ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC

 

PHILIPPHÊ NGUYỄN KIM ĐIỀN

 

 

CHỨNG NHÂN CỦA SỰ THẬT VÀ LẼ PHẢI

 

 

(1921-1988)

 

 

Kỷ niệm 20 năm ngày qua đời của vị Giám mục Chứng nhân

08-06-1988 ** 08-06-2008

 

Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền

 

 

9- Thư gởi Linh mục Nguyễn Thế Vịnh,

Chủ tịch Ủy ban Liên lạc Công giáo toàn quốc ngày 19-10-1983

 

 

 

     GIÁO HỘI CÔNG GIÁO                                     Ngày 19 tháng 10 năm 1983

T̉A TỔNG GIÁM MỤC HUẾ

         ARCHEVÊCHÉ HUẾ                     Kính gửi Linh mục Nguyễn Thế Vịnh

                 VIỆT NAM                                                           34 Ngô Quyền

                                                                                                     Hà Nội

    Kính Cha thân mến

 

    Trong cương vị Giám mục, tôi đến với Cha -người anh em của tôi trong Đức Kitô và trong chức Linh mục- hiện đang là chủ tịch Ủy ban Liên lạc Công giáo toàn quốc, và là chủ tịch Ủy ban Trù bị Đại hội toàn quốc những người Công giáo Việt Nam.

    Được biết Ủy ban Liên lạc toàn quốc những người Công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu Ḥa b́nh, đă trù bị mở rộng và đổi mới tổ chức yêu nước của người Công giáo cho “phù hợp và đáp ứng t́nh h́nh và nhiệm vụ cách mạng của đất nước ta trong giai đoạn hiện tại”, trước tiên tôi rất hoan nghênh thiện chí đó của Cha và anh chị em. Nhưng đây lại là một công việc có tầm vóc cả nước, đồng thời lại liên quan chính yếu tới nội bộ Công giáo chúng ta, nên tôi xin đóng góp một ít ư kiến xây dựng về việc này với Cha và anh chị em trong Ủy ban Liên lạc Công giáo.

    1- Về việc “để phù hợp và đáp ứng với t́nh h́nh và nhiệm vụ mới hiện nay”, phía Công giáo chúng ta đă có Hội đồng Giám mục Việt Nam đă được Nhà nước thừa nhận. Nhiệm vụ cụ thể của người Công giáo trong giai đoạn hiện nay của quê hương đă được nói lên trong hai Thư chung năm 1980 và 1983 của Hội đồng Giám mục Việt Nam là:

    a. Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

    b. Xây dựng trong Hội thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp hơn trong truyền thống dân tộc.

    Cha và anh chị em cũng biết, theo tinh thần Công đồng chung Vaticanô II và Giáo luật 1983, th́ Hội đồng Giám mục mỗi quốc gia có nhiệm vụ hướng dẫn mọi sinh hoạt Công giáo trong quốc gia ấy. Do đó, trong Hội đồng Giám mục Việt Nam có các Ủy ban đặc trách về Phụng tự, về Linh mục - Tu sĩ - Chủng sinh, về Giáo dân, nghĩa là sinh hoạt của toàn bộ Dân Chúa ở Việt Nam. Vậy phải chăng là thừa và c̣n dẫm chân nhau, nếu Ủy ban Liên lạc Công giáo không đứng vào trong tổ chức chính thức của Hội thánh Công giáo Việt Nam mà lại thành lập thêm một Ủy ban riêng rẽ? Nếu thấy cần v́ nhu cầu mới, th́ Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ thành lập thêm những Tiểu ban mới.

    2- Đặc tính của Hội thánh chúng ta là duy nhất, thánh thiện công giáo và tông truyền. Nay Ủy ban Liên lạc Công giáo tự chọn và mời họp một số linh mục trong mỗi giáo phận mà không có sự chấp thuận trước của đa số Giám mục bản quyền, là điều làm cho giới Công giáo thắc mắc và e sợ. Xin Cha và anh chị em đọc lại Lời Chúa trong Phúc âm Gioan, đoạn 10 từ câu 1 đến 16.

    3- Ai cũng biết Ủy ban Liên lạc Công giáo ở Trung Quốc đă biến thành Giáo hội Tự trị, tách ĺa khỏi Giáo hội tông truyền Rôma. Ai cũng biết lực lượng bành trướng từ phương Bắc đă và đang t́m cách phá hoại đất nước chúng ta. Vậy nếu không cảnh giác, người Công giáo chúng ta có thể làm công cụ cho họ phá hoại Hội thánh Công giáo chúng ta nữa, điều mà Nhà nước ta không muốn, Hội thánh không muốn và chính chúng ta không ai muốn.

    Vậy tôi xin đề nghị: Cha và anh chị em trong Ủy ban Liên lạc Công giáo -khi đă ư thức về đặc tính của Hội thánh Công giáo, về vị trí của linh mục, giáo dân trong Hội thánh- th́ hăy đặt vấn đề thẳng với Hội đồng Giám mục Việt Nam về việc cập nhật hóa Ủy ban Liên lạc Công giáo này.

    Nếu xét thấy thật có nhu cầu cấp bách, th́ Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ xin họp Đại hội bất thường ngay để cứu xét. Bằng không sẽ chờ đến lần Đại hội thường kỳ. V́ đây là việc lớn có liên hệ đến cả nước, nên thiết nghĩ không có thể làm cách vội vă được.

    Xin thân ái kính chúc Cha và anh chị em trong Ủy ban Liên lạc Công giáo được nhiều ơn Chúa.

 

   +Philipphê Nguyễn Kim Điền

    Tổng Giám mục Huế

    Bản sao kính gởi:

- Ban Tôn giáo Chính phủ, để kính tường (kính nhờ UBMTTQVN tỉnh BTT chuyển giúp)

- Ủy ban MTTQVN tỉnh BTT, để kính tường

- Đức Hồng y Chủ tịch HĐGMVN, để kính tường.

- Các Đức Tổng Giám mục và Giám mục Việt Nam, để kính tường.

 

 

10- Thư gởi ban Việt ngữ đài phát thanh Vatican và Veritas

ngày 19-03-1984

 

    Việt Nam, 19-3-84

 

    1. Mỗi ngày, người công giáo Việt Nam hứng lấy của ăn tinh thần từ đài Vatican và Veritas khác nào dân Israel trên rừng cát chờ đến sáng để lượm lặt manna. Về vấn đề “Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam”, đă nhờ nhiều bài của hai Đài mà giáo hữu Việt Nam hiểu được đâu là lập trường của Hội Thánh, mặc dù Ủy ban đó và dư luận chính quyền tung ra đề quyết việc làm của Tổng GM Huế là hoàn toàn sai, v́ không có GM nào làm như vậy. Rồi TGM Huế sẽ phải đền tội ḿnh. (TGM Huế đă nói với Ông Chủ tịc Ủy ban Nhân dân tỉnh B́nh Trị Thiên : Xin ông cho phép tôi dùng một thí dụ. Nhà nước ra một đạo luật. Nhưng đồng bào ngó nhau, rồi không ai tuân giữ cả. Chỉ có một anh chàng khờ chăm chỉ giữ đạo luật đó thôi. Rồi anh phát hiện ra là không có ai giữ luật ấy như ḿnh cả, anh mới ngạc nhiên nói : Sao mấy người không giữ luật Nhà nước? Tất cả đồng bào cũng ngó nhau mỉm cười, rồi cũng chẳng ai giữ cả. Vậy thưa Ông Chủ tịch, Ông là Nhà nước địa phương đây, Ông nghĩ thế nào về anh chàng khờ đó? Ông có thể nói với anh ấy: Sao anh khờ quá ! Không ai giữ luật đó cả, anh giữ làm chi có một ḿnh? Hay trong cương vị của Ông, Ông phải nói : Chỉ có một ḿnh anh là trung thành với Nhà nước thôi. Thực vậy, Hội Thánh chúng tôi đă có luật cấm LM tham gia hay thành lập thứ Ủy ban ấy. Các GM đều biết cả. Nếu các ngài không tuân giữ mà cấm, th́ là việc của các ngài. Phần tôi, tôi biết có bổn phận tuân giữ th́ tôi phải giữ đó thôi. Vả lại, đây không có vấn đề thiểu số là sai, v́ luật này từ trên ban xuống, chớ đâu phải từ hàng ngang mà thiểu số phục tùng đa số). Người ta đang t́m coi những tin này làm sao lọt ra nước ngoài được. Nhưng dư luận quần chúng nói: Bưu điện trong tay Nhà nước, Nhà nước có biện pháp kiểm duyệt gắt gao mọi việc mọi nơi, th́ làm ǵ lọt khỏi tay Nhà nước? Chớ quên rằng Nhà nước cho phép di tản hợp pháp và nội trong tháng Giêng 84, nghe nói đă có hơn 1.900 người Việt đi chính thức ra nước ngoài, trong đó làm sao không có người công giáo? Về “Ủy ban Đoàn kết Công giáo”, th́ ở Việt Nam đă nghe được các Đài sau đây báo tin hay b́nh luận: BBC,VOA, Vatican, Veritas.

    2. Đ̣n giáng trả mà TGM Huế đă đoán trước th́ thực sự xảy ra, sau khi ngài treo chén LM duy nhất của Huế đă cương quyết tham gia UB ĐKCG ấy. Trong số 142 LM tham gia, chỉ có duy nhất LM này bị phạt vạ thôi, và đến nay c̣n bị phạt, v́ LM này nhất quyết cứ tham gia. a) Đem vụ LM Nguyễn Văn Lư không tuân lệnh của chính quyền tỉnh B́nh Trị Thiên, tước chức LM và trả về lại gia đ́nh, nên đă tức mà cố thủ trong nhà xứ, có giáo dân yểm trợ trong ṿng hơn 3 tháng và đă dùng loa phóng thanh mà thanh minh cho ḿnh. Bị xử 12 năm tù ở. Nhưng luật sư biện hộ (đem từ Hà Nội vào) quả quyết TGM là người trách nhiệm chính, v́ làm thinh không ngăn cản là xúi giục, nên đập rắn phải đập đầu. Rồi hai ba ngày sau cho đọc bản cáo trạng trên truyền thanh và truyền h́nh, công khai phỉ báng TGM, khi chưa hỏi TGM lần nào coi việc đó có thực hay không. (Đă có mật lệnh phải t́m ghép TGM vào tội chính trị để đập nó). Nhưng vụ xử “non” LM Lư chỉ làm thêm uy tín Công giáo và đồng bào lương dân tỏ ḷng quí mến các LM hơn. b) Họ liền tung ra vụ Tu hội Hy Vọng của Đức Cha Nguyễn Văn Thuận để bắt Đức TGM Phó Huế, LM Nguyễn Hữu Giải, LM Nguyễn Văn Chánh đi “làm việc” hằng ngày tại Công an. “Làm việc” nghĩa là bị thẩm vấn, mắng nhiếc, đe dọa… 3 vị này làm việc như vậy đă gần 4 tháng rồi mà chưa xong. Họ buộc phải nhận Tu hội Hy Vọng được thành lập để lật đổ chính quyền. Từ ngày Đức Cha Thuận bị bắt lại đến nay, tất cả những ai từ Nam chí Bắc có liên hệ cách nào với Tu hội HV đều bị gọi làm việc cả, đến vùng Huế đây là sau cùng. Họ cho những người liên hệ nghe tiếng ĐC Thuận khai rơ trong “bande” cassette, khai từng tên người một, khai từng chi tiết… (Về ĐC Thuận, có một cán bộ cao cấp cho biết là ngài bị tiêm “sérum de vérité” của Liên xô, nên đă khai tỉ mỉ tất cả. Hiện ĐC đang bị giam ở đâu, người công giáo không ai biết cả). c) Nhóm LM làm báo “Công giáo và Dân tộc” mà tất cả giữ những chức trọng yếu trong Ủy ban Đoàn kết Công giáo quả quyết là Đức Cha Phạm Ngọc Chi làm cố vấn “sít sao” cho TGM Huế trong vụ chống UBĐKCG. Th́ mấy ngày trước lễ Tro (1984), lối 7 giờ sáng, đột xuất lối 100 công an Đà Nẵng phong tỏa khu Ṭa GM Đà Nẵng. Đoạn mời Đức Cha Chi đi làm việc tại sở Công an tỉnh. Trưa bắt ăn cơm tại chỗ, không cho về nhà, rồi bảo nghỉ trưa tại sở Công an, đến lối 14 giờ có xe Công an đưa về Ṭa Giám mục, th́ họ đưa ra lệnh cho phép xét nhà, rồi khởi sự ngay việc xét pḥng của ngài, cho đến 21 giờ mới xong, có tịch thu một mớ tài liệu. Đoạn 2 hôm sau, ngày nào cũng bắt ngài đi làm việc, sớm mai và chiều, đến hôm nay cũng chưa xong. Đồng thời cũng bắt giam một cha xứ trong thành phố (giáo xứ Tam Ṭa) từ thứ ba trước lễ Tro. 5 cha xứ khác trong thành phố cũng bị bắt đi làm việc một ngày hai buổi như Đức Cha Chi. Đến hôm nay chưa xong. d) Sáng 15-3-84, công an đến xét pḥng LM Quản lư Giáo phận Huế, vịn lẽ bị khai có liên hệ với Tu hội Hy Vọng. Ai cũng nghĩ là để khủng bố TGM Huế.

