ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC

 

PHILIPPHÊ NGUYỄN KIM ĐIỀN

 

CHỨNG NHÂN CỦA SỰ THẬT VÀ LẼ PHẢI

 

 

(1921-1988)

 

 

Kỷ niệm 20 năm ngày qua đời của vị Giám mục Chứng nhân

08-06-1988 ** 08-06-2008

 

Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền

 

 

 

21- Ḷng người ngoại đạo

Từ Tâm

 

    Con đến Phủ Cam giữa ngày tang lễ,

    Góp nỗi buồn trong muôn vạn niềm đau.

    Hàng triệu tín đồ sát cánh bên nhau

    Vạn vật đổi thay !

    Ḷng tin bất diệt.

Cha với con tuy chưa từng quen biết,

Ḷng kính yêu cha vô bến vô bờ.

Sống giữa muôn người con vẫn bơ vơ,

Nhiều lúc tâm tư hướng về tôn giáo.

Nhưng tổ tiên con tám đời ngoại đạo,

Lẽ nào con trái ư tổ tiên ḿnh !

Suốt cả đời cha trọn nghĩa trọn t́nh,

Giữ vững niềm tin, coi thường băo tố.

Và cuộc đời con muôn ngàn gian khổ,

Với thù sâu như biển rộng sông dài. (*)

    Đứng từ xa, cúi mặt trước quan tài,

    Ḷng quá xót xa, ngậm ngùi thương tiếc.

    Con trân trọng gửi cha:

    Lời kính chào vĩnh biệt.

    Đến Giáo hội Việt Nam

    Lời chia buồn thống thiết

    Của một người ngoại đạo kính yêu cha.

Vầng trán thông minh, can đảm, hiền ḥa,

Thấm đậm t́nh thương qua nhiều di ảnh.

Ánh mắt long lanh chứa đầy sức mạnh,

Giản dị trên đầu chiếc nón bài thơ.

    Cha mất đi, một chuyện quá bất ngờ.

    Đau đớn biết bao người c̣n kẻ mất.

    Thể xác cha nằm yên trong thánh thất

    Linh hồn cha về cạnh Đức Chúa Trời.

Cha để lại cho đời

Một ḷng tin bất diệt,

Với khuôn mặt trang nghiêm,

Với tinh thần quyết liệt.

Lưu lại ân t́nh trong hàng triệu con chiên

Khi nhắc tên cha: Giám Mục NGUYỄN KIM ĐIỀN.

 

    Thánh đường Phủ Cam 15-6-1988

    Từ Tâm, một Phật tử ở Huế,

    (*) Dị bản:

    Con sống sao cho trọn nghĩa trọn t́nh,

    Dù quá gian lao, dù nhiều đau khổ.

    Nếu phải chết để đền ơn tri ngộ

    Con tiếc chi chút bèo bọt h́nh hài.

 

22- H́nh ảnh người cha: Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền

Giáo sư Nguyễn Lư Tưởng, 08-06-1998

http://www.vietquoc.org

 

    Những biến cố xảy ra từ tháng 5,1963 và những ngày tháng sau đó đă ít nhiều làm xáo trộn nếp sống của người dân xứ Huế, nhất là đối với một sinh viên Công Giáo như chúng tôi. Trước ngày 26-10-1963, tôi là một trong ba người được anh em sinh viên Công Giáo Huế cử đi Sài G̣n họp Tổng Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Đại Học Việt Nam, có Cha Tuyên Úy cùng đi với chúng tôi. Chiều ngày 1-11-1963, trong lúc chúng tôi đang họp tại Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ, đường Nguyễn Thông Quận 3 Sài G̣n, cạnh trường Regina Pacis th́ tiếng súng của phe quân nhân đảo chính Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bắt đầu... cho đến ngày hôm sau, 2-11-1963 th́ chúng tôi được tin Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và bào đệ là Ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu đă bị thảm sát...

    Tôi chạy đến Trung Tâm Công Giáo ở đường Nguyễn Đ́nh Chiểu t́m Cha Tuyên Úy... Ngài nói với tôi:

    - Có biết Cha Thuận ở đâu không, nhắn Ngài vào Bộ Tổng Tham Mưu xin làm phép xác cho hai ông Ngô Đ́nh Nhu và Ngô D́nh Diệm... (Cha Thuận tức là Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, mới được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y vào ngày 21-2-2001 tại Vatican).

    Tôi trả lời:

    - Con nghe tin Cha Thuận đă trở về Huế rồi.

    Trung Úy Trọng, em ruột của Cha Bermand Nguyễn Văn Thảo (Ḍng Xitô Châu Sơn) đang có mặt ở đó. Anh thuộc Lữ Đoàn Liên Binh Pḥng Vệ Phủ Tổng Thống... Anh nói với chúng tôi:

    - Hai ông đă chết rồi... bị họ giết rất dă man...

    Tôi liền chạy đến nhà anh Hồ Ngọc Tâm, lúc đó là Đại Úy thuộc Lữ Đoàn Pḥng Vệ và biệt phái qua làm tại Pḥng I Tổng Tham Mưu. Anh nói với tôi:

    - Chính mắt tôi chứng kiến, họ giết hai ông rồi. Thi thể của hai ông hiện đang để trên băng-ca có phủ một cái khăn trắng, nằm nơi băi cỏ cạnh gốc cây...

    Tôi trở về nhà người bà con với tâm trạng rất buồn... Tiếng nhạc kích động từ trong một building của Mỹ ở đường Bùi Thị Xuân vang lên rất lớn, tiếng nhạc điên cuồng, thác loạn làm cho tôi cảm thấy đau xót và thật mỉa mai trước cái cái tang của một Tổng Thống. Từ đây, với súng đạn trong tay, người ta muốn làm ǵ th́ làm. Một Tổng Thống mà không được Hiến Pháp và Luật Pháp bảo vệ th́ số phận của người dân sẽ ra sao ? Với tuổi trẻ và đang được nghe thầy giáo dạy các bài về chế độ dân chủ trong lớp, tôi thấy thật mâu thuẫn. Ở Huế, cảnh náo loạn xảy ra thường xuyên.

    Những người tự xưng là “TRANH ĐẤU” muốn bắt ai th́ bắt, muốn buộc tội ai th́ buộc, chính quyền làm ngơ để cho họ tha hồ hành động. Ngày nào cũng có biểu t́nh, tranh đấu, trường học phải đóng cửa, những ai muốn đi học cũng bị ngăn cản. Những tên du đăng, lực lượng xích lô kéo vào chiếm các pḥng ốc trong đại học, ở đó luôn, tắm rửa, đem đồ lót phơi ngay cửa sổ pḥng học, người qua lại ở ngoài đường đều nh́n thấy. T́nh trạng khủng bố người theo đạo Công Giáo ở những vùng xa xôi hẻo lánh, nhất là những nơi tân ṭng... Và ngay trong thành phố, những người Công Giáo buôn bán làm ăn, ai có nhà cao cửa rộng, ai có máu mặt... cũng bị chụp mũ “Kinh Tài Cần Lao” khiến cho nhiều người phải bán nhà cửa, sang lại tiệm buôn để chạy vào Sài G̣n...

    Trước t́nh h́nh đen tối như thế, sự chia rẽ trầm trọng giữa người Việt Nam không cùng một tôn giáo; sự kỳ thị, bất công giữa những người cũ và mới trong chính quyền, mới hôm trước hôm sau đă trở mặt: công chức, cảnh sát, sĩ quan Công Giáo trong quân đội v.v… bị thuyên chuyển, bị kỷ luật... đă làm cho anh em chúng tôi rất thất vọng. Tôi là một sinh viên, bản thân và gia đ́nh tôi không có hưởng nhờ quyền lợi ǵ của chế độ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Cha và anh tôi, những người thân thuộc trong gia đ́nh, họ hàng của tôi đă đứng trong hàng ngũ những người quốc gia chống lại Việt Minh, chống lại Cộng Sản và đă bị Cộng Sản giết trước năm 1954, trước khi Ông Ngô Đ́nh Diệm về nước chấp chánh.

    Năm 1954, tôi c̣n là học sinh Trung Học, năm 1963, tôi c̣n là sinh viên Đại Học, chưa tốt nghiệp, chưa đi làm... Tôi hoàn toàn không mang mặc cảm nào hết về sự liên hệ với chế độ đó. Tôi thấy cần phải dấn thân vào con đường tranh đấu để loại trừ những tên Cộng Sản nằm vùng trong sinh viên, để liên kết những người quốc gia, nhất là những bạn bè có thân nhân là nạn nhân Cộng Sản, thành một lực lượng hầu phá vỡ âm mưu của bọn Cộng Sản và tay sai, ít nhất trong phạm vi học đường.

    Lúc đó tôi đang sinh hoạt với tổ chức Thanh Niên Thiện Chí, anh em thường tổ chức đi cắm trại ở vùng quê, làm công tác xă hội. Tôi đề nghị Cha Tuyên Úy SVCG và anh em trong Ban Chấp Hành Đoàn Sinh viên Công Giáo tổ chức những chuyến thăm viếng các xứ tân ṭng, tổ chức lửa trại, văn nghệ, phát quà của cơ quan Caritas cho người nghèo, tổ chức thánh lễ cho họ... mục đích an ủi họ trong cảnh bị kỳ thị, áp bức, thậm chí nhiều người c̣n bị khủng bố, đánh đập (trong đó có linh mục Nguyễn Cao Lộc ở xứ Mỹ Á đă bị bọn người kỳ thị tôn giáo đánh...)

    Trong giáo phận lúc đó không có Giám Mục, Đức TGM Phêrô Ngô Đ́nh Thục đang họp ở Roma và Ngài đă ở luôn không về... Con chiên không có Chủ Chăn, thật bơ vơ ! Một hôm, chúng tôi được thông báo đi đón Đức Tân Giám quản Philipphê Nguyễn Kim Điền, nguyên Giám Mục Cần Thơ (1) sẽ đến Huế thay thế Đức TGM Phêrô... Tôi rất mừng v́ khoảng 1959, tôi đă từng gặp Ngài ở Đà Lạt trong dịp nghỉ hè. Tôi đă được dự thánh lễ và nghe Ngài giảng tại trụ sở của các cha Ḍng Tiểu Đệ Chúa Giê Su... Ngài trẻ trung, khiêm tốn, rất khôi ngô và rất lôi cuốn giới trẻ lúc đó.

    Tôi đă được nói chuyện với Ngài một vài lần trước khi Ngài nhận chức Giám Mục Cần Thơ. Ngài nói giọng Miền Nam rất ngọt ngào, nụ cười duyên dáng, thánh thiện đầy t́nh yêu thương, bác ái... Tôi nghe nói Ngài đă từ chối khi được Ṭa Thánh chọn làm Giám Mục, Ngài nói rằng Ngài thuộc ḍng hèn mọn với lư tưởng phục vụ người lao động nghèo và cùng chia xẻ với họ trong công việc hằng ngày, Ngài không muốn làm Giám Mục v́ sợ không c̣n được phục vụ dưới h́nh thức như thế nữa. Nhưng nghe đâu Đức Khâm Sứ Ṭa Thánh đă trả lời rằng: Đức Thánh Cha chỉ cần sự vâng lời, mà VÂNG LỜI là một trong ba lời thề quan trọng nhất của Linh Mục. Thế là Ngài đă trở thành Giám Mục Cần Thơ.

    Ở Huế lúc bấy giờ rất ít người biết đến Ngài, ngoại trừ một số các Cha có giao thiệp với bên ngoài giáo phận, có đi đây đi đó, đa số đều chỉ biết đến những chuyện trong địa phương ḿnh mà thôi. Ngày Ngài đến Huế, có Đức Tổng Giám Mục Sài G̣n, Phaolô Nguyễn Văn B́nh và một số các vị Giám Mục đi theo. Đức Khâm Sứ Ṭa Thánh cũng có mặt trong phái đoàn. Hôm đó, các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo hữu trong giáo phận đă đến nhà thờ Ḍng Chúa Cứu Thế, đường Nguyễn Huệ, TP Huế để đón Đức Cha. Anh em sinh viên Công Giáo chúng tôi được trao cho nhiệm vụ tổ chức tiếp đón. Phút gặp gỡ đầu tiên thật là cảm động, giọng Đức Cha B́nh trong phần giới thiệu cũng rất xúc động, nhất là khi nghe Đức Cha Điền nói, mọi người càng cảm động hơn nữa. Nhiều người sụt sùi khóc v́ từ nay, giáo phận đă có người Cha tốt lành, thánh thiện, khôi ngô, ngọt ngào, giọng nói của Ngài như tiếng mẹ ru bên nôi bằng những lời ca dao đượm t́nh dân tộc.

    Từ đó, tôi có dịp liên lạc với Ngài thường xuyên. Tôi muốn làm cho những bạn bè của tôi, những người ngoài Công Giáo biết đến Ngài. Tôi nghĩ rằng, khi tiếp xúc với Ngài chắc chắn những người đó sẽ có cảm tưởng tốt đối với Công Giáo, qua Ngài, họ sẽ thấy được tinh thần bác ái, yêu thương của người Công Giáo. Sau nhiều lần tiếp xúc với tôi và qua những người trong gia đ́nh, họ hàng của tôi hiện là linh mục trong giáo phận, Ngài đă hiểu tôi nhiều... Tôi thường nói về Ngài khi có dịp gặp những người quen biết trong giới chính trị và trong giới trí thức... Họ đă nhờ tôi làm trung gian để đến với Ngài... Kết quả là rất nhiều người sau khi gặp Ngài, đă tỏ ra rất có cảm t́nh và mến phục Ngài.

    Với giọng nói ngọt ngào như thế, nhưng Ngài cũng không thiếu cương quyết trong công việc. Cựu Nghị Sĩ Nguyễn Văn Mân, nay đă ngoài 80 tuổi, hiện đang c̣n sống ở Houston, Texas, Hoa Kỳ, có kể cho tôi nghe câu chuyện sau đây... Năm 1964, ông được Bộ Nội Vụ Sài G̣n cử ra Huế giải quyết một việc rắc rối có liên quan đến Công Giáo ở Huế. Ông Mân nguyên là tỉnh trưởng Quảng Trị năm 1947 thời Cụ Trần Văn Lư làm Hội Đồng Chấp Chính Lâm Thời khi quân Pháp mới đổ bộ vào Huế, Quảng Trị. Ông là Phó Chủ Tịch Thanh Niên Liên Đoàn Công Giáo VN ở miền Trung năm 1945-1946 lúc đó LM Trần Hữu Thanh DCCT là Tuyên Úy, ông có người chú ruột làm linh mục và người em cô cậu là Đức TGM Nguyễn Như Thể hiện nay.

    Nguyên sau cuộc chỉnh lư của Tướng Nguyễn Khánh ngày 30-1-1964 tại Sài G̣n, Thiếu Tướng Tôn Thất Xứng được lên làm Tư Lệnh Vùng I kiêm Đại Biểu Chính Phủ tại Trung Nguyên Trung Phần, văn pḥng đặt tại Đà Nẵng và Đại Tá Nguyễn Chánh Thi về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 ở Huế. Không biết do ai xúi giục, Tướng Tôn Thất Xứng đă gởi một văn thư đến Ṭa Tổng Giám Mục Huế, yêu cầu Đức Cha Điền giao nạp cho chính quyền tài sản của “Ông Ngô Đ́nh Thục” trong đó có chiếc xe hơi mà Đức Cha Điền, với tư cách là Tổng Giám Mục Huế đang sử dụng. Khi tiếp được văn thư, Đức TGM Nguyễn Kim Điền đă trả lời Vị Đại Biểu Chính Phủ nội dung như sau:

    “Tất cả nhà cửa, xe cộ, tài sản hiện chúng tôi đang quản lư với tư cách là Tổng Giám Mục TGP Huế là của Giáo Hội Công Giáo, không phải là tài sản của “Ông Ngô Đ́nh Thục”. Nếu Ông Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I kiêm Tư Lệnh Vùng I Chiến Thuật, kiêm Đại Biểu Chính Phủ tại Trung Nguyên Trung Phần muốn tịch thu các tài sản đó th́ yêu cầu Ông hăy đưa quân đội và khí giới đến đây mà lấy. Kư tên: Philipphê Nguyễn Kim Điền, Tổng Giám Mục.”

    Thư trả lời đó, Đức Cha cũng gởi cho Bộ Nội Vụ ở Sài G̣n. Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ lúc đó là Ông Hà Thúc Kư, tiếp được thư nói trên liền cử Ông Nguyễn Văn Mân đại diện Bộ ra Huế liên lạc với Ṭa Đại Biểu đồng thời cũng đến gặp Đức TGM Nguyễn Kim Điền để t́m hiểu sự việc. Ai nghe chuyện cũng cười Ông Tướng quá dốt về chính trị. Tất nhiên sau đó không ai c̣n dám đ̣i tịch thu tài sản của “Ông Ngô Đ́nh Thục” mà họ quan niệm đó là tài sản của “gia đ́nh họ Ngô”!!!

    Mới đến Huế chẳng bao lâu, Đức Cha liền đi thăm các giáo xứ tân ṭng ở những miền quê xa xôi hẻo lánh và thường đi xe gắn máy đến các giáo xứ gần, trong phạm vi thành phố. Ngài đến không báo trước, có khi gặp cha sở, có khi không có ai ở nhà... Ngài tự động đi thăm các gia đ́nh Công Giáo trong xứ, hỏi han người nầy người nọ làm cho con chiên rất phấn khởi và được an ủi rất nhiều. Ngài tránh không hề nhờ vả đến các phương tiện của chính quyền đương thời...

    Năm 1964, có trận băo lụt lớn ở các tỉnh Miền Trung. Lúc đó Ông Trần Văn Hương mới lên làm Thủ Tướng ở Sài G̣n, sinh viên và Phật tử ở Huế và các tỉnh Miền Trung biểu t́nh chống đối... Chúng tôi thấy nội bộ quốc gia càng ngày càng chia rẽ trầm trọng, thanh niên, sinh viên học sinh bị lôi cuốn vào những cuộc đấu tranh chính trị, bỏ việc học hành, tuổi trẻ đă bị lợi dụng cho một nhóm người có tham vọng chính trị hoặc bọn thân Cộng từ trong bóng tối đang giựt giây. Chúng tôi bèn vận động anh em sinh viên Công Giáo và sinh viên thiện chí tổ chức những chuyến cứu trợ đồng bào... Chúng tôi mượn xe của quân đội và xin ông Tỉnh Trưởng Thừa Thiên (Trung Tá Vơ Hữu Thu) cấp cho một số quần áo, thực phẩm của Ty Xă Hội để đem cho đồng bào. Anh em sinh viên đi từng nhà quyên góp tiền bạc, quần áo v.v… Chúng tôi vào gặp Đức Cha Điền để tŕnh bày công việc của anh em sinh viên cho Ngài biết. Ngài tự động tháo gỡ giây chuyền có tượng Thánh giá đang đeo trước ngực... và nói với tôi:

    - Những người bạn ở Tây Đức đă tặng cho Cha “Thánh giá” và giây chuyền nầy. Cha giữ lại “Thánh giá”, c̣n giây chuyền trao cho con đem bán để lấy tiền giúp vào quĩ cứu trợ. Đây là phần đóng góp của cá nhân Cha.

