nội để dự họp cho kịp giờ.

 THUYẾT TR̀NH VỀ “GIA Đ̀NH VÀ TÔN GIÁO VIỆT NAM” TẠI PHÁP

 Tháng 3-1928, nhân dịp về Pháp, ông đă tham gia “Tuần Lễ Dân Tộc Học Tôn Giáo” tổ chức tại Luxembourg. Tại đây ông đă thuyết tŕnh về đề tài:“Gia Đ́nh và Tôn Giáo Việt Nam”. Ông vẫn tiếp tục đến các thư viện của Hội Truyền Giáo Paris, thư viện Roma, Vatican...để t́m các tài liệu lịch sử liên quan đến Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes và Giáo Sĩ Gaspar Luis, thuộc Ḍng Tên ở Macao ngày xưa...

 BỊ NHẬT BẮT GIAM 5 THÁNG

 Sau hai năm ở Pháp, ông trở lại Di Loan vào đầu năm 1930. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương, ông cùng với các Linh Mục người Pháp bị Nhật bắt giam tại Huế trong 5 tháng. Khi Việt Minh cướp chính quyền, ông được tự do và trở về Di Loan.

 BỊ VIỆT MINH BẮT GIAM TRÊN 7 NĂM

 Đêm 19-12-1946, toàn quốc kháng chiến bùng nổ, ông bị Việt Minh bắt tại nhà thờ Di Loan đưa ra giam giữ tại Cầu Rầm (Vinh) cùng với 6 Linh Mục người Pháp khác thuộc Giáo phận Huế. Tại Vinh, ông bị quản thúc trong một ngôi nhà đơn sơ, tự canh tác, trồng rau, làm vườn để sống và tất nhiên là thiếu thốn đủ mọi thứ, nhất là thuốc men, quần áo. Một số đă chết tại Vinh. Ngày 13 tháng 6 năm 1953, ông và 14 vị Linh Mục ngoại quốc c̣n sống sót sau năm 1947, được chính quyền Việt Minh ở vùng kháng chiến trả tự do và trả về cho chính phủ Pháp. Nhưng ông đă xin ở lại Việt Nam. Ông đă yêu cầu chính quyền Việt Minh trả ông về Ṭa Giám Mục Huế. Ông và các bạn khác được đưa vào Quảng B́nh rồi vào Huế. Đức Giám Mục Gioan Baotixita Urrutia (Đức Cha Thi) muốn cho ông và các Linh Mục người Pháp khác về Pháp chữa bệnh, nhưng ông từ chối và chỉ muốn ở lại Huế để được chết ở Việt Nam như ư nguyện của đời truyền giáo của ông.

 VIẾT HỒI KƯ VÀ SỐNG ÂM THẦM CHO ĐẾN HẾT ĐỜI

 Thời gian sống tại Vinh (cuối 1946 đến 13/6/1953), ông viết “Souvenirs” (Hồi Kư). Ông đă nhận ra được rằng:

“Tôi cảm ơn Chúa đă cho tôi những năm tháng thoát khỏi mọi công việc để chuyên tâm cầu nguyện”.

Thời gian nầy ông đă sống đúng nghĩa của một người tu hành, trung thành với đức tin của ḿnh.

Năm 84 tuổi (1953) ông về Huế, sống tại Ṭa Giám Mục âm thầm, chỉ những ai quen biết và thân t́nh với ông mới lui tới thăm viếng mà thôi. Hằng ngày, ông đọc kinh cầu nguyện, dâng Thánh Lễ...

Trong một bài viết nhân dịp kỷ niệm 50 năm chịu chức Linh Mục (1942), ông đă nói rằng:

“Tôi đă hiểu người Việt v́ tôi nghiên cứu những ǵ liên quan đến họ. Tôi đă nghiên cứu tiếng Việt ngay từ khi mới đến đây và tôi hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu (...)Tôi đă nghiên cứu tín ngưỡng lễ nghi tôn giáo, phong tục người Việt, tôi yêu mến người Việt. Tôi yêu mến người Việt v́ họ thông minh xuất sắc và tinh thần linh lợi (...) Tôi yêu mến người Việt cũng v́ họ trải qua nhiều đau khổ” (Nguyệt San Nguồn Sống, địa phận Huế, số 1 ra ngày 15-7-1958 tr.45: bài “Hoài Niệm Cố Cả” của Ngọc Quỳnh).