    3. Cách đây một tháng, có đơn tố cáo LM họ Phường Tây (cách Huế gần 40 cây số về phía đông nam) trong đêm Sinh Nhật 1983 có diễn tuồng “Con trai hoang đàng” để chống chính quyền. Bởi v́ ông chủ trại heo không chịu mướn con trai hoang đàng giữ heo, viện lẽ thời buổi này ai cũng đói cả, không ai có dư của mà mướn người làm thuê. Gọi Cha sở đi làm việc tại công an xă. Đồng thời cũng gọi những vai tuồng đi làm việc. Cha sở, v́ cương trực đă từ lâu, nhiều lần va chạm với chính quyền. Nay Cha vẫn cương quyết không chịu nhận tội. Sau 1 tháng làm việc th́ toàn bộ Hội đồng giáo xứ cả 2 họ Cha phụ trách đều kư vào tờ công an viết sẵn, nh́n nhận Cha xứ có tội và xin chính quyền xử lư Cha. Dựa vào đơn tố cáo và các chữ kư toàn bộ Hội đồng giáo xứ th́ Cha xứ có thể bị tống giam ngay và sẽ bị xử tù, như đă xử tù 5 chủng sinh Huế cách đây 3 năm, v́ diễn lại cuộc công an bắt bớ những giáo hữu đi hành hương kính Đức Mẹ La Vang vào năm 1981. Nhưng rồi toàn thể bổn đạo ư thức sẽ mất LM mà không bao giờ có LM nào thay thế nữa, đă đồng loạt kư tên vào Kiến nghị gởi chính quyền phản đối việc làm của Hội đồng giáo xứ. C̣n các ông trong Hội đồng giáo xứ th́ ăn năn, làm đơn thú tội với Cha xứ v́ trót bị chính quyền đe dọa, đánh đập, bắt ép kư tên vào tờ đơn họ viết sẵn. Hội đồng giáo xứ đứng trước bàn thờ xin lỗi Chúa, xin lỗi Cha và xin lỗi anh chị em bổn đạo. Đoạn làm đơn lên chính quyền xin rút lại chữ kư mặc dù nếu có phải bị tù cả chục năm cũng đành, c̣n hơn bị khai trừ ra khỏi cộng đồng giáo xứ. Thấy phản ứng bất lợi của quần chúng, chính quyền lờ đi việc đó. Nhưng lại bắt Cha xứ về tội liên hệ với Tu hội Hy Vọng, v́ giới thiệu cho con cái ḿnh vào Tu hội đó. Rồi xét nhà của Cha, tịch thu một số sách đạo in ronéo sau ngày Giải phóng. Lần này bắt đi về huyện làm việc, không làm tại xă nữa (huyện cách xă lối 30 cây số qua một cái phá). Một hôm “làm việc” quá mệt, phần đàng về xa trắc trở đ̣ giang, nên Cha ở lại nơi một LM đồng liêu, th́ bổn đạo Phường Tây tuôn ghe xuồng đi t́m Cha xứ, đinh ninh là công an giam giữ rồi. Đến hôm nay, Cha ấy vẫn c̣n phải làm việc.

    4. Nội dung làm việc là mạt sát Đạo, gán cho tội phản động, theo đế quốc, mắng chửi từ Đức Giáo Hoàng, Giám mục trở xuống Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân. Chẳng hạn nói: thằng Giáo Hoàng này theo đế quốc, dân chúng quá ghét nên đă bắn nó. Thằng TGM Điền nịnh thằng Giáo Hoàng, được nó ban cho một tiếng “dũng cảm” rồi lao ḿnh bất kể chết sống để ngăn cản người ta yêu nước, làm công chuyện đó một ḿnh, không có Giám mục nào theo cả. C̣n các thằng LM kia đều phản động, xấu xa, phải đền tội trước nhân dân… Các LM bị đi “làm việc” như thế nói các ngài đau khổ cho phần ḿnh th́ ít, mà xót xa cho Bề trên th́ nhiều. Tất cả an ủi nhau để kiên tâm chịu tử đạo ṃn v́ Chúa, và những lời Đức Thánh Cha dạy về lối tử đạo mới ngày hôm nay, khi Ngài cầu cho các Giáo hội thầm lặng, tối hôm 14-8-1983 tại Lộ Đức, làm cho ḷng họ phấn khởi vô vàn!

    5. (Xin gởi kèm theo đây Bản kinh “Cầu cho Đức Giám mục Giáo phận” mà nay trong nhiều Giáo phận, bổn đạo đọc chung mỗi ngày sau Thánh lễ).

    6. Về UBĐKCG, th́ Đức Giám mục Ban Mê Thuột hoàn toàn ủng hộ lập trường của TGM Huế. Sau khi vài LM của ngài đi tham dự cuộc họp thành lập UBĐKCG tại Hà Nội về, th́ ngài bảo họ phải rút ra khỏi cho mau. Các LM đó làm đơn cho ngài xin vâng phục mà đồng thời chính quyền cũng lại biết điều đó, nên gọi Đức Cha ra công an và cấm Đức Cha không được cản người ta như vậy, và nếu ngài muốn tự do đi kinh lư trong giáo phận th́ sẽ được với điều kiện đừng cấm cản việc kia. Đức Cha Xuân Lộc th́ nói: các anh đi họp Hà Nội trong lúc tôi nằm bệnh viện. Nhưng bây giờ anh nào ra mặt hoạt động th́ sẽ biết tôi! Theo một giáo dân trong UBĐKCG nhận định, th́ trong số 142 LM tham dự, nay chỉ có chừng vài LM là theo hẳn Ủy ban ấy thôi, c̣n lại th́ v́ sợ không dám công khai rút ra, nên chỉ theo cách tiêu cực. Một điểm bất lợi cho UBĐKCG là trong Thánh Lễ đồng tế bế mạc tại Hà Nội, LM Vương Đ́nh Ái (Vinh) đă không cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng. Khi xong lễ, đa số LM phản đối ngay. Từ đó đến nay, họ cứ nói là tại Cha ấy lớn tuổi nên quên. Nhưng người ta vặn lại: Quên sao được ? Đó là phần lễ quy. Càng làm lễ lâu năm càng thuộc hơn chớ. Vậy hoặc là v́ có thói quen không cầu cho Đức Thánh Cha lâu rồi, hoặc cố t́nh báo hiệu Giáo hội tự trị. - V́ để tránh né với Tuyên cáo của Thánh bộ Giáo sĩ, UBĐKCG đă để trong Điều lệ là UBĐKCG là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhưng tránh né sao được: dù aperte vel occulte, dù directe vel indirecte… Mà không biết tại sao kỳ họp Quốc hội vào cuối tháng chạp 1983, UBĐKCG ấy chưa được Quốc hội thông qua để họ sinh hoạt như dự tính vào tháng 3-84. Và kỳ họp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trung ương tại thành phố HCM vào giữa tháng 8-83 cũng không nói ǵ tới là “thành viên” của Mặt trận. Phải chăng v́ bị các Đài phát thanh ngoại quốc nói đi nói lại làm rơ chân tướng của họ mà họ phải chùn bước?

    7. Được biết TGM Huế dự định, khi bị xét Ṭa Giám mục và triệu tập đi “làm việc” th́ dấu là giờ đă điểm. Ngài sẽ nói với họ: Chúng ta là người lớn với nhau cả, gạt nhau làm ǵ? Tôi biết là các anh bắt đạo và tôi vui ḷng chịu tử đạo. Các anh cũng biết việc các anh làm là vậy. Nên ta đi thẳng vào vấn đề cho khỏi mất thời giờ. Phần tôi, lương tâm tôi không thấy có tội chi cả đối với Nhà nước. C̣n nếu các anh thấy khác và có bằng chứng xác đáng th́ cứ xử tôi đi. Xử cách nào cũng được, tôi không chạy chối. C̣n bắt tôi “làm việc” để trá h́nh, th́ xin miễn, tôi không làm. Ngài lại cho biết: tinh thần th́ chóng vánh đó, nhưng xác thịt th́ yếu đuối lắm, biết có kiên tŕ được chăng, nên ngài cũng có dọn sẵn một bức thư, sẽ gởi cho toàn thể Giáo phận xin cầu nguyện và cho biết lư do ḿnh bị chính quyền buộc tội.

    Trên đây là những sự kiện rất thực được lượm lặt ngổn ngang vậy. Chúng tôi hoàn toàn tín nhiệm về tài khôn khéo của Đài, kiểm chứng tài liệu, quyết định cái ǵ nên nói và chừng nào nói, để chúng tôi được nhờ.

    8. Đài Vatican từ hai tháng nay khó bắt quá! Buổi sáng, thường khi làn sóng 31m là nghe rơ nhất. Nhưng bây giờ bị Đài của Đài Loan, tiếng Tây Ban Nha, lấn át cả. Chỉ c̣n buổi chiều, vớt vát đôi chút với làn sóng 19 thước, v́ có lúc parasite nghe cũng không hiểu. C̣n Đài Veritas th́ rất rơ. Thính giả Việt Nam, nhất là công giáo, rất mến thương và cám ơn tất cả Ban Việt ngữ của Đài Vatican và Veritas. Chúng tôi đo lường được đôi chút sự hy sinh tận tụy của mỗi một Vị trong Ban. Chúng tôi chỉ biết có hăm ḿnh và cầu nguyện để đền ơn thôi.

    9. Nghe Đài nói Đức Thánh Cha đă gửi thư cho mỗi GM khắp hoàn cầu và gửi bản Kinh Dâng thế giới cho Đức Mẹ để đọc ngày 25-3-84. Không biết có Giám mục Việt Nam nào nhận được thư và kinh ấy không? Rồi nghe Đài Vatican đọc cho nghe bản kinh ấy bằng Việt ngữ, nhưng lại nhằm cái ngày không bắt được, v́ Đài Đài Loan lấn át cả. Rồi lấy ǵ mà đọc đây? Buồn đến muốn khóc! Nhưng hy vọng Đài Veritas sẽ có ngày phát lại. Canh chừng măi, th́ thực sự không thất vọng, nghe và ghi được rồi. Xin đa tạ Đài Veritas! Xin phép nói lại lần nữa: các Vị hai Đài là đại ân nhân của thính giả công giáo Việt Nam, không kể có nhất nhiều người lương theo dơi từng bữa các Vị, họ mách tin cho chúng tôi nữa. Hằng bữa, anh chị em thầm lặng của các Vị mở miệng chờ ăn của ăn tinh thần. Xin hăy nhớ như vậy mà quên đi những lúc lao nhọc của bổn phận. Xin Chúa trả công vô cùng cho các Vị!

    TB. Có 3 người thanh niên đă báo tin cho Ṭa TGM Huế là có âm mưu tông xe Honda của TGM ngoài đường, gây thương tích, rồi chở vào bệnh viện tiêm thuốc cho tàn phế luôn. Gần đây, tung tin sẽ có người kèm TGM đi ngoài đường và bắt đi biệt tích… Phía Ṭa TGM nghĩ: nếu họ định làm thật th́ họ giữ rất kín để mà thành công. Tung tin ra là dấu hăm dọa thôi. Nhưng ai dám biết chắc ǵ với Cộng sản? có người nói vặn lại.

    Phần TGM, th́ chúng tôi được biết: ngài quen dặn chúng tôi xác tín như thế này mà sống phó thác là bất cứ một việc ǵ xảy ra cho cả vũ trụ hay cho một em bé mới sinh đều ở trong quyền phép Chúa, đều được Chúa quan pḥng điều khiển, hoặc nó là điều lành th́ Chúa ban cho con cái ḿnh, hoặc nó là điều dữ bởi quỷ, th́ Chúa cho phép xảy đến với điều kiện, nếu đó là ích lợi cho con cái Chúa. Xin được ơn xác tín như vậy, rồi sống phó thác trong yêu mến và hạnh phúc. Hơn nữa, nếu được ơn tử v́ đạo, th́ c̣n chi bằng! Hằng ngày dâng của lễ mạng sống cho Danh Chúa, cho Hội Thánh, rồi b́nh tĩnh chờ đợi trong thoải mái.

    Tin giờ chót từ LM đang bị vạ treo chén: người ta đang “monter” để trục xuất TGM Huế ra khỏi tỉnh B́nh Trị Thiên. (Có hay không, Chúa biết rồi).

    - Hiến pháp nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam, điều 68: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Đọc qua, ai cũng nghĩ là có tự do hành đạo. Nhưng những lúc sau này, cán bộ cắt nghĩa: chỉ cho tự do tín ngưỡng (tin tưởng trong ḷng thôi), chớ không cho tự do tôn giáo (là diễn đạo ra bên ngoài).

    Do đó, Nghị quyết 297/CP, ban hành vào tháng XI-79, theo họ, là mở rộng cho tôn giáo sinh hoạt bằng dạy giáo lư phải xin phép, người xă khác không được đến dự lễ ở họ khác xă với ḿnh, làm lễ khác giờ phải xin phép… Nếu như thế, th́ Hiến pháp đă cấm đạo rồi. C̣n hiểu tự do tín ngưỡng là tự do giữ đạo trong ḷng, th́ cần ǵ cho. Đă có lần TGM Huế nói công khai với một Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh B́nh Trị Thiên: đối với người công giáo chúng tôi, Nghị quyết 297/CP là cái “tḥng lọng” để thắt cổ chúng tôi mà thôi. Lúc này, công an đang dựa vào đó mà tầm nă các Tu hội đời. Nhưng ơn Chúa cho có nhiều gương thanh niên nam nữ chứng tá đức tin rất anh dũng.

    - “Il y a eu des évêques emprisonnés pour avoir défendu l’Eglise. Y en aura-t-il qui le seront pour avoir défendu les droits de l’homme?” Chúng tôi chọc TGM Huế: Khi nói lời đó tại Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới 1971, Đức Cha có nghĩ là sẽ có ngày chính ḿnh phải thực hành không? Ngài nói nếu Chúa thương cho ḿnh phải thực hành lời đó th́ có hạnh phúc nào bằng! Xin cầu cho tôi được như vậy nhé!

    - Các LM Huế cho là v́ họ bênh LM Nguyễn Văn Bính bị phạt treo chén, nên đă trả thù bằng cách tàn phá, bắt bớ Giáo phận Huế như thấy trên. Các ngài e sợ TGM Huế đau ḷng trước áp lực, rồi mềm đi chăng, nên hết vị này tới vị kia đến thăm chừng, coi Đức Cha có nao ḷng mà nghĩ đến việc đấu dịu hay đầu hàng chăng. Các ngài khẳng định: chúng con vui ḷng chịu bắt bớ, xin Đức Cha đừng v́ chúng con mà bỏ cuộc. Chúng con cầu nguyện thêm để Đức Cha trung kiên đến cùng.