    Tôi hơi có vẻ ngần ngại, rồi bỗng một ư nghĩ hay hay đă đến với tôi lúc đó. Tôi nói:

    - Con sẽ có cách sử dụng kỷ vật nầy. Để con làm theo cách của con, xem thử kết quả ra sao.

    Tôi mang giây chuyền bằng vàng Tây đó về và cùng mấy anh chị em sinh viên đi đến các nhà giàu hỏi giá. Giáo sư Martine Piat, dạy Pháp văn, cho giá 50.000 đồng lúc đó, bằng mười lần lương của một Trung Úy độc thân. Tôi không chịu bán với giá đó và quyết định làm theo kế hoạch của tôi. Tôi in ra 1000 vé số, mỗi vé 200 đồng, lô trúng duy nhất là giây chuyền vàng của Đức Cha Điền. Trong dịp hành hương đầu năm kính Đức Mẹ La Vang, chúng tôi bán hết số vé đă in, được 200.000 đồng cho vào quỹ cứu trợ. Cha Demerck, Ḍng Tên ở Trung Tâm Xavie trúng giây chuyền đó và đă tặng lại cho Đức Cha Điền ngay sau đó. Đức Cha rất ngạc nhiên và khen sáng kiến của chúng tôi.

    Đoàn sinh viên Công Giáo Huế đă mang số tiền quyên góp được và số thực phẩm, áo quần vào Đà Nẵng, ở lại một đêm tại Trường Thánh Tâm, yết kiến Đức Giám Mục Phạm Ngọc Chi, xin ư kiến của Ngài về vấn đề cứu trợ nên đến những đia điểm nào... Hôm sau đoàn xe của chúng tôi vào Hội An, nước c̣n mênh mông chưa rút hết... Chiều đó, chúng tôi vào tận Quảng Tín, đến tận các nhà thờ xa xôi hẻo lánh, gặp các linh mục và trực tiếp phân phối tiền và phẩm vật cứu trợ cho đồng bào... Khi trở về, chúng tôi đă báo cáo lại với Đức Cha Điền các hoạt động của anh em và tŕnh cho Ngài những h́nh ảnh mà chúng tôi đă chụp được trong chuyến đi. Ngài ban lời khen ngợi anh em...

    Mùa Hè năm 1966, t́nh h́nh ở Huế và Miền Trung rất căng thẳng, phe “TRANH ĐẤU” đang phát động những cuộc biểu t́nh bạo động, cướp chính quyền nhân vụ Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Quân Đoàn I... mất chức. Tướng Nguyễn Chánh Thi đă dựa vào lực lượng tranh đấu để làm áp lực với Sài G̣n hầu củng cố cho địa vị của ông ở Miền Trung. Các cuộc tranh đấu đó lúc đầu do những người ủng hộ Nguyễn Chánh Thi chủ xướng, nhưng sau đó bị tràn ngập bởi lực lượng Phật tử và sinh viên tranh đấu, trong đó có nhiều phần tử thân Cộng như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lê Hiếu Đằng, Lê Quang Long, Phan Duy Nhân v.v… Chúng tôi cũng tập hợp một lực lượng sinh viên chống Cộng để tự vệ và chống lại các sinh viên thiên Cộng. Tôi đi vào Sài G̣n tŕnh bày t́nh h́nh với Trung Ương và tiếp xúc với báo chí mục đích nói rơ các hoạt động của Cộng Sản trong sinh viên để cho dư luận biết...

    Hôm đó, không có máy bay Huế - Sài G̣n, tôi bèn đổi máy bay đi Đà Lạt. Tôi gặp Đức Cha tại phi trường, Ngài cũng đi Đà Lạt. Máy bay đến phi trường Liên Khương, không có ai đón Ngài cả... chẳng hiểu tại sao. Tôi liền mượn điện thoại gọi lên Đại Học, báo tin cho Cha Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập và xin xe đón Ngài. Từ Liên Khương lên Đà Lạt khoảng 30 cây số, khá xa so với các phi trường khác ở Việt Nam hồi đó. Lợi dụng thời gian từ phi trường Phù Bài Huế cho đến khi về tới Đại Học Đà Lạt, tôi trao đổi với Ngài về t́nh h́nh ở Huế. Ngài rất quan tâm và lắng nghe rất đầy đủ những ǵ tôi tŕnh bày.

    Trong Tết Mậu Thân, lúc đó tôi đang làm Dân Biểu Hạ Nghị Viện, đơn vị Thừa Thiên, được đi theo để hướng dẫn phái đoàn các Giám Mục Việt Nam do Đức TGM Nguyễn Văn B́nh hướng dẫn ra thăm Huế. Phái đoàn đến Đà Nẵng, và đă được Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư Lệnh Quân Đoàn I cho máy bay trực thăng đưa ra Huế, có Đức Cha Phạm Ngọc Chi cùng đi theo. Máy bay đă đáp xuống sân đá banh trước mặt Ḍng Chúa Cứu Thế Huế, Đức Cha Điền đă đến đó để đón tiếp phái đoàn. Đồng bào nạn nhân cũng có mặt rất đông ở đó. Đức Cha B́nh đă thay mặt các Đức Cha và phái đoàn an ủi anh em giáo hữu, tặng quà và ban phép lành cho họ. Những h́nh ảnh tang tóc trong Tết Mậu Thân đă khiến cho Đức Cha Điền rất đau xót.

    Giáo Xứ Phủ Cam, nơi có nhà thờ chính ṭa là nơi Đức Cha thường đến đó cử hành những nghi lễ long trọng, đă trở nên một nơi đầy máu và nước mắt. Có hơn ba trăm (300) người đă bị Việt Cộng bắt đi và đă bị thảm sát tại Khe Đá Mài, quận Nam Ḥa, tỉnh Thừa Thiên. Khoảng tháng 10 năm 1969, khi Đức TGM Nguyễn Kim Điền mới từ Roma về đến Huế, Ngài được tin chính quyền mới t́m được mấy trăm nạn nhân bị thảm sát, vất xác dưới khe Đá Mài, lâu ngày, thịt thối rữa hết chỉ c̣n sọ người và xương xóc nằm lẫn lộn thành một đống. Những h́nh ảnh đó đă được chiếu trên Truyền H́nh và tin tức được loan báo trên đài Phát Thanh... Đức Cha rất xúc động.

    Ngay khi Ngài vừa về đến Sai G̣n, chưa có mặt ở Huế, th́ có một vị Dân Biểu địa phương đă nói với báo chí rằng: “Ông Nguyễn Kim Điền, TGM ở Huế đă dính vào vụ tranh chấp những xác chết đó”. Lúc bấy giờ có nhiều sự bất đồng giữa các nhân vật có thế lực đại diện cho các tổ chức tôn giáo, chính trị tại địa phương về địa điểm sẽ được an táng các nạn nhân. Chúng tôi đă đến gặp đại diện các tôn giáo cũng như Hội Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân để hỏi ư kiến, và cuối cùng đă quyết định sẽ an táng các nạn nhân tại chân núi Ba Tầng, gần núi Ngự B́nh, phía sau lưng làng Phủ Cam.

    Qua Đài Phát Thanh và Đài Truyền H́nh Huế, chúng tôi đă tŕnh bày với đồng bào mọi diễn tiến và quyết định của Ban Tổ Chức tang lễ, kêu gọi mọi người b́nh tĩnh, tránh những hành động hay lời nói gây chia rẽ có hại cho t́nh đoàn kết quốc gia. Chúng tôi cũng cho báo chí biết sự việc xảy ra khi Đức TGM c̣n ở ngoại quốc, Ngài hoàn toàn không hay biết ǵ... Khi về đến Huế, Ngài đă đến nhà thờ chính ṭa dâng thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đ́nh của họ và tuyên bố Công giáo không liên quan ǵ đến cuộc tranh chấp nói trên.

    Cảm động nhất là trong lễ an táng của hai linh mục Gioan Baotixita Bửu Đồng và Micae Hoàng Ngọc Bang cùng hai sư huynh ḍng La San bị Việt Cộng chôn sống tại Phú Thứ, cử hành tại nhà thờ Phủ Cam ngày 12-11-1969, Ngài đă đọc một bài điếu văn làm cho mọi người không cầm được nước mắt.

    Sau Tết Mậu Thân, cơ sở Ḍng Kín Carmel Huế bị hư hại nặng. Quá kinh hoàng nên Mẹ và chị em trong Ḍng đă vào tạm trú tại nhà Ông Nguyễn Văn Bửu, Phú Nhuận Sài G̣n. Vào một buổi sáng rất sớm, chúng tôi vừa thức dậy, chuẩn bị đi làm th́ một nữ tu đến báo tin Cha Bề Trên Benoit Nguyễn Văn Thái, Ḍng Bénédictin Thiên An Huế mới bị chết do Việt Cộng pháo kích vào Sài G̣n hôm qua. Ngài đă đến thăm ông Nguyễn Văn Bửu và ông nầy đă nhường pḥng ngủ của ḿnh cho ngài tạm trú... Các nữ tu quá hoảng sợ và không biết giải quyết làm sao. Tôi bèn gởi điện tín báo tin cho Các Bề trên Ḍng Bénédictin ở Huế, Ban Mê Thuột và báo cho Đức TGM Huế biết. Đồng thời tôi cũng nhờ Cha Cao Văn Luận và Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng, Phụ Tá Tổng Thống lúc đó nhờ t́m cách giúp nhà Ḍng đưa xác Cha Bề Trên về an táng ở Huế. Ít lâu sau, tôi nhận được thư viết tay của Đức Cha Điền cám ơn về việc đó.

    Tết năm 1971, tôi đưa vợ con đến thăm Ngài. Trong pḥng khách của Ṭa TGM Huế lúc đó có nhiều giáo hữu ở trong khu vực lân cận cũng đến thăm Ngài. Con gái đầu của tôi là H.A. đưa tay nắm lấy tượng Thánh giá Ngài đang đeo ở trước ngực, không chịu buông ra. Vợ tôi tỏ vẻ lo lắng, sợ vô lễ với Ngài... Nhưng Ngài tươi cười ẵm cháu vào ḷng và nói rằng: “Giây chuyền đeo tượng nầy, Cha đă trao cho ba con đi bán rồi, nhưng nay vẫn c̣n đây. Đó là ư Chúa vậy...” Ngài muốn nhắc lại câu chuyện cứu trợ nạn nhân băo lụt hồi 1964, khi tôi c̣n là sinh viên, Ngài đă tặng giây chuyền đó cho anh em đem đi bán để giúp vào quỹ cứu trợ....

    Cuối năm 1973, có người anh ruột vợ tôi chịu chức linh mục. Đức Cha đă quyết định sẽ tổ chức lễ phong chức cho thầy đó tại ngay nhà thờ giáo xứ Phú Lương, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Đó là một trường hợp rất đặc biệt v́ xưa nay những lễ nghi long trọng như thế đều tổ chức tại nhà thờ chính ṭa Phủ Cam, Huế. Trước khi vào lễ, Ngài đă nhắc lại hoàn cảnh gia đ́nh cha mẹ anh em của vị tân linh mục, là nạn nhân của biến cố Mậu Thân 1968 ở Huế, cha chết, ba đứa em chết, nhà cửa hư hại, mẹ con phải chạy về nương náu tại giáo xứ Phú Lương. Mặc dù trong hoàn cảnh như thế nhưng bà mẹ và anh em chỉ một ḷng xin Chúa ban cho người con của gia đ́nh được làm linh mục... Bài giảng rất cảm động với mục đích cho mọi người biết quư trọng ơn kêu gọi và giúp người đi tu được trung thành với ơn gọi. Khi gia đ́nh đến Ṭa Giám Mục để cám ơn, Ngài đă đón tiếp rất nồng hậu trong t́nh cha con...

    Sau hiệp định Paris, 27-1-1973, Phong Trào Sùng Kính Đức Mẹ (Đạo Binh Xanh) đă đứng ra tổ chức rước tượng Đức Mẹ Fatima đến Việt Nam để cầu nguyện cho Ḥa B́nh. Từ Sài G̣n, tượng Đức mẹ đă được đưa ra Huế rồi trở vô Đà Nẵng, Qui Nhơn, Mỹ tho, Cần Thơ... Máy bay đưa tượng Đức Mẹ ra Huế, Đức Cha Điền đón tại phi trường Phú Bài và đi đường bộ ra La Vang. Ngài không đồng ư sử dụng máy bay trực thăng v́ Ngài tránh không dùng phương tiện của chính quyền. Đức Cha Chi rất nôn nóng v́ Ngài cũng cần đón tượng Đức Mẹ về Đà Nẵng cho kịp giờ... Nhưng đành phải chịu. Tại La Vang, sau khi tôn vinh Đức Mẹ xong th́ Đức Cha Chi rước tượng Đức Mẹ lên máy bay trực thăng bay vô Đà Nẵng ngay v́ đồng bào đang đợi Ngài ở đó.

    Trong bài giảng tại Vương Cung Thánh Đường La Vang đổ nát, Đức TGM Nguyễn Kim Điền đă lên án cả hai bên : Quốc Gia cũng như Cộng Sản, Ngài đả kích những hành vi tham nhũng, thối nát, chính quyền phải chịu trách nhiệm về một xă hội nghèo đói, chậm tiến, bất công... Bài giảng của Ngài đă được phổ biến tại Sài G̣n... Phát biểu trong cuộc họp của Hội Đồng Giám Mục Á Châu, Ngài cũng đă nhắc lại những tư tưởng đó. Ngài nói rằng Giáo Hội phải xét lại ḿnh, xem có đi đúng đường lối của Đức Kitô hay không ? Cái nh́n của Ngài về vấn đề người nghèo... cũng đă được chú ư rất nhiều trước đây.

    Lần cuối cùng chúng tôi gặp Ngài vào cuối năm 1973, từ đó không c̣n dịp nào trở về Huế để thăm Ngài nữa. Sau 30-4-1975, ở trong nhà tù CS, tôi được Trung Tá Nguyễn Thế cho xem bài diễn văn của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II trong dịp tiếp phái đoàn Giám Mục Việt Nam, khoảng 1980 và tài liệu “Đường Hy Vọng” của Đức TGM Nguyễn Văn Thuận biên soạn. Đức Thánh Cha đă ca tụng Đức TGM Nguyễn Kim Điền là một người can đảm... Tôi không biết t́nh h́nh bên ngoài lúc đó như thế nào v́ mới ở nhà giam Hỏa Ḷ Hà Nội về... Một số anh em có gia đ́nh đến thăm, biết được một vài tin tức của Giáo Hội... đă cho biết Đức TGM Nguyễn Kim Điền đă lên tiếng tố cáo chính sách tiêu diệt tôn giáo của CSVN và đang bị quản chế... Anh em chúng tôi đă nhắc nhở nhau cầu nguyện cho Ngài. Đầu năm 1988, tôi gặp Linh Mục Nguyễn Văn Lư, nguyên bí thư của Đức Cha Điền bị kết án 15 năm tù mới được chuyển đến Trại Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh), được Cha Lư cho biết thêm một vài chi tiết về Đức Cha Điền. (2)

    Tết năm đó, tôi được ra khỏi nhà tù, về với gia đ́nh tại Sài G̣n. Tôi rất muốn đi Huế thăm Đức Cha, nhưng không có phương tiện, vả lại cùng c̣n ngại công an theo dơi nên không dám đi lại nhiều. Tháng 5-1988 tôi được tin Đức Cha đau nặng phải đem vào bệnh viện Chợ Rẫy, Sài G̣n. Tôi muốn đến thăm nhưng lại được tin công an canh gác không cho người ngoài đến đó. Thế rồi khoảng hai tuần sau, chúng tôi nghe đài BBC loan báo Ngài đă qua đời (lúc 1g30 chiều 8-6-1988 tại Bệnh viện Chợ Rẫy). Các đài VOA, BBC, RFI, đài Chân Lư Á Châu ở Manila đều loan tin kèm theo lời b́nh luận về cái chết của Ngài. Dư luận trong và ngoài nước đều cho rằng chính Cộng Sản đă giết Ngài (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp...) (2)

    Thi hài của ngài được quàn tại Ṭa Tổng Giám Mục, Sài G̣n từ sáng 9-6 cho đến lúc 4g chiều 10-6-1988 th́ linh cữu được đưa đến Nhà thờ Chính ṭa Đức Bà Sài G̣n và một Thánh Lễ đồng tế do Đức TGM Nguyễn Như Thể và các Linh Mục Huế đă được cử hành tại đây. Đức TGM Nguyễn Văn B́nh cùng 8 Giám Mục, 1 Đan Viện Phụ và gần 300 Linh Mục đă cử hành Thánh Lễ đồng tế vào lúc 7g sáng ngày 11-6-1988. Sau đó, linh cữu được đưa về Huế bằng đường bộ.

    Chiều 12-6-1988, khi xe tang vừa xuống đèo Hải Vân th́ giáo dân các xứ đạo ở hai bên Quốc Lộ I như Lăng Cô, Sáo Cát, Thừa Lưu, Nước Ngọt, Cầu Hai, Truồi, Phù Lương v.v... đổ xô ra đường đón linh cữu của Đức TGM Philipphê. Từng đoàn xe Honda đi theo quan tài mỗi ngày một đông, kẹt đường, xe phải đi chậm... đến An Cựu vào lúc 8g tối. Giáo dân Huế đứng hai bên đường, tay cầm đuốc sáng rực, đi bộ theo linh cữu ngài về Nhà Thờ Chính Ṭa Phủ Cam... Giáo dân ở thành phố Huế và vùng phụ cận lúc đó ước khoảng trên mười ngàn người. Nhưng con số hiện diện đă lên đến năm, sáu chục ngàn người, tất nhiên cũng đă có rất nhiều tín đồ của các tôn giáo bạn có cảm t́nh đă đến với ngài.

    Sau 30-4-1975, chưa từng thấy có một sự tập hợp đông đảo tại Huế như vậy. Người ta cho rằng đây là một sự biểu dương lực lượng hay là một thái độ phản kháng của những tín đồ các tôn giáo đang bị áp bức dưới chế độ Cộng Sản. Sáng 15-6-1988, Thánh Lễ an táng do Đức TGM Nguyễn Văn B́nh chủ sự với 9 vị Giám Mục khác và gần 80 Linh Mục thuộc các Giáo Phận Huế và Đà Nẵng đồng tế.