 GIÂY PHÚT CUỐI

 Vào tuổi 86, ông không c̣n đủ sức đi lại, giao thiệp, chuyện tṛ với mọi người một cách b́nh thường nữa. Ông nằm liệt giường kể từ ngày 6 tháng 7 năm 1955 tại nhà hưu dưỡng các Linh Mục, 37 đường Phan Đ́nh Phùng, Huế. Ba ngày sau th́ ông mất (10 tháng 7 năm 1955). Ông được an táng trong vườn của Đại Chủng Viện Phú Xuân (Kim Long) nay là Đại Chủng Viện Xuân Bích, Huế.

Về ngày mất của ông, theo tài liệu của Ṭa Tổng Giám Mục Huế ghi là ngày 10 tháng 7 năm 1955, trên bia mộ chỉ ghi năm sinh và năm mất. Nhưng các LM người Pháp bạn của ông như Georges Lefas (nguyên giáo sư trường Thiên Hữu Huế trước 1975) và Louis Malleret, ghi là ngày 6 tháng 7 năm 1955.

 KẾT LUẬN

 Trên 63 năm sống tại Việt Nam, ông đă đóng góp vào việc nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, lịch sử Việt Nam rất lớn. Trong phạm vi một vài trang báo, chúng tôi không thể nói hết được và cũng không thể khai thác hết được tất cả những tài liệu hiện có trong tay.

Chúng tôi chỉ biết bày tỏ tấm ḷng ngưỡng mộ một nhà tôn giáo, nhà tu hành, nhà đạo đức, nhà văn hóa, khoa học, sử học đáng bậc thầy, đă hy sinh đời ḿnh v́ lư tưởng, v́ niềm tin tôn giáo, đă yêu thương đất nước Việt Nam, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam một cách chân thành. Điều đó đă làm cho chúng tôi vô cùng cảm động và yêu thương con người và sự nghiệp văn hóa và đạo đức của ông. Ông đă để lại cho người Việt Nam gồm đủ mọi thế hệ sau ông một kho tàng văn hóa, lịch sử vô giá, giúp cho chúng tôi rất nhiều trong việc t́m lại nguồn gốc văn hóa, lịch sử của dân tộc ḿnh.

Ông đă tham gia và xây dựng các tổ chức văn hóa khoa học như:

-Hội Ngôn Ngữ Á Châu,

-Hội Địa Lư Học Hà Nội,

-Hội Bách Thảo Paris,

-Hàn Lâm Viện Aix,

-Hàn Lâm Viện Khoa Học Thuộc Địa,

-Hội Giáo Dục Tinh Thần và Luân Lư Việt Nam,

-Hội Thuần Dưỡng Paris,

-Hội Đông Dương Học Sài G̣n,

-Hội viên Trường Nhân Chủng Học Đông Dương,

-Hội Viễn Đông Bác Cổ, v.v...

Sau ngày 19-12-1946, Việt Minh (Cộng Sản Việt Nam) bắt giam ông 7 năm và kết tội ông là “Tây thực dân”. Nhưng hiện nay, người ta đă dịch toàn bộ công tŕnh nghiên cứu của ông đă đăng tải trên Tập San “Châu Thành Hiếu CỔ” (Bulletin des Amois du Vieux Huế) trước đây với đề tựa sách: “Những Người Bạn Của Cố Đô Huế” (do nhà xuất bản Thuận Hóa) và vào khoảng 1990 trở đi, khi toàn bộ di tích Kinh Thành Huế được Quốc Gia và Quốc Tế (UNESCO) công nhận là di tích lịch sử của thế giới, th́ chính Cộng Sản Việt Nam đă tôn xưng Léopold-Michel Cadière là : “MỘT NHÀ HUẾ HỌC”, “MỘT NHÀ VIỆT NAM HỌC”. Tinh thần yêu nước quá khích, bồng bột, chống “thực dân Pháp” của Việt Minh vào những năm sau 1945...đă vô t́nh buộc Léopold M.Cadière vào tội “thực dân Pháp xâm lược”...ngày nay, đă được xét lại và chính quyền Cộng Sản Việt Nam, nhất là những người làm công tác văn hóa, lịch sử tại Huế...đă xác nhận công lao của ông đă làm cho thế giới biết đến văn hóa, lịch sử Việt Nam, nhất là biết đến văn hóa, lịch sử, nghệ thuật của Huế...Và những người Cộng Sản bắt buộc phải trả lại danh dự cho ông.