 

11- Kinh cầu cho Đức Giám mục Giáo phận

 

***********

 

12- Thư gởi ông Nguyễn Hữu Thọ,

Chủ tịch Quốc hội CSVN ngày 11-04-1984

 

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO                              Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ṭa Tổng Giám mục Huế                                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Kính gửi Luật sư Nguyễn Hữu Thọ

Chủ tịch Quốc hội

Nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam

 

    Kính thưa Luật sư Chủ tịch Quốc hội,

    Tôi, Nguyễn Kim Điền, với tư cách là một người dân trong nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam, và là một giám mục của Giáo hội Công giáo thế giới, coi sóc Giáo phận Huế, tỉnh B́nh Trị Thiên, từ năm 1964 đến nay với tất cả sự công nhận của các chính quyền ở Việt Nam, của nhân dân Việt Nam và trên thế giới, đang có một tâm tư và thắc mắc có liên quan đến Hiến pháp và pháp luật, xin được hỏi ư kiến của luật sư chủ tịch Quốc hội, v́ số 3 điều 83 Hiến pháp có nói: “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật”.

    Và điều 73 Hiến pháp nói: “Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật… Mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa…”

 

    1. Sự kiện

 

    a- Tại phiên ṭa ngày 13-12-1983 của Ṭa án Nhân dân tỉnh B́nh Trị Thiên, ông Nguyễn Văn Trung ngồi ghế chánh án xử linh mục Nguyễn Văn Lư, quản xứ Đốc Sơ, Hương Sơ, thành phố Huế về tội gọi là chống phá cách mạng, phá hoại sự đoàn kết nhân dân.

    Sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân buộc tội và ông chánh án hỏi cung công khai linh mục Nguyễn Văn Lư trước ṭa, nữ luật sư do ṭa đề cử biện hộ cho bị can đă qui tội cho Ṭa Giám mục Huế là bao che, xúi giục linh mục Nguyễn Văn Lư chống quyết định 79 của Ủy ban Nhân dân tỉnh B́nh Trị Thiên, chống chính quyền và bảo “đập rắn phải đập cho trúng đầu”…

    Vị chánh án tiếp theo đă quy trách nhiệm cho Ṭa Giám mục Huế và kiến nghị chính quyền của tỉnh B́nh Trị Thiên phải có biện pháp thích đáng với hai ông Tổng giám mục chính Nguyễn Kim Điền và Tổng giám mục phó Nguyễn Như Thể.

    b- Tôi, Nguyễn Kim Điền, đă không được gọi, triệu tập đến phiên ṭa để được nghe, được thấy tài liệu dẫn chứng, được thẩm vấn, được nói trước Ṭa hoặc đối chất ǵ với bị can linh mục Nguyễn Văn Lư cả… Sau phiên ṭa đó tôi không được thông báo chính thức về bản án mà chỉ nghe được trên đài truyền thanh địa phương và thấy trên truyền h́nh.

 

    2. Nhận xét

 

    Và đây là điều mà tôi và dư luận quần chúng ở Huế, ở B́nh Trị Thiên và ở nhiều nơi khác trong nước nhận xét:

    a- Ṭa án đă nghe lời khai của một can phạm đă bị giam giữ 7 tháng, rồi lập tức kết tội cho Ṭa Tổng giám mục là đầu rắn, là đồng t́nh mà chưa có thẩm vấn người bị cáo là đồng t́nh để được xác nhận hoặc đối chất… Dư luận cho rằng phán quyết của Ṭa án như vậy không có tính chất khách quan. Dư luận c̣n cho rằng: Công lư không được tôn trọng nơi Ṭa án.

    b- Lời buộc tội của vị Chánh án, lư luận của nữ luật sư quy kết tội cho Ṭa Giám mục và bản án Ṭa kiến nghị chính quyền tỉnh B́nh Trị Thiên có biện pháp thích đáng… được nói công khai trước Ṭa và rồi được đọc lên công khai rộng răi liên tiếp nhiều ngày trên đài phát thanh địa phương và truyền h́nh là những sự việc làm cho người Công giáo chúng tôi cảm thấy danh dự và nhân phẩm bị xúc phạm.

 

    3. Thắc mắc

    Chúng tôi có những thắc mắc sau đây:

 

    a- Căn cứ trên lời khai của một phạm nhân tố cáo thêm một “phạm nhân” khác mà không tra vấn, không tài liệu dẫn chứng, không đối chất rồi lên án “phạm nhân” mới ngay trước Ṭa; th́ theo hiểu biết của tôi và pháp luật nói chung trên thế giới là vi phạm đến những luật sơ đẳng nhất của việc tố tụng và xét xử.

    Xin được phép hỏi luật sư chủ tịch Quốc hội: Ṭa án Nhân dân tỉnh B́nh Trị Thiên làm như thế có vi phạm luật pháp nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam không?

    b- Trong phiên ṭa và sau phiên ṭa xử linh mục Nguyễn Văn Lư, việc phổ biến cáo trạng, lời buộc tội và kết tội có tính cách phê phán nặng lời Ṭa Giám mục. Hiến pháp điều 70 nói: “Mọi công dân… có quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm”.

    Vậy xin được phép hỏi luật sư chủ tịch Quốc hội: Không biết Ṭa án Nhân dân B́nh Trị Thiên và các cơ quan thông tin B́nh Trị Thiên trong vụ này có vi hiến không?

    c- Với kiến nghị của ṭa án: Có biện pháp thích đáng với Ṭa Giám mục, tuy chưa thẩm vấn xét xử tôi, vậy mà quyền công dân của tôi đă bị hạn chế, cụ thể là trong ngày 21-12-1983, khi tôi có làm đơn xin được đi Đà Nẵng mừng Giám mục Phạm Ngọc Chi trong dịp lễ của người… đơn của tôi bị bác v́ lư do ṭa án đang có kiến nghị với chính quyền tỉnh về Ṭa Giám mục.

    Thưa luật sư chủ tịch, làm như thế, chính quyền tỉnh B́nh Trị Thiên có vi hiến đối với điều 71 của Hiến pháp không?

    d- Ṭa án đă kết tội cho Ṭa Giám mục ngày 13-12-1983, trong vụ xử án linh mục Nguyễn Văn Lư, mà măi đến ngày 04-04-1984, tôi mới nhận được lệnh do Sở Công an B́nh Trị Thiên triệu tập để thẩm vấn về những vấn đề liên can đến vụ án đó, và hiện nay tôi c̣n đang bị thẩm vấn “như một tội nhân”.

    Thưa luật sư, chính quyền B́nh Trị Thiên làm như thế có đúng luật pháp không?

    Kính thưa luật sư chủ tịch Quốc hội,

    Nếu được quư luật sư chủ tịch vui ḷng giải đáp cho một cách công khai, chúng tôi rất lấy làm vạn hạnh.

    Kính chúc luật sư chủ tịch Quốc hội được mọi sự an lành.

 

    Huế ngày 11 tháng 4 năm 1984

 

    +Philipphê Nguyễn Kim Điền

    Tổng Giám mục Huế

 

 

13- Thư Chung gởi Tổng Giáo phận Huế ngày 17-10-1984

 

    Thân gửi anh em linh mục của tôi trong Chúa Kitô,

    Các tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em giáo hữu giáo phận Huế thân mến,

 

    Tháng Đức Mẹ Môi Khôi đang đến ngày 17, tôi vui mừng biết rằng anh chị em đang sốt sắng mỗi ngày lần chuỗi dâng kính Đức Mẹ, Mẹ Hội Thánh, Mẹ chỉ bảo đàng lành. Trong các buổi đó, anh chị em đặc biệt cầu nguyện cho tôi.

    Tôi chắc rằng chính nhờ những lời cầu nguyện kiên tŕ và sốt mến của anh chị em từ bảy tháng nay mà tôi được vững tâm trong nhiệm vụ ‘làm chứng’. Như anh chị em đă biết, từ 05-4-1984 đến nay, trong hai lần tôi đi ‘làm việc’ tại Sở Công An B́nh Trị Thiên, ước tính khoảng 120 ngày, th́ nội dung vấn đề có thể nói chính yếu là “Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước Việt Nam”.

    Trong buổi thẩm vấn cuối cùng, ngày 15-10-1984, để đúc kết chuỗi ngày dài ‘làm việc’, tôi đă được dồn vào mấy câu hỏi tổng kết về thái độ của tôi đối với “Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước Việt Nam”. Đáp câu hỏi có nội dung: Căn cứ vào đâu mà chống đối tổ chức Ủy Ban… ? Tôi nói:

    - Tôi căn cứ vào Tuyên Cáo của Thánh Bộ Giáo Sĩ ngày 08-3-1982 (dựa theo Giáo luật cũ và mới của Ṭa Thánh).

    Anh chị em biết giáo sĩ, linh mục có những luật lệ riêng biệt trong Hội Thánh: không được hành xử một số quyền chung như mọi người… và cấm làm một số nghề nghiệp không xứng hợp với chức thánh của ḿnh… Giáo luật cũ hay mới đều ghi rơ các khoản luật đó. Thánh Bộ Giáo Sĩ nhắc lại gần đây một điều rất quan trọng và thời sự là: “Cấm các giáo sĩ, các linh mục làm chính trị, không được thành lập và tham gia các hiệp hội có tính cách nghiệp đoàn chính trị v.v…”

    Người phỏng vấn tôi lại căn cứ vào Nghị quyết 297/CP, phần II, số 6c: “Những tài liệu tôn giáo từ các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài gửi cho các tổ chức tôn giáo nếu có điều ǵ trái pháp luật, chính sách của nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam, th́ các tổ chức tôn giáo không được phổ biến và thực hiện”, và nói đại để: Tuyên cáo Thánh Bộ Giáo Sĩ, và kể cả Giáo luật mới cũng chưa được nhà nước kiểm duyệt, huống chi là đi ngược với chính sách nhà nước, nếu đem thi hành là vi phạm… Tôi đă thẳng thắn trả lời:

    - Tôi phải tuân giữ luật Giáo Hội của tôi, nên tôi chẳng làm cách khác.

Người thẩm vấn bảo tôi giải thích ư nghĩa câu trên, tôi nói:

    - Tức là tôi không thể chấp hành luật pháp của Nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt nam như phân tích trên.

    Người thẩm vấn hỏi tiếp, đại ư là: Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước Việt Nam được pháp luật cho phép và bảo trợ… nếu chống là chống lại pháp luật và chính sách của Nhà nước. Tôi đáp (nguyên văn được ghi vào biên bản):

    - Tôi xác định khi luật pháp thế trần nghịch với luật Thiên Chúa và Hội Thánh, th́ cũng như các Thánh Tông Đồ xưa và các Thánh Tử Đạo của mọi thế hệ: tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta (xem Công vụ 5,29).

    Người thẩm vấn bảo tôi cắt nghĩa thêm câu đó cho rơ, tôi nói:

    - Có nghĩa là tôi không thể chấp hành những luật pháp chính sách nào của Nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam nghịch lại quyền lợi của Thiên Chúa và Hội Thánh.

    Tôi đă kư biên bản đúc kết đó sáng 15-10-1984, và từ chiều hôm đó, tôi được tạm nghỉ ‘làm việc’.

    Anh chị em thân mến,

    Tôi xin thông báo cho anh chị em rơ vụ việc của tôi là như vậy, để một lần nữa cám ơn anh chị em “đă cầu nguyện cho tôi biết nói khi phải mở miệng… và dạn dĩ thông báo Mầu Nhiệm Tin Mừng mà tôi là sứ giả…” (Êphêsô 6,19-20)

    Tại Milêtô, Phaolô trên đường về Giêrusalem, đă nói với các niên trưởng Êphêsô: “Tôi không biết được những ǵ sẽ xảy đến cho tôi, trừ ra là Thánh Thần… chứng thật cho tôi rằng: xiềng xích lao tù đang chờ tôi. Nhưng mạng sống tôi, tôi không quan tâm, miễn sao là tôi chạy cho xong quăng đường đời… và hoàn tất sứ vụ Đức Kitô ủy thác…” (Công vụ Tông đồ 20,23-24)

    Thưa các anh em Linh mục,

    Tuy muôn lần bất xứng, nhưng tôi cũng xin dám mượn những lời ấy để nói với anh em, xin anh em tiếp tục cầu nguyện cho tôi… và xin nhắc để “anh em hăy thận trọng về chính phận ḿnh cũng như về số phận đàn chiên trên đó Thánh Thần đă đặt anh em chăn dắt, Hội Thánh của Thiên Chúa đă được Người mua bằng chính Máu Con của Người” (Công vụ Tông đồ 20,28).

    Thưa quư Tu sĩ và anh chị em Giáo hữu,

    Tuy là chủ chăn, nhưng tôi không c̣n có thể đi thăm viếng từng cộng đoàn, từng họ đạo…  để nói lời khích lệ nữa. Tuy nhiên, anh chị em biết là giám mục của anh chị em đang thấy trước mặt ḿnh mỗi ngày từng ngôi nhà thờ, và canh cánh trong ḷng từng Họ Đạo, từng Cộng Đoàn: tôi hằng cầu nguyện và hiến tế với anh chị em… Xin nhắc anh chị em “hăy sống xứng với ơn gọi của ḿnh” (Êphêsô 4,1). Hăy “hăm hở duy tŕ sự hiệp nhất của Thánh Thần” (Êphêsô 4,3). C̣n về tương lai, anh chị em hăy “phấn chấn lên trong Chúa, trong mănh lực quyền phép của Người” (Êphêsô 6,10).

    Anh chị em thân mến,

    Tôi xin giao phó anh chị em cho Chúa, cho Lời ân sủng của Người (Công vụ Tông đồ 20,32), và cho ḷng từ mẫu của Đức Mẹ La Vang. “Nguyện chúc b́nh an và ḷng mến cùng với ḷng tin do từ Thiên Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô” (Ephêsô 6,23) ở với tất cả mọi người anh chị em.