    H̀NH ẢNH CUỐI CÙNG

    GS Nguyễn Ngọc Lan, sau khi nghe tin Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền đă bị đầu độc, liền đến Ṭa Tổng Giám Mục Sài G̣n (đường Phan Đ́nh Phùng, Quận 3) để kính viếng thi hài của ngài đang để ở đó. Ông cũng như mọi người đă rất xúc động khi thấy thi hài của ngài nằm trên một cái băng-ca... không có một sự tôn kính nào đối với một vị Tổng Giám Mục đạo đức và danh tiếng mà khắp cả thế giới đều biết đến !

    Thông thường đối với người chết, dù là người không có địa vị ǵ trong xă hội th́ thân nhân cũng phải chọn một nơi xứng đáng, tôn nghiêm, để đặt thi hài (hay quan tài), tối thiểu cũng trên một cai giường hay một cái bục cao. Trước h́nh ảnh đó, thân nhân của Đức TGM Philipphê, giáo dân Huế và tất cả những người hiện diện... đă lên tiếng trách Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh và các Linh Mục có trách nhiệm tại Sài G̣n đă xem thường “thi hài người quá cố”... Sau đó, GS Nguyễn Ngọc Lan đă gởi cho Đức TGM Nguyễn Văn B́nh một bức thư nói lên cảm tưởng của ông về việc nầy.

    Khi Đức TGM Têphanô Nguyễn Như Thể và các Linh Mục thuộc Giáo Phận Huế đến, họ đă thuê người khâm liệm và đưa quan tài của Đức TGM Philipphê đến đặt tại Nhà thờ Chính ṭa Đức Bà, Sài G̣n để cho mọi người đến kính viếng trước khi đưa về an táng tại Nhà thờ Chánh ṭa Phủ Cam, Huế.

    Tôi và gia đ́nh, bạn bè đă đến nhà thờ Đức Bà Sài G̣n để kính viếng Ngài. Trong thánh lễ cầu nguyện và tiễn đưa Ngài về Huế, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể đă đọc một bài cám ơn rất cảm động, ca đoàn nhà thờ Đức Bà Sài G̣n đă hát những bài thánh ca rất ư nghĩa. Mọi người đều chảy nước mắt v́ mến thương một vị Thánh đă từ giă chúng ta trên cơi đời nầy...

    Hôm nay, nhân lễ giỗ của Đức TGM Nguyễn Kim Điền, chúng tôi viết lại một vài kỷ niệm t́nh Cha con, những ngày tháng mà chúng tôi đă được sống gần Ngài, với ước mong các con cái của Ngài, những giáo hữu Cần Thơ, Huế và Việt Nam... đừng bao giờ quên h́nh ảnh MỘT NGƯỜI CHA TỬ ĐẠO trong giai đoạn mới nầy, dưới chế độ Cộng Sản.

    Gs Nguyễn Lư- Tưởng.

    (giỗ thứ mười 8/6/1988-8/6/1998)

 

    ---------------------------------------------

    PHẦN BỔ TÚC: (giỗ thứ 13: 08/6/2001)

 

    (1) Tiểu Sử của Đức Tổng Giám Mục Philippe Nguyễn Kim Điền:

    - Ngài sinh ngày 13-3-1921 tại Gia Định. Năm 12 tuổi, ngài vào tu học tại Tiểu Chủng Viện rồi sau đó vào Đại Chủng Viện Thánh Giuse, đường Cường Để, Sài G̣n (nay đổi tên mới là đường Tôn Đức Thắng). Ngài chịu chức Linh Mục ngày 21-5-1947, sau đó làm giáo sư, rồi Giám Đốc Chủng Viện.

    - Năm 1955, ngài gia nhập Ḍng Tiểu Đệ của Chân phước Charles de Foucauld, sinh hoạt mục vụ với người nghèo trong các xóm lao động, đạp xích lô để sống tự túc. Ngài cũng đă qua Bắc Phi, sống tập thể trong sa mạc Sahara với các tu sĩ Ḍng Tiểu Đệ theo truyền thống của Ḍng nầy. Năm 1957, trở về Việt Nam, ngài đă từng sống ở Sài G̣n, Lâm Đồng, Cần Thơ

    - Ngày 8-12-1960, ngài được Ṭa Thánh Vatican chính thức bổ nhiệm làm Giám Mục Giáo Phận Cần Thơ (lúc 39 tuổi), lễ tấn phong được tổ chức tại Sài G̣n ngày 22-01-1961.

    - Ngày 30-9-1964, ngài được Ṭa Thánh cử làm Giám Quản Tổng Giáo Phận Huế thay thế Đức Tổng Giám Mục Ngô Đ́nh Thục đi họp ở Roma và không trở về sau biến cố 01-11-1963.

    - Ngày 11-3-1968, ngài được chính thức làm Tổng Giám Mục Huế.

    - Ngày 19-10-1983, ngài gởi thư cho LM Nguyễn Thế Vịnh (34, Ngô Quyền, Hà Nội) là “Chủ Tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo Yêu Nước” nói lên lập trường “hiệp nhất” với Giáo Hội Hoàn vũ và cảnh giác trước âm mưu lập Giáo Hội Việt Nam “ly khai” với Vatican.

    - Ngày 11-04-1984, ngài gởi thư cho ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Quốc Hội CSVN phản đối việc Công An tỉnh B́nh Trị Thiên đối xử với Ngài và Linh Mục Nguyễn Văn Lư, là vi phạm điều 10 khoản 7 của Hiến Pháp CSVN.

    - Trong suốt 120 ngày kể từ 5-4-1984, ngài bị Công An tỉnh B́nh Trị Thiên “mời” đi “làm việc” (thẩm vấn)... và ra lệnh quản chế, cấm ngài không được đi ra khỏi chu vi thành phố Huế. Trước t́nh thế đó, ngày 19-10-1985, ngài đă viết thư gởi cho giáo dân: “Mai này khi tôi bị bắt, tôi xin anh chị em đừng tin một điều tuyên bố nào của tôi, dù lời tuyên bố đó mang chữ kư mà người ta gán cho tôi”...

    - Ngày 8-11-1985, cảm thấy cái chết có thể đến với ngài bất cứ lúc nào nên ngài đă viết di chúc ngắn để lại cho các Linh Mục “khuyên các cha hăy trung thành với Hội Thánh và đoàn kết với nhau, sống trọn vẹn bổn phận của chủ chăn nhân hiền”...

    - Ngày 25-3-1988, ngài viết một bức thư gởi cho ông Nguyễn Văn Linh, sau khi ông được bầu làm Tổng Bí Thư đảng CSVN và tuyên bố chính sách “đổi mới”... Nội dung bức thư đ̣i xóa bỏ lệnh quản chế ngài, cho ngài được phục hồi quyền công dân, được tự do đi lại để thi hành nhiệm vụ Tổng Giám Mục đối với giáo dân Huế và thăm viếng các Giáo Phận khác thuộc Tổng Giáo Phận Huế.

    - Ngài qua đời ngày 8-6-1988 tại Sài G̣n, hưởng thọ 67 tuổi.

 

    (2) Về T́nh H́nh Giáo Phận Huế sau 30-4-1975

 

    Chúng tôi xin trích dẫn hai nhân chứng (LM Nguyễn Văn Lư và ông Bảo Thái) đă nói về t́nh h́nh Giáo Phận Huế sau 30-4-1975, và chính sách tiêu diệt tôn giáo (đặc biệt với Công Giáo và Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền) của CSVN:

    a. Lời chứng của LM Nguyễn Văn Lư (Xin xem lời chứng của cha về cái chết của Đức TGM Nguyễn Kim Điền)

    b. Lời chứng của Ông Bảo Thái (một giáo dân ở Huế):

    “Cộng Sản phong tỏa toàn bộ Tổng Giáo Phận Huế bằng ngón đ̣n “hộ khẩu”. Tất cả đều phải ở nguyên trạng, không được thay đổi, không được di chuyển đi đâu khác ngoài nơi “hộ khẩu” của ḿnh. Họ thu hẹp các tổ chức, các hội ḍng, và cả Ṭa Tổng Giám Mục... bằng một tờ hộ khẩu! Linh Mục Quản Nhiệm một xứ đạo cũng chỉ là chủ một hộ khẩu! Đến hay đi phải được khai báo “tạm trú, tạm vắng”.

     “Các thánh đường và các cơ sở trong toàn Tổng Giáo Phận đều không được sửa chữa, trùng tu, nếu chưa khai báo và chưa có phép của nhà nước. Muốn trùng tu, sửa chữa phải khai kinh phí bao nhiêu, do đâu mà có. Các ḍng tu không được nhận các em dự tu, Đại Chủng Viện không nhận thêm, cũng như không có các Thầy đại chủng sinh chịu chức Linh Mục. Tiểu Chủng Viện phải giải tán, các cơ sở của Công Giáo hầu hết đều bị trưng dụng thành cơ quan của nhà nước... Các Hội đoàn trong giáo xứ tuyệt đối không được sinh hoạt, nhóm họp, ngay cả các lớp học giáo lư cũng phải băi bỏ... Không một nhà thờ nào, một giáo xứ nào họ không đặt người ở bên trong để làm “thông tin”, để “báo cáo t́nh h́nh”, để “theo dơi hoạt động”, và để “phát hiện sự chống phá”... Thánh lễ có bao nhiêu người tham dự? Vị Linh Mục giảng những ǵ? Sinh hoạt của giáo xứ ra sao? Có những ai là người lạ mặt? Có những hiện tượng chống đối nào? Những người nầy phải viết báo cáo đầy đủ cho họ hàng tuần, hàng tháng... Phương cách nầy không khác ǵ những điều họ đă áp dụng trong các trại tù cải tạo. Không một nơi nào mà Công an không theo dơi, kiểm soát...

    “Bản thân của Đức TGM Nguyễn Kim Điền, một vị lănh đạo tinh thần có hàng chục ngàn tín hữu, dưới mắt họ cũng chỉ “một công dân của chế độ”. Họ đă đưa giấy gọi Đức Cha đến Công An “làm việc” và xem Ngài như “một tội phạm”. Ngài phải “làm việc” với họ suốt từ sáng đến chiều, từ tháng này đến tháng khác như thế. Chưa kể các nhân viên hành sự đă thiếu lễ độ với Ngài, đập bàn quát tháo khi thấy Ngài chỉ làm thinh, cầu nguyện và không khai báo ǵ khác hơn những ǵ Ngài đă nói một lần. Họ cầm chân Đức Cha một chỗ và không cho phép Ngài đi đâu ra ngoài thành phố Huế, đúng hơn là ra khỏi Ṭa Tổng Giám Mục.

    “Bản án mà CS lập cho Đức Cha khá dài, những 4 trang, họ kết tội Ngài là “phản động”, “chống đối nhà nước”, “phải bị trừng trị”. Bản án nầy được truyền đi khắp các khu phố, bắt các tín hữu Công Giáo phải tập trung để “học tập”, mục đích là tách Ngài ra khỏi Cộng Đồng giáo dân để dễ dàng bóp chết Ngài...” (Bảo Thái: Nghĩ Về Cái Chết Của Đức TGM Nguyễn Kim Điền, Hiệp Nhất số 97 tr.65 xuất bản tại Orange County, California, Hoa Kỳ tháng 01-2001)

 

23- Lời Chứng về cái chết của Đức TGM Nguyễn Kim Điền

Đức TGM Philipphê đă tử đạo như thế nào? 

 

Linh mục Nguyễn Văn Lư, 30-01-2001

   

    1. Đức Cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền trước 1975

 

    Đức Cố TGM Điền, sinh năm 1921, nguyên là một Linh mục xuất sắc về đạo đức và trí thức của Giáo phận Sài G̣n. Ngài làm giáo sư Tiểu chủng viện, rồi làm Giám đốc Tiểu chủng viện Giáo phận Sài G̣n. Ngài nói và viết tiếng Pháp gần như một nhà trí thức Pháp. Ngài đă trở nên một trong những thành viên đầu tiên của Ḍng Tiểu Đệ Phúc Âm theo tinh thần của Cha Charles de Foucauld do Cha René Voillaume thành lập. Từ đó, Ngài đạp xích lô để mưu sinh và gần gũi với giới lao động. Năm 1960, Ngài được chọn làm Giám mục Cần Thơ. Năm 1964, Ngài được chọn làm Giám quản Tông ṭa Tổng Giáo phận Huế. Ít lâu sau Ngài chính thức làm Tổng Giám mục Huế.

    Ngài thánh thiện, hiền từ, kín đáo, tế nhị đến nỗi làm Giám mục ở Huế suốt 11 năm, trừ một căn pḥng nhỏ Ngài dùng để ngủ, c̣n lại tất cả các pḥng khác trong Ṭa TGM Huế, cách bày biện trang trí Ngài vẫn cố t́nh để y nguyên như thời Đức TGM Phêrô Ngô Đ́nh Thục, để đợi Đức TGM Thục trở về. Ngay cả cái ghế mỗi ngày Ngài qú chầu Ḿnh Thánh Chúa cả tiếng đồng hồ, Ngài cũng để y nguyên như thời Đức TGM Thục vậy. Sau 1975 Ngài mới cho thay đổi, v́ biết chắc chắn Đức TGM Thục không bao giờ trở về nữa.

    Ngài có đời sống nội tâm sâu xa, mỗi ngày qú chiêm ngắm Ḿnh Thánh Chúa đủ hoặc hơn một giờ đồng hồ không động đậy, không sách vở. Ngài xưng tội đều đặn với một linh mục đạo đức đang ở nghỉ hưu tại Nhà hưu dưỡng Giáo phận.

    Ngài luôn xử sự với mọi người cách lễ độ, ôn tồn. Đặc biệt, với hàng linh mục, Ngài luôn tôn trọng và thân t́nh. Với các tôn giáo bạn, Ngài luôn chân thành kính cẩn. Nhóm Hướng Thiện Phật giáo, một tổ chức từ thiện nổi tiếng ở Huế luôn coi Ngài là Vị Bảo trợ tinh thần, mỗi năm đều đến kính thăm Ngài ít nhất 4 lần: Tết Nguyên đán, Giáng Sinh, Phục Sinh và ngày Giỗ của Vị Bồ tát sáng lập Phạm Văn Siêu. Mỗi lần, họ đều qú lạy Ngài, không bao giờ nhận sự trợ giúp vật chất, chỉ xin Ngài cầu nguyện cho việc từ thiện của họ mà thôi. Ngài đỡ họ dậy, không muốn họ qú lạy như thế, nhưng họ vẫn cứ làm măi.

    Đặc biệt là Ngài rất cẩn thận để Giáo Hội tách biệt khỏi chính trị thế tục, đến nỗi suốt 11 năm làm Giám mục ở Huế từ 1964 đến 1975, Ngài không hề sử dụng một chuyến máy bay nào của Không lực Việt Nam Cộng ḥa và Không lực Hoa Kỳ, Ngài cũng không hề tiếp một Nhân viên nào của Chính phủ Việt Nam Cộng ḥa hay Sĩ quan cao cấp nào tại Ṭa TGM Huế với tư cách là quan quyền phần đời cả. Đầu năm 1975, Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân Khu I, một Vị Tướng lúc đó rất có uy tín trong chế độ Sài G̣n cũ, muốn gặp Đức TGM Điền, Ngài đă trả lời: "Tôi là nhà tu hành, nếu Ngài muốn gặp tôi với tư cách là một con người đi t́m chân lư và b́nh an th́ xin kính mời Ngài đến b́nh thường như mọi người lúc nào cũng được, nhưng nếu Ngài muốn đến thăm tôi với tư cách một Sĩ quan của Quân lực VNCH th́ tôi không đủ tư cách tiếp Ngài". Nghe trả lời thế, Tướng Ngô Quang Trưởng đă không đến.

    Năm 1974, Ngài đi dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới ở Rôma, nhiều phóng viên báo chí bao vây Ngài. Có người hỏi Ngài: "Có dư luận cho rằng Cộng sản Bắc Việt sẽ chiếm được miền Nam, Ngài nghĩ sao về Cộng sản VN"? Ngài đă trả lời rằng: "Là Giám mục Công giáo, tôi không bao giờ chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản, nhưng người cộng sản Việt Nam cũng là người anh em của tôi". Sau đó, có dư luận cho rằng Ngài là TGM "đỏ"!

    Đầu năm 1975, Ngài tiên đoán quân CS Bắc Việt thế nào cũng đánh chiếm Huế, nên có bí mật thăm ḍ các Linh mục Giáo phận Huế để biết nếu quân Bắc Việt chiếm Quảng Trị Thừa Thiên, liệu có bao nhiêu Linh mục t́nh nguyện ở lại để làm việc trong chế độ cộng sản. Cuộc thăm ḍ cho kết quả đáng buồn: chỉ có 6 trên khoảng 120 Linh mục dám ở lại với CS mà thôi.

    Ngài tức khắc vào Sài G̣n t́m 1 Nhà hưu cho các Linh mục già lăo của GP Huế di tản vào và bàn giao Hội Thừa Sai VN cho Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn B́nh để vội về lại Huế cho kịp. Ngày 19-3-75 Ngài về đến Đà Nẵng bằng một trong vài chuyến Boeing cuối cùng của Hàng không VN lúc đó. Từ Đà Nẵng, xe của Ṭa TGM Huế đưa Ngài về đến Huế lúc 2g sáng ngày 20-03-75. Được biết chỉ c̣n khoảng hơn 6 Linh mục thật sự ở lại trong tỉnh Thừa Thiên, c̣n tỉnh Quảng Trị th́ không c̣n Linh mục nào, Ngài vội nhờ đường dây điện thoại c̣n lại cuối cùng của pḥng Tuyên úy Công giáo để gọi gấp vào Sài G̣n mời tôi ra, là người đă t́nh nguyện theo Ngài ra sống trong vùng cộng sản.

    Tôi đang dâng Thánh lễ tại Vườn Xoài trong một tuần giảng tĩnh tâm tại đây, th́ nhận được tin Đức TGM Huế muốn tôi ra Huế lúc 6g sáng. Tôi vội về lại cộng đoàn Thừa Sai thu xếp và ra Đà Nẵng lúc 12g trưa ngay ngày hôm đó. Tôi chỉ ra Huế sau Đức TGM Điền 10g đồng hồ, nhưng Đèo Đá Bạc đă bị quân Bắc Việt chiếm, nên từ Đà Nẵng, tôi phải dùng nhiều phương tiện. Cuối cùng, sau 5 đêm và gần 6 ngày trọn, tôi về được đến Ṭa TGM Huế chiều 25-03-75.