Trên Tuần báo “Công Giáo Và Dân Tộc” số 854 ra ngày 26-4-1992 tr.11-20...Vơ Xuân Trang có viết một bài tựa đề:“Léopold Cadière, một Linh Mục, một nhà khoa học, một con người gắn bó với Huế”, đoạn kết, ông viết:

“Một số tài liệu di khảo chưa công bố, Linh Mục đă trối lại cho Ḍng Thiên An cất giữ để hậu thế sử dụng, nhưng tiếc thay năm 1968 bom Mỹ đă đánh trúng thư viện Ḍng Thiên An...”

(Chúng tôi bổ túc thêm: Trong biến cố Tết Mậu Thân (1968), Việt Cộng vào chiếm Ḍng Thiên An, đặt pḥng không trên nóc nhà thờ để bắn máy bay của Mỹ và VNCH đến giải tỏa quân Bắc Việt chiếm đóng thành phố Huế. Máy bay Mỹ đă ném bom tiêu diệt ổ pḥng không của Việt Cộng tại Thiên An, làm thiêu hủy thư viện tại đây).

Nguyễn Đắc Xuân, trong bài “Tưởng Nhớ NHÀ HUẾ HỌC Léopold Cadière” đăng trên báo “Lao Động” xuất bản ngày 23-6-1994, có đoạn viết như sau:

“Huế đă được công nhận di sản thế giới. Để có được sự công nhận ấy, một thế kỷ qua nhiều nhà Huế học, nhà văn, nhà nghiên cứu đă đóng góp biết bao công tŕnh để giới thiệu Huế với thế giới. Người được tôn là bậc thầy trong công việc nầy là Léopold Cadière (...) Duy có “một điều lạ” là không có mấy người biết về cuộc đời Léopold Cadière. Nguyên nhân v́ đức khiêm tốn, lúc sinh thời ông cho rằng những ǵ nói về ông là không cần thiết”.

Đào Hùng, trong Nguyệt San “Xưa và Nay” của Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam (số 6 năm 1995, tr.26-27) có bài viết:“Linh Mục Cadière, một trong những người mở đầu môn Việt Nam học”, phần kết, tác giả viết:

“Có thể nói tư tưởng của Linh Mục Cadière đă mở đường cho những người nghiên cứu Việt Nam đầu thế kỷ (20). Cuộc đời và sự nghiệp của ông đáng cho tất cả những ai quan tâm đến môn Việt Nam học, dù là người Việt hay người nước ngoài, phải kính cẩn suy ngẫm.”

“Ông đă đem lại những hiểu biết sâu sắc về dân tộc Việt Nam, một dân tộc mà nhiều nhà nghiên cứu trước đây từng nghĩ rằng đă hoàn toàn Hán hóa, không có cá tính (...)”

Sự nghiệp của ông thật là vĩ đại. Xin đốt lên một nén hương ḷng để tưởng nhớ và tri ân ông.

 

 

  PHỤ LỤC:

 

 Một số tác phẩm quan trọng của Léopold-Michel Cadière:

1.Ngữ Âm Học Việt Nam (2 cuốn: Phương Ngữ Thượng Du Trung Kỳ, 1902 và 1911) mối quan hệ giữ tiếng Mường với tiếng Việt vùng bắc Trung Kỳ...

2.Tín Ngưỡng và Tục Ngữ miền Thung Lũng Ngân Sơn (1901)

3.Địa Lư Lịch Sử Quảng B́nh (1902)

4.Dinh Trấn Các Chúa Nguyễn Trước Gia Long (Paris, 1916)

5.Tín Ngưỡng và Nghi Thức Tôn Giáo của Người Việt nam (3 tập, in tại Paris, 1944, 1955, 1956)

6.Nghệ Thuật Công Giáo Việt Nam (1953)

7.Cách tổ chức và điều hành một họ đạo Việt Nam (1955)

8. Các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí: BEFEO (Tập San Trường Viễn Đông Bác Cổ) và BAVH (Tập San Đô Thành Hiếu Cổ), và các nơi khác không thể kể hết được.

Hiện nay, tại Huế, người ta đă dịch toàn bộ Tập San “Đô Thành Hiếu Cổ” bằng tiếng Pháp ra tiếng Việt với tựa đề “Những Người Bạn Của Cố Đô Huế”...