    Ṭa Tổng Giám Mục Huế, lễ Thánh Ignatiô thành Antiôkia

    Ngày 17 tháng 10 năm 1984

    (kư tên)

 

    +Philiphê Nguyễn Kim Điền

    Tổng Giám Mục Huế

 

14- Thư gởi ban Việt ngữ đài phát thanh Vatican

và Veritas ngày 24-10-1984

 

    24-10-1984

 

    Thính giả trung kiên của Đài Vatican và Veritas xin thân ái kính chào các Anh Lê Hoàng, Linh Tiến Khải, Trần Phúc Nhạc, các Chị Mai Anh, Minh Nguyệt và các Anh Chị mà chúng tôi chưa được hân hạnh thuộc tên. Kính chào thăm các Anh Đặng Thế Dũng, Phạm Việt, các Chị Mai Hương, (?) và ban Thánh ca các em di cư đảo Ba-ta-an (?) cùng các Anh Chị khác cộng tác với Đài! Xin các Anh Chị nhận nơi đây ḷng ngưỡng mộ và biết ơn sâu xa của thính giả vô danh chúng tôi, hằng ngày đă đón nhận “manna” nuôi trí ḷng của Anh Chị công phu gửi về Quê Mẹ! Xin Chúa và Mẹ chúc lành và trả ơn cho Anh Chị!

    - Hạng thính giả trung kiên khác của quư Đài là Chính quyền các nơi. Có một bộ phận không những chăm chỉ nghe mà c̣n ghi âm lại nữa. Những người công giáo bị “làm việc” đều chịu hạch hỏi, mỗi khi Đài có nói đến t́nh h́nh công giáo Việt Nam, và họ nói lại nguyên văn các tin đó của Đài. Chắc quư Đài không dè ḿnh đă mang Lời Chúa và tiếng nói của Hội Thánh cho kẻ chủ trương vô thần để họ nghiên cứu mổ xẻ… và rồi trong giờ sau hết của họ, có thể lắm, họ thầm thỉ xin được tin thờ Ông Chúa mà quí Đài hằng bữa đă dẫn đưa vào tai họ đó!

    - Hạng thính giả khác nữa là một số khá đông người lương theo dơi quí Đài để hưởng đôi chút ấm áp của tiếng nói chân lư và công b́nh. Chính họ nhiều khi đi mách cho láng giềng công giáo là sớm mai này Đài Vatican hay Veritas đă nói thế này thế nọ, anh chị có nghe không? Một số người công giáo nghèo khó không sắm nổi đài để nghe, th́ nhờ những bạn láng giềng đó mà hưởng được Lời Chúa hay tin tức của Giáo hội các nơi. Như thế, quư Đài có nghĩ rằng ḿnh là thừa sai truyền giáo đích thực, tuy ngồi bó rọ tại chỗ, nhưng lời ḿnh đă loan đi khắp mặt đất? C̣n những người được nghe Tin Mừng th́ thầm thỉ biết ơn và cầu nguyện lại cho quư Đài.

    - Từ 1975 đến nay, người công giáo Việt Nam không c̣n báo chí nước ngoài hay trong nước để bồi dưỡng tinh thần. Có 2 tờ “Chính Nghĩa” (nay là “Người Công giáo Việt Nam”) và “Công Giáo và Dân Tộc” th́ lại thường xuyên tạc Tin Mừng và Hội Thánh, nên không mấy người dám đọc. Được biết mỗi tuần, tuần báo “Osservatore Romano” đều có gởi cho mỗi giáo phận Việt Nam (25 giáo phận). Nhưng trong 2 năm qua, Huế chỉ nhận được có 1 số thôi, cách đây 2 tuần. Thư từ của bạn bè th́ cái đến cái không. Nếu ở Hà Nội hay Tp. HCM th́ c̣n ra chợ trời t́m, thỉnh thoảng được vài ba số “Osservatore Romano”. Ở tỉnh lẻ th́ chịu ăn chay suốt năm. Hôm nọ có một số báo “Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ” của các Cha ḍng Đồng Công bên Mỹ, được thân nhân của một giáo dân làm giấy gói quà gửi về cho gia đ́nh. Người trong xóm phát hiện ra mừng quá, vuốt lại cho ngay thẳng để đọc và chuyền nhau đọc mà sung sướng cả làng! Lúc xưa, đọc sách nghe nói tín hữu Đông Âu ở Giáo hội thầm lặng thèm khát Thánh Kinh, sách đạo… nay mới tin điều đó thực và quá thực. Ước ǵ các Sứ Điệp của Đức Thánh Cha vào dịp Phục Sinh, Mùa Chay hay ngày quốc tế Truyền giáo… được 2 Đài đọc cho trước, để ghi âm và gửi các giáo xứ hầu cho kịp đọc trong các ngày Lễ ấy. Nhưng sáng chính ngày Lễ, th́ đài Vatican mới đọc thôi, lại đọc vào 6 giờ sáng, phần đông đang dự Lễ ở nhà thờ, không mấy người nghe được và có nghe được cũng không làm ǵ phổ biến cho kịp. Tiếc ơi là tiếc !

    Xin cám ơn và hoan nghênh những bài tường thuật các chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Giáo Hoàng, đă nuôi dưỡng tinh thần giáo dân Việt Nam rất nhiều. Cách riêng về chuyến viếng thăm Đại Hàn, có lễ phong Thánh cho 103 vị tử đạo, phần th́ Đại Hàn không xa Việt Nam lắm, lại có thời gian binh sĩ Đại Hàn nhan nhản trên đất Việt Nam, hơn nữa Việt Nam đang có 117 Á Thánh đang chờ và đang xin được phong Hiển Thánh, nên theo dơi các tin tức với biết bao nhiêu là tŕu mến, hân hoan… Xin cám ơn anh Lê Hoàng!

    - Hồi tháng 8 năm nay, được nghe tin là Đức Thánh Cha xin giáo hữu hoàn cầu dành tháng 10 cầu cho Giáo hội Việt Nam, như là Giáo hội thầm lặng. Ḷng ai nấy cảm động và rất biết ơn Đức Thánh Cha. Th́ ra đă có tin 2 Thông tấn xă ngoại quốc nào đó khẳng định là tại Việt Nam không hề có bắt đạo, mà Đức Thánh lại không tin, c̣n xin khắp nơi cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam. Do đó, giáo dân Việt Nam càng mến phục Đức Thánh Cha, con người sáng suốt, không thể gạt được.

 

15- Thư gởi ban Việt ngữ đài phát thanh Vatican

và Veritas ngày 10-05-1985

 

    10-05-85

 

    - Thân ái kính thăm Lê Hoàng, Linh Tiến Khải, Trần Phúc Nhạc, Mai Anh, Minh Nguyệt và tất cả anh chị em “mới” chưa được hân hạnh biết tên. Xin chân thành cảm ơn tất cả v́ đă cấp manna hằng ngày cho chúng tôi.

    - Từ cuối Janvier (ct: tháng giêng) đến đầu Mai (ct: tháng năm) rất khó bắt đài Vatican, có ngày chẳng nghe chi hết buổi sáng cũng như buổi chiều: bị đài tiếng Tây Ban Nha của Đài Loan lấn át cả, rồi có lúc đâm nghi là đài bị địa phương phá. Nhưng từ đầu Mai đến nay th́ nghe rơ.

    - Rất cám ơn đă gởi về kịp bản dịch Thư của Đức Gioan-Phaolô II cho các LM thế giới ngày thứ Năm Tuần Thánh và Sứ điệp ngày Ơn gọi. Chắc là phải làm thâm giờ mới kịp như vậy. Thính giả cảm động và biết ơn lắm!

    - Về “Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước” đang tuần tự thành lập trong khắp các giáo phận ở Việt Nam, trừ Ban Mê Thuột và Huế. Đức Cha Ban Mê Thuột nói hễ LM nào gia nhập vào UBĐKCG th́ trả giáo xứ lại cho ngài. C̣n ở Huế, v́ Đức Cha đă phạt vạ “treo chén” (nhưng c̣n cho làm lễ riêng một ḿnh, với điều kiện là nếu tích cực sinh hoạt cho UBĐKCG th́ không được làm lễ riêng nữa) và chỉ có một LM duy nhất gia nhập UB đó, nên từ một năm rưỡi nay không thành lập được UBĐKCG tại giáo phận Huế, mặc dù không cấm giáo dân. Ai cũng biết tại Việt Nam, muốn làm chi có tính cách công giáo ít nhiều, th́ phải là LM làm mới được.

    - Sau khi Đức Cha Đà Lạt từ Rôma về, th́ một Thứ trưởng bộ Nội vụ (ngành Công an Trung ương) tuyên bố không chính thức là ĐC Đà Lạt có hỏi Đức Giáo Hoàng về UBĐKCG có thành lập được không, th́ Đức Giáo Hoàng nói là “Tùy các GM”. Đang khi đó nhóm báo “Công Giáo và Dân Tộc” tung tin: Tiếng nói của Đài Vatican là tiếng nói riêng tư của tập đoàn ḍng SJ (ct: ḍng Tên). C̣n bản tin tiếng Việt Nam là của tập đoàn Quercetti thao túng. Nhưng tuyệt đại đa số thính giả Việt Nam không chịu hiểu như vậy. Những loạt bài: LM Pacem in terris ở Tiệp, Thư ngỏ của giáo dân Tiệp, Nếu muối lạt đi, Sau 10 năm giải phóng… đă làm an tâm vững dạ nhiều người. Có người lư luận: ĐC Đà Lạt có đủ mọi thuận lợi, nào đă gặp tận mặt nhân viên đài Vatican Việt ngữ, đă bàn bạc với nhau được nhiều lần, mà đài Vatican Việt ngữ cứ tiếp tục một giọng điệu bất lợi cho Nhà nước Việt Nam; nào Đức Cha có thể mét với cấp trên, với bậc Thánh bộ liên hệ, nào Đức Cha đă chầu Đức Giáo Hoàng 2 lần… mà sao tập đoàn Quercetti cứ ngoan cố, đang khi cái ǵ của Vatican cũng được tiếng là già dặn, khôn ngoan, đúng đắn? Ai cũng mong Đức Cha Phó Long Xuyên sẽ đem cái ǵ mới đối với UBĐKCG, nhất là thư Vatican khiển trách Đức Cha Huế v́ sự cuồng tín riêng rẽ của ḿnh. Đang khi đó từng hai người công an đi thăm rỉ tai các LM trẻ Huế: ông Điền là “ung nhọt” trong nước, không thể để yên như vậy được. Với chiến dịch “đâm bị thóc, thọc bị gạo” để các LM trẻ rồi tới LM già phải bực ḿnh mà tẩy chay ông Điền.

    - Theo lẽ, Đại hội Thường niên GMVN đă từ 4-5 đến 10-5-85. Nhưng đến ngày 4-5-85 mà không GM nào được điện tín mời cả. Th́ ra ông Nhà nước tự động dời lại từ 20-4 đến 27-4-85. Lần này là lần thứ 3, Đức Cha Huế bị Nhà nước loại ra, không cho văn pḥng Hội đồng GMVN mời họp. Đó là dấu hiệu căng thẳng và báo động một cơn mới đang đến. Đức Cha hỏi ư kiến Giáo dân Tu sĩ Linh mục trong giáo phận, th́ cũng như mọi khi, ai cũng khuyên không cần Đức Cha đổi lập trường để giáo phận được yên như các giáo phận khác, nhưng xin ĐC vui ḷng chịu khó, chịu tù, chịu chết, để làm chứng trung thành với Giáo Hội, để muối đừng ra lạt, đó là nét đặc thù của người Công giáo phải đóng góp vào tiền đồ Dân tộc. C̣n đài Vatican có ǵ khích lệ, nâng đỡ Đức Cha Huế không? Có lẽ điều Đức Cha Huế ao ước nhất là được gặp Đức Thánh Cha dịp viếng Mộ các Thánh Tông Đồ năm nay của các GMVN. Nhưng Chúa đ̣i sự hy sinh đó, và c̣n nhiều hy sinh sắp đến nữa, th́ ngài cũng yêu mến thưa: Vâng. Trừ ra có Chúa bênh giữ đặc biệt, bằng không th́ chẳng thoát được sự nghiến nát của chế độ đâu, nhiều người nghĩ thế.

    TGM Huế bị cô lập dường như hoàn toàn về phương diện đi thăm viếng các GM trong giáo tỉnh. Ngài không được phép đi, mà cũng không có GM nào trong giáo tỉnh được phép đến Huế. C̣n tại Huế th́ ngài chỉ được đi trong thành phố thôi. Việc ban phép Thêm sức ở các giáo xứ ngoại thành th́ ngài ủy quyền cho các Cha xứ, như trong thời kỳ bị bắt đạo thôi.

    LM Huỳnh Công Minh, đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch “UBĐKCG Yêu nước Việt Nam” có đến Huế 10 ngày, có ghé Ṭa TGM Huế và đi thăm một số LM Huế (theo chương tŕnh riêng). Trước khi về lại Tp HCM, có đến gặp TGM Huế và xin tha vạ cho LM Nguyễn Văn Bính. TGM Huế trả lời: Người mà muốn tha phạt LM Bính nhất là chính TGM Huế. Tuy nhiên, là LM, chắc LM Huỳnh Công Minh dư biết: LM Bính không dốc ḷng chừa th́ làm sao và ai có thể tha được, khi LM Bính lỗi lệnh của Hội Thánh. Giờ phút nào LM Bính không theo UBĐKCGVN nữa, th́ tức khắc khỏi vạ ngay.