 

    2. Đức Cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền sau 1975

 

    Sáng 26-3-1975, quân Bắc Việt treo cờ giải phóng trên Thành phố Huế. Quân đội giải phóng miền Nam VN thực chất cũng là quân Bắc Việt thôi, nhưng phải lấy cớ là quân miền Nam giải phóng để tránh tiếng cho Hà Nội khỏi xâm lược miền Nam.

    Ngay ngày 01-04-1975, Ủy ban Quân quản tỉnh Thừa Thiên đă mời Đức TGM Điền tham dự buổi mit-tinh để chào mừng ngày Huế giải phóng. Ngài đă phát biểu theo tinh thần tích cực, vui mừng v́ chiến tranh chấm dứt tại một phần Đất Nước. Sau đó Ngài đều cổ vũ mọi người vui sống theo tinh thần lạc quan đó. Ngài phổ biến tập sách "Tôi Vui Sống" để hướng dẫn Dân Chúa sống Phúc Âm trong hoàn cảnh mới một cách tích cực.

    Để đề pḥng việc có thể thiếu vắng Chủ Chăn, Ngài dùng năng quyền đặc biệt, ngày 09-7-1975, tấn phong ngay Cha Têphanô Nguyễn Như Thể làm TGM Phó với quyền kế vị.

    Dịp 02-09-75, Ngài xin đi Hà Nội để chào mừng vị Hồng y Tiên khởi của Giáo Hội Công giáo Việt Nam: Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê, đồng thời để 2 vị Lănh đạo gặp nhau lần đầu tiên. Trên đường đi, Ngài thăm 2 Đức Giám mục Giáo phận Vinh và Giáo phận Thanh Hóa. Tại Hà Nội, Ngài gặp Đức Giám mục Bắc Ninh, hiện nay là Đức Hồng Y Giuse Maria Phạm Đ́nh Tụng. Ngài lưu lại Ṭa Tổng Giám mục gần 2 tuần, gặp Đức TGM Phó Hà Nội, sau nầy là Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, gặp Cha Phanxicô Xavie. Nguyễn Văn Sang, hiện nay là Giám mục Thái B́nh, Tổng Thư kư HĐGMVN, gặp Cha Tổng Đại diện Lê Đắc Trọng, hiện nay là GM Phụ tá Hà Nội, gặp cha Nguyễn Tùng Cương, về sau làm Giám mục Hải Pḥng, gặp Cha Đỗ Tông, hiện nay là Tổng Đại Diện TGP Hà Nội, và nhiều linh mục quan trọng khác. Chuyến đi miền Bắc nầy giúp Ngài thấy rất rơ CSVN đối xử thế nào với các Tôn giáo tại VN và nhất là Giáo hội Công giáo VN. Về lại Huế, CSVN yêu cầu Ngài viết và nói lại chuyến đi ấy, Ngài nhất mực từ chối. CSVN cũng mời tôi, Linh mục Thư kư cùng đi với Ngài làm như thế, nhưng tôi cũng từ chối.

    CSVN đàn áp các Tôn giáo càng ngày càng rơ rệt, nhất là việc phân biệt đối xử các Tín hữu ghi rơ trong lư lịch ḿnh là "Công giáo". Biết bao nhiêu sinh viên Công giáo không thể tốt nghiệp đại học, bao nhiêu học sinh Công giáo không thể thi vào đại học, bao nhiêu nhân viên bị mất việc làm chỉ v́ ḿnh là Công giáo. Việc bổ nhiệm, thuyên chuyển Linh mục càng ngày càng khó khăn. Giữa năm 1975, Ngài phong chức được 2 linh mục, đầu năm 1976, được 4 Linh mục và sau đó đành chịu. Măi 18 năm sau, năm 1994, Đức TGM Têphanô Nguyễn Như Thể mới phong chức được thêm 5 linh mục khác.

    Từ một người rất sợ Cộng sản, nhưng trong Đức Tin và Đức Ái, Đức TGM Điền cố gắng sống cởi mở, hài ḥa, tích cực. Tuy nhiên, dần dần Ngài nhận thức rơ, CSVN thực sự muốn tiêu diệt các Tôn giáo mà nhất là Công giáo. Năm 1977, nhân 2 cuộc họp do Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tổ chức, Đức TGM Điền đă phát biểu 2 bài đ̣i Tự do Tôn giáo, trong đó Ngài xác nhận, người Công giáo bị đối xử như "công dân hạng hai". Tôi đánh máy ra và phổ biến cho các Linh mục Gp Huế. Ít lâu sau, 2 bài nầy được in ra khá nhiều ở Sài G̣n và báo chí nước ngoài đăng lại. Cuối tháng 08-1977, Linh mục Hồ Văn Quư, Giám đốc Đại chủng viện Huế và tôi bị bắt, các ṭa án nhân dân của các tổ chức quần chúng kết án chúng tôi 20 năm. Nhưng năm 1977, Việt Nam vừa nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc, nên chiều 24-12-1977, hai chúng tôi được đột ngột thả ra. CSVN buộc Đức TGM Huế phải bổ nhiệm 2 anh em chúng tôi đi làm việc, không cho ở Nhà Chung nữa, nhưng không được bổ nhiệm ở thành phố, giáo xứ lớn, ở vùng núi, ở vùng biển; mà chỉ ở giáo xứ nhỏ vùng quê mà thôi. Đầu tháng 7-1978, Linh mục Augustinô Hồ Văn Quí đi Bố Liêu, Quảng Trị; c̣n tôi đi Đốc Sơ, gần Tp Huế.

    Trước Giáng Sinh 1979, CSVN dùng bạo lực cưỡng chiếm Tiểu chủng viện Hoan Thiện, đuổi 3 Linh mục đang dạy trong đó phải đi làm việc khác và hơn 80 chủng sinh phải về sống với gia đ́nh. Giáng Sinh năm đó, Đức TGM Điền ra lệnh cho cả Giáo phận Huế phải để tang cho đứa con yêu 149 tuổi nầy vừa bị giết. Ngài nói: "Chủng viện là con mắt của Giám mục, nay tôi đă bị móc mắt rồi". Cả Giáo phận rất đau ḷng về việc Tiểu chủng viện bị cưỡng chiếm.

    Lúc bấy giờ, CSVN không muốn giáo hữu đi hành hương kính Đức Mẹ La Vang, ngăn chận xe khách dọc đường, đuổi tất cả những ai muốn đi La Vang xuống. Nên việc hành hương kính Đức Mẹ La Vang rất khó khăn. Cha Tôma Trần Văn Cầu, Quản xứ Trí Bưu phụ trách Trung Tâm La Vang; về sau Cha Emmanuel Nguyễn Vinh Gioang, Quản xứ Diên Sanh phụ trách La Vang, và tất cả các Linh mục vùng Quảng Trị đă phải kiên tŕ đấu tranh bằng nhiều cách để có thể đưa giáo hữu đến La Vang. Dịp 15-08-1981, phải hướng dẫn khách hành hương La Vang nhưng bị chận dọc đường, tôi phải đứng tại chỗ hướng về La Vang mà nguyện kinh 4 lần 4 nơi khác nhau, mới có thể khai thông tuyến đường được. Năm ấy, lần đầu tiên sau 1975, số người hành hương La Vang lên đến 10 ngàn. Sau đó, CSVN kết án 5 chủng sinh từ 2 đến 4 năm tù và đuổi 5 chủng sinh khác về nhà v́ “tội” diễn lại sáng kiến “đấu tranh” nói trên của tôi.

    Từ 1976, Đức TGM Huế không truyền chức linh mục được thêm cho một chủng sinh nào. Đại chủng viện Huế coi như bị đóng cửa với 1 Linh mục giám đốc duy nhất và mấy chục chủng sinh chẳng biết tương lai thế nào. Các Ḍng tu liên tiếp gặp rất nhiều khó khăn. Phải tu chui, khấn chui, một cách vô lư và đầy ấm ức. Các giáo xứ "kinh tế mới" và vùng xa khó khăn lắm mới có một Thánh Lễ dịp Giáng Sinh, Phục Sinh,...

    Năm 1980, cùng với Đức TGM Phó Têphanô Nguyễn Như Thể, Ngài đi dự buổi họp đầu tiên của HĐGMVN tại Hà Nội. Khi về lại, cả 2 Vị TGM đều rất buồn về Bức Thư Chung không được vừa ư, nhưng v́ muốn bày tỏ tính hiệp nhất của Giáo hội mà đành ḷng kư chung. Thư Chung nầy, hầu như không có Linh mục Gp Huế nào đọc chung trong Nhà Thờ cho giáo hữu nghe, chỉ trừ một Linh mục duy nhất mà nay đă qua đời. Sau đó, Ngài được đi Rôma. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă gọi Ngài là "TGM anh dũng", chia sẻ với Ngài công thức lừng danh để sống trong chế độ cộng sản: "Cộng tác trong t́nh trạng luôn luôn đề kháng" (collaborer en résistant).

    Năm 1983, CSVN kết án tôi 10 năm tù ở và 4 năm quản chế rồi đưa tôi ra Thanh Hóa. CSVN lại bắt Linh mục Lê Thanh Hoàng, kết án 3 năm, nhưng phải ở 5 năm.

    Đức TGM lặp đi lặp lại nhiều lần, tại nhiều nơi: VN chưa có tự do tôn giáo thực sự. Nhiều lần, Ngài viết thư cho Hội Đồng Giám mục Việt Nam và Linh mục Nguyễn Thế Vịnh, Chủ tịch Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo (UBĐKCG) chứng minh rằng Giáo Hội Công giáo VN đang bị bách hại thực sự; và GHCGVN đă có Hội Đồng Giám mục VN là cơ quan chính thức để điều hành sinh hoạt Giáo hội, liên lạc với Chính quyền Cộng sản, không cần có thêm một Ủy ban nào hết. Nếu UBĐKCG hoạt động th́ UB ấy cao hơn HĐGMVN, tạo nên sự bất hợp lư trong Giáo hội. (Tại nhiều giáo phận, việc thuyên chuyển, bổ nhiệm linh mục, việc du học và du lịch nước ngoài do UBĐKCG nầy lèo lái, sắp đặt). Ngài viết: "Ai không đi qua cửa mà vào chuồng chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp" (Ga 10,1).

    Ngài phải t́m cách chuyển các tài liệu ấy ra nước ngoài. V́ thế, Ngài đă bị CSVN gây ra bao nhiêu đau khổ. Rất tiếc, hiện nay tất cả các tài liệu nầy có lẽ đă bị một Linh mục của Ṭa TGM Huế thiêu hủy năm 1994 (đành phải giấu tên cho Linh mục ấy). Khi đó, có một Nữ tu thấy và biết, khóc lóc xin đừng làm như thế, nhưng Linh mục nầy vẫn không nghe, v́ cho rằng những tài liệu ấy không phù hợp và có hại (?!). Tôi chưa thể có đủ điều kiện kiểm chứng lúc nầy được. Hi vọng vẫn có ai đó trên trái đất nầy c̣n cất giữ được.

    Linh mục Nguyễn Hữu Giải nhiệt t́nh chống đối việc thành lập UBĐKCG nên ngày 26-11-1983, ngài bị bắt, bị ở trại tập trung đến cuối 1989 mới được thả, dù không có tội ǵ. Nhiều Linh mục, Tu sĩ khác bị triệu tập làm việc rất căng thẳng. Đức TGM Điền càng đau buồn.

    Rồi Lm Phêrô Trần Văn Quí, Thư kư của Ngài cũng bị bắt và bị quản chế. Về sau bị cưỡng bức đưa đi giáo xứ Buồng Tằm, một giáo xứ nhỏ tận thượng nguồn sông Hương, nhưng Linh mục Quí phản đối và bỏ vào Sài G̣n học thêm tin học và ngoại ngữ. Năm 1995, Lm Quí được bổ nhiệm làm Quản xứ Phường Đúc và Nguyệt Biều.

    Đức TGM Điền đă nói một câu rất thời danh: “Đă có những Giám mục chịu chết v́ bênh vực quyền lợi của Hội Thánh. Nhưng ngày nay có Giám mục nào dám chịu chết để bênh vực quyền lợi của con người không?”

 

    3. Đức Cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền đă tử đạo thế nào?

 

    Năm 1975, Đức TGM Điền không hề bị một bệnh nào, chỉ thỉnh thoảng bị cảm lạnh. Nhưng chịu quá nhiều phiền toái do CSVN gây ra như bị ép buộc kư giấy trao cho CSVN sử dụng hầu hết các cơ sở giáo dục và từ thiện của Giáo phận, bị triệu tập làm việc suốt 120 ngày, suốt ngày bị nghe những lời thóa mạ, bị buộc viết các lời khai, bị buộc ăn năn sám hối v́ đă đấu tranh cho các quyền lợi chính đáng của Giáo Hội, bị buộc tố cáo chê bai các Linh mục, Tu sĩ con cái của ḿnh, không thể truyền chức Linh mục cho các chủng sinh đă học xong từ lâu, không thể bổ nhiệm các Linh mục, có thời gian không thể đi cử hành Nhiệm tích Thêm sức trong giáo phận, nên từ 1981, Ngài bị bệnh nhồi máu cơ tim, thỉnh thoảng tim ngừng đập vài giây, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, suy thận, đau cột sống và tiểu đường, mỗi thứ một ít, nhưng chưa có bệnh nào nặng đến nỗi gây ra cái chết đột ngột.

    Đức TGM Điền qua đời ngày 08-06-1988, lúc bấy giờ tôi đang ở trại giam Nam Hà, Hà Nam Ninh. Khoảng 1 tuần sau đó, tôi chỉ biết tin Ngài qua đời qua nhật báo Nhân dân. Các điện tín và các thư thân nhân (nay c̣n sống và tạm giấu tên) viết báo tin cho tôi Ngài qua đời đều không đến tay tôi được.

    Cuối năm 1992, tôi ra khỏi tù. Nghe nhiều người bàn tán về cái chết "đầy bí ẩn" của Đức TGM Điền và về các "ơn lạ" mà nhiều người đă xin được nhờ cầu nguyện với Ngài. Tôi qú trước mộ Ngài cầu nguyện rất lâu rằng: "Nếu việc làm sáng tỏ nguyên nhân cái chết của Đức Tổng làm sáng danh Chúa và có lợi cho Hội Thánh CGVN, th́ xin Đức Tổng cầu bầu cùng Chúa phù trợ cho con đủ điều kiện làm xong việc quá khó khăn nầy". Sau đó, tôi bắt đầu âm thầm tiến hành điều tra. Sau đây là kết quả bước đầu. Kính xin mọi người bổ sung đầy đủ hơn:

    Cuối tháng 05-1988, Ngài xin vào điều trị tại bệnh viện Nguyễn Trăi, sao cho tạm ổn định để có thể đi Rôma. Ngài rất nôn nóng đi Rôma để báo cáo về Đức TGM Phó mà Ngài định đặt, về Đức GM Phụ tá Giacôbê Lê Văn Mẫn mà Ngài đă tấn phong "bí mật" và về GHCGVN, về GP Huế. Có 2 bác sĩ quen săn sóc, 1 bác sĩ ở đường Sương Nguyệt Anh, gần Nhà thờ Chợ Đũi và một bác sĩ bạn của bác sĩ nầy. Theo họ, Đức TGM bị ung thư đường tiểu, không thể chữa.

    Ngài có bị nhổ 2 răng: 1 răng vàng và một răng khôn, có đem 2 răng ấy đến 42 Tú Xương nhờ em ruột của Nha sĩ Phạm Thị Thân khám. Ở pḥng khám răng nầy có cô y tá tên Nguyễn Thị Kim Anh, 12 Trương Quốc Dung, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Đt 08.8350482 - 08.8449472, quen biết cô Bích Hồng, Thị Nghè, thuộc Tu hội Trợ Tá Tông Đồ, người săn sóc Đức Tổng vào những giờ cuối. Hai Lm Stanilaô Nguyễn Đức Vệ và Gioakim Lê Thanh Hoàng đi theo Đức TGM Điền để săn sóc Ngài biết cô Hồng nầy.

    Chẳng biết có sự gợi ư của CSVN hay không, nhưng cho dù có, th́ cũng chỉ v́ chân t́nh và ngay t́nh, có hai Đức Giám mục (tạm thời xin giấu tên) thăm Ngài hai lần khác nhau tại bệnh viện Nguyễn Trăi, khuyên Ngài xin vào bệnh viện Chợ Rẫy để có thể xét nghiệm làm hồ sơ xin đi nước ngoài chữa bệnh, v́ theo hai Đức Giám mục nầy cho biết, trên nguyên tắc Chính quyền CSVN đă đồng ư. Hai Đức GM nầy c̣n cam đoan là CSVN không đến nỗi dùng thủ đoạn ǵ đâu (?!). Ngài nghe lời và xin chuyển qua bệnh viện Chợ Rẫy đầu tháng 06-1988, mục đích là để được khám nghiệm trước khi lên máy bay đi Rôma. Tại đây, các bác sĩ cho rằng bệnh Ngài quá nặng, không chữa được. Có một lần, Ngài đau đớn quá, Ngài bấm chuông gọi 2 Cha Vệ - Hoàng đưa Ngài về, v́ không chữa được, nhưng sau đó, có một điện tín báo: Nhà Nước đă cho đi chữa bệnh nước ngoài, giấy tờ đă xong. Ṭa Thánh đă bằng ḷng tài trợ mọi phí tổn. Ngài rất mừng, vui, ăn hết một tô xúp, nhưng bí tiểu.

    CSVN từ Huế đă vào Sài G̣n theo dơi Ngài sít sao và tham gia chỉ đạo các kế hoạch. Tôi có thể nêu tên của một sĩ quan công an CS lo việc nầy hiện nay đang công tác tại Huế.