    TGM Huế cũng cho biết những lư do khiến ngài phải chống UBĐKCGYNVN là:

    1) V́ chính sách Mác-Lênin dùng UB đó để phá Hội Thánh. “Nhà nước xă hội chủ nghĩa đoàn kết các tổ chức tôn giáo trên cơ sở lợi ích chung, trong một mặt trận dân tộc thống nhất, cùng toàn dân đấu tranh cho độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xă hội, đồng thời xây dựng giáo hội độc lập, thoát ra khỏi sự lệ thuộc của giáo hội nước ngoài” (Bài mười một “Chủ nghĩa Xă hội và Tôn giáo” trong quyển CHỦ NGHĨA XĂ HỘI KHOA HỌC, chương tŕnh trung cấp. Nhà xuất bản sách Giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội 1978, trang 18). LM Huỳnh Công Minh tỏ vẻ ngạc nhiên và nói chưa bao giờ đọc cả đó! TGM Huế bảo: Đó là chính sách, thế nào Nhà nước cũng phải đem thực hành, như các nước XHCN khắp nơi, điển h́nh là Trung Quốc. Nếu các LMVN ḿnh không làm “giáo tầu da… chêc, củi đậu nấu đậu” th́ Nhà nước sẽ thành lập cách khác.

    2) C̣n thực tế th́ UBĐKCGYNVN đă tỏ ḿnh độc lập với Giáo Hội rồi:

    a- Ủy ban Liên lạc Công giáo Yêu nước (có từ 1945, sẽ đổi ra UBĐKCGYNVN hôm nay) đă biên thư mời trực tiếp các LM họ nhắm để vào UBĐKCGYNVN mà không qua các Giám mục, lại nhờ Nhà nước áp lực bảo các GM phải tạo điều kiện cho các LM kia đi họp tại Hà Nội vào cuối năm 1983.

    b- LM Nguyễn Văn Bính (Huế) là LM điển h́nh của LM UBĐKCGYNVN = bất chấp Giáo luật 278c và Tuyên cáo của Thánh bộ Giáo sĩ 8-3-1982, bất kể khuyến cáo của GM ḿnh, c̣n ngạo ngược xin GM ḿnh cấp cho giấy phạt vạ trước để đi họp thành lập UBĐKCGYNVN nữa; khi bị phạt rồi c̣n thách thức là ḿnh không bao giờ đổi ư rút tên khỏi UB kia, chỉ chờ GM đổi ư sửa sai thôi. TGM Huế không muốn có một LM như thế trong giáo phận.

    c- Về mặt tự trị, th́ thực tế Nhà nước chỉ xem UBĐKCGYNVN là giáo hội chính thức. Bằng chứng: Tết năm 1984, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng vào ăn Tết ở Huế, th́ chính quyền địa phương chỉ mời LM Nguyễn Văn Ngọc (có cả ḷng đi họp UBĐKCGYNVN lần đầu mà khi về th́ bị cất chức Quyền Tổng đại diện và Cố vấn của Giáo phận) làm đại diện cho giới Thiên Chúa giáo tỉnh B́nh Trị Thiên mà không đếm xỉa ǵ GM sở tại. Mấy mươi năm qua, các LM trong Ủy ban Liên lạc Công giáo Yêu nước, và chỉ có các ngài, được đi họp quốc tế như là đại diện Giáo Hội Công giáo Việt Nam. Ngày nay, bổ nhiệm, thuyên chuyển hay phong chức LM chẳng hạn… nếu không có “placet” của UBĐKCGYNVN th́ không xong.

    d- Ai cũng đánh dấu hỏi: tại sao chính sách Nhà nước là diệt đạo, mà logít là các LM đều bị chèn ép mọi mặt, c̣n LM thuộc UBĐKCGYNVN được ưu đăi đủ cách? Nhà nước lại tổn phí hằng mấy triệu bạc để giúp thành lập UBĐKCGYNVN vừa qua? Và GM chống đối việc thành lập Ủy ban đó th́ bị thẩm vấn 120 ngày?

    TGM Huế nói tiếp với LM Minh là ngài không tin LM sẽ làm những điều chống đối Hội Thánh công khai đâu, nhưng thế hệ sau LM Minh hay kế tiếp sau nữa ḱa…, v́ đă là công cụ cho chính sách Nhà nước rồi. Do đó, TGM Huế thấy, theo lương tâm ḿnh, cần phải báo động công khai, dù chỉ đơn độc một ḿnh. V́ TGM Huế không muốn gián tiếp tham gia vào việc phá Giáo hội. Việc làm của TGM Huế đúng hay sai, nếu LM Minh có theo dơi ư Ṭa Thánh qua các đài phát thanh công giáo th́ rơ.

    Cho LM Huỳnh Công Minh, Phó Chủ tịch I UBĐKCGYNVN biết rơ (….mất chữ….) trước khi LM trở về Tp HCM. TGM Huế mong rằng LM Minh sẽ trung thực nói lại cho các anh em của LM Minh trong UBĐKCGYNVN được rơ.

    Thính giả VN của đài Vatican rất vui mừng được nghe và học biết về cách sống đức tin của các tín hữu Kitô ở các nước XHCN anh em, nhờ đó được thêm kinh nghiệm và chất liệu sống. Đặc biệt là các tin tức có liên quan đến Giáo hội Việt Nam. Tiếc một điều là một số không ít thính giả v́ điều kiện máy thu không đủ tốt để bắt được đài Vatican, nên chỉ thường xuyên nghe được đài Veritas thôi, th́ lại không được biết đến những điều quư hóa của đài Vatican nói trên. Vậy ước mong hai đài phối hợp cách nào đó để tất cả các thính giả VN có thể nghe biết được những của ăn tinh thần quan trọng và thiết thân ấy.

    Xin cám ơn, cám ơn và măi cám ơn. 

 

16- Thư gởi ban Việt ngữ đài phát thanh Vatican

và Veritas ngày 20-05-1985

    20-05-85

 

    Linh Tiến Khải

 

    Hôm nay, 20-5-85, Hội đồng Giám mục Việt Nam họp thường niên (mỗi năm một lần) tại Ṭa Tổng Giám mục Hà Nội. Đă xin phép họp từ 4 đến 10-5-85, do đó ngày 4-5-85 đài Chân lư Á châu đă đưa tin khởi sự họp, do Đức Cha Bùi Tuần giảng cấm pḥng và xin mọi người hợp ư cầu nguyện cho Đại hội, th́ một LM của UBĐKCGYN đă mỉa mai nói: “Đài Chân lư đưa tin th́ phải đúng chứ!”. Đang khi đơn phương Nhà nước dời ngày lại làm Giám mục nào cũng tự hỏi sẽ có họp hay không. Mà cũng quen rồi cái thói của Nhà nước là kiểm duyệt tất cả chương tŕnh nghị sự của Đại hội, bảo bỏ điểm nào là phải bỏ điểm đó, nếu có ra Thông cáo th́ bị sửa theo ư của Nhà nước, đó là chưa kể GM nào phát biểu những ǵ đều bị Nhà nước biết cả. Có vài GM nêu ư kiến: t́nh huống như vậy có nên tiếp tục họp HĐGM nữa không? Nếu cứ tiếp tục họp, th́ có phần nào làm sai lạc dư luận của giáo dân và của người ngoài và như vậy giúp tuyên truyền chế độ về điểm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo không?

    Dĩ nhiên là như phần đông dự đoán: Đức TGM Huế, một lần nữa, sẽ không được cho đi họp HĐGMVN. Điện tín của Văn pḥng Tổng Thư kư HĐGMVN cho Đức Cha Huế biết từ ngày 20 đến 27-5-85 sẽ có họp HĐGM tại Hà Nội, rồi thêm: “Rất tiếc không được mời Đức Tổng Giám mục Phó Chủ tịch” (là ĐC Huế) mà chỉ xin hiệp ḷng cầu nguyện thôi. H́nh như ĐC Huế không buồn tí nào và sẵn ḷng trả bằng giá cao hơn nữa cho sự trung thành của ḿnh đối với Hội Thánh. Quan trọng và đáng ao ước nhất đối với một GM là được đi “Ad limina” được tường tŕnh mục vụ cho Đức Giáo Hoàng, được nghe thỏa thích tin tức Giáo Hội hoàn cầu mà chỉ có đến Rôma mới biết, được dịp thăm viếng bạn bè thân hữu. (Nhưng nếu v́ Phúc Âm mà bị cướp mất các quyền lợi đó th́ cũng là phúc thật rồi!). Mỗi lần một GM tiếp xúc với Rôma th́ khác nào Antée đạp được đất mẹ để lấy thêm nguồn sức mới.

    Sau một năm rưỡi ra đời, UBĐKCGVN nay thành lập trong mọi giáo phận VN, trừ Huế và Ban Mê Thuột. Tại Huế, v́ LM duy nhất trong UBĐKCGYN đang bị phạt vạ, không c̣n uy tín để ăn nói được với giáo dân, nên tuyệt nhiên không có hiện diện của UBĐKCGYN. C̣n Ban Mê Thuột th́ Đấng Bản quyền không trực tiếp chống trên nguyên tắc, nhưng ngài tuyên bố công khai và với chính quyền là nếu LM nào gia nhập UBĐKCGVN th́ trả giáo xứ lại cho ngài. Do đó mà các LM đầu năo của UBĐKYN đă xin Nhà nước trừng trị TGM Huế bằng cách bắt đi “làm việc” với CA. (Thường th́ không ai cầm cự nổi với cách “làm việc” này, cố lắm sau 1 tháng là phải chiều theo ư của “bề trên”). Nhưng sau 120 ngày “làm việc”, TGM Huế vẫn c̣n “ngoan cố” và kết thúc được bằng bước ra khỏi mạng lưới chính trị của CA bủa giăng mà trắn ḿnh vào bàn tay Chúa với câu quyết định: “Cũng như các Thánh Tông đồ xưa và các Thánh Tử đạo của mọi thế hệ: Tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta”. Người công an chính đă thẩm vấn TGM Huế trong 120 ngày th́ nay đă được thuyên chuyển qua nước Lào rồi: thưởng hay phạt? Sau bức thư của TGM Huế gởi cho Cộng đoàn Công giáo Huế tường thuật việc ḿnh đă đại diện Cộng đoàn Dân Chúa làm chứng nhân cho Phúc Âm trong 120 ngày qua, th́ lập tức chính quyền phát động chiến dịch bôi nhọ TGM Huế lần lượt trong từng huyện, mời tất cả LM, một số Tu sĩ nam nữ, một số giáo dân trong huyện cùng với một số cán bộ Nhà nước đến nghe CA mạ lị TGM Huế. Các huyện đầu tiên, v́ đột xuất, LM giáo dân chưa phản ứng kịp. Đă có phản ứng tẩy chay từ từ trong các huyện kế đó. Đến huyện sau cùng là Triệu Hải, th́ Linh mục, Tu sĩ, giáo dân đi đông đủ theo giấy mời. Nhưng khi nghe mạ lỵ TGM, th́ đồng loạt đứng dậy, bỏ pḥng họp ra về ngay, đi đầu là LM Quản hạt (LM này đă bị CA gọi đi “làm việc” rồi giữ luôn, không cho về từ 4 ngày nay). V́ biến cố đó, chiến dịch mạ lỵ ngưng ngay cho đến hôm nay. Sở dĩ TGM Huế qua được cơn băo số 1 là theo nhận xét của mọi người, nhờ lời cầu nguyện liên lỉ của toàn giáo phận, cách riêng các nữ tu thay phiên ngày đêm cầu cho Giám mục ḿnh.

    Lúc mới bắt TGM Huế đi “làm việc” vài tháng, họ tung tin là ngày mấy tháng mấy đó, TGM phải bị trục xuất khỏi B́nh Trị Thiên (tỉnh), rồi vài tháng nữa tung tin sẽ có xe đụng ngoài đường, đoạn đem về bệnh viện rồi tàn phế luôn. Vài tuần nay th́ có CA Trung ương đến Huế, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đi thăm một số LM, trách họ sao để cho TGM làm bậy vậy mà không ngăn cản, nhưng tránh gặp trực tiếp TGM. (Một đồng chí về hưu tại Huế, bạn thân của ông Thứ trưởng này, nói lại với một người công giáo là theo ông Thứ trưởng th́ vào Huế mới biết Rôma có gởi một điện tín mời TGM Huế đi họp chi bên ấy đó, nhưng ông Thứ trưởng ra lệnh cho bưu điện đừng phát điện tín đó cho TGM Huế, để ông về Hà Nội rồi sẽ ra lệnh lại. Đến nay ĐC Huế vẫn không được điện tín nào cả. Chẳng rơ việc này có thực hay bịa ra?)

    Vài hôm nay th́ họ tung Công an cấp tỉnh, đi từng hai người, đi thăm một số LM trẻ trong giáo phận. Mục đích chính là hạ uy tín của TGM Huế và gây bất măn nơi các LM: v́ tại thái độ “ngoan cố” của TGM mà các LM trong giáo phận bị thiệt tḥi nhiều mặt. Rồi có tin tung ra là sẽ có phong trào LM trẻ Huế xin Ṭa thánh đổi TGM Đ., đặt TGM khác để cho mọi sự b́nh thường yên ổn và thành lập cho được UBĐKCGYN tại Huế. Dịp này CA có nói: ngay TGM Đ. là một ung nhọt trong nước, không thể dung tha được, Nhà nước ta kiên tŕ một thời gian nữa thôi.

    Có người suy nghĩ: TGM Huế đă tung ra thái độ “phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta” (Nghĩa là gieo mầm trong Công giáo thái độ bất phục luật lệ của chế độ [một số luật lệ có nghịch với Hội Thánh]). Mà bản chất chế độ CS là chuyên chính, không dung tha một ai bất phục tùng. Rồi một số đồng bào lương dân bất măn chế độ sẽ theo đà đó mà nói: Luật này luật nọ nghịch với Trời, chúng tôi không tuân giữ. Rồi như vết dầu loang sẽ lan tràn qua các tỉnh khác. Nếu để TGM Huế c̣n đó th́ c̣n măi cái tinh thần bất phục kia. Nếu bắt giam, phạt tù TGM Huế th́ làm đúng ư muốn của ông và của nhiều người công giáo đạo đức, đồng thời gây tiếng vang không tốt đối với trong nước, nhất là ngoài nước. Chi bằng liệu cho TGM Huế một dịp ra nước ngoài rồi chặn lại không cho về nước. Một thời gian không ai c̣n nói tới TGM Đ. nữa th́ tinh thần chống đối kia sẽ tan đi, v́ ngoài ông ra th́ không có một Giám mục nào ra mặt chống đối cả. Tất cả đều im lặng (trừ Ban Mê Thuột), có nhiều vị lại yểm trợ UBĐKCGYN nữa.