    Sáng 6-6-1988, cả 2 Linh mục Huế: Vệ và Hoàng theo chăm sóc Ngài đều vắng mặt. Ngài có người em ruột là Nguyễn Thị Thủy, Nữ tu Ḍng Mến Thánh Giá Chợ Quán (quen gọi là D́ Sáu) thường trực bên cạnh Ngài rất chu đáo, cẩn thận, không để Ngài uống thuốc ǵ mà không kiểm tra chặt chẽ. Nhiều Nữ tu Huế cũng xin được vinh dự chia sẻ gánh nặng túc trực chăm sóc Ngài. Sáng hôm đó, Nữ tu Nguyễn Thị Quí, Ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế, xin phép thay Nữ tu Thủy để được săn sóc Ngài. Bà Thủy không chịu, hai người giằng co nhau, nên Đức Tổng nói: "Thôi em để cho người ta săn sóc một lát, em về nghỉ ngơi đôi chút". Lợi dụng chỗ sơ hở nầy, khoảng từ 10 đến 11g ngày 06-06-1986, một cô y tá đến trao cho Ngài một nắm thuốc. Ngài hỏi cô y tá: "Cô cho tôi uống thuốc ǵ vậy?". Cô trả lời rất cộc cằn lỗ măng: "Nhiệm vụ của ông là phải uống những ǵ chúng tôi điều trị ông, không được hỏi lôi thôi ǵ cả". Ngài rất phân vân. Cuối cùng Ngài bằng ḷng uống. Uống xong, Ngài cảm thấy rất đau đớn. Ngài hỏi cô y tá: "Cô biết tôi mấy giờ nữa th́ chết không?". Cô y tá ấy hốt hoảng và run sợ trả lời: "Con lạy cụ, xin cụ tha lỗi cho con! Việc nầy là do cấp trên." Đức Tổng trả lời: "Không những tôi tha lỗi cho cô mà thôi, tôi c̣n tha thứ cho cả cấp trên sai cô làm. Tôi tha thứ hết". Sau đó, thấy d́ Sáu vào, Ngài nói với D́ Sáu: "Chén đắng Chúa trao anh đă uống xong. Xin trọn theo ư Chúa". D́ Sáu báo cho cô y tá biết Ngài đau đớn lắm. Khoảng 12g30 trưa, cô y tá ấy trở lại cho Ngài uống một liều thuốc khác. Sau đó Ngài bị tiêu chảy liên tục cho đến chết, không cầm lại được. Các nhân chứng hiện nay đều c̣n sống, một số Nữ tu cần tạm giấu tên một thời gian.

    Khoảng 13g ngày 8-6-1988, Ngài bấm chuông gọi cấp cứu, nhưng không có ai đến cả. Vài phút sau, Ngài qua đời tại pḥng Ngài nằm điều trị bệnh. Pḥng nầy nay đă thay đổi số (lúc đó, người thân không ai nhớ số pḥng), chỉ nhớ ở tầng lầu thứ 9, bệnh viện Chợ Rẫy, Sài G̣n. Lúc ấy chỉ có D́ Sáu bên cạnh.

    V́ vụ việc có nhiều ám muội (lúc Đức TGM Điền qua đời xong, môi miệng Ngài tím bầm, 2 tay cũng tím thẫm), nên có một nữ tu kín đáo theo dơi cô y tá vừa cho Ngài uống thuốc, đă đi theo cô và nghe được câu nói rất quan trọng nầy của cô khi cô gọi điện thoại cho cấp trên: "Vụ việc đă hoàn thành". Nữ tu ấy nay c̣n sống ở Huế.

    V́ thân nhân muốn đưa xác ra Huế, bệnh viện đă mổ lấy bộ ruột của Ngài. Bộ ruột nát bầy nhầy khác thường. Một bác sĩ tên B́nh, bệnh viện Chợ Rẫy, trao nó cho thân nhân và đề nghị không nên đưa về nhà nữa. Lúc đó, các thân nhân quá đau ḷng, không ai c̣n b́nh tĩnh để nhận lănh cả. Bệnh viện đă đem chôn bộ ruột, nay chưa t́m ra dấu vết. Thật là đáng tiếc!

    Sau đó, cô y tá ấy thanh minh rằng cô không biết Vị mà cô cho uống thuốc là ai, và cô đă xin lỗi thân nhân. Cô được gửi đi du học ngay tại Cộng Ḥa Dân Chủ Đức (Đông Đức) và theo thời hạn là sẽ trở về Việt Nam tháng 3-1995. Không rơ nay đang ở đâu.

    Xác Đức TGM được đưa về Ṭa TGM Sài G̣n.

    Tin tức về cái chết của Ngài bị bưng bít hoàn toàn. Tất cả các đường điện thoại gọi ra Huế đều bị cắt. Lúc bấy giờ chưa có Fax, chưa có E-mail. Nội bộ Giáo hội chẳng ai có điện thoại di động. Và tất cả các điện tín khẩn gửi ra Huế đều không được trao ngay (người ta chỉ mang đến cho Ṭa TGM Huế cả một chồng dày sau khi Ngài đă được an táng). Cho đến nỗi, Giáo phận Huế đă thành lập một phái đoàn vào Sài G̣n gồm tất cả các Linh mục Quản hạt để thăm viếng và tiễn đưa Đức Tổng đi Rôma. Đau đớn thay, khi phái đoàn ấy lên xe tại Huế sáng 09-8-1988 để đi thăm Ngài th́ thực ra Ngài đă chết hôm trước rồi mà vẫn chưa ai biết ! Khi phái đoàn Gp Huế vào đến Ṭa TGM Sài G̣n, hỏi Đức Tổng Huế ở đâu, th́ có nhân viên chỉ 1 pḥng. Gp Huế tưởng gặp Đức Tổng c̣n sống, không ngờ nhân viên chỉ pḥng đang quàn xác Ngài! Các linh mục tại Huế th́ chỉ biết tin nhờ Radio Veritas, Philippin. Sau đó mới tổ chức để đưa xác Ngài về Huế. Nhà Nước gây rất nhiều trở ngại để việc đưa xác Ngài về Huế bị chậm lại. Dầu vậy, giáo dân GP Huế quá thương tiếc Ngài đă đón tiếp xác Ngài rất trọng thể. Có công an kín đáo tháp tùng bám sát, có nhân viên của CSVN quay phim đầy đủ.

    Xác Ngài được liệm trong ḥm bọc kẽm, phần trên có lồng kính để thấy được mặt. Môi ngài tím bầm, mũi trương śnh bong bóng máu, làm cho giáo dân hết sức thắc mắc. Mặc dù đă được điểm trang kỹ lưỡng, nhưng môi Ngài vẫn tím bầm! Đoàn xe tang chở thi hài Đức Tổng Giám mục về Toà Giám Mục Huế lúc 21g30 ngày 13-06-1988, và sáng 14-06-1988 được đưa lên an vị tại Nhà Thờ Chính Ṭa Phủ Cam để tín hữu và quan khách kính viếng Ngài suốt ngày đêm. Tối 14-06-1988, v́ mặt Ngài biến dạng khác thường, nên ban tẩm liệm đă đậy nắp ḥm gỗ che mặt Ngài lại. Sáng 15-6-1988, Thánh lễ Đồng tế an táng trọng thể đă được Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn B́nh, TGM Sài G̣n chủ sự cùng với hầu hết các Giám mục trong HĐGMVN, rất đông Linh mục các Giáo phận của 3 Giáo tỉnh và của Giáo phận Huế. V́ số giáo hữu quá đông, nên măi đến tối 15-06-1988 mới hạ huyệt được, rồi ban tẩm liệm đă khoan 5 lỗ quanh ḥm kẽm để xác dễ phân hủy và an táng Ngài tại phía trái Cung Thánh Nhà Thờ Phủ Cam.

    Linh mục Phaolô Nguyễn Kim Bính, Hạt trưởng Thành phố Huế, Chánh sở Nhà Thờ Chính Ṭa Phủ Cam, trang hoàng mộ Ngài rất lộng lẫy như mộ một Vị Thánh Tử Đạo. Sau đó, phái đoàn Ṭa Thánh thăm Nhà Thờ Phủ Cam, thấy vậy có ư kiến rằng: không nên đi trước ư kiến của Ṭa Thánh, nên Lm Kim Bính đă trang hoàng đơn giản như hiện nay: phần mộ sát với nền Nhà Thờ, bên trên có một tấm đá cẩm thạch đen, có khắc vài ḍng về Ngài.

    D́ Sáu, em ruột Ngài là Nữ tu Mến Thánh Giá Chợ Quán, 118 Trần B́nh Trọng, Q. 5, Sài G̣n, Đt: 08.8350482. Nay ở Nhà Hưu dưỡng Ḍng MTG Chợ Quán, 30/1 ấp Truông Tre, xă Linh Xuân, Thủ Đức, Sài G̣n, Đt 08.8964116.

    C̣n cô y tá đă cho Ngài uống thuốc là nhân viên cũ của Nữ bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, hôn thê của Bs Trần Văn Thọ, 117 Cách mạng 1-11 cũ, nay là 1 cơ quan Nhà nước. Cô có làm việc cho Bs Nguyễn Văn Thọ, 99 Vơ Tánh, gần cổng xe lửa số 6, đối diện với Nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm. Cô có 1 người bạn Công giáo, đă trọ học ở 40/5 Ngô Tùng Châu, Gia Định, đối diện với pḥng mạch Bs Hoàng Văn Đức, khoa trưởng Y khoa Minh Đức. Lm Đỗ Quang Biên, dạy trường Trí Đức do Lm Nguyễn Văn Ngà làm hiệu trưởng, Lm Nguyễn Văn Ḥa (nay là GM Nha Trang và đă được bổ nhiệm TGM Phó Hà Nội) làm hiệu phó, biết anh nầy. Anh hiện ở Đà Lạt.

 

    4. Kết luận

 

    Liều thuốc Ngài bị buộc uống sáng 6-6-1988 là liều thuốc độc. Liều thuốc Ngài bị uống sau trưa ngày 6-6-1988 là liều thuốc xổ để giúp tẩy bớt các dấu vết chất độc trong ruột, tạo nên cơn tiêu chảy cho đến ngày 8-6-1988 mà bệnh viện cố t́nh không cho cầm lại, mặc dù Chợ Rẫy là một bệnh viện lớn nhất nh́ ở Sài G̣n. Bộ ruột nát bầy nhầy khác thường; miệng Ngài tím bầm, hai bàn tay Ngài cũng bị bầm tím, 2 hốc mắt trái và phải đều bị tím bầm và có 2 bong bóng máu đen sẫm rất lớn tại 2 lỗ mũi, vỡ rồi lại hiện, làm gương mặt Ngài biến dị khác thường, khiến tối 14-6-1988 một giáo hữu trong ban tẩm liệm (nay c̣n sống, nhưng tạm giấu tên) phải xin Lm Nguyễn Kim Bính cho phép đậy nắp ḥm gỗ bên ngoài ḥm kẽm, không để khách đến viếng thấy mặt Ngài nữa, v́ quá đau ḷng và khó nh́n. Kèm theo những diễn biến chung quanh việc Ngài bị buộc uống thuốc sáng 06-06-1988 nói trên, các điều nầy không phải là những bằng chứng Ngài đă thực sự bị đầu độc sao?

    Sau đám tang Đức TGM Điền, Công an tỉnh B́nh Trị Thiên đến tận trại giam B́nh Điền, Thừa Thiên, gặp Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải nguyên một buổi sáng, kể lại cái chết và đám tang Ngài, thanh minh về việc CSVN không hề đầu độc Ngài và dặn: "Khi được tự do, anh đừng có tin lời đồn ấy". Sau đó, Cán bộ Giáo dục trại giam lại gặp Lm Giải thêm một buổi thanh minh rằng Đức TGM Điền không hề bị trúng độc, khuyên nên biết giải thích lại cho dân. Năm 1989, khi thả Lm Giải ra khỏi tù, CSVN lại nói với Lm Giải rằng: "CQ không đầu độc TGM Điền". Tại sao CSVN lại phải mất công thanh minh nhiều lần vất vả như thế và tại sao lại tự buột miệng phải thanh minh một điều không ai chất vấn cả?

    Trong Tuyên ngôn 24-11-1994, tôi ghi rơ: "Đức TGM Điền đă khổ v́ đạo và đă chết v́ đạo", mà CSVN trong suốt 5 tuần làm việc liên tiếp, không hề dám đả động ǵ đến chuyện ấy. V́ sự thực là thế!

    Chắc chắn một điều: cho dù chưa đưa ra được bằng chứng khoa học 100% rằng Ngài đă bị cho uống thuốc độc đi nữa, v́ một đàng bộ ruột Ngài chưa t́m được, một đàng việc khai quật mộ Đức Cố TGM Điền lên là điều chưa thật sự cần thiết phải làm trong lúc nầy, th́ việc Ngài suốt 13 năm liên tiếp chịu khổ v́ Giáo hội từ 1975 đến khi chết (1988), cũng đủ cho mọi người thành tâm ngay thẳng xác nhận Ngài ĐĂ CHẾT V̀ ĐẠO rồi.

    Ngày 26-12-2000, Lễ Thánh Têphanô Tử Đạo tiên khởi, tôi đă nằm sấp trên mộ Ngài, khóc rất nhiều và cầu nguyện thiết tha khá lâu giờ, xin Ngài phù trợ cho công việc đấu tranh tự do tôn giáo của một nhóm linh mục Huế và tôi được thành công theo ư Chúa. Tôi xin Ngài cầu bàu cùng Chúa cho tôi một dấu chỉ từ trời trong ngày hôm đó. Và tôi đă được nhận lời mau lẹ ngay sáng hôm đó.

    Hiện nay, hằng ngày vẫn có giáo hữu thường xuyên đến kính viếng, quỳ cầu nguyện trước mộ Ngài. Đối với đa số Tín hữu Gp Huế, Đức cố TGM Điền là một Vị Thánh Tử Đạo.

    Trong Sổ Tang của Đức Cố TGM Điền tại Nhà xứ Chính Ṭa Phủ Cam, rất nhiều người viết những câu rất ư nghĩa. Đặc biệt là ngay khi ra khỏi tù, trước khi thăm viếng bất cứ ai, trước hết, Lm Nguyễn Hữu Giải đă đến kính viếng mộ Đức TGM Điền, và ghi vào Sổ Tang nầy: "Xin Chúa cho chúng con được duy tŕ măi phong cách Philipphê Nguyễn Kim Điền".

    Lm Tađêô Nguyễn Văn Lư, Quản Xứ An Truyền

    30-01-2001

 

    Theo bước chân uy dũng của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền và Cố Linh Mục Bửu Đồng ngày nay, Linh Mục Nguyễn Văn Lư, LM Phan Văn Lợi và LM Nguyễn Hữu Giải cùng giáo dân An Truyền, Nguyệt Biều đang tranh đấu đ̣i Tự Do Tôn Giáo.

 

 

24- “Tinh thần Philipphê” hay lời tâm sự với

Đức Cố TGM Nguyễn Kim Điền nhân lễ giỗ lần thứ 14

Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, 03-06-2002

    Tổng Giáo phận Huế ngày 03-06-2002

 

    Đức Cha kính yêu,

 

    Thế là với hai câu nói, một ngỏ cùng cô y tá đă ép Đức Cha uống liều thuốc độc: “Không những tôi tha lỗi cho cô mà thôi, tôi c̣n tha thứ cho cả cấp trên sai cô làm, tôi tha thứ hết!”, một ngỏ cùng người nữ tu em ruột: “Chén đắng Chúa trao, anh uống xong rồi!”, Đức Cha đă kết thúc con đường thập giá đời ḿnh tại bệnh viện Chợ Rẫy, chẳng khác chi Thầy Chí Thánh trên đồi Canvê, hoàn tất cuộc sống như một lễ hy sinh tốt đẹp.

    Nghe tin Đức Cha qua đời, Đức Gioan-Phaolô II đă gởi lời phân ưu thương tiếc và gọi Đức Cha là “một giám mục dũng cảm”, c̣n chính quyền Cộng sản, khi được ám sát viên báo cáo: “Vụ việc đă hoàn tất!”, th́ hể hả reo vui: “Kẻ thù của chúng ta đă chết rồi!” Theo chúng con nghĩ, đó là hai lời tôn vinh Đức Cha, mỗi lời mỗi cách. V́ sao Đức Cha được Thủ lănh Giáo hội tặng tước hiệu “Giám mục dũng cảm” c̣n nhà nước Cộng sản Việt Nam gán danh xưng “Kẻ thù của chế độ” (dẫu tự thân Giáo hội chẳng coi ai như kẻ thù)? Đó là cả một quá tŕnh dài!

    Chúng con c̣n nhớ, trong Hội nghị các Giám Mục toàn cầu năm 1971 tại Rôma, Đức Cha từng tuyên bố một câu nổi tiếng, chấn động cả Hội nghị: “Từ ngàn xưa, trải qua lịch sử Giáo hội, đă có nhiều Giám mục chết để bảo vệ quyền lợi của Giáo hội. Ngày nay đă có một vị Giám mục nào sẵn sàng liều chết để bảo vệ nhân quyền chưa?”. Lời đó đă như nói lên lẽ sống và đường hướng của Đức Cha, đặc biệt sau ngày toàn thể đất nước bị chủ nghĩa Cộng sản nhuộm đỏ.

    Những thời gian đầu sau biến động chính trị mở ra chế độ mới này, Đức Cha đă bày tỏ tất cả ḷng lạc quan, v́ tin vào thiện chí nơi con người, nơi những chủ nhân mới của đất nước. Bởi thế, Đức Cha đă kêu mời tất cả đoàn chiên của Tổng giáo phận hăy vui sống niềm tin, chân thành cộng tác với chính quyền và với toàn dân để tái xây dựng tổ quốc. Đức Cha đă sẵn sàng trao lại cho nhà nước quyền sử dụng hàng trăm trường học, cô nhi viện, trạm xá khắp giáo phận. Rồi hàng ngàn tập sách nhỏ “Tôi vui sống” được in ronéo (5-1976) phát cho các tín hữu ở những vùng kinh tế hẻo lánh xa xôi, thiếu bóng nhà thờ và linh mục, để giúp họ lạc quan sống đạo, đồng thời biết cách đọc kinh cầu nguyện và “cử hành” các nhiệm tích với nhau. Thế nhưng niềm tin đó đă sớm bị bội phản. Hầu như mọi tập sách “Tôi vui sống” đă bị chính quyền địa phương tịch thu đốt sạch. Và chỉ một thời gian ngắn thôi, ngày 15-04-1977, nhân vụ chính quyền thành phố Sài g̣n bắt giam 6 nhà lănh đạo Phật giáo, Đức Cha đă phải nhận định tại trụ sở Mặt Trận Tổ Quốc B́nh Trị Thiên: “Sau ngày giải phóng, tôi được nghe chính phủ tuyên bố về chính sách tự do tín ngưỡng, tôi rất sung sướng và phấn khởi. Sự hăng say phấn khởi này được biểu lộ trong những lời phát biểu của tôi trước đây. Nhưng hai năm đă qua và tôi không c̣n cảm thấy sung sướng nữa, v́ thực ra tự do tôn giáo không có.... Suốt trong hai năm qua... người dân Công Giáo không mấy thỏa măn một tí nào. Họ làm ǵ, họ ở đâu, họ cũng cảm thấy bị chèn ép, bị lấn lướt”. Đức Cha cũng nhân dịp này bênh vực cho tôn giáo bạn: “Theo thiển kiến của chúng tôi, nếu thực ra có những cộng đồng tôn giáo gây rối loạn chăng nữa, chỉ v́ không có tự do tín ngưỡng. Thẳng thắn mà nói, tôi không thỏa măn với chính phủ về chính sách tự do tín ngưỡng”. Khoảng tuần sau, Đức Cha cũng đọc một bài phát biểu tương tự, làm nức ḷng tất cả Giáo phận và cả đồng bào bên lương.

    Sau hai bài này, chính quyền đă mở một chiến dịch tấn công Đức Cha. Họ “mời” các linh mục, tu sĩ, giáo dân đến “học tập” với nhiều mánh khóe hết sức bất lương: sáng hôm sau họp tối hôm nay mới gởi giấy mời (để người ta không kịp suy nghĩ và đi hỏi ư kiến), đăi ăn trưa thật thịnh soạn để tham dự viên phát biểu cho xuôi tai, chọn lọc kỹ lưỡng người phát biểu, lựa toàn những tay c̣ mồi, không cho nghe nguyên văn hai bài phát biểu mà chỉ cắt ra một vài câu rồi bắt người ta phê b́nh kết tội. Nhiều người vội vă lên án Đức Cha, sau đó hối hận t́m tới xin lỗi và Đức Cha đă sẵn sàng tha thứ.

    Tuy cố gắng bày tỏ thiện chí đối thoại lẫn cộng tác, Đức Cha vẫn cương quyết bảo vệ sự độc lập của Giáo hội, duy tŕ quyền tự do của tôn giáo. Chỉ vài tháng sau ngày đất nước đổi chủ, Đức Cha đă tấn phong hai tân linh mục, năm sau lại tấn phong thêm bốn mà chỉ thông báo chứ không xin phép chính quyền. Và đây là hai lần duy nhất Đức Cha truyền chức trong xă hội mới. Phải đợi đến 18 năm sau (1994) mới có lại một cuộc tấn phong (với “giấy phép” nghiêm chỉnh!).

    Đức Cha quy tụ quanh ḿnh những linh mục có tinh thần Giáo hội đích thực. Thời ấy, giữa nhân viên nhà nước Cộng sản Huế truyền nhau kiểu nói “Tuệ Quư Lư Giải!”. Đây là danh hiệu gán cho một bộ tứ bị họ liệt vào hạng ngoan cố, cứng đầu. Điều này cũng dễ hiểu: Hai cha Nguyễn Hữu Giải và Hồ Văn Quư đă không bỏ giáo phận trong những ngày loạn lạc tháng 4-75, cha Nguyễn Văn Lư th́ đă tức tốc từ Sài g̣n ra Huế, cha Nguyễn Phùng Tuệ, đang du học ở Rôma, cũng xin thi sớm để kịp về Việt Nam. Bốn vị này đều hiểu nguy cơ Giáo hội sắp gặp phải và đă luôn có lập trường quyết liệt, thẳng thắn. Đức Cha đă đặt cha Quư làm giám đốc Đại chủng viện, cha Giải làm giám đốc Tiểu chủng viện, cha Tuệ làm bề trên các ḍng nữ c̣n cha Lư làm thư kư riêng cho ḿnh. Bốn vị này sau đó c̣n lập nhiều thành tích trong công cuộc bảo vệ sự độc lập của Giáo hội, như Đức Cha và mọi người đều thấy rơ.

    Năm 1977, tuy chưa được Nhà nước “cho phép” mở lại, ĐCV Huế vẫn quy tụ được 45 chủng sinh gốc giáo phận, vốn đă học ở đây từ trước 1975. Chính quyền tỉnh B́nh Trị Thiên muốn dựa vào nghị quyết 297/CP vừa mới ban hành để thanh lọc một số đại chủng sinh khỏi nhà trường. Họ thông báo cho Đức Cha và ĐC Phó Têphanô ư định này và mời hai vị tới làm việc, để cùng nhà nước xem xét chủng sinh nào có bản thân hoặc gia đ́nh “không được tốt” mà thải loại.

    V́ từ khước nguyên tắc “giáo quyền và chính quyền cùng xét duyệt tư cách chủng sinh”, Đức Cha và ĐC Phó đă nhất định không đi làm việc. Thấy thế, CS đă đơn phương hành động, ngang nhiên trục xuất 2/5 số chủng sinh (tức 18/45) tháng 5-1978. Số bị trục xuất này phần nhiều là lớp lớn (trong đó có con), đă măn hoặc gần măn chương tŕnh, khó uốn nắn lại, có đầu óc “bướng bỉnh”. Sau đấy CS c̣n lếu láo bắn tiếng: nếu như hai Giám mục cùng bàn thảo với chính quyền th́ con số bị loại đă ít hơn nhiều.

    Khi ấy chúng con, tuy tức tưởi v́ bị Nhà nước trục xuất thô bạo, vẫn cảm thấy vui ḷng v́ Đức Cha, chủ chăn của chúng con, đă can đảm đấu tranh bảo vệ quyền độc lập và tự trị của Giáo hội, không chủ trương đối thoại theo kiểu mặc cả đổi chác với những quyền lợi trần thế do chính quyền Cộng sản thí cho.

    Cuối năm sau (12-1979), nhà nước lại tiến hành việc cưỡng chiếm TCV Hoan Thiện. Họ lần lượt trục xuất 114 tiểu chủng sinh đă tốt nghiệp cấp III, tống khứ 3 nữ tu Mến Thánh Giá giúp việc về ḍng và 3 linh mục phụ trách chủng sinh về Nhà Chung Giáo phận. Đức Cha lại phản kháng bằng cách không trao giấy chủ quyền nhà, đồng thời ra lệnh cho giáo phận để tang TCV bằng cách dẹp bỏ trang hoàng bên ngoài các nhà thờ dịp lễ Giáng sinh năm đó.

    Đối với tay chân Nhà nước, Đức Cha cũng đối xử theo tinh thần độc lập tương tự. Ngay sau biến cố 75, nhóm Công Giáo Đoàn Kết tại Sài g̣n đă tức tốc gởi người ra Huế, gặp Đức Cha và xin “tự nguyện làm cố vấn” để “giúp Đức Cha cùng Giáo phận thích nghi với t́nh h́nh mới, sống cái gọi là tinh thần Công giáo và Dân tộc”. Đức Cha đă thẳng thắn khước từ. Chính quyền và Ủy ban Đoàn Kết sau đó t́m mọi cách thiết lập cơ cấu công cụ này tại Huế, đưa vài giáo sĩ vào Mặt trận, Hội đồng Nhân dân và Quốc hội, nhưng đều thất bại thê thảm. Phần Đức Cha th́ đă một lần cách chức chính tổng đại diện của ḿnh v́ vị này đă tự tiện đi Hà Nội họp Đại hội Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước. Đức Cha cũng không chấp nhận cho một linh mục quá thân với chính quyền được dạy ĐCV (dù vị này tha thiết van xin). Sau đó ngài c̣n bị Đức Cha “treo chén” v́ tham gia Mặt trận Tổ quốc và có nhiều hành vi khác tiếp tay cho CS. Đây là lần duy nhất Đức Cha huyền chức một linh mục giáo phận. Cám ơn Chúa, biện pháp mạnh tay này đă giúp vị linh mục tỉnh ngộ trở về với cương vị đích thực. Đến tháng 10-1983, Đức Cha lại bồi thêm một phát vào Ủy ban Liên lạc Công giáo Yêu nước khi gởi cho Chủ tịch Ủy ban là Linh mục Nguyễn Thế Vịnh một lá thư nói lên lập trường “hiệp nhất” với Toà thánh Roma và cảnh giác mọi người về âm mưu của CS định lập Giáo Hội ly khai tự trị.

    Trong thời gian này, tại giáo xứ Đốc Sơ, cha Nguyễn Văn Lư (bị chính quyền buộc thôi chức thư kư Ṭa Giám mục sau vụ phổ biến hai bài phát biểu) đă gởi 7 lá thư lên Chính quyền tỉnh, yêu cầu họ tôn trọng tự do tôn giáo. Cha Lư c̣n dùng loa phóng thanh để đọc nội dung các bức thư này cho giáo hữu và đồng bào cùng nghe. Ngày 17-1-1983, chính quyền tỉnh ép Đức Cha băi nhiệm cha Lư, bắt vị linh mục đấu tranh can trường này phải trở về nhà cha mẹ tại Quảng Biên, Đồng Nai. Đức Cha đă phản đối bằng câu nói nổi tiếng : “Chẳng lẽ tôi lại tự chặt chân tay của ḿnh?” Thế là ngày 18-5-1983, một lực lượng Công an hùng hậu đă xông vào nhà xứ bắt cha Lư đem đi. Đến ngày 13-12, CS mở phiên ṭa, tuyên án cha Lư 10 năm tù và 4 năm quản chế, đồng thời buộc tội Đức Cha là đầu rắn cần phải đập, là đồng lơa cần phải trị.

    Nhưng là mục tử tốt lành đích thực, Đức Cha đâu có im lặng ngồi yên, điềm nhiên tọa thị. Ngày 11-4-1984, Đức Cha đă gởi một kháng thư lên ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Quốc Hội CS, phản đối việc Chính quyền tỉnh B́nh Trị Thiên đă hành xử bất công với cha Lư và với Đức Cha, vi phạm hiến pháp pháp luật cách nặng nề.

    Trước đó, kể từ hôm 5-4-1984, suốt 120 ngày, Đức Cha đă bị Công an tỉnh “mời” đi “làm việc” đồng thời bị cấm cản ra khỏi chu vi thành phố Huế. Giáo phận c̣n nhớ mỗi khi đi “làm việc” về, Đức Cha lại “họp báo”, công khai hóa mọi chuyện tại pḥng thẩm vấn mà Công an muốn Đức Cha giấu nhẹm với cớ “bí mật quốc gia”. Nhờ vậy Đức Cha được giải toả tâm trí, trụ vững đến cuối thời gian thẩm vấn, anh em linh mục cũng được học thêm kinh nghiệm đương đầu với cường quyền...

    Nhưng họa vô đơn chí! Đức Cha đă phải gánh thêm hai thập giá trong thời gian này, đó là sự từ chức của người cộng sự, Giám mục Phó Têphanô, khiến Đức Cha trở thành đơn thương độc mă. Đến tháng 7-1985, một nữ tu ḍng Mến Thánh Giá Huế bị bắt quả tang mang thư từ và tài liệu của Đức Cha vào Sài g̣n. Chính quyền CS B́nh Trị Thiên đă kết án chị nữ tu tội “làm gián điệp” để ḥng khủng bố tinh thần Đức Cha cùng toàn thể giáo phận. Thế nhưng làm sao bẻ găy ư chí Đức Cha nổi. Lợi dụng dịp này, ngày 19-10-1985, Đức Cha đă gửi cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân Huế một bức thư, trong đó Đức Cha nhắc lại câu nói của ḿnh năm 1971: “Từ ngàn xưa, trải qua lịch sử Giáo hội, đă có nhiều Giám mục chết để bảo vệ quyền lợi của Giáo hội. Ngày nay đă có một vị Giám mục nào sẵn sàng liều chết để bảo vệ nhân quyền chưa?” Rồi Đức Cha áp dụng ngay cho bản thân: “Ngày hôm nay tôi là người được diễm phúc ấy: Thiên Chúa đă kêu gọi tôi để chịu tù tội và chết chóc v́ bảo vệ nhân quyền và công lư”.

    Qua lá thư, Đức Cha cũng mạnh mẽ kết án Nhà nước CS can thiệp thô bạo vào nội bộ Giáo hội, đồng thời thẳng thắn tuyên xưng ḿnh “có bổn phận tuân theo luật Thiên Chúa thay v́ luật người đời”. Đức Cha cũng như lường được số phận của bản thân: “Hậu quả chắc chắn sẽ là tù tội và chết chóc. Các hậu quả ấy, kẻ chăn chiên của anh chị em đă sẵn sàng chấp nhận. Tôi vui mừng đón nhận như một phần thưởng do Thiên Chúa gởi đến sau 25 năm làm Giám mục mà 22 năm coi sóc Giáo phận Huế”. Rồi Đức Cha kết thúc: “Trong giờ phút này, thưa anh chị em thân mến, tôi chỉ xin anh chị em một điều : Cùng với tôi, hăy cám ơn Thiên Chúa và sốt sắng cầu nguyện xin cho tôi được tuyệt đối trung thành với Thiên Chúa và Giáo hội cho đến hơi thở cuối cùng”. Đúng là “di chúc tinh thần” của một mục tử đích thực, tốt lành, hy sinh mạng sống v́ đàn chiên.

    Và quả thật như thế. Ngày 8-11-1985, cảm thấy cái chết có thể đến với ḿnh bất cứ lúc nào, Đức Cha viết di chúc ngắn để lại cho các Linh mục giáo phận: “Khuyên các cha hăy trung thành với Hội Thánh và đoàn kết với nhau, sống trọn vẹn bổn phận của chủ chăn nhân hiền...”

    Dầu thế, để hoàn tất đến cùng chức vụ lănh đạo đoàn chiên, ngôn sứ sự thật, ngày 25-3- 1988, Đức Cha c̣n viết một bức thư khẳng khái gởi cho tân tổng bí thư CS Nguyễn Văn Linh, yêu cầu ông xóa bỏ lệnh quản chế, phục hồi quyền công dân cho Đức Cha, để Đức Cha tự do đi lại thi hành nhiệm vụ Tổng Giám Mục. Có ai thấy Đức Cha quỵ lụy, xin xỏ bao giờ!

    Thế nhưng, cây thánh giá vốn nặng v́ trách nhiệm mục tử, càng nặng hơn v́ sự thù ghét phá phách của bạo quyền vô thần, đă khiến Đức Cha chuốc vào bản thân đủ thứ bệnh và đến cuối tháng 5-1988, Đức Cha đau nặng, phải vào bệnh viện Chợ Rẫy để xét nghiệm và làm hồ sơ xin đi Roma. Ṭa Thánh muốn Đức Cha qua Giáo đô chữa bệnh đồng thời có dịp tŕnh bày với Đức Giáo Hoàng t́nh h́nh Giáo Phận như một chứng nhân.

    Tuy nhiên, ư Chúa lại muốn Đức Cha trở thành chứng nhân qua cái chết tử đạo nên đă để cho thế gian thực hiện được mưu đồ. Đức Cha đă giă biệt cơi đời với lời tha thứ cho các đao phủ, lời vâng phục phó thác cho Thiên Chúa và đă trút hơi thở cuối cùng trong cô đơn. Ôi! Sao mà giống Tôn Sư Nhân Lành vậy Đức Cha ơi!

    Giờ đây Đức Cha đă khuất bóng, khuất bóng 14 năm rồi. Nhưng làm sao chúng con quên được những lời nói c̣n âm vang măi trong lịch sử Giáo hội và trong ḷng người: “Từ ngàn xưa, trải qua lịch sử Giáo hội, đă có nhiều Giám mục chết để bảo vệ quyền lợi của Giáo hội. Ngày nay đă có một vị Giám mục nào sẵn sàng liều chết để bảo vệ nhân quyền chưa?”. Làm sao chúng con quên được kiểu nói ví von Đức Cha dùng: “Các ông châm ng̣i nhưng bảo pháo đừng nổ” khi Đức Cha phê b́nh việc Nhà nước CS đưa ra chính sách tôn giáo rất đầy đủ trong các Nghị quyết Nghị định, song thực tế lại bị chi phối bởi các khẩu lệnh của nhân viên chính quyền (Bài phát biểu 15-04-1977), khi Đức Cha vạch trần mánh khoé của các điều khoản trong Nghị định: cho “được quyền” ở đầu khoản nhưng bắt “xin phép” ở cuối khoản, khi Đức Cha tố cáo chính quyền CS luôn nuôi ư đồ tiêu diệt các giáo hội (công cụ hóa cũng là tiêu diệt) nhưng hễ mở miệng là nói “tôn trọng tự do tôn giáo”! Làm sao chúng con quên được câu chuyện Đức Cha kể sau một chuyến gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II. Đáp lại câu Đức Cha hỏi: “Đức Thánh Cha nhận định thế nào về Cộng sản?”, vị Thủ lănh Giáo hội người Ba Lan dày kinh nghiệm đă trả lời vắn gọn bằng tiếng Pháp: “Mensonge! Rien que mensonge!” (Dối trá! Chỉ là dối trá!).

    Hiện nay, Đức Cha đang nằm trong Nhà thờ Chánh ṭa Phủ Cam, bên cánh trái, đối diện với bàn thờ vị Tử đạo của Giáo xứ, bên cánh phải, thánh Phaolô Tống Viết Bường. Chúng con hy vọng và tin chắc một ngày kia, ngôi mộ của Đức Cha sẽ biến thành bàn thờ. Trong ḷng đất giáo xứ Phủ Cam cũng đang an táng thi hài một vị tử đạo khác, thánh Isiđôrô Gagelin Kính, Linh mục Hội Thừa sai Paris. V́ nghi ngại môn đệ Chúa Kitô này sẽ sống lại sau ba ngày, vua Minh Mạng đă truyền khai quật mồ của ngài, khám nghiệm kỹ lưỡng, rồi mới yên ḷng cho chôn lại. Người cộng sản hiện nay cũng đang có mối lo sợ đó. Họ sợ tinh thần của Đức Cha sẽ sống lại. Mà quả thật nó đă sống lại rồi, chúng con xin được phép gọi là “Tinh thần Philipphê” Đức Cha nhé. Tinh thần đó đă sống lại và sống mạnh nơi môn đệ truyền thừa của Đức Cha là cha Tađêô Nguyễn Văn Lư, vị thư kư đáng tin và trung dũng thuở nào, nơi tất cả những kitô hữu đang muốn đ̣i lại tự do cho con người và con Chúa, đ̣i lại các quyền cho dân tộc và Giáo hội.

    Xin Đức Cha, từ bên ngai ṭa của Thiên Chúa, ban phép lành cho cho Giáo hội Việt Nam, Giáo phận Huế và cho tất cả chúng con. Cảm tạ Đức Cha nhiều.

    Viết tại Huế, tuần lễ mừng nhiều vị tử đạo và chủ chăn : 1-5/6/2002

    Một người con của Giáo phận Huế,

    Một thành viên Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền,

    Một kẻ mong ước trở nên môn đệ truyền thừa của Đức Cha.

    Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi

 

 

25- Vị Giám Mục Uy Dũng

Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền

Nguyễn An Quư, 08-06-2003

 

    Từ ngàn xưa, trải qua lịch sử Giáo Hội, đă có nhiều vị chết để bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội. Ngày nay đă có một vị Giám mục nào sẳn sàng liều chết để bảo vệ Nhân quyền chưa? Ngày hôm nay tôi là người được diễm phúc ấy: Thiên Chúa đă gọi tôi để chịu tù tội và chết chóc v́ bảo vệ Nhân Quyền và Công Lư  (Trích thư luân lưu của Đức Cha Điền gởi TGP Huế năm 1985)

    Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đă gọi Cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền là “Vị Giám mục uy dũng” khi Đức Giám Mục đến Rome tham dự cuộc họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 1980.

    Đức Giám mục Nguyễn Kim Điền được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám Quản TGP Huế từ năm 1964, đến năm 1968 mới chính thức giữ chức Tổng Giám Mục. Trong suốt thời gian giữ nhiệm vụ chủ chăn tại TGP Huế, ngài đă trải qua những ngày đầy giông tố như: biến cố Tết Mậu Thân với hàng ngàn giáo dân bị cộng sản sát hại, một số Linh mục bị chôn sống gồm có Lm Bửu Đồng (Chánh xứ An Truyền), Lm Guy và Lm Urbain ḍng Biển Đức Thiên An, Lm Cha Cressonnier Hội Thừa sai Paris. Mùa hè Đỏ lửa năm 1972 với khu Thánh địa La Vang trở thành b́nh địa, thị xă Quảng Trị đổ nát kéo theo nhiều Thánh đường của các giáo xứ cũng tiêu tan, rồi đến mùa xuân 1975, đất Thần Kinh bỏ ngỏ để cộng quân tiến chiếm thành phố Huế ngày 26-3-1975. Lúc bấy giờ giáo phận Huế chỉ c̣n lại 6 linh mục. Chiếm được Huế, Mặt trận Tổ Quốc tại Huế có mời ngài tham dự cuộc mit-tinh chào mừng ngày "Huế Giải Phóng", ngài đă bày tỏ niềm vui trong an phận khi một phần đất nước (Huế) đă được ḥa b́nh, hết chiến tranh, hết cảnh nồi da xáo thịt th́ cũng tạm ổn. Ngài phổ biến tập sách "Tôi Vui Sống" để mọi tín hữu thuộc Giáo phận cùng lấy đó làm niềm vui cho cuộc sống Đức Tin mà ngài biết là sẽ có nhiều khó khăn bao trùm đời sống người Kitô hữu. Với tính vị tha, ngài luôn chủ trương sống "Ḿnh v́ Mọi người" và luôn tôn trọng mọi người trong tinh thần Đức Ái, cho nên Ngài cũng đă từng bị nhiều tạp chí thế giới đặt cho một cái tên đặc biệt: "Giám mục Đỏ" trong dịp ngài đến Rome vào năm 1974, khi họ hỏi ngài nghĩ ǵ về cọng sản th́ ngài đă nói: "Cộng sản cũng là người anh em của tôi".

    Ngài tuyệt đối trung thành với Giáo hội Hoàn vũ dưới sự lănh đạo của Đức Thánh Cha cho nên ngài luôn luôn bảo vệ nền Độc lập và Tự chủ của Giáo Hội. Muốn thực hiện điều này, đương nhiên phải dấn thân vào cuộc tranh đấu đ̣i tự do tôn giáo khi phải sống dưới chế độ cộng sản.

    Cuộc tranh đấu của ngài không phải có ngay từ khi chạm trán với cộng sản vào những ngày mà chế độ này bắt đầu nắm quyền thống trị tại Huế cũng như khi chiếm trọn miền Nam Việt Nam. Nó được phát sinh từ chuyến ngài đi Hà Nội vào tháng 9 năm 1975 để chào thăm vị Hồng y tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam: Đức Hồng y Trịnh như Khuê. Trong chuyến đi Bắc lần này, ngài đă cảm nhận rằng Giáo Hội bị mất hết Tự do khi phải sống dưới chế độ Vô thần.

    Sau 30-4-1975, các linh mục Huế chạy giặc trở về, bị nhà nước gây khó khăn trong việc nhập hộ khẩu cho nên TGP Huế đă thiếu linh mục trầm trọng. Mặt khác, để khống chế việc đào tạo linh mục, cộng sản Huế đă dùng kế sách "mượn Giám mục để loại chủng sinh". Năm 1977 chúng bày tṛ mời Đức Cha Điền và Đức Cha Thể (Giám mục phó) tham dự một buổi họp của Ban Tôn giáo để cứu xét các chủng sinh tại Đại Chủng Viện ai được ở lại và ai sẽ bị loại v́ lư lịch. Đức Cha Điền đă từ chối (dĩ nhiên có luôn Đức Cha Thể) không tham dự buổi duyệt xét này v́ lẽ đây không phải quyền và nhiệm vụ của nhà nước. Không tham dự buổi duyệt xét để phản đối việc nhà nước xâm phạm quyền Tự chủ của Giáo Hội. Sau đó, nhà cầm quyền Huế đă tự động đuổi hầu hết các thầy ra khỏi Đại Chủng Viện Huế qua nhiều đợt thanh lọc. Cuối cùng chỉ có 12 thầy được ở lại trong t́nh trạng mỏi ṃn lo âu, nhưng các thầy vẫn bền tâm vững chí cho đến năm 1994 th́ mới lần lược được thụ phong linh mục.

    Sau khi miền Nam sụp đổ, tất cả mọi cơ sở giáo dục như các trường Trung Tiểu học Công giáo, các cơ quan từ thiện, các cơ sở sản xuất và nhiều tài sản của Giáo phận Huế đều bị nhà nước chiếm đọat. Các Ḍng tu bị kiểm soát gắt gao, công an thường xuyên kiểm tra hộ khẩu. Nhiều Thánh đường bị cấm làm lễ, hoặc bị nhà nước trưng thu làm kho chứa hàng cho các hợp tác xă. Việc phân biệt đối xử được thực hiện với người Công giáo, đặc biệt là sinh viên học sinh, qua h́nh thức công an tra cứu lư lịch. Hễ sinh viên học sinh nào mang lư lịch công giáo th́ được “ưu tiên” loại trước trong mỗi kỳ thi cử hay không được thi vào Đại học.

    Hiện tượng đàn áp đầy bất công và trắng trợn này đă khiến cho Đức TGM Nguyễn Kim Điền có một ư chí sắt đá, một lập trường dứt khoát, không nhân nhượng, không đối thoại. Cuộc tranh đấu bắt đầu bằng bài phát biểu vào ngày 15-04-1977 tại Hội nghị do Mặt trận Tổ Quốc Huế tổ chức, trong đó ngài được mời tham dự, có cả Thượng tọa Thích Thanh Trí đại diện Phật Giáo tại Huế. (Bài phát biểu này hiện được lưu trữ tại Mạng lưới Tuổi trẻ Lên đường).

    Nên nhớ rằng trong những năm đầu, khi miền Nam mới lọt vào tay cộng sản, mọi người dân miền Nam đều khiếp sợ khi thấy bóng dáng người cán bộ cộng sản, kể cả các cán bộ xă ấp, công an hay quân đội. Chỉ có vị Giám mục uy dũng Nguyễn Kim Điền mới dám nói thẳng, nói thật và nói công khai trong một hội nghị đầy uy hiếp của nhà cầm quyền độc tài đảng trị tại Huế. Hai điểm chính mà ngài đă nêu trong bài phát biểu là:

    - Tự do tôn giáo chưa có.

    - Bất b́nh đẳng quyền công dân.

    Tưởng nên nhắc lại, khi đất nước mới lọt vào tay cọng sản, Đức Cha đă cổ vũ Giáo dân của ngài qua tập sách "Tôi Vui Sống", nhưng qua hai năm không c̣n vui sống được nữa nên buộc ḷng ngài phải lên tiếng đ̣i tự do tôn giáo. Bởi vậy cuộc tranh đấu của ngài là chính đáng v́ tôn giáo bị đàn áp chứ không phải tranh đấu v́ quá khích. (Nghị định Đóng khung Tôn giáo 297/CP được ra đời vào năm này, 1977).

    Sau phần mở đầu, Đức Cha đă đi thẳng vào vấn đề. Ngài nói trước Hội nghị: "Chính phủ đă nhiều lần nói: Nếu có những ǵ làm cho chúng ta không thỏa măn, nên báo cáo với chính quyền chứ đừng có quảng bá giữa quần chúng. Do đó hôm nay tôi muốn nói với tất cả thành tâm thiện chí và hy vọng với thiện chí này, Mặt trận Tổ quốc sẽ không gán cho tôi nhăn hiệu "Phản động". Tôi ghét và sợ danh từ này lắm và không bao giờ muốn gánh nó vào người”.

    Về Tự do Tín ngưỡng, ngài nói: "Sau ngày Giải phóng, tôi được nghe chính phủ tuyên bố về chính sách tự do tín ngưởng, tôi rất sung sướng và phấn khởi. Sự hăng say phấn khởi này được biểu lộ trong những lời phát biểu của tôi trước đây. Nhưng hai năm đă qua và tôi không c̣n cảm thấy sung sướng nữa, v́ thực sự Tự do Tôn giáo không có”.

    Về bất b́nh đẳng quyền công dân, ngài nói: "Suốt hai năm qua, xin quư vị cho tôi được phát biểu ư kiến một cách ngay thẳng: người dân Công giáo không mấy thỏa măn một tí nào. Họ làm ǵ, họ ở đâu, họ cũng cảm thấy bị chèn ép, bị lấn lướt” (có phần chứng minh), và ngài nói tiếp: "Trong phiên họp Quốc Hội tại thành phố HCM, một Ủy viên trong ban chấp hành Trung ương Đảng đă đưa ra ư kiến là những người Công giáo chỉ được xem là Công dân hạng hai!!!”

    Bài phát biểu này đă được linh mục Hồ Văn Quư và linh mục Nguyễn Văn Lư đem tất cả công sức ngồi đánh máy hằng trăm bản vừa phổ biến tại Huế, vừa chuyển vào Sài G̣n và t́m cách chuyển ra nước ngoài. Việc đưa tin vào thời điểm này không phải là chuyện đơn giản như hôm nay chỉ cần bấm nút gởi đi trong tích tắc là cả thế giới cùng đọc được. Nghĩ đến điều này tôi thường có ước mơ: "Giá hôm nay c̣n Đức Cha Điền".

    Sau buổi Hội Nghị này, tiếng vang của Đức Cha Điền bắt đầu gây hiệu quả, nhà nước cộng sản liền t́m mọi cách để triệt hạ ngài. Người ta c̣n nhớ linh mục quốc doanh Huỳnh Công Minh từ Sài G̣n lập tức đến Huế để tổ chức một buổi nói chuyện cho các giáo viên Công giáo và một số giáo dân tại Huế nghe về cái gọi là "Sai trái” của Đức Cha Điền v́ đă dám nói thẳng nói thật trong bài phát biểu trước Hội nghị nêu trên. Lúc bấy giờ nhiều bài báo đă đăng tải các lời phát biểu của lũ giáo gian và một số giáo dân quá khiếp sợ trước sự đe dọa hay dụ dỗ của những tên công an cộng sản, nên họ cho rằng Đức Cha Điền đă làm sai !?!

    Từ đó bắt đầu cuộc chiến đấu đầy cam go, và ngài luôn làm việc mục vụ trong t́nh trạng đề kháng cho đến khi ngài nói với Soeur Thủy, em gái của ngài tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong giờ phút hấp hối vào ngày 8-6-1988: "Chén đắng Chúa trao anh đă uống xong rồi".

    Không ai có thể quên được lời tuyên bố đầy nước mắt của ngài khi Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện bị nhà cầm quyền tỉnh B́nh Trị Thiên điều động một lực lượng công an đông đảo dùng bạo lực để cướp lấy sau khi đă đuổi các chủng sinh cũng như linh mục ra khỏi nơi này vào gần ngày Lễ Giáng Sinh năm 1979. Ngài nói: "Tiểu Chủng Viện là con mắt của Giám Mục, nay họ đă móc mắt tôi rồi". Cho nên lễ Giáng Sinh năm đó, ngài đă ra lệnh cho toàn TGP Huế để tang, không trang hoàng ǵ cả, đón Chúa Giáng Sinh trong thầm lặng.

    Cuộc tranh đấu của ngài ḥan toàn bất bạo động, nhưng rất cương quyết và dứt khoát, nhất là không bao giờ xin phép nhà cầm quyền bất cứ một điều ǵ thuộc về quyền của Giáo hội. Ngài luôn bảo vệ quyền Độc lập và Tự chủ của Giáo hội, dĩ nhiên từ đó ngài phải chấp nhận mọi khó khăn xẩy đến. Năm 1984, ngài đến ban phép Thêm sức cho các em ở giáo xứ Tiên Nộn, cách thành phố Huế khoảng 4 cây số. Khi ngài vừa đến cổng nhà thờ, hai tên công an đến hỏi giấy phép, ngài nói: "Nếu mọi người đi từ chợ Đông Ba về đây đều phải có giấy phép th́ tôi sẽ làm như mọi người". Liền đó các thanh niên và chức sắc trong giáo xứ chạy đến bao vây hai tên công an. Thấy bất ổn nên hai tên này đă lặng lẽ rút lui. Ngài đă nhiều lần bị công an chận trên Quốc lộ 1 trong các chuyến đi La Vang. Có lúc gần đến nơi bọn chúng vẫn nhất quyết đuổi ngài lui về.

    Do cương quyết và dứt khoát cho nên ngài đă "treo chén" một linh mục tại TGP Huế, v́ vị linh mục này đă tự ư đi Hà Nội để tham dự buổi họp của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước do linh mục Nguyễn Thế Vịnh làm chủ tịch. (Linh mục Vịnh đă theo Việt Minh từ năm 1945). Ngài cũng từng tuyên bố: "Bất cứ linh mục, tu sĩ hay giáo dân nào tham gia Ủy ban phá đạo này sẽ bị phạt vạ".

    Năm 1983 ngài đă gởi đến linh mục Nguyễn Thế Vịnh chủ tịch Ủy ban "Phá đạo" (Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước) một bức thư để phản đối các hoạt động của Ủy ban đă xâm phạm quyền của Hội đồng Giám mục. V́ trên thực tế, Ủy ban đă khống chế HĐGM trong mọi hoạt động thuộc quyền của các Giám mục như tuyển chọn, phong chức và thuyên chuyển các linh mục thuộc phạm vi của từng địa phận.

    Tháng 3 năm 1984, công an B́nh Trị Thiên bắt đầu tấn công ngài bằng 120 ngày “làm việc” (thẩm vấn) và sau đó ra lệnh quản chế, không cho ngài đi đâu cả. Tháng 4 năm 1984, ngài đă gởi kháng thư cho ông Nguyễn Hữu Thọ chủ tịch Quốc hội CSVN lúc đó để phản đối việc công an đă đối xử với ngài và linh mục Nguyễn Văn Lư một cách phi pháp.

    T́nh trạng càng ngày càng căng thẳng, nên tháng 10-1985, ngài đă gởi đến toàn thể giáo dân trong Giáo phận một bức thư trong đó có đọan rất quan trọng như một "Lời Trối". Ngài nói: "Mai ngày, khi tôi bị bắt, xin anh chị em đừng tin một điều tuyên bố nào, dù lời tuyên bố đó có mang chữ kư của tôi đi nữa". Lời này đă được chính Đức Cha nhắc lại vào dịp Lễ Dầu thứ năm Tuần Thánh năm 1986 tại nhà thờ Chánh Toà Phủ Cam. Khi nghe điều này, mọi tín hữu đều cảm động và nhiều giáo dân đă khóc.

    Đối với các Linh mục, ngài thường khuyên phải tuyệt đối trung thành với Giáo Hội Hoàn vũ dưới sự lănh đạo của Đức Thánh Cha.

    Khi Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng bí Thư, với chính sách cởi trói và mở cửa v́ chế độ đă đi đến ngưỡng cửa hấp hối, ngày 25-3-1988, ngài gởi cho Nguyễn Văn Linh một bức thư đ̣i xoá bỏ lệnh quản chế cho ḿnh, đ̣i phục hồi quyền công dân, đ̣i được tự do đi lại để thi hành nhiệm vụ chủ chăn trong toàn TGP v́ ngài đă bị công an B́nh Trị Thiên ngang nhiên cấm chỉ.

    Hai mươi bốn năm sống tại đất Huế mà hết 13 năm ngài lận đận v́ đ̣i quyền Tự do Tôn giáo cho Giáo Hội Việt Nam cũng như các Tôn giáo khác. Cuộc tranh đấu đứt ngang bởi cái chết đầy bí ẩn mà mọi người đều thắc mắc, nhất là giáo dân Huế.

    Tôi có mặt tại Huế vào những ngày tang lễ của ngài. Sức mạnh và ḷng thương mến cũng như sự kính phục vị chủ chăn của mọi thành phần Dân Chúa thuộc TGP Huế đă làm cho nhà cầm quyền tỉnh B́nh Trị Thiên không dám ngăn cản việc cử hành tang lễ, mặc dầu cũng muốn lăm le ngăn cấm để giảm bớt sự long trọng.

    Thi hài của ngài được quàn tại nhà thờ Chánh toà Phủ Cam từ sáng 14 đến sáng 15-6-1988. Suốt thời gian này, giáo dân và linh mục của các giáo xứ trong toàn Tổng Giáo phận đă về tại nhà thờ Chánh toà để luân phiên cử hành Thánh lễ liên tục suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ.

    Sáng ngày 15-6, Thánh lễ An táng do Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn chủ tế. Đồng tế Thánh lễ gồm hầu hết các Giám mục Việt Nam, đầy đủ các linh mục Tổng Giáo phận Huế và rất đông linh mục thuộc Giáo tỉnh Huế. Thi hài của ngài được mai táng bên trong cánh trái Cung thánh của nhà thờ Chánh Toà.

    Cuộc tranh đấu của ngài chưa thành, "v́ Giáo hội vẫn chưa được những tự do cần thiết", và Giáo hội vẫn c̣n bị đàn áp, vẫn c̣n bị bách hại.

    Tuyệt đối trung thành với Giáo Hội hoàn vũ, dưới quyền lănh đạo của Đức Thánh Cha là Lời trối của ngài nơi đất Huế, cho nên từ giáo xứ bé nhỏ Nguyệt Biều, linh mục Nguyễn Văn Lư đă phát động cuộc tranh đấu đ̣i Tự do tôn giáo để được tiếp nối con đường của vị Chủ chăn. Hưởng ứng cuộc tranh đấu này có các linh mục Nguyễn Hữu Giải, Lm Phan Văn Lợi và giáo dân An Truyền, Nguyệt Biều. Đây là việc chung của Tổng Giáo phận Huế nói riêng và của toàn thể Giáo hội Việt Nam nói chung chứ không phải việc riêng ai.

    Nhân ngày giỗ của Đức Cố Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền, tôi xin ghi lại vài hàng về những năm tháng dài đầy gian khổ trong cuộc đời tranh đấu cho Quê hương và Giáo hội Việt Nam của ngài để xin mọi người cùng tiếp sức tiến bước trên con đường yểm trợ cho công cuộc tranh đấu tại Quê nhà cho đến khi nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện lời yêu cầu của Đức Thánh Cha: "Giáo Hội mong đợi nơi chính quyền sự tôn trọng toàn diện nền độc lập và tự chủ của Giáo Hội".

 

    Nguyễn An Quư, 08-06-2003

 

 

26- Tưởng niệm Đức TGM Nguyễn Kim Điền,

Vị Giám mục đă trực diện chống lại chế độ Cộng sản

 

Ḥa Ái, 08-06-2003

 

    (LTS: Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền qua đời, 8-6-1988-8-6-2003, chúng tôi xin giới thiệu với quư vị độc giả bài viết của Ḥa Ái, một chứng nhân đă từng sống gần gũi với Đức Cha và đă có mặt tại Nhà thờ Chánh ṭa Phủ Cam hôm tang lễ của ngài…)

 

    Cách đây 15 năm, vào ngày 8-6-1988, sự kiện Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền, Tổng Giám Mục Giáo phận Huế qua đời, đă là niềm xúc động sâu xa làm thổn thức hàng triệu con tim của những người Việt Nam trong và ngoài nước, Công giáo cũng như không Công giáo.

    Thật vậy, dư luận đă bàng hoàng sửng sốt trước cái tin đau đớn và đột ngột này. Những người ngoài Công giáo tiếc thương một vị Giám mục Công giáo có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và gần gũi với các tôn giáo bạn. Những người Việt Nam yêu chuộng công lư và đấu tranh cho nhân quyền luyến tiếc một chiến sĩ can trường quả cảm đă trực diện đương đầu với chính quyền Cộng sản để đ̣i hỏi nhân quyền và tự do tín ngưỡng cho đồng bào Việt Nam.

    Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền sinh tại Gia Định, ngày 13-3-1921 trong một gia đ́nh ngoan đạo. Vào Tiểu Chủng viện Sài G̣n năm 1933. Vào Đại Chủng viện Sài G̣n năm 1940. Thụ phong Linh mục ngày 21-9-1947 và được cử làm giáo sư Tiểu Chủng viện Sài G̣n. Năm 1955 ngài gia nhập Ḍng Tiểu Đệ Chúa Giêsu (Charles de Foucauld). Ngày 24-11-1960, ngài được Ṭa Thánh chỉ định làm Giám Mục và được tấn phong ngày 22-01-1961. Sau cuộc chính biến ngày 1-11-1963, chế độ đệ I Cộng ḥa sụp đổ, Đức Tổng Giám mục Ngô Đ́nh Thục đang ở Roma và không thể về lại, Đức cha Điền được Ṭa Thánh bổ nhiệm làm Giám quản Tổng Giáo phận Huế ngày 30-9-1964 và đến ngày 11-3-1968, Ngài chính thức lên Tổng Giám Mục. Từ năm 1983 Ngài bị bệnh tim và huyết áp nặng. Tháng 5-1988 phải vào Sài G̣n khám bệnh và đă qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy ngày 8-6-1988.

    Đức Cha Nguyễn Kim Điền được nhiều người kính phục mến mộ v́ đời sống thánh thiện khiêm tốn, cốt cách uy nghi lẫm liệt và diện mạo đẹp đẽ siêu phàm cùng với những bài thuyết giảng nhẹ nhàng êm ái mà vẫn hùng biện và đầy sức thuyết phục. Người viết đă từng chứng kiến nhiều anh em ngoài Công giáo thường đến dự những buổi lễ lớn do Ngài chủ sự và thuyết giảng để chiêm ngưỡng dung nhan và được nghe những lời giảng dạy dịu dàng hấp dẫn từ môi miệng duyên dáng của Ngài nói ra. Khi c̣n là linh mục, Ngài thường được mời giảng tĩnh tâm cho các linh mục khắp các giáo phận, và như một Tiểu đệ hèn mọn của Chúa Giêsu, dù là Linh mục, Ngài vẫn thường gần gũi đồng bào lao động nghèo khổ và đă hành nghề đạp xích lô trong vùng Sài G̣n - Gia Định. Khi được Ṭa Thánh chọn làm Giám mục Cần Thơ, một nhà báo đă phỏng vấn Ngài "có bằng cấp ǵ mà được làm Giám Mục?” Ngài đă vui vẻ trả lời: "Tôi có bằng đạp xích lô".

    Sau năm 1975, Ngài được nhiều người nghe danh biết tiếng v́ thái độ cứng rắn chống đối kịch liệt chính quyền CSVN. Ngài là Giám mục duy nhất tại Việt Nam đă phạt "treo chén" một linh mục trong Giáo phận v́ đă hoạt động tích cực cho chế độ Cộng sản. Do đường lối chống đối này của Ngài, tương quan giữa giới cầm quyền Cộng sản với hàng Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân Giáo phận Huế rất căng thẳng. Đặc biệt CSVN đă áp dụng nhiều biện pháp trả đũa mạnh mẽ như :

    - Cho công an thường xuyên canh chừng theo dơi các lối ra vào của Ṭa Tổng Giám mục Huế cũng như theo dơi nội dung các bài giảng của Ngài trong Thánh lễ. Không cho Ngài tham dự các phiên họp của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Không cho Ngài đi Roma triều kiến Đức Giáo hoàng và viếng mộ hai thánh Phêrô và Phaolô cũng như tham dự các hội nghị của Ṭa Thánh. Tuy là Giám mục Giáo Phận Huế gồm thành phố Huế,và hai tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Ngài vẫn bị cấm không được đi ra khỏi phạm vi thành phố Huế mà không có phép.

    - Bắt bớ giam cầm các linh mục cộng sự thân tín của Ngài hoặc chỉ định cư trú đối với những linh mục "nguy hiểm" cho chế độ.

    - Gây khó khăn tối đa trong việc thuyên chuyển nhiệm sở của các linh mục quản xứ cũng như hoạt động mục vụ của các ngài.

    - Phong tỏa và lục soát các cơ sở của Giáo phận Huế không bị "nhà nước quản lư" như Ṭa Giám mục, Đại Chủng viện, Nhà Chung, các Ḍng tu v.v… Đại Chủng viện bị kiểm soát gắt gao, bị ngăn trở tối đa mọi hoạt động, và các thầy không được cho thụ phong linh mục. Đại chủng sinh bị công an gọi "làm việc" (tức là hạch hỏi, chất vấn, nạt nộ, bắt làm kiểm điểm v.v...), làm khó dễ, hoặc bị trục xuất. Cho đến năm 1992, chỉ c̣n lại 12 thầy, dù đă học hết chương tŕnh từ lâu, vẫn không được chính quyền Cộng Sản cho chịu chức linh mục.

    Đức Cha Nguyễn Kim Điền c̣n bị triệu tập (chứ không phải mời) đến "làm việc" nhiều lần tại Sở Công an, Ủy ban Nhân dân tỉnh B́nh Trị Thiên (và sau này là tỉnh Thừa Thiên Huế). Mỗi lần như vậy có khi kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng, mỗi ngày từ sáng đến chiều (buổi trưa được về ăn cơm rồi trở lại). Mục đích của họ là khủng bố tinh thần, làm cho con người mệt mỏi, khiếp sợ và khuất phục. Lần "làm việc" sau cùng tại Sở Công an B́nh Trị Thiên từ tháng 4-1984 đến tháng 10-1984, kéo dài liên tục trong bốn tháng. Cho đến một hôm Ngài bị mệt, công an cho mời bác sĩ đến tận nơi khám thấy huyết áp lên quá cao, họ mới cho Ngài về nghỉ.

    Mặc dầu bị những áp lực nặng nề của chính quyền Cộng sản, Ngài vẫn không hề nao núng và vẫn kiên quyết giữ vững lập trường. Trong nhiều bài phát biểu, Ngài vẫn khẳng định không có tự do tín ngưỡng tại Việt Nam, và đă trích dẫn Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền để xác định những quyền căn bản của con người. CSVN luôn cay cú v́ không bắt bẻ, kết tội ǵ được Ngài. Ngay cả trong những buổi "làm việc", Ngài vẫn thản nhiên b́nh tĩnh đấu lư với họ bằng những lập luận sắc bén và khéo léo mà tŕnh độ của một cán bộ Cộng sản không thể theo kịp được. Một số cán bộ đă tiết lộ rằng họ rất thán phục và e dè mỗi khi đối diện với Ngài, người mà họ mô tả là vĩ đại và không hề sợ chết.

    Tại Giáo phận Huế có Trung tâm Thánh Mẫu La Vang nổi tiếng (ở Quảng Trị), cứ mỗi ba năm một lần có Đại hội Đức Mẹ rất lớn, và hằng năm vào dịp lễ Đức Mẹ Lên Trời, giáo dân có truyền thống hành hương viếng Mẹ. CSVN đă t́m đủ mọi cách để ngăn cấm và yêu cầu Ngài không được tổ chức. Ngài đă trả lời rằng: “Không ai tổ chức cả. Đó là Đức tin và ḷng thành kính của giáo hữu, và chúng ta phải tôn trọng. Tôi không thể ngăn cấm được”. Suốt trong nhiều năm, mỗi lần có kiệu Đức Mẹ La Vang, công an ngăn chận đầy đường, kiểm soát chặt chẽ các xe hành khách, các chuyến tàu hỏa từ mọi nơi về Quảng Trị. Họ thấy ai có thẻ chứng minh nhân dân (tức thẻ căn cước) ghi Thiên Chúa giáo là đuổi lui về, nhưng các linh mục và tu sĩ, giáo dân đă khôn khéo t́m đủ mọi cách để qua mặt họ. Tại đền thờ Đức Mẹ La Vang, có khi linh mục không được cử hành thánh lễ, giáo dân liền tập trung cầu nguyện, cử hành nghi thức suy tôn Lời Chúa và nhận lănh Ḿnh Thánh từ các thừa tác viên giáo dân. Những ai tham dự các buổi lễ này đều không cầm được nước mắt khi nh́n lên bàn thờ không thấy sự hiện diện của linh mục mà chỉ là tấm áo lễ trải rộng trên bàn thờ cùng với dây stola tượng trưng cho tác vụ của linh mục.

    Đức Cha Nguyễn Kim Điền vốn bị bệnh tim và huyết áp. Qua nhiều năm căng thẳng đương đầu với chính quyền CS, bệnh ngài phát nặng. Đầu tháng 5-1988, ngài được chở vào Sài G̣n để làm bệnh án hầu đi Rôma chữa trị dưới sự bảo trợ của Ṭa Thánh. Vào ngày 8-6-1988, Ngài đă qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy. Cái chết của ngài với nhiều nghi vấn đă gây bàn tán sôi nổi trong dư luận giáo dân và đồng bào trong lẫn ngoài nước. Người ta nghi ngờ Cộng Sản đă t́m cách triệt hạ ngài.

    Thi hài của ngài sau hai ngày quàn tại Ṭa Tổng Giám mục Sài G̣n, đă được di chuyển bằng đường bộ ra Huế. Khi đi qua các Giáo phận dọc quốc lộ 1, rất nhiều linh mục và giáo dân đă tuôn đến kính viếng và tỏ ḷng ngưỡng mộ. Đặc biệt tại đỉnh đèo Hải Vân, ranh giới giữa hai giáo phận Đà Nẵng và Huế, một đoàn xe môtô và ôtô gồm 200 thanh niên, trung niên giáo phận Huế đă đón và hộ tống linh cữu ngài về Ṭa Tổng Giám mục Huế vào lúc 7g tối. Dọc đường quốc lộ 1, từ Lăng Cô đến Phủ Cam, giáo dân mang băng tang màu tím quỳ hai bên đường để tỏ ḷng thương tiếc và tiễn biệt vị chủ chăn kính mến. Khi đoàn xe tang về tới Ṭa Tổng Giám mục, cả một rừng người thổn thức nghẹn ngào, những tiếng khóc thương đau xót tràn ngập. Suốt từ tối 12 đến chiều 13-06 tại Ṭa Tổng Giám mục Huế, rất nhiều cá nhân, đoàn thể đến thăm viếng; đặc biệt là một số hội đoàn Phật Giáo và hàng giáo phẩm chức sắc đại diện Phật Giáo, Tin Lành, Cao Đài đều đến kính viếng và tham dự lễ tang. Người ta thấy rơ mối thiện cảm các tôn giáo bạn đă ưu ái dành cho ngài. (Để đáp lại mối thịnh t́nh này, khi Ḥa thượng Thích Đôn Hậu viên tịch, Ṭa Tổng Giám mục Huế cũng đă cử một phái đoàn đến phân ưu, kính viếng; ngoài ra c̣n có một số linh mục đến thăm và tham dự lễ tang Ḥa thượng).

    Chiều ngày 13-6, linh cữu Đức Tổng Giám mục được rước trọng thể qua Nhà thờ Chính toà Phủ Cam. Tại đây, suốt đêm đến sáng 15-6, giáo sĩ, tu sĩ, và giáo dân luân phiên cầu nguyện và dâng thánh lễ.          Ngày 15-6-1988, lúc 9g sáng, Thánh lễ an táng đă được cử hành trọng thể tại Nhà thờ Chính ṭa với sự đồng tế của rất đông Giám Mục (Miền Nam và Miền Bắc) và toàn thể linh mục Giáo Phận Huế cũng như các linh mục từ các nơi đến. Sau đó thi hài Ngài được chôn cất ngay trong Nhà thờ Chánh ṭa.

    Trong suốt một thời gian dài sau đó, tại khuôn viên mộ ngài luôn luôn tràn ngập hương hoa và vô số người đến viếng thăm khấn nguyện. Người viết đă từng nghe kể lại những sự kiện được mô tả như là phép lạ: nhiều người đă cầu xin với Đức Cha và đă được toại nguyện, trong đó có cả những người ngoài Công giáo.

    Đức Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền mất đi, Giáo Hội Việt Nam mất một Giám mục lỗi lạc, một chủ chăn gương mẫu, đất nước Việt Nam mất đi một công dân can trường quả cảm, một tấm gương sáng chói chống độc tài áp bức Cộng Sản. Nhiều người Công giáo trong nước đă ví ngài như một vị Thánh Tử Đạo. Những người ngoài Công giáo coi ngài như một anh hùng liệt sĩ đă hy sinh cho Quê hương Dân tộc.

    Được tin Đức Cha Philipphê qua đời, ngày 8-6-1988, trong điện văn phân ưu với Giáo phận Huế, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă ban tặng Ngài danh vị "Grand Figure d’Evêque". Trước đó, năm 1980, trong dịp một số Giám Mục Việt Nam sang Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và yết kiến Đức Thánh Cha, cũng như vào dịp Ngân khánh của ngài năm 1985, Đức Thánh Cha đă nồng nhiệt gọi ngài là "Vaillant Confrère".

    Nhân dịp tưởng niệm 15 năm cái chết oanh liệt của Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền, chúng ta hăy học tập và phát huy tinh thần dũng cảm của Ngài trong cuộc sống đạo và đời của chúng ta.

 

27- Đức Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền.

Lê Thiên, 4-2005 (trích “30 năm nh́n lại”)

 

    Cùng với việc trục xuất Đức Khâm sứ Ṭa Thánh và lưu đày Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Cộng sản từ từ khống chế các Giám mục, linh mục, tu sĩ cả nước. Chúng thu thập danh sách các Ban Chấp hành Hội đồng Giáo xứ, các giới lănh đạo Hội đoàn Công giáo, ruồng bắt các thành phần cốt cán đi “cải tạo”. Các trường học, viện mồ côi, tu viện và nhiều cơ sở khác của Giáo Hội bị tịch biên. Các Giám mục không được phép đi lại thăm viếng giáo dân. Nhiều linh mục bị tống vào các trại giam về tội làm Tuyên úy hoặc do bị gán tội phản động chống phá Cách mạng. Các việc dạy giáo lư, sinh hoạt đoàn thể đều bị cấm chỉ triệt để và cũng bị coi là truyền bá văn hóa phản động! Trong khi đó, cái tổ chức gọi là “Công Giáo Yêu Nước” được dựng nên để dùng làm công cụ cho chính quyền luồn lách vào nội bộ Công giáo.

    Riêng với Đức Cha Philípphê Nguyễn Kim Điền, Tổng Giám mục Huế, Cộng sản đối xử một cách tàn nhẫn chỉ v́ ngài dám nói thẳng, nói thật, đấu tranh cho tự do tôn giáo. Ngay từ thời gian đầu Cộng sản đánh chiếm miền Nam, Đức Cha Điền đă có thái độ dứt khoát và quyết liệt chống lại những hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng.

    Trong hai bài phát biểu ngày 15 và 22-4-1977 tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam B́nh Trị Thiên, Đức Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền đă công khai phê phán sự đàn áp tự do tôn giáo và đ̣i hỏi phải có Tự do Tôn giáo tại Việt Nam. Ngài cấm các linh mục và tu sĩ không được tham gia Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước là một tổ chức tay sai của Cộng sản Việt Nam nhằm lũng đoạn hàng ngũ Giáo Hội. Ngài c̣n ra vạ “treo chén” một linh mục v́ vị này tham gia Mặt trận Tổ quốc và Ủy ban Đoàn kết.

    Trong văn thư ngày 19-10-1983 gửi cho linh mục Nguyễn Thế Vịnh, Chủ tịch Ủy ban Liên lạc Công giáo Yêu nước, Đức Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền cảnh giác tổ chức này về việc họ mưu toan lập một Giáo Hội Việt Nam “ly khai” với Ṭa Thánh.

    Từ ngày 05-4-1984, Đức Cha Nguyễn Kim Điền bị Công an tỉnh B́nh Trị Thiên mời đi “làm việc”  Ngài bị thẩm vấn trong suốt 120 ngày, rồi nhận được lệnh quản chế, cấm không được ra khỏi chu vi thành phố Huế. Kể từ đó, khu vực trước cổng Ṭa Giám mục Huế luôn có Công an giả dạng thường dân lai văng canh chừng kiểm soát.

    Ngày 25-3-1988, Đức Cha Điền viết một bức thư cho ông Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản VN, yêu cầu hăy “xóa bó lệnh quản chế đối với ngài, phục hồi quyền công dân cho ngài, và hăy để ngài tự do đi lại để thi hành nhiệm vụ Tổng Giám Mục đối với giáo dân Huế và thăm viếng các Giáo Phận thuộc Tổng Giáo phận Huế.

    Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền không ngừng đấu tranh cho công lư và quyền tự do của con người, mà Tự do Tôn giáo là căn bản. Đến cuối tháng 5-1988, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền lâm bệnh. Ngài được chuyển vào Sài G̣n. Bấy giờ Ṭa Thánh can thiệp cho ngài đi Rô-ma chữa trị. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, nơi đang tiến hành xét nghiệm và làm thủ tục cho ngài được đi điều trị, bỗng ngài từ trần ngày 08-5-1988, thọ 67 tuổi. Nhiều nghi vấn được đặt ra chung quanh vụ đột tử của ngài, và có nhân chứng xác nhận  ngài chết v́ “bị đầu độc”

 

   Lê Thiên

 

SUITE