    Như nói trên, cách đây mấy ngày, CA đă gọi LM Hạt trưởng huyện Triệu Hải đi “làm việc” rồi giữ luôn. Họ sẽ bắt LM khác nữa… để làm áp lực trên các LM, cách riêng các LM trẻ, gây phong trào bất măn, chống đối, tẩy chay TGM Đ.. May là LM đoàn Huế nói được là hiệp nhất, trừ ra vài ba LM v́ kẹt riêng hay v́ lư do nào đó không theo lập trường của Đức Cha ḿnh như các anh em, nhưng chưa dám nói ra. Trong 12 Tông Đồ c̣n có người không theo lập trường của Chúa nữa. Nên chi về việc này h́nh như TGM Huế không chút bận tâm. Đàng khác, TGM Huế khi cấm các LM trong giáo phận không ai được gia nhập UBĐKCGYN, th́ đă lănh lấy tất cả mũi dùi thay cho các LM của ḿnh rồi, v́ trong thực tế, LM này LM nọ bị kêu gia nhập UBĐKCGYN th́ đă trả lời: Tôi muốn đó, nhưng làm sao được bây giờ, v́ TGM Huế phạt vạ và treo chén, th́ tôi đâu c̣n làm việc LM nữa, như thế cũng không ích ǵ cho UBĐKCGYN. Đang khi ở các giáo phận khác, Giám mục để mặc ư các LM tự do gia nhập UBĐKCGYN hay không, nhưng nếu đi quá lố th́ sẽ bị áp dụng kỷ luật. Như thế mỗi LM phải liệu mà từ chối với chính quyền. Nếu không gia nhập Ủy ban… th́ sẽ không yên thân, c̣n nếu gia nhập, th́ sẽ bị ít nhiều dư luận giáo dân cho cha sở ḿnh là “quốc doanh” rồi.

    Trong thời gian qua, nhờ sự yểm trợ của hai Đài công giáo quốc tế mà TGM Huế của chúng tôi được báo chí, đài phát thanh ngoại quốc nói đến với thiện cảm, nên chế độ trong nước mặc dù căm giận lắm cũng phải nhẹ tay phần nào. C̣n nội bộ, th́ chúng tôi được an ủi, nâng đỡ bằng những loạt bài nói rơ thái độ người Kitô phải có trong hoàn cảnh như hoàn cảnh của chúng tôi. C̣n vấn đề đơn thương độc mă th́ bài suy niệm Phúc Âm Mc 6,14-29, ngày thứ 6 tuần IV quanh năm do Đài Vatican đă củng cố lập trường và niềm tin của chúng tôi thật sự. Do đó, chúng tôi hết ḷng biết ơn hai Đài anh em: Vatican và Veritas, nhiều thực nhiều!

    Từ nay, TGM Huế sẽ có bị chi nữa th́ cũng không ra ngoài lư do “v́ phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta”.

                                                                                                                        

 

17- Thư Chung gởi Tổng Giáo phận Huế ngày 19-10-1985

 

      Hội Thánh Công Giáo

   Ṭa Tổng Giám mục Huế                                

          Archevêché Hué

Kính gởi các Linh mục, Tu sĩ nam nữ và

Anh Chị Em tín hữu Giáo phận Huế

 

    Anh Chị Em rất thân mến,

 

    Năm 1971, tại Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, tôi có phát biểu: “Đă có những Giám mục chịu chết v́ bênh vực quyền lợi của Hội Thánh. Nhưng ngày nay có Giám mục nào dám chịu chết để bênh vực quyền lợi của con người không?” Hạnh phúc thay, hôm nay chính tôi được Chúa gọi để chịu tù ngục, chịu chết v́ bênh vực nhân quyền, chân lư và công b́nh.

    “Sắc lệnh về Tôn giáo” đă kư tại Hà Nội ngày 14-06-1955 do Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa Hồ Chí Minh và Chủ tịch Quốc hội Phạm Văn Đồng, chương bốn, điều 13: “Chính quyền dân sự không can thiệp vào nội bộ Tôn giáo. Những liên hệ giữa các Giáo hội Công giáo Việt Nam và Ṭa thánh La Mă là vấn đề nội bộ”. Điều 14: “Các tổ chức Tôn giáo phải tôn trọng luật pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa như mọi tổ chức nhân dân khác”.

    Tuy nhiên, nếu luật pháp đi ngược với ư Trời, chà đạp các quyền của con người, trong đó có quyền tối thượng là tự do tín ngưỡng, th́ như trong biên bản làm với Công an B́nh Trị Thiên ngày 15-10-1984, tôi đă khẳng định: “Như các Thánh Tông đồ ngày xưa và các Thánh Tử đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn tuân luật pháp của con người”. Dĩ nhiên hậu quả sẽ là tù ngục và chết chóc. Hậu quả đó, chủ chăn của Anh Chị Em hôm nay sẵn sàng và vui ḷng đón nhận như phần thưởng Chúa ban sau 25 năm Giám mục mà đă 22 năm được phục vụ Giáo phận Huế.

    Khi tôi bị bắt rồi, th́ xin Anh Chị Em đừng ai tin lời khai nào, dù có kèm theo chữ kư mà người ta kể là của chính tôi.

    Giờ đây chỉ c̣n một việc là tôi tha thiết xin Anh Chị Em cám ơn Chúa với tôi, đồng thời tăng thêm và tiếp tục cầu cho tôi được tuyệt đối trung thành với Chúa và Hội Thánh cho đến hơi thở cuối cùng.

    Tôi xin phó thác Anh Chị Em trong tay Chúa và Đức Mẹ La Vang.

    Thân ái chúc lành cho Anh Chị Em.

    Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.

 

    Huế ngày 19 tháng 10 năm 1985

    +Ph. Nguyễn Kim Điền

    Tổng Giám mục Huế

 

 

18- Thư gửi Ủy ban Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân

tỉnh B́nh Trị Thiên ngày 03 tháng 07 năm 1986

về vụ án Nữ tu Trương Thị Lư

 

   

   HỘI THÁNH CÔNG GIÁO                Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam

       Ṭa Tổng Giám mục Huế                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

            Số 07/86 TTGMH

 

    Kính gửi:

- Ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân B́nh Trị Thiên

- Ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân B́nh Trị Thiên

    Đồng kính gửi:

- Cụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,

- Cụ Chủ tịch Quốc hội,

- Ban Tôn giáo Chính phủ.

 

Trích yếu: V/v liên quan đến vụ án Nữ tu Trương Thị Lư

    Kính thưa

- Ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân B́nh Trị Thiên,

- Ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân B́nh Trị Thiên.

 

    Ngày 19-10-1985, tôi đă được Ủy ban Nhân dân tỉnh B́nh Trị Thiên thông báo về vụ Nữ tu Trương Thị Lư, Tu hội trưởng Tu hội Mến Thánh giá Thừa sai Huế, bị bắt giữ theo lệnh của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh B́nh Trị Thiên, v́ can tội gián điệp theo điều tương đương với điều 74 của Bộ Luật H́nh sự 1986.

    + Tôi biết, không phải Nữ tu Trương Thị Lư chỉ bị bắt giữ mà toàn bộ đồ đạc, sách vở, sổ sách, thư từ… của chị, của Tu hội, tại 2 pḥng ở và làm việc của chị: 55 Trần Phú và 31 Đoàn Hữu Trưng, đă bị soát xét tỉ mỉ. Một số lớn sách tu đức, toàn bộ thư từ riêng và ảnh lưu niệm của gia đ́nh chị, của Tu hội, một số sổ sách tài liệu của Tu hội… và một số máy móc, dụng cụ Văn pḥng của Tu hội, đă được tịch biên và đưa về sở Công an B́nh Trị Thiên vào ngày 17-10-1985, tức là một ngày sau cơn băo số 8 khủng khiếp, đă gây tàn phá ghê rợn khắp tỉnh B́nh Trị Thiên, thành phố Huế nói chung và ngôi nhà của Tu hội Mến Thánh giá Huế nói riêng, lúc đó các chị em đang bàng hoàng, lo âu trước thiên tai, cửa mất nhà tan…

    + Tôi cũng được biết từ hôm 17-10-1985 đó, tại các phường trong thành phố, nơi một số các cơ quan trường học, và tại một số xă ở các huyện Hương Phú, Phú Lộc, Hương Điền, Triệu Hải, đều đă có phổ biến, học tập, b́nh luận về vụ gián điệp Trương Thị Lư với nhiều giải thích có khi khá mập mờ, phóng đại và mỗi nơi mỗi khác nhau.

    + Tôi cũng nhớ rơ vào ngày 23-11-1985, linh mục Trần Văn Quư, thư kư Ṭa Giám mục chúng tôi, được triệu tập đến sở Công an BTT nhiều ngày liên tiếp để khai báo về những ǵ ḿnh đă làm ở Ṭa Tổng Giám mục Huế từ năm 1980… Sau gần 6 tuần làm việc, Linh mục Trần Văn Quư đă ngă bệnh, các bác sĩ đă xác định bệnh trạng và cho phép đi điều trị tại Bệnh viện Huế 3 tuần lễ rồi sau đó về tiếp tục điều trị tại nhà cho đến hôm nay.

    Tôi, Giám mục, và các Linh mục trong Giáo phận Huế cùng với các Nam, Nữ Tu sĩ, nhất là chị em Tu hội Mến Thánh giá Thừa sai Huế và hầu hết các Giáo dân, và chắc chắn cả một số đông đồng bào Thành phố Huế, tỉnh B́nh Trị Thiên rất nóng ḷng chờ đợi Ṭa án đưa ra ánh sáng vụ án gián điệp quan trọng Trương Thị Lư, đă bị Viện Kiểm sát BTT kư lệnh bắt giam như một tên bất lương nguy hiểm, để biết rơ Nữ tu này đă có những hành vi phạm pháp nào, v́ chúng tôi chưa am tường lắm về thể thức tố tụng trong nền pháp chế xă hội chủ nghĩa, chỉ nhớ một điều sơ đẳng trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của tổ chức Liên Hiệp Quốc, điều 11 (xin phép ghi nguyên văn tiếng chính thức của Liên Hiệp Quốc):

    “Toute personne accusée d’un acte délictueux est présumée innocente jusqu’à ce que sa culpabilité ait été légalement établie au cours d’un procès public ̣u toutes les garanties nécessaires à sa défense lui auront été assurées…”

    Vụ bắt giữ đă đến tháng thứ 9, th́ vào ngày 26 và 27-06-1986 vừa qua, Linh mục Tổng Đại diện của tôi là Lê Văn Mẫn và một ít Linh mục coi sóc các giáo xứ lớn ở thành phố Huế được gọi đến sở Công an BTT. Các Linh mục này được nghe và được đọc một phần các tài liệu được gọi là “liên quan đến vụ án Nữ tu Trương Thị Lư”. Thế rồi các Linh mục được dồn ép: phải nói lên ư nghĩ của ḿnh, sự phán đoán của ḿnh về các tài liệu đó, để ghi vào biên bản tŕnh lên cho ông Giám đốc sở Công an.

    Nhờ các Linh mục về báo cáo lại vụ việc, tôi được biết rơ thế này:

    Nữ tu Trương Thị Lư bị Viện Kiểm sát cho bắt giam giữ đă không có một hành vi phạm pháp nào riêng của chị, mà chỉ là: với tư cách Bề trên trong một Tu hội, chị đă sai một người thuộc quyền ḿnh đi thành phố Hồ Chí Minh đưa thư của Tu hội cho các chị em trong đó, kèm theo có một số thư riêng và văn bản mà Công an BTT cho là của Ṭa Giám mục Huế. Và tôi biết, qua cuộc gặp gỡ các Linh mục nêu trên, Công an BTT muốn cho các Linh mục cố vấn của tôi phải công nhận rằng: các tài liệu quả tang phạm pháp đó là của Tổng Giám mục Huế.

    V́ vậy, đến nay th́ tôi đă rơ:

    + Hai chị Trương Thị Lư đă bị bắt giữ hơn 8 tháng, và Trương Thị Bông, 10 tháng, không có hành vi phạm pháp nào khác, ngoại trừ chuyển thư từ được nghi ngờ là của Tổng Giám mục Huế (H́nh luật điều 11).

    + Linh mục Trần Văn Quư đi làm việc ở sở Công an BTT cũng chỉ là để khai và nhận một điều như trên.

    Nhận rơ điều đó, tôi, Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền, giờ đây, bằng những lời xác nhận ghi thành văn, có chữ kư của tôi, tôi xin xác định như sau:

    1- Các thư từ, văn bản Chính quyền bắt gặp trong túi áo của Nữ tu Trương Thị Nông, có liên quan đến một số sinh hoạt tôn giáo trong Giáo phận Huế, Giáo tỉnh Huế là của Ṭa Giám mục Huế… Nội dung các giấy tờ, văn bản này thuần túy tôn giáo và có tính cách thông tin, khách quan, đúng sự thật, giữa anh em bạn bè, không b́nh luận chống đối ai…

    2- Tôi xác nhận tất cả trách nhiệm về vụ việc này thuộc về tôi. Linh mục Thư kư Trần Văn Quư, 2 Nữ tu Trương Thị Lư và Trương Thị Nông là những người thừa hành (chỉ chuyển thư mà không biết ǵ ở bên trong).

    3- Tôi biết rơ Luật H́nh sự số 74. Điều tương đương trước Luật H́nh sự 1986 th́ tôi không biết. Tôi cũng biết rơ Hiến pháp 1980 nước CHXHCNVN số 71 và những số 67, 69, 70 nói về các quyền của người công dân.

    4- Tôi cũng biết nước CHXHCN Việt Nam là một nước thành viên của Liên Hiệp Quốc, và bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ở điều 19 có nói: “Tout individu a droit à la liberté d’opinion et d’expression; ce qui implique le droit de ne pas être inquiété pour des opinions et celui de chercher, de recevoir et de répandre, sans considération de frontière, les informations et les idées, par quelque moyen d’expression que ce soit”.

    5- Tôi là Tổng Giám mục của Hội thánh Công giáo, một tôn giáo được thừa nhận ở Việt Nam, và tôi biết theo các Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước đây và các bản luật hiện hành: “Những liên hệ giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam và Ṭa thánh La Mă là vấn đề nội bộ” (Sắc lệnh số 234, ngày 14-06-1955, điều 13).

    Là một người con của Hội thánh Công giáo, tôi có quyền gởi cho Mẹ Hội thánh tôi những tin tức của tôi, của các anh em tôi gần xa.

    Là Giám mục, tôi c̣n có nhiệm vụ phải cho Đức Thánh Cha của tôi biết về t́nh h́nh tôn giáo nơi Giáo phận tôi và trong Giáo tỉnh tôi phụ trách.

    6- Tôi cũng biết: không có một luật nào cấm tôi viết thư từ và nhờ một ít người tôi muốn, cầm thư, chuyển thư; và những người đó không cần biết nội dung thư từ đó.

    Và tôi xin kết luận:

    Tôi xử dụng quyền làm người của tôi khi tôi viết thư, đưa bản tin.

    Tôi thi hành nhiệm vụ tôn giáo Giám mục của tôi khi tôi gửi thăm Đức Giáo Hoàng và trao cho Ngài một số tin tôn giáo trong phạm vi trách nhiệm của tôi.

    Nếu việc đưa tin này đem đến hậu quả bị quy-trách-pháp-lư do Chính quyền, do Ṭa án Nhân dân nước CHXHCN Việt Nam của tôi, th́ tôi xin được coi đây là một bắt bớ tôn giáo, một vi phạm nhân quyền, và tôi rất lấy làm vinh dự nhận lănh tất cả các biện pháp xử lư v́ tôn giáo, v́ nhân quyền.

    Trân trọng kính chào Ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân B́nh Trị Thiên, Ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân B́nh Trị Thiên.

                                                                                     Huế, ngày 03 tháng 07 năm 1986

 

Bản sao kính gởi                                                         + Ph. Nguyễn Kim Điền

- Ông Chủ tịch UBMTTQVN BTT                                        Tổng Giám mục Huế

- Ṭa thánh Vatican

- Đức Hồng y Chủ tịch HĐGMVN

- Các Đức Giám mục Việt Nam

- Các Linh mục Giáo phận Huế

- Các Ḍng tu Giáo phận Huế

“để kính tường”

 

 

19- Di chúc gởi Tổng giáo phận Huế ngày 08-11-1985

 

   Giáo Hội Công Giáo

Ṭa Tổng Giám Mục Huế

            Việt Nam

DI CHÚC

 

Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần !

    Tôi cám đội ơn Chúa đă thương chọn tôi làm con Chúa, linh mục và giám mục trong Hội Thánh của Ngài, mặc dù tôi rất bất xứng.

    Tôi không muốn có ước muốn riêng nào về sự chết và cuộc tẩm liệm hay chôn cất xác tôi. Sao cũng được, tùy Thánh Ư Chúa và sự liệu định của anh em Linh mục Giáo phận, v́ tôi chẳng đáng chi cả.

    Tôi không có ǵ để nhắc nhủ các Linh mục Huế cách đặc biệt, trừ ra xin phép được khuyên các ngài hăy can đảm tỏ ra trung thành với Hội Thánh trong mọi hoàn cảnh, sống đoàn kết trong Linh mục đoàn và sống trọn vẹn bổn phận Chủ chăn nhân hiền.

    Tôi cám ơn Linh mục trong giáo phận đă nhẫn nại chịu đựng tôi và tận tâm cộng tác với tôi. Những ai mà tôi vô t́nh hay v́ bổn phận đă làm mất ḷng th́ xin tha lỗi cho tôi. Phần tôi, tôi không buồn phiền một ai cả. Xin mọi người cầu nguyện cho tôi.

    Về tiền bạc, tôi không mắc nợ ai. Nếu như ai có thấy đang thiếu tôi vật ǵ, th́ tôi vui ḷng tha cho hết.

    Các vật dụng, sách vở và tiền mặt tôi đang có, th́ tôi trối lại hết cho ṭa TGM Huế.

    Một lần nữa, tôi cám đội ơn Chúa và xin tạm biệt mọi người, hẹn nhau trên Nhà Cha.

    Huế, ngày 08 tháng mười một 1985

    (kư tên và đóng dấu)

    +Philiphê Nguyễn kim Điền

 

 

 

 

20- Thư gởi ông Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư ĐCSVN

ngày 25-3-1988 

   

HỘI THÁNH CÔNG GIÁO                    Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ṭa Tổng Giám mục Huế                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

        Archevêché Hué

 

    Kính gửi:

- Cụ Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh

    Đồng kính gửi:

- Cụ Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,

- Ban Tôn giáo của Chính phủ.

 

Trích yếu: V/v xin đi viếng mộ các Thánh Tông đồ và thăm Đức Giáo chủ tại Vatican.

Xin được hưởng trọn quyền công dân Việt Nam

 

    Kính thưa Cụ Tổng bí thư,

    1- Tôi tên là Nguyễn Kim Điền, 67 tuổi, Tổng giám mục Huế. Khi thụ phong giám mục năm 1961, theo lễ nghi tôn giáo, tôi đă phải thề hứa cứ mỗi 5 năm đi kính viếng mộ các Thánh Tông đồ và tường tŕnh sinh hoạt tôn giáo thuộc trách nhiệm của tôi cho Đức Giáo chủ tại Vatican.

    Năm 1985, v́ vướng mắc một số việc về tôn giáo với chính quyền, nên tôi không được đi Vatican.

    Ngày 15-08-1987, tôi có đệ đơn (số 12/87 TTGMH) xin việc này với cụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 11-09-1987, tôi nhận được điện tín của ban Tôn giáo Chính phủ thừa lệnh cụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trả lời: “Việc cụ xin đi Vatican lúc này chưa thuận tiện”.

    Hôm nay, tôi hy vọng đă là lúc thuận tiện, nhất là sau ngày 26-02-1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định cho phép một số diện công dân xuất cảnh có thời hạn để giải quyết việc riêng.

    Vậy tôi kính xin cụ Tổng bí thư vui ḷng cứu xét cho tôi được đến Vatican từ ngày 01-08-1988 để làm tṛn bổn phận tôn giáo mà tôi đă thề hứa khi thụ phong giám mục.

    2- Dịp này, xin phép cho tôi nhiệt liệt hoan nghênh và biết ơn chính sách đổi mới của cụ Tổng bí thư, nhất là đă cho về tất cả các linh mục tuyên úy Công giáo trước Tết Mậu Th́n. Đây là sự kiện đă làm thỏa ḷng đồng bào Công giáo Việt Nam.

    C̣n riêng tôi là Tổng giám mục Giáo tỉnh miền Trung và Giáo phận Huế, có trách nhiệm thăm viếng các Giám mục thuộc Giáo tỉnh và cách riêng có trách nhiệm mục vụ từ Lăng Cô đến Đồng Hới. Thế mà, từ năm 1984, sau khi bị thẩm vấn 120 ngày, tôi không c̣n được đi họp Hội đồng Giám mục tại Hà Nội, và cũng không được ra khỏi chu vi thành phố Huế để ban phép Thêm sức và thăm viếng các Giáo xứ là công tác căn bản của một giám mục.

    Tất cả các vướng mắc trước th́ đă được dứt điểm từ tháng 5 năm 1987, nên tôi nghĩ là tôi được hưởng trọn quyền công dân như một công dân b́nh thường. Tuy nhiên, trong thực tế, tôi vẫn c̣n chưa được phép ra khỏi thành phố Huế để làm bổn phận giám mục của ḿnh, do đó rất khó cho tôi động viên đồng bào Công giáo thuộc quyền để họ tin là mọi công dân đều b́nh đẳng trong việc tự do đi lại và trong việc tự do hành đạo.

    Năm 1967, khi tham dự cuộc họp quốc tế Caritas Internationalis tại Roma, một nhà báo người Ư hỏi tôi: “Ông nghĩ thế nào về đảng Cộng sản Việt Nam?” Tôi trả lời: “Là giám mục Công giáo, tôi không thể theo chủ nghĩa Cộng sản. Nhưng người Cộng sản Việt Nam là anh em của tôi”. Hôm sau, báo đăng lời đó với hàng tít to.

    Năm 1980, cụ Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ tại Hà Nội nói với tôi: “Ông Tổng giám mục tuyên bố câu đó hồi năm 1967 th́ chỉ có hại cho ông thôi, v́ lúc đó C.I.A. thống trị tại phía Nam và chính phủ nào ở đó cũng là chính phủ chống Cộng”. Tôi không biết anh nhà báo phỏng vấn tôi năm đó hiện nay c̣n sống hay chết và ở đâu? Anh sẽ nghĩ thế nào, nếu anh biết được hoàn cảnh hiện tại của tôi? C̣n lập trường của tôi từ năm 1967 đến nay vẫn trước sau như một.

    Phần tôi, tôi tin tưởng ở chính sách đổi mới của cụ Tổng bí thư và ước mong trường hợp nhỏ bé của tôi sẽ được kể vào “những việc cần làm ngay”.

    Tôi trân trọng cám ơn và kính chào cụ Tổng bí thư.

    Huế ngày 25 tháng 3 năm 1988

    +Philipphê Nguyễn Kim Điền

    Tổng Giám mục Huế

    Bản sao kính gửi:

- Ủy ban Nhân dân tỉnh B́nh Trị Thiên

- Ủy ban MTTQVN tỉnh B́nh Trị Thiên.

 

 

Suite

 

 ******


 

1] Không rơ con số chính xác là bao nhiêu ? Theo tập san Informations catholiques internationales, số 158 ra ngày 15.12.1961, và được trích dẫn lại trong Etudes Viêtnamiennes, số 53, năm 1978, trang 84 : số người tản cư vào Nam là 860.026 người ; 80%  (676.384) là người công giáo, tức một nửa dân công giáo miền Bắc. Cùng đi với họ, có 5 giám mục, 700 linh mục (2/3 số linh mục miền Bắc), hầu hết các tu sĩ nam và một phần lớn các tu sĩ nữ.

[2] Xem bài của nhà văn Trần Phong Vũ trong tập sách này.

[3] Trước khi làm giám mục năm 1960, lm Nguyễn Kim Điền đă gia nhập tu hội Tiểu đệ Charles de Foucault. Sau hai năm thực tập bên Sahara, ngài đă trở về Việt Nam sống ơn gọi ‘anh em hèn mọn của Phúc Âm’ giữa lớp người lao động, bằng ‘nghề’ đạp xích lô.

[4] Mỗi lần phát biểu về, Đc Điền ghi lại. Ngài viết :“Có thể khi phat biểu ứng khẩu câu văn và nhiều từ không được ‘nguyên văn’ như trong bài ghi lại. Nhưng tôi cam đoan về ư và thứ tự các ư nghĩ th́ trung thực”. Đức cha quá biết, mỗi lời phát biểu có thể bị người ta cố ư xuyên tạc.

[5] Về nội dung sự kiện, đây là chứng từ của HT Thích Quảng Độ : “T́nh h́nh mỗi ngày một căng thẳng và ngày 3.3.1977 đă đến điểm cao nhất khi cộng sản đến chiếm dụng cô nhi viên Quách Thị Trang ở đường Trần Quốc Toản (phía sau Việt Nam Quốc Tự mà trước đó họ đă chiếm rồi và bây giờ một rạp chiếu bóng rất lớn đă được xây lên tại đó), giật tấm bảng mang danh hiệu GHPGVNTN và liệng xuống lề đường. Ngay 11 giờ hôm ấy, nhân danh Tổng thư kư Viện Hoá Đạo, tôi đă kư một thông tư kêu gọi tăng ni sẵn sàng hy sinh  để bảo vệ đạo pháp và danh dự Giáo hội. Đến ngày 6.4.1977, TT Huyền Quang và tôi cùng một số vị khác bị bắt vào nhà tù Phan Đang Lưu ở Bà Chiểu Gia Định. Ít lâu sau, tôi được biết cố thương toạ Thích Thiện Minh cũng bị bắt và đă chết một cách bí ẩn tại sở Công an Sài G̣n ở đường Trần Hưng Đạo” (Phật giáo Thống nhất/Thống nhất Phật giáo. Nxb Tin, Paris 1994, tr. 26)

[6] “Một mối hận thù, một mối đau thương” – Hoa Địa Ngục – Thơ Nguyễn Chí Thiện

[7] Từ ngữ của giáo sư Nguyễn Ngọc Lan trong nhật kư và những bài viết của ông.

[8] Câu trả lời này được chính đức TGM Nguyễn Kim Điền ghi lại trong một văn thư gửi tổng bí thư Nguyễn Văn linh ngày 25-3-1988.

[9] Sự phân biệt giữa chủ nghĩa phi nhân cộng sản qua thực tế hành động và những người lầm theo chủ nghĩa này, để có được tâm t́nh bao dung, chấp nhận trong mối tương giao giữa con người và con người, cho đến nay, vẫn c̣n là một vấn nạn gây tranh căi gay gắt giữa tập thể người Việt chống cộng ở hải ngoại, kể cả trong tập thể Công Giáo. Căm ghét và quyết tâm tận diệt chủ nghĩa Mác-xít Lê-nin-nít v́ tính lỗi thời và v́ bản chất tàn độc của nó là điều dễ hiểu. Nhưng có phải v́ thế mà người ta nhẫn tâm săn đuổi, truy sát đến người cộng sản cuối cùng, nhất là khi đương sự đă nhận ra sự lầm đường của ḿnh mà ăn năn hối cải? Trong mối liên hệ giữa người với người, nhất là trong tâm t́nh của Con Cái Chúa, chúng ta nghĩ thế nào về cung cách hành xử như thế?

[10] Nội dung những lời phát biểu này đă được chính đức cha Điền ghi lại thành văn ngày 19-4-1977, mà v́ nhiều nguyên nhân khác nhau, văn bản đă được phổ biến rộng răi trong ngoài giáo phận. Và cũng v́ thế, đă tạo nên những hệ lụy cho ngài trong một thời gian dài sau đó 

[11] Vụ nhà thờ Vinh Sơn bị công an thành phố Sàig̣n bao vây và bắt đi một số giáo sĩ, tín đồ xảy ra ngày 12/13- 02-1976, tức là chưa đầy một năm sau khi bắc quân thâu tóm được miền nam. Nếu tính từ ngày ấy cho đến khi đảng và nhà nước áp dụng biện pháp mạnh với Phật Giáo, cách nhau một năm. Nhưng tâm t́nh và thái độ của đức cha Nguyễn Kim Điền đối với hai biến cố hoàn toàn khác nhau. Theo t́nh lư thông thường, phản ứng của ngài đối với vụ nhà thờ Vinh Sơn, nếu không mạnh hơn vụ chùa Phật giáo th́ ít nhất cũng phải tương đương. Nhưng sự thật khác hẳn. Trong bản tuyên bố ngày 28-02-1976 vị lănh đạo tinh thần TGP Huế không có một lời bệnh đỡ những nạn nhân đồng đạo của ngài tại tổng giáo phận Sàig̣n (Xin coi nguyên bản trong phần phụ lục cuối bài này). Là vị chủ chăn hết ḷng với Giáo Hội, luôn quan tâm tới đời sống tinh thần cũng như vật chất của linh mục, tu sĩ và giáo dân, thái độ trên đây của ngài đối với vụ Vinh Sơn quả là khác thường. Để lư giải cho thái độ này, chúng ta bắt buộc phải nghĩ tới chủ trương ḥa hoăn tối đa trong suốt hai năm đầu của đức cha Điền: phải chăng ngài không muốn v́ một chuyện nhỏ có thể gây tổn hại cho một mục tiêu lớn? (Mục tiêu lớn đó là tạo được sự tin tưởng nơi tân chế độ ngơ hậu tránh những tổn hại cho đất nước cũng như Giáo Hội chỉ v́ những hoài nghi và tự ái). Và phải chăng v́ thế đức cha đă cố gắng nhẫn nhịn để mong có được sự đáp ứng tương xứng của nhà nước? Nếu quả đúng như vậy th́ thái độ cao thượng, v́ ích chung đó càng chứng tỏ thêm thiện chí của ngài.

[12] Trong 30 năm chế độ cộng sản thống trị toàn cơi Việt Nam, tính từ 30-4-1975 đến 30-4-2005, đức cha Nguyễn Kim Điền chỉ góp mặt trong hơn 13 năm. Thời gian tuy ngắn nhưng thái độ, lập trường và hành vi, ngôn ngữ của ngài biểu lộ trong giai đoạn ấy để bảo vệ niềm tin Công Giáo và khát vọng tự do của con người, vẫn c̣n vang động cho đến ngày nay. Và cũng cho đến ngày nay –và có thể c̣n kéo dài qua nhiều thế hệ nữa- những câu hỏi sau đây sẽ c̣n tiếp tục được đặt ra trong lương tâm người tín hữu Công Giáo chúng ta.

- Tại sao quan điểm và thái độ của người cầm đầu TGP Huế lại không được sự chia sẻ của các vị khác trong HĐGMVN, cụ thể là trường hợp đức cha Nguyễn Văn B́nh, TGM Sàig̣n, đến nỗi ngài đă phải chiến đấu cô đơn cho đến khi chết, mà chết một cách âm thầm, mờ ám với nhiều nghi vấn? (Sự cô đơn ở đây không có nghĩa là các giám mục tại các giáo phận khác không gặp khó khăn như Đc Điền. V́ ai cũng biết rằng cũng trong thời gian ấy, các Đc Chi, Đc Mai, Đc Lăng và nhiều vị khác cũng bị công an nhà nước theo dơi, thằng thúc, xỉ nhục, bắt đi ‘làm việc’, thậm chí phải chịu một h́nh thức quản chế gián tiếp ngay tại ṭa giám mục của các ngài. Tâm trạng bức xúc, cô đơn của đức TGM Nguyễn Kim Điền được hiểu là ngài không được sự chia sẻ nơi các đồng nghiệp của ngài trong cung cách phản ứng trước chính sách can thiệp thô bạo của nhà nước vào những vấn đề nội bô Giáo Hội. Thí dụ điển h́nh là trong khi Đc Điền quyết liệt không cho các linh mục dưới quyền ngài tham gia UBĐKCGYN, nhất là ứng cử vào các hội đồng tỉnh, thị… th́ hầu hết những nơi khác, kể cả TGP Sàig̣n, gần như đă không làm như vậy. Trong khi Đc Điền, mỗi khi có dịp, ngài đă công khai lên tiếng tố cáo chủ trương đàn áp tôn giáo, chà đạp nhân quyền của nhà nước th́ đường như tại các giáo phận khác các vị chủ chăn chỉ biết im lặng với thái độ cầu an. Đấy là chưa nói tới những lời tuyên bố ‘tốt đời đẹp đạo’ của một vài vị khác).

- V́ sao có hiện tượng mặc nhiên chia xé đau ḷng như thế giữa hàng giáo phẩm CGVN trong khi giáo lư của Đấng khai sinh kỷ nguyên Tân Ước chỉ có một?

Lư giải được những tiềm ẩn trong câu hỏi thứ hai, đương nhiên chúng ta sẽ có được câu trả lới đầy đủ cho thắc mắc thứ nhất.

Căn cốt của đạo Chúa Giêsu là t́nh Yêu Thương và đức Khiêm Hạ. V́ yêu thương thế gian, Chúa đă chấp nhận đóng đinh đến chết trên thập giá. V́ hiền lành, khiêm nhường thật trong ḷng, Con Một Chúa Trời đă cúi ḿnh rửa chân cho các môn đệ, và nhất là bằng ḷng để cho kẻ dữ phỉ nhổ, lăng mạ và đánh đ̣n tàn nhẫn trong đêm bị trao nộp. Trong Phúc Âm, hơn một lần Chúa Giêsu đă nói tới ḷng bác ái, gương thứ tha và thái độ nhẫn nhịn trước bạo lực. “Nếu có kẻ lột áo ngoài của anh em th́ anh em hăy cho luôn nó áo trong của ḿnh”, “Kẻ nào tát má phải anh em th́ anh em hăy ch́a má trái cho nó tát”, “Bác ái Công Giáo đ̣i buộc anh em phải yêu thương cả kẻ thù”,“Thày không nói tha thứ bảy lần, mà là 70 lần bảy”…

Lời Chúa trên đây là biểu tượng tuyệt cùng của t́nh bác ái Kitô giáo. Đấy là chuẩn mức, là khuôn vàng thước ngọc để lượng giá sự trung thành của kẻ đă chọn bước theo chân Đấng cứu thế. Nhưng trong mối tương quan giữa con người trong một xă hội hợp quần vượt trên quyền lợi cá nhân, nếu ứng dụng một cách tiêu cực, th́ những lời ấy trong một số trường hợp lại trở thành những thứ khiên mộc, những nơi trú ẩn an toàn cho những con chiên ghẻ náu ḿnh để biện minh cho thái độ hèn nhát, vô trách nhiệm của họ.

Đắm sâu vào bên trong và đàng sau những Lời răn dạy của Chúa Giêsu, những vấn nạn sau đây không thể không đặt ra cho con cái của Người: trường hợp bị lột áo ngoài chỉ xảy ra với riêng cá nhân ‘tôi’, v́ t́nh bác ái, v́ đức khiêm nhu, tôi sẽ không chống trả, và nếu cần, c̣n nhường luôn cả áo trong cho đối phương. Nhưng khi không phải ‘tôi’ mà là những anh em của tôi bị lột áo, th́ tôi là kẻ chứng kiến, sẽ phải hành xử ra sao? Cũng tương tự như thế, trường hợp người bị tát, không phải ‘tôi’ mà là những đồng bào, đồng đạo, thậm chí cả Giáo Hội của tôi, không lẽ tôi có thể nhẫn tâm đứng nh́n với con mắt của kẻ bàng quan? Cùng một suy tư như thế, thái độ bao dung của người tín hữu Chúa Kitô buộc tôi phải yêu thương, tha thứ không phải năm bảy lần mà yêu thương, tha thứ măi măi kẻ đă gây thương tổn cho cá nhân tôi. Nhưng khi những thiệt hại, đau đớn, mất mát xảy đến cho đám đông, cho tập thể, cho đất nước, cho Giáo Hội th́ hẳn rằng, cũng với tinh thần bác ái Công Giáo, tôi sẽ phải hành xử cách khác.

Khơi dẫn từ những suy tư kể trên, chúng ta sẽ thâm hiểu được cảnh ngộ và tâm huống cô đơn của đức cha Điền trong suốt 13 năm phải một ḿnh chống chọi với đảng và nhà nước CSVN.

[13] Lời phát biểu này cũng được chính đức cha chép lại thành văn ngày 24-4-1977.

[14] Xin coi phần II đề cập nội dung Tờ Tŕnh III của ông Nguyễn Văn Chất.

[15] Xin lưu ư: trong tất cả những văn thư gửi nhà nước CS, kể cả MTTQ, đức cha Điền không bao giờ thông qua UBLLTQ/NNCGVN/YTQ/YHB cũng như UBĐKCGYNVN về sau. Điều này cho thấy quan điểm dứt khoát, chuyên nhất của ngài đối với tổ chức ‘ăn theo’ đảng và nhà nước kể trên.

[16] Trích một đoạn trong thư gửi từ Huế, Việt Nam ngày 29-3-2005 của lm Phan Văn Lợi: “Lúc ấy là vào năm 1977. Tuy chưa được Nhà nước chính thức “cho phép” mở lại, đại chủng viện (ĐCV) Huế vẫn quy tụ được 45 chủng sinh gốc Huế, vốn đă học ở đây từ trước 1975. Tôi (PVL) bấy giờ là lớp thần học 4, tức lớp lớn nhất. Chính quyền CS tỉnh Thừa Thiên muốn dựa vào nghị quyết 297/CP (trước nghị định 26/CP hiện hành) để loại bỏ một số chủng sinh mà lư lịch bị coi là ‘xấu’ khỏi Đại chủng viện. Họ thông báo cho ĐC Điền và ĐC Thể (khi ấy chưa từ chức) ư định này và mời hai vị tới cùng ‘làm việc’. V́ không chấp nhận nguyên tắc “giáo quyền và chính quyền cùng xét duyệt tư cách chủng sinh”, ĐC Điền và ĐC Thể đă công khai tỏ thái độ bằng cách khước từ không đến. Trước thực tế ấy, CS đă đơn phương hành động, ngang nhiên trục xuất 2/5 số chủng sinh (tức 18/45) tháng 5/1978. Số bị trục xuất phần nhiều là lớp lớn (trong đó có tôi, PVL). Khi ấy anh em chúng tôi, tuy bị Nhà nước trục xuất cách tức tưởi, vẫn cảm thấy an tâm và vui ḷng v́ chủ chăn của ḿnh đă can đảm đấu tranh bảo vệ quyền độc lập và quyền tự điều hành của Giáo hội, không đối thoại theo kiểu mặc cả đổi chác chân lư của Giáo hội với những quyền lợi trần thế do cộng sản đề nghị”.

[17] Có người nêu câu hỏI là: nếu phản ứng của đức TGM Huế được sự đồng thuận của tất cả GM các giáo phận và của HĐGMVN để chúng khẩu đồng từ th́ hẳnb rằng kết quả đă khác.

[18] Bản tin Tin Nhà ấn hành ở Pháp từ cuối năm 1990 đến đầu năm 2001.

[19] Ngôn ngữ nhân gian phổ biến tại Sàg̣n và được phản ánh trên tờ Tin Nhà.

[20] Coi phần trích dẫn Tường Tŕnh III của Nguyễn Văn Chất để thấy rơ bản chất phản GH của UBĐKYN.

[21] Xin coi nội dung Thư Chung trong phần phụ lục cuối bài để thấy rơ tâm t́nh yêu mến Hội Thánh và lập trường cương quyết bảo vệ đức tin của đức cha Điền.

[22] Đọc phần II để thấy rơ vấn đề qua những nhận định của Nguyễn Văn Chất.

[23] Trường hợp đức cha Nguyễn Như Thể từ chức phụ tá cho đức TGM Nguyễn Kim Điền lúc bấy giờ là một điển h́nh.

[24] “Đă có những giám mục chịu chết v́ bênh vực quyền lợi của Hội Thánh, nhưng ngày nay có giám mục nào dám chịu chết để bênh vực quyền lợi của con người không?” 

[25] Đọc nội dung Di Chúc trong phần phụ lục cuối bài.

[26] Từ ‘làm việc’ là ngôn ngữ của công an nhà nước thường dùng để chỉ những cuộc thẩm vấn dành cho những ai bị t́nh nghi dính líu vào những việc phi pháp theo quan điểm nhà nước.

[27] Từ Ban Tôn Giáo trong guồng máy Nhà Nước tới tổ chức tay sai UBLLTQ/NGCGVN/YTQ/YHB trước 75 và UBĐK/CGYNVN sau 75, nhằm khống chế GHCGVN, đều rập khuôn từ những tổ chức tương tự tại Liên Sô, Ba Lan và các chư hầu cộng sản ở Đông